Giáo án Tin học 12 - Chủ đề 3: Làm việc với các đối tượng - §8: Truy vấn dữ liệu

1. Các khái niệm

a) Mẫu hỏi (truy vấn)

Là một loại đối tượng của ACCESS dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng dựa vào liên kết giữa các bảng.

* Các chức năng của mẩu hỏi:

- Sắp xếp các bản ghi;

- Chọn các bản ghi thỏa điều kiện nào đó;

- Chọn các trường để hiển thị;

- Thực hiện tính tóan;

- Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác.

b) Biểu thức bao gồm các toán hạng và phép toán:

- Các phép tóan thường dùng:

+ Phép toán số học: +, -, *, /

+ Phép toán so sánh: <, >, <=, >=, =, <>

+ Phép toán lôgic: AND, OR, NOT.

+ Phép toán ghép chuổi: &

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 12 - Chủ đề 3: Làm việc với các đối tượng - §8: Truy vấn dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 15/10/2018 Tiết: 24 Ngày dạy: 29/10–03/11/2018 CHỦ ĐỀ 3: LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG §8. TRUY VẤN DỮ LIỆU I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết khái niệm và vai trò của mẫu hỏi. Biết các bước chính để tạo ra một truy vấn. 2. Về kĩ năng Viết đúng biểu thức điều kiện đơn giản. Tạo được mẫu hỏi đơn giản. 3. Về thái độ Có thái độ tích cực trong học tập. 4. Năng lực hướng tới Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông qua những bài tập cụ thể trong cuộc sống: II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động. (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học của bài 4, 5, 6, 7 và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung của bài 8. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh vận dụng được kiến thức đã học của bài 4, 5, 6, 7 để cùng giáo viên ôn lại các nội dung trọng tâm và có mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về đối tượng mẫu hỏi (Query) trong Access. Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung (?) Nội dung chính bài 4? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. (?) Nội dung chính bài 5? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét (?) Nội dung chính bài 6? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét (?) Nội dung chính bài 7? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét (?) Treo sơ đồ tư duy của bài 8? - Nhận xét và dẫn dắt vào bài 8. - Gợi nhớ và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Gợi nhớ và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Gợi nhớ và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Gợi nhớ và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Treo sơ đồ tư duy đã chuẩn bị. - Lắng nghe và ghi nhớ. Bài 4. Bảng. Bài 5. Các thao tác cơ bản trên bảng. Bài 6. Biểu mẫu. Bài 7. Liên kết giữa các bảng. 3.2. Hình thành kiến thức 3.2.1. Các khái niệm (1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các khái niệm về mẫu hỏi, biểu thức, hàm. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết được mẫu hỏi là gì và các biểu thức, hàm được sử dụng trong mẫu hỏi. Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung - Chiếu CSDL và trường hợp khi khai thác CSDL liên quan đến nhiều bảng. (?) Mẫu hỏi là gì và được dùng để làm gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Chiếu mẫu hỏi và các chức năng để HS quan sát. Mỗi chức năng cho ví dụ minh họa. - Lưu ý 2 chức năng cuối., - Tóm tắt nội dung phần a) và dẫn dắt vào phần b). (?) Biểu thức bao gồm? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Kể tên các phép toán? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt nội dung. - Giới thiệu thêm phép ghép chuổi. (?) Toán hạng là gì? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Tên trường được đặt trong cặp dấu nào? - Nhận xét, chốt nội dung. - Chiếu ví dụ minh họa. - Giới thiệu các hằng và hàm được dùng trong mẫu hỏi. (?) Biểu thức số học được sử dụng để làm gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Chiếu ví dụ minh họa. - Cho ví dụ 2 và (?) HS làm. - Giới thiệu các trường hợp sử dụng biểu thức logic. (?) Cho biết các hàm được sử dụng trong mẫu hỏi? - Nhận xét, chốt nội dung. - Lưu ý về hàm count. - Quan sát. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi chú. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Tham khảo SGK và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi nhớ. - Quan sát, lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi nhớ. - Quan sát, làm bài. - Quan sát, lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, ghi nhớ. 1. Các khái niệm a) Mẫu hỏi (truy vấn) Là một loại đối tượng của ACCESS dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng dựa vào liên kết giữa các bảng. * Các chức năng của mẩu hỏi: - Sắp xếp các bản ghi; - Chọn các bản ghi thỏa điều kiện nào đó; - Chọn các trường để hiển thị; - Thực hiện tính tóan; - Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác. b) Biểu thức bao gồm các toán hạng và phép toán: - Các phép tóan thường dùng: + Phép toán số học: +, -, *, / + Phép toán so sánh: , =, =, + Phép toán lôgic: AND, OR, NOT. + Phép toán ghép chuổi: & - Toán hạng trong các biểu thức có thể là: + Tên trường (đóng vai trò như là biến) được ghi trong dấu [ ]: Ví dụ: [HODEM], [LUONG] + Các hằng số Ví dụ: 0.1, 12000 + Các hằng văn bản phải được viết trong cặp dấu nháy kép Ví dụ: “Nam”, “Tin học” + Các hàm: SUM ,AVG, MAX , MIN, COUNT, IF ... - Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi. Ví dụ 1: THÀNH TIỀN: [SOLUONG] * [DONGIA] Ví dụ 2: Biểu thức chuổi [HODEM]&” “&[TEN] - Biểu thức logic được sử dụng trong các trường hợp sau: + Thiết lập bộ lọc cho bảng. + Thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi. Ví dụ: [Gtinh] = ”Nam” and [Tin]>=8 c) Các hàm SUM: Tính tổng AVG: Tính giá trị trung bình MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất MAX: Tìm giá trị lớn nhất COUNT: Đếm các ô khác rỗng 3.2.2. Tạo mẫu hỏi (1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu cách tạo mẫu hỏi mới. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết được cách tạo mẫu hỏi mới. Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung (?) Có mấy cách để tạo biểu mẫu? - Nhận xét và (?) Có mấy bước để tạo mẫu hỏi? - Nhận xét và (?) bước đầu là gì? - Nhận xét và chốt nội dung. - Minh họa. (?) Làm gì trong hộp thoại Show table? - Nhận xét, chốt nội dung. - Minh họa. (?) Bước 3? - Nhận xét và chốt nội dung. - Lưu ý chi tiết các phần field, table, sort, total, criteria, or. - Minh họa. (?) Bước 4? - Nhận xét và chốt nội dung. - Minh họa. - Tóm tắt phần 2 và dẫn dắt vào phần 3. - Tham khảo SGK, trả lời. - Lắng nghe và trả lời. - Tham khảo SGK, trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. - Quan sát. - Tham khảo SGK, trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. - Quan sát. - Tham khảo SGK, trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát. - Tham khảo SGK, trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát. - Lắng nghe, ghi nhớ. 2. Tạo biểu mẫu mới Thực hiện các bước sau: - Bước 1: Chọn Queries, nháy đúp vào Create query in Design view; - Bước 2: Nháy đúp vào tên các bảng cần chọn trường trong Show Table; - Bước 3: Chọn trường, sắp xếp, điều kiện, - Bước 4: Nháy nút (Run) để xem kết quả. 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: HS thực hiện được các thao tác tạo mẫu hỏi đơn giản. Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập Biết khái niệm và vai trò của mẫu hỏi. Biết các bước chính để tạo ra một mẫu hỏi. 3.3.2. Hoạt động vận dụng Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung - Chiếu CSDL Quanli_HS và bảng hoc_sinh. - Chiếu, giải thích ví dụ 1. (?) Bước đầu tiên để tạo mẫu hỏi. - Nhận xét, chốt nội dung. - Minh họa. (?) Bước 2? - Nhận xét, chốt nội dung. - Minh họa. - Giới thiệu và thực hiện taho tác chọn trường, đặt điều kiện. (?) Xem kết quả? - Nhận xét, thực hiện thao tác. - Thực hiện thao tác lưu mẫu hỏi. - Tóm tắt nội dung phần 3. - Quan sát. - Quan sát, ghi nhớ. - Gợi nhớ và trả lời. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát. - Gợi nhớ và trả lời. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát. - Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ. - Gợi nhớ, trả lời. - Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ. - Quan sát, ghi nhớ. 3. Ví dụ áp dụng Sử dụng CSDL Quanli_HS, tạo mẫu hỏi: + Ví dụ 1: Cho biết danh sách học sinh có điểm trung bình ở tất cả các môn >=8 - B1: Nháy Queries, kích đúp Create Query in Design View; - B2: Chọn bảng hoc_sinh - B3: Chọn tất cả các trường (nháy * trong bảng hoc_sinh); - B4: Tại dòng Criteria ở các cột toan, li, hoa, van, tin nhập vào >=8 - B5: Nháy () để xem kết quả. - B6: Lưu mẫu hỏi. 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động Xem trước bài tập và thực hành 6. Sử dụng CSDL KINH_DOANH tạo mẫu hỏi tính tổng số lượng bán ra của từng loại mặt hàng. DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN Lê Thị Lịnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 8 Truy van du lieu_12476444.doc
Tài liệu liên quan