2.2. Ví dụ
(1) Mục tiêu
- Hình thành kiến thức xây dựng CSDLQH trong thực tế
(2) Phương thức:
* Chuyển giáo nhiệm vụ
GV: - Hãy cho biết để quản lý sách ở thư viện thì cần quản lý những thông tin gì?
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả
HS: Gọi 1 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
* Đánh giá, nhận xét
GV: Yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét và bổ xung(nếu có)
HS: Nhận xét và bổ xung
GV: Khái quát lại và dẫn dắt vào phần kiến thức mới
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 12 tiết 40 bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40. Bài 10: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết khái niệm mô hình dữ liệu, mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này
- Biết khái niệm CSDL quan hệ, hệ QTCSDLQH, khóa và liên kết giữa các bảng
2. Kỹ năng
- Xây dựng CSDLQH đơn giản
- Thực hiện xác định khóa của bảng trong CSDLQH
- Thực hiện liên kết giữa các bảng trong CSDLQH
3. Thái độ
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học và yêu thích môn học hơn
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận.
Năng lực tự hoc.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
Thiết bị dạy học
Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, bảng, phấn
Tài liệu dạy học
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(1) Mục tiêu:
(2) Phương thức: vấn đáp
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Ở chương II các em đã tìm hiểu về hệ QTCSDL, hãy cho biết các em đã tiến hành những bước nào để xây dựng CSDL ?
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
HS: suy nghĩ là trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả:
- Các bước xây dựng CSDL là:
+ Xây dựng cấu trúc dữ liệu
+ Xây dựng các ràng buộc dữ liệu
+ Các thao tác, phép toán trên dữ liệu
* Đánh giá, nhận xét:
(3) Sản phẩm:
- Nhu cầu tìm hiểu CSDL quan hệ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Mô hình dữ liệu quan hệ
(1) Mục tiêu: Tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.
(2) Phương thức: chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Để xây dựng CSDL QUANLY_KINH_DOANH đã học ở chương II, các nhóm hãy trình bày các bước xây dựng CSDL đó?
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS: : 4 nhóm quan sát, thảo luận và ghi phần trình bày vào bảng phụ
* Báo cáo kết quả
HS: Gọi 1 nhóm học sinh lên trình bày phần trả lời của nhóm
* Đánh giá, nhận xét
GV: Yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét và bổ xung(nếu có)
HS: Nhận xét và bổ xung
GV: Khái quát lại và dẫn dắt vào phần kiến thức mới
(3) Sản phẩm:
Khái niệm: Mô hình dữ liệu quan hệ (mô hình quan hệ): là một tập các khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu; các thao tác và phép toán trên dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL.
Trong mô hình quan hệ:
Về mặt cấu trúc: dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng bao gồm các hàng và các cột thể hiện thông tin về một chủ thể.
Về mặt thao tác trên dữ liệu: có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng.
Về mặt các ràng buộc dữ liệu: dữ liệu trong một bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc, chẳng hạn, không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn.
TIẾT 41
Hoạt động 2: Cơ Sở Dữ Liệu quan hệ
2.Khái niệm
(1) Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm CSDL quan hệ , hệ QTCSDL quan hệ
(2) Phương thức: chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV: - Em hãy nhắc lại khái niệm về CSDL, khái niệm về hệ QTCSDL?
- Cho bảng SÁCH , em hãy trả lời câu hỏi sau:
+ Tên các bản ghi có phải khác nhau không?
+ Nếu có sự thay đổi vị trí các bản ghi với nhau thì có ảnh hưởng tới CSDL hay không?
+ Tên các thuộc tính trong bảng có phải khác nhau không?
+ Nếu có sự thay đổi vị trí các thuộc tính với nhau thì có ảnh hưởng tới CSDL hay không?
-
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS: thảo luận và trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả
HS: Gọi 1 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
* Đánh giá, nhận xét
GV: Yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét và bổ xung(nếu có)
HS: Nhận xét và bổ xung
GV: Khái quát lại và dẫn dắt vào phần kiến thức mới
(3) Sản phẩm
Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ.
Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ.
Một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ có các đặc trưng chính sau:
Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác;
Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng;
Mỗi thuộc tính có một tên để phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan trọng;
Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.
2.2. Ví dụ
(1) Mục tiêu
- Hình thành kiến thức xây dựng CSDLQH trong thực tế
(2) Phương thức:
* Chuyển giáo nhiệm vụ
GV: - Hãy cho biết để quản lý sách ở thư viện thì cần quản lý những thông tin gì?
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả
HS: Gọi 1 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
* Đánh giá, nhận xét
GV: Yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét và bổ xung(nếu có)
HS: Nhận xét và bổ xung
GV: Khái quát lại và dẫn dắt vào phần kiến thức mới
(3) Sản phẩm
Các thông tin cần quản lý trong thư viện gồm:
- Tình hình mượn sách: Số thẻ, mã số sách, ngày mượn, ngày trả tương ứng tạo bảng MƯỢN SÁCH
- Các học sinh có thẻ mượn sách: Số thẻ, họ tên, ngày sinh, lớp tương ứng tạo bảng NGƯỜI MƯỢN
- Sách có trong thư viện: Mã số sách, tên sách, số trang, tác giả tương ứng tạo bảng SÁCH
2.3. Khóa và lien kết giữa các bảng
(1) Mục tiêu
- Xác định khóa của bảng và thực hiện liên kết giữa các bảng trong CSDL
(2) Phương thức: chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận
* Chuyển giáo nhiệm vụ
GV: Trong CSDL quản lí thông tin mượn sách thư viện ở mục a, gồm:
Bảng MƯỢN SÁCH: Số thẻ, mã số sách, ngày mượn, ngày trả
Bảng NGƯỜI MƯỢN: Số thẻ, họ tên, ngày sinh, lớp
Bảng SÁCH: Mã số sách, tên sách, số trang, tác giả
+ Hãy xác định khóa, khóa chính?
+ Những bảng nào trong CSDL thực hiện liên kết bảng được với nhau ?
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS: thảo luận và trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả
GV: Gọi 1 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
* Đánh giá, nhận xét
GV: Yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét và bổ xung(nếu có)
HS: Nhận xét và bổ xung
GV: Khái quát lại và dẫn dắt vào phần kiến thức mới
(3) Sản phẩm
- Khóa:
Khóa của một bảng là một tập thuộc tính gồm một hay một số thuộc tính của bảng có hai tính chất:
+ Không có 2 bộ khác nhau trong bảng có giá trị bằng nhau trên khóa.
+ Không có tập con thực sự nào của tập thuộc tính này có tính chất trên.
- Khoá chính:
Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính.
Khi nhập dữ liệu cho một bảng, giá trị của mọi bộ tại khóa chính không được để trống.
Chú ý :
Mỗi bảng có ít nhất một khóa. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ lôgic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị của các dữ liệu.
- Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất.
- Liên kết:
Thực chất sự liên kết giữa các bảng là dựa trên thuộc tính khóa. Chẳng hạn thuộc tính số thẻ là khóa của bảng người mượn xuất hiện lại ở bảng mượn sách đã tạo nên liên kết giữa 2 bảng này.
Ví dụ:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã thu được từ các hoạt động 1, 2 để luyện tập củng cố kiến thức.
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Mô hình phổ biến xây dựng CSDL quan hệ là:
Â. Mô hình phân cấp
B.Mô hình hướng đối tượng
C. Mô hình dữ liệu quan hệ
D. Mô hình cơ sở quan hệ
Câu 2: Các khái niệm dung để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ ?
Â. Cấu trúc dữ liệu
B. Các ràng buộc dữ liệu
C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu
D. Tất cả câu trên
Câu 3: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng ?
A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ
B. Phần mềm dung để tạo lập, cập nhật và khai tác CSDL quan hệ
C. Phần mềm Microsoft Access
D. Phần mềm để giải các bài toán quan lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ ?
A. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ là không quan trọng
B. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp
C. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là không quan trọng
D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau
Câu 5: Cho bảng dữ liệu sau:
Số thẻ
Mã số sách
Ngày mượn – trả
Ngày mượn
Ngày trả
TV- 02
TO – 012
15 – 01- 2018
25 – 01 - 2018
TV- 04
TN – 103
03 – 02 – 2018
20 – 02 – 2018
TV – 03
TN – 102
01 – 8 – 2018
30 – 08 – 2018
TV- 01
TO – 012
7- 9 – 2018
25 – 9 - 2018
Có các lí giải nào sau đây cho rằng bảng đó không phải là một quan hệ trong hệ CSDLquan hệ?
Â. Tên các thuộc tính bằng chữ Việt
Không có thuộc tính tên người mượn
C. Có một cột thuộc tính là phức hợp
D. Số bản ghi quá ít
Câu 6: Cho bảng dữ liệu sau:
Số thẻ
Mã số sách
Ngày mượn
Ngày trả
TV- 02
TO – 012
15 – 01- 2018
25 – 01 - 2018
TN – 103
01 – 06 – 2018
26 – 06 - 2018
TV- 04
TN – 103
03 – 02 – 2018
20 – 02 – 2018
TV – 03
TN – 102
01 – 8 – 2018
30 – 08 – 2018
TV- 01
TO – 012
7- 9 – 2018
25 – 9 - 2018
Bảng này không là một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ, vì:
Â. Ðộ rộng các cột không bằng nhau
B.Có hai bản ghi có cùng giá trị thuộc tính số thẻ là TV – 02
C. Một thuộc tính có tính đa trị
D. Có bản ghi chưa đủ các giá trị thuộc tính
Câu 7: Khẳng định nào là sai khi nói về khoá?
A. Khoá là tập hợp tất cả các thuộc tính trong bảng để phân biệt được các cá thể
B. Khoá là tập hợp tất cả các thuộc tính vừa đủ để phân biệt được các cá thể
C. Khoá chỉ là một thuộc tính trong bảng được chọn làm khoá
D. Cả A và C.
Câu 8: Danh sách của mỗi phòng thi gồm có các trường : STT, Họ tên học sinh, Số báodanh, phòng thi. Ta chọn khoá chính là :
A. STT B. Số báo danh C. Phòng thi D. Họ tên học sinh
Câu 9: Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào sau đây?
Â. Khóa chính
B. Khóa và khóa chính
C. Khóa chính và trường bắt buộc điền dữ liệu
D. Tất cả các trường của
Câu 10. Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua :
Â. Địa chỉ của các bảng
B.Thuộc tính khóa
C. Tên trường
D. Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết phải là khóa)
3. Dự kiến sản phẩm: Là các đáp án trả lời các câu hỏi nêu trên
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Xây dựng mô hình dữ liệu quan hệ
- Khái niệm CSDLQH, hệ QTCSDLQH,
- Xác định khóa chính của bảng
- Thực hiện liên kết giữa các bảng trong CSDLQH
2. Phương thức: - GV giao bài tập về nhà cho học sinh
- Xây dựng bài toán quản lí (trong gia đình hoặc xã hội) và xác đinh các thông tin cần lưu trữ , khóa chính, liên kết giữa các bảng trong bài toán quản lí đó
3. Gợi ý sản phẩm: bài làm học sinh chuẩn bị ở nhà
Tổ trưởng bộ môn kí duyệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 10 Co so du lieu quan he_12529642.doc