Giáo án Tin học 12 - Chủ đề 4: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ - §10: Cơ sở dữ liệu quan hệ (mục 2c)

- Khóa chính:

Trong một bảng có thể có nhiều khóa. Người ta thường chọn một khóa làm khóa chính (Primary key).

* Chú ý:

+ Dữ liệu tại các cột khóa chính không được để trống.

+ Mỗi bảng có ít nhất một khóa.

+ Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 12 - Chủ đề 4: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ - §10: Cơ sở dữ liệu quan hệ (mục 2c), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 01/01/2018 Tiết 41 Ngày dạy: 16 - 21/01/2018 CHỦ ĐỀ 4. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ § 10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Mục 2c) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết khái niệm khoá và liên kết giữa các bảng. 2. Về kĩ năng Xác định các bảng và khoá liên kết giữa các bảng của bài toán quản lí đơn giản. 3. Về thái độ Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Học sinh ngày càng say mê với cơ sở dữ liệu quan hệ, đặc biệt là sau khi đã biết tất cả các thao tác về cơ sở dữ liệu. 4. Năng lực hướng tới Xác định được khóa cho bảng và tạo được liên kết giữa các bảng trong CSDL quan hệ cụ thể. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Có 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ). (1) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ được CSDL quan hệ, hệ quản trị CSDL quan hệ, các thuật ngữ, các đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) CSDL quan hệ là gì? Hệ quản trị CSDL quan hệ là gì? Kể tên 1 số hệ quản trị CSDL quan hệ mà em biết? - Nhận xét, cho điểm HS. (?) Trình bày các đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ? Cho ví dụ minh họa? - Nhận xét, cho điểm HS. - Tóm tắt nội dung mục 2a, b và dẫn dắt vào mục 2c. - Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe. - Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - CSDL quan hệ. - Hệ quản trị CSDL quan hệ. - 1 số hệ quản trị CSDL quan hệ: Microsoft Access, Visual Foxpro, SQL Sever,... - Các đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ. 3.2. Hình thành kiến thức 3.2.1. Cơ sở dữ liệu quan hệ (Mục c. Khóa và liên kết giữa các bảng) (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được về khái niệm khóa và liên kết giữa các bảng. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết được về khái niệm khóa và liên kết giữa các bảng. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung - Chiếu lại CSDL quan hệ QL_MUONSACH. (?) Trong bảng NGƯỜI MƯỢN làm sao để phân biệt những HS mượn sách? - Nhận xét. (?) Trong bảng SÁCH dùng thuộc tính gì để phân biệt các cuốn sách, bảng MƯỢN SÁCH dùng thuộc tính gì để biết số lần mượn sách của HS? - Gọi đại diện các nhóm nhận xét. - Nhận xét bài làm các nhóm và cho điểm. (?) Các thuộc tính: Số thẻ, mã số sách, ngày mượn đóng vai trò gì đối với các bảng? - Nhận xét. (?) Vậy khóa là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Giới thiệu khóa chính. Minh họa cụ thể bằng CSDL quan hệ QL_MUONSACH. (?) Khóa chính có những lưu ý gì? - Nhận xét, chốt nội dung. Minh họa cụ thể. (?) Làm sao để biết ngày 5/9/2007 HS nào mượn sách và mượn cuốn sách tên gì? - Nhận xét. (?) Các bảng liên kết với nhau như thế nào? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Xác định liên kết cho các bảng? - Nhận xét và giới thiệu bảng chính, bảng tham chiếu. - Tóm tắt nội dung phần 2c. - Quan sát. - Nhờ vào thuộc tính Số thẻ. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm, trả lời vào bảng phụ và treo kết quả lên bảng. - Đại diện nhóm nhận xét. - Lắng nghe. - Đóng vai trò là khóa. - Lắng nghe. Tham khảo SGK và trả lời: Khóa là một tập thuộc tính vừa đủ để phân biệt các bộ. - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, quan sát, ghi bài - Tham khảo SGK và trả lời: Mỗi bảng có ít nhất 1 khóa, nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất. - Lắng nghe, quan sát, ghi bài. - Quan sát và trả lời: Phải liên kết các bảng lại với nhau. - Lắng nghe. - Các bảng liên kết với nhau thông qua thuộc tính khóa. - Lắng nghe, ghi bài. - Lên máy xác lập liên kết cho các bảng. - Lắng nghe, quan sát. - Lắng nghe, ghi nhớ. 2. Cơ sở dữ liệu quan hệ c) Khóa và liên kết giữa các bảng. - Khóa là một tập thuộc tính vừa đủ để phân biệt các bộ. - Khóa chính: Trong một bảng có thể có nhiều khóa. Người ta thường chọn một khóa làm khóa chính (Primary key). * Chú ý: + Dữ liệu tại các cột khóa chính không được để trống. + Mỗi bảng có ít nhất một khóa. + Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất. - Liên kết: Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa. . 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được khóa và liên kết giữa các bảng. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập - Nắm khái niệm khoá và liên kết giữa các bảng. 3.3.2. Hoạt động vận dụng Giáo viên Học sinh Nội dung - Chiếu CSDL quan hệ QL_HOCTAP (?) Xác định khóa cho các bảng? (?) Xác lập liên kết cho các bảng? (?) Cho biết bảng nào là bảng chính, bảng nào là bảng tham chiếu? - Gọi đại diện các nhóm nhận xét xen kẽ. - Nhận xét bài làm các nhóm và cho điểm. (?) Thực hiện chọn khóa và tạo liên kết cho các bảng trên máy tính? - Nhận xét. - Quan sát. - Thảo luận nhóm, trả lời vào bảng phụ và treo kết quả lên bảng. - Đại diện nhóm nhận xét. - Lắng nghe. - Thực hiện chọn khóa và liên kết cho các bảng. - Lắng nghe. - Cho CSDL quan hệ QL_HOCTAP gồm 4 bảng: + HOCSINH: MASV, HOTEN, PHAI, NGSINH. + MONHOC: MAMON, TENMON. + LOAIKT: MALOAIKT, HESO, TENLOAIKT. + KETQUA: STT, MASV, MAMON, MALOAIKT, NGAYKT, DIEM. 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà học bài, xem lại ví dụ, dùng Access tạo lập CSDL quan hệ QL_HOCTAP và xem trước nội dung BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10. DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN Lê Thị Lịnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 10 Co so du lieu quan he_12318578.doc
Tài liệu liên quan