4. Thực hiện bài tập 4.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết xác định được những dữ liệu nào cần lưu trữ và bước đầu thiết kế cơ sở dữ liệu.
b. Nội dung:
- Cơ sở dữ liệu nêu trên cần những bảng nào? Mỗi bảng cần những cột nào?
c. Phương pháp:
- Phối hợp sử dụng phương pháp đàm thoại; phương pháp dạy học với Lí thuyết kiến tạo; kĩ thuật "tia chớp"; kĩ thuật điều phối để thực hiện hoạt động này.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 66388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tin học 12 - Bài tập và thực hành 1: Tìm hiểu hệ cơ sở dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 1
TÌM HIỂU HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết xác định những việc cần làm trong hoạt động quản lí một công việc đơn giản.
- Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một cơ sở dữ liệu đơn giản.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được một số thao tác trong bước khảo sát và thiết kế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Hình ảnh về các bảng:
+ Bảng tacgia
matg
Hoten
ngsinh
ngmat
tieusu
+ Bảng sach
masach
tensach
loaisach
nxb
namxb
giatien
matg
noidung
+ Bảng Hocsinh
mathe
hoten
ngsinh
gioitinh
lop
ngaycap
diachi
+ Bảng phieumuon
mathe
sophieu
ngaymuon
ngaycantra
masach
slsachmuon
+ Bảng trasach
sophieu
ngaytra
sobienbanghisuco
+ Bảng hoadon
sohoadon
masach
soluongthanhli
+ Bảng thanhli
so_bbtl
masach
soluongthanhli
+ Bảng denbu
so_bbdb
masach
sldenbu
tiendenbu
- Nội quy thư viện, một số mẫu thẻ thư viện, mẫu phiếu mượn-trả sách, mẫu sổ quản lý sách của thư viện trường trung học phổ thông.
- Học sinh chuẩn bị nội dung của các bài thực hành, các phương án trả lời các câu hỏi và trao đổi nội dung công việc đã được giao.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Thực hiện bài tập 1.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết các nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn/trả sách, sổ quản lý sách của thư viện trường trung học phổ thông.
- Giúp học sinh biết các yêu cầu trong công tác quản lý thư viện.
b. Nội dung:
- Tìm hiểu nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn-trả sách, sổ quản lý sách của thư viện trường trung học phổ thông.
c. Phương pháp:
- Phối hợp sử dụng phương pháp dạy học với Lí thuyết kiến tạo; kĩ thuật điều phối để thực hiện hoạt động này.
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày nội quy thư viện trước lớp.
- Yêu cầu đại diện nhóm 2 trình bày mẫu thẻ thư viện.
- Yêu cầu đại diện nhóm 3 trình bày phiếu mượn/trả sách.
- Yêu cầu đại diện nhóm 4 trình bày sổ quản lý sách.
- Giới thiệu các điều kiện: thời hạn mượn sách, số lượng sách được mượn mỗi lần,...
(Các hoạt động khác như lập kế hoạch dự trù kinh phí mua sách, các hoạt động đọc sách theo chuyên đề... không cần đề cập tới)
- Đại diện của từng nhóm lên bảng trình bày. Thành viên của mỗi nhóm có thể bổ sung, góp ý.
- Mẫu thẻ: mã thẻ, họ và tên học sinh, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, lớp, địa chỉ.
- Phiếu mượn/trả sách: số phiếu, ngày mượn, ngày trả, họ và tên, ngày sinh, giới tính, lớp,
- Sổ quản lí sách: mã sách, tên sách, số lượng.
- Học sinh biết các ràng buộc trong cơ sở dữ liệu.
2. Thực hiện bài tập 2.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết các hoạt động chính của thư viện.
- Học sinh biết xác định các chức năng cần có của hệ thống quản lí thư viện: Mua và nhập sách vào thư viện, Thanh lí sách, Cho mượn sách, Nhận trả sách, Kiểm kê sách...
b. Nội dung:
- Kể tên các hoạt động chính của thư viện.
c. Phương pháp:
- Phối hợp sử dụng phương pháp dạy học với Lí thuyết kiến tạo; kĩ thuật "tia chớp"; kĩ thuật điều phối để thực hiện hoạt động này.
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu học sinh liệt kê tất cả các đối tượng có liên quan đến cơ sở dữ liêu thư viện.
- Chia lớp làm 3 nhóm đại diện cho ba đối tượng chính liên quan đến cơ sở dữ liệu để thảo luận.
- Yêu cầu từng nhóm liệt kê các hoạt động chính của nhóm mình và giải thích ý nghĩa của mỗi hoạt động đó.
- Chuẩn hóa lại kiến thức cho mỗi nhóm.
- Nhận xét, khuyến khích ý thức tích cực sáng tạo của một số thành viên trong nhóm.
- Người đọc sách, người thủ thư, người quản lí
+ Nhóm thủ thư: cho mượn sách, kiểm kê sách.
+ Nhóm người quản lí: mua sách, nhập sách, thanh lí sách.
+ Nhóm người đọc sách: mượn sách, trả sách.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo dõi nhận xét của giáo viên để rút ra kiến thức cần thiết.
3. Thực hiện bài tập 3.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết các đối tượng cần quản lý trong thư viện, từ đó biết cách xác định dữ liệu cần lưu trữ khi xây dựng cơ sở dữ liệu của thư viện.
b. Nội dung:
- Liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng cơ sở dữ liệu quản lí sách và mượn/trả sách.
+ Người đọc: họ và tên, ngày sinh, giới tính, lớp, địa chỉ, số thẻ mượn, ngày cấp thẻ, ghi chú.
+ Sách: mã sách, tên sách, loại sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, giá tiền, mã tác giả, tóm tắt nội dung sách.
+ Tác giả: mã tác giả, họ và tên tác giả, ngày sinh.
c. Phương pháp:
- Phối hợp sử dụng phương pháp dạy học với Lí thuyết kiến tạo; kĩ thuật "tia chớp"; kĩ thuật điều phối để thực hiện hoạt động này.
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu học sinh liệt kê các đối tượng cần quản lí trong thư viện.
- Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận, mỗi nhóm đại diện cho một loại đối tượng.
+ Yêu cầu nhóm 1 liệt kê thông tin về người đọc.
+ Yêu cầu nhóm 2 liệt kê thông tin về sách.
+ Yêu cầu nhóm 3 liệt kê thông tin về tác giả.
- Yêu cầu học sinh đại diện nhóm trình bày trước lớp và yêu cầu học sinh nhóm khác nhận xét đánh giá.
- Chuẩn hóa lại kiến thức cho mỗi nhóm, nhận xét. Chọn 3 học sinh tích cực nhất, có nhiều câu trả lời, góp ý tốt nhất để cho điểm nhằm khuyến khích những học sinh khác trong giờ sau.
- Người đọc, tác giả, sách…
- Thảo luận để trả lời.
+ Người đọc: Họ tên, ngày sinh, số thẻ mượn, ngày mượn, tên sách.
+ Sách: Tác giả, mã sách, tên sách.
+ Tác giả: mã tác giả, họ và tên tác giả.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo dõi nhận xét của giáo viên để rút ra kiến thức cần thiết.
4. Thực hiện bài tập 4.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết xác định được những dữ liệu nào cần lưu trữ và bước đầu thiết kế cơ sở dữ liệu.
b. Nội dung:
- Cơ sở dữ liệu nêu trên cần những bảng nào? Mỗi bảng cần những cột nào?
c. Phương pháp:
- Phối hợp sử dụng phương pháp đàm thoại; phương pháp dạy học với Lí thuyết kiến tạo; kĩ thuật "tia chớp"; kĩ thuật điều phối để thực hiện hoạt động này.
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Nêu câu hỏi gợi ý: Theo em cơ sở dữ liệu nêu trên có những bảng nào?
- Trong mỗi bảng đó cần quản lí những thông tin nào? có những cột nào?
- Bổ sung thêm các bảng mà giáo viên đã chuẩn bị để bổ sung thiếu sót cho học sinh.
- Khi cấp một thẻ mượn cho một người đọc mới thì cần cập nhật bảng nào?
- Khi một người đọc mượn sách cần cập nhật bảng nào?
- Trong bảng phieumuon, thông tin ngày cần trả phải chịu ràng buộc nào?
- Khi một người đọc trả sách thì cần cập nhật những bảng nào?
- Khi có hóa đơn nhập sách mới thì cần cập nhật những bảng nào?
- Gọi học sinh bổ sung, góp ý. Giáo viên chuẩn hóa những thiếu sót nếu có của học sinh.
- Bảng: Sach, gồm tacgia, masach, tensach.
- Bảng Nguoi_doc, gồm hoten, mathe, ngaysinh, ngaymuon…
- Bảng hocsinh, phieumuon.
- Bảng hocsinh, phieumuon, sach, tacgia.
- Ngày cần trả phải lớn hơn ngày mượn
- Bảng hocsinh, trasash, sach, tacgia.
- Bảng hoadon, sach.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
1. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 16.
Thực hiện:
- Giáo viên: Nêu một ứng dụng cơ sở dữ liệu của một tổ chức trên địa bàn mà em biết?
- Học sinh: Cở sở dữ liệu bán vé tàu hỏa của nhà ga.
- Giáo viên: Trong cơ sở dữ liệu đó có những thông tin gì:
- Học sinh: Tên đoàn tàu, giờ xuất phát, giờ đền ga, giờ đi, giờ đến đích, số ghế còn trống...
- Giáo viên: Cơ sở dữ liệu đó phục vụ cho những đối tượng nào?
- Học sinh: Người bán vé, hành khách...
- Giáo viên: Hãy kể tên thêm một số ứng dụng cơ sở dữ liệu của một số tổ chức khác:
- Học sinh: Cơ sở dữ liệu quản lý thời khóa biểu, quản lý thiết bị dạy học...
Kết quả:
- Học sinh biết được một số ứng dụng cơ sở dữ liệu; các thông tin cơ bản và các đối tượng sử dụng trong mỗi cơ sở dữ liệu đó.
2. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 16.
Thực hiện:
- Giáo viên: Hãy phân biệt cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Học sinh:
+ Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ trên thiết bị nhớ của máy tính.
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu.
- Giáo viên: Hãy lấy một ví dụ cụ thể về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu.
- Học sinh:
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro.
+ Cơ sở dữ liệu quản lý điểm học sinh bằng hệ quản trị Foxpro.
- Giáo viên:
+ Trình chiếu và giới thiệu qua về Foxpro.
+ Giới thiệu một cơ sở dữ liệu cụ thể: quản lý điểm, quản lý thiết bị dạy học...
Kết quả:
- Học sinh: biết được cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hai phần của một hệ cơ sở dữ liệu.
- Học sinh: tránh được việc hiểu nhầm hệ quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm cả cơ sở dữ liệu (do trực quan hình vẽ 3, sách giáo khoa, trang 9)
3. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 16.
Thực hiện :
- Giáo viên: Hãy nêu các yêu cầu cơ bản đối với một hệ cơ sở dữ liệu :
- Học sinh: Hệ cơ sở dữ liệu phải có tính cấu trúc, tính nhất quán, tính bảo mật, tính toàn vẹn, tính độc lập dữ liệu, tính không dư thừa.
- Giáo viên: Hãy nêu ví dụ minh họa cho một số yêu cầu cơ bản đối với hệ cơ sở dữ liệu.
- Học sinh:
+ Cơ sở dữ liệu phải có tính bảo mật: trong hệ thống ngân hàng, không thể cho phép bất cứ ai cũng được truy cập sửa tài khoản của khách hàng.
+ Cơ sở dữ liệu phải có tính nhất quán: nếu tại một thời điểm, có hai khách hàng cùng đặt mua một vé tàu duy nhất còn lại ở hai địa điểm bán vé khác nhau. Hệ thống phải có cơ chế không để xảy ra tình huống đó.
Kết quả:
- Học sinh biết được các yêu cầu cơ bản đối với hệ cơ sở dữ liệu. Chọn được các ví dụ minh họa ngoài sách giáo khoa.
4. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 20.
Thực hiện:
- Giáo viên: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để định nghĩa kiểu dữ liệu mảng một chiều ta thực hiện như thế nào?
- Học sinh: Type tên kiểu mảng = array[kiểu chỉ số] 0f kiểu phần tử;
- Giáo viên: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ cơ sở dữ liệu cho phép ta làm những gì?
- Học sinh: + Khai báo cấu trúc bảng và kiểu dữ liệu của các trường.
+ Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu.
Kết quả:
- Học sinh biết khả năng của ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu
5. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 20.
Thực hiện:
- Giáo viên: Hãy nêu các loại thao tác dữ liệu và chọn ví dụ minh họa.
- Học sinh: Có hai loại
+ Thao tác với cấu trúc dữ liệu (do ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu đảm nhận). Ví dụ: Tạo bảng, sửa đổi cấu trúc bảng.
+ Thao tác với nội dung dữ liệu (do ngôn ngữ thao tác dữ liệu đảm nhận). Ví dụ: Thêm bản ghi, sửa nội dung bản ghi.
Kết quả:
- Học sinh biết được có hai loại thao tác dữ liệu và chọn được ví dụ cụ thể.
6. Câu hỏi 3, sách giáo khoa, trang 20.
Thực hiện:
- Giáo viên: Vì sao hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến cơ sở dữ liệu? Hãy lấy ví dụ để minh họa.
- Học sinh:
+ Phải kiểm soát được các truy cập để đảm bảo an ninh của hệ thống.
+ Phải điều khiển được việc truy cập để đảm bảo tính nhất quán khi có thao tác cập nhật.
+ Ví dụ: Cơ sở dữ liệu của máy rút tiền tự động phải có khả năng kiểm soát để đảm bảo tiền không bị rút trái phép.
Kết quả:
- Học sinh biết các khả năng của công cụ kiểm soát điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu. Đồng thời có thái độ đúng đắn khi sử dụng các tài nguyên dùng chung.
7. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 20.
Thực hiện :
- Giáo viên: Em hãy nhắc lại ba vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu.
- Học sinh: Người dùng, người lập trình ứng dụng, người quản trị cơ sở dữ liệu.
- Giáo viên: Khi làm việc với các hệ cơ sở dữ liệu, em muốn giữ vai trò gì? Vì sao?
- Học sinh: Muốn giữ vai trò người quản trị cơ sở dữ liệu. Vì muốn có toàn quyền đối với cơ sở dữ liệu.
- Giáo viên: Chọn ba học sinh có ý thích giữ ba vai trò khác nhau và yêu cầu các học sinh đó giải thích lý do cho sự lựa chọn của mình. Giáo viên không phên phán bất kì một sự lựa chọn nào.
Kết quả :
- Học sinh hiểu được ba vai trò khác nhau của con người đối với một hệ cơ sở dữ liệu. Có ý tưởng, thái độ đúng đắn trong học tập để đạt được ước mơ khi chọn một vai trò.
8. Câu hỏi 5, sách giáo khoa, trang 20.
Thực hiện:
- Giáo viên: Trong các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, theo em chức năng nào là quan trọng nhất?. Chia lớp làm ba nhóm theo ba sự lựa chọn của học sinh. Tổ chức để học sinh thảo luận.
- Học sinh: Thảo luận theo ba nhóm đã được giáo viên phân công
- Giáo viên: Gọi học sinh tiêu biểu của từng nhóm giải thích cho sự lựa chọn của nhóm mình.
- Giáo viên chốt lại: Thực ra, mỗi chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu có một vai trò quan trọng khác nhau. Giáo viên chưa khẳng định chức năng nào quan trọng nhất để học sinh tiếp tục tranh luận trong giờ ra chơi.
Kết quả:
- Thông qua tranh luận, học sinh hiểu thêm các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án tin học 12, bài tập và thực hành 1, soạn theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.doc