- Sau khi đã thực hiện xong các thao tác tạo bảng, ta có thể khai thác được CSDL chưa?
- Yêu cầu thực hiện trên máy.
- Quan sát giúp đỡ.
- Có thể xem lại các CSDL ở chương II.
* Tìm hiểu các thao tác cập nhật dữ liệu
- Nhắc lại các thao tác cập nhật dữ liệu đã biết ở chương II.
- Chuẩn bị sẵn CSDL ở chương II, trình bày lại các thao tác cập nhật dữ liệu.
- Hệ thống hóa các thao tác cần ghi nhớ.
* Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu một công việc (trong gia đình hay xã hội) có thể dùng máy tính để quản lí.
- Trong bài toán quản lí trên, hãy cho biết đối tượng cần quản lí và thông tin cần lưu trữ.
- Xem nội dung Khai thác CSDL.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 12 tiết 41, 42, 43: Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/01/2018
Tiết chương trình : 41, 42, 43
Thời gian: 45 phút / 1 tiết
Lớp :12a1, 12a7, 12a9
§11: CAÙC THAO TAÙC VÔÙI CÔ SÔÛ DÖÕ LIEÄU QUAN HEÄ
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của tiết học
- Về kiến thức
Học sinh cần:
Biết được các chức năng mà hệ QTCSDL quan hệ phải có và vai trò, ý nghĩa của các chức năng đó trong quá trình tạo lập, cập nhật và khai thác hệ CSDL quan hệ;
- Về kỹ năng
Liên hệ được với các thao tác cụ thể trình bày ở chương II.
- Về tình cảm, tư tưởng
Học sinh hiểu bài và hứng thú hơn trong học tập.
- Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
- Định hướng hình thành năng lực
Höôùng Hs xaây döïng ñöôïc moät moâ hình döõ lieäu ñöôïc duøng ñeå moâ taû döõ lieäu ôû möùc cao.
A. Khởi động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức cũ đã học ở tiết học trước.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, vấn đáp
Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh quan sát lại nội dung đã thực hành trong tiết BTTH 10
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Chọn khóa cho mỗi bảng trong cơ sở dữ liệu trên và giải thích lý do lựa chọn đó
Chỉ ra các mối liên kết cần thiết giữa 3 bảng để có được kết quả thi thông báo cho thí sinh
Dùng hệ quản trị CSDL thực hiện các việc:
+ Tạo CSDL gồm 3 bảng, (mỗi bảng với khóa đã chọn), thiết đặt các mối liên kết cần thiết.
+ Đưa ra kết quả thi để thông báo cho thí sinh.
+ Đưa ra kết quả thi theo trường;
+ Đưa ra kết quả thi của toàn tỉnh theo thứ tự giảm dần của điểm thi
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Học sinh nhớ lại kiến thức đã học về tạo lập CSDL
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh thao tác quá trình để tạo lập CSDL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Cá nhân nhận thức được vấn đề của bài học.
- Nhắc lại các thao tác:
+ Tạo bảng;
+ Chọn khóa chính;
+ Lưu bảng;
+ Tạo liên kết giữa các bảng,
- Chưa phải nhập dữ liệu.
- Thực hiện tạo lập CSDL.
- Ôn lại kiến thức đã học, trả lời.
- Thực hiện lại trên CSDL.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Thảo luận nhóm, trả lời.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
1. Tạo lập CSDL:
Tạo bảng
Đặt tên các trường;
Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường;
Khai báo kích thước của trường.
Chọn khóa chính: Hệ QTCSDL tự động chọn hoặc ta xác định khóa thích hợp trong các khóa của bảng.
Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.
Tạo liên kết giữa các bảng: xác định các đường chung trong các bảng;
Thay đổi cấu trúc bảng: thêm/xóa trường, thay đổi thứ tự trường, thay đổi khóa chính; xóa và đổi tên bảng.
- Sau khi đã thực hiện xong các thao tác tạo bảng, ta có thể khai thác được CSDL chưa?
- Yêu cầu thực hiện trên máy.
- Quan sát giúp đỡ.
- Có thể xem lại các CSDL ở chương II.
* Tìm hiểu các thao tác cập nhật dữ liệu
- Nhắc lại các thao tác cập nhật dữ liệu đã biết ở chương II.
- Chuẩn bị sẵn CSDL ở chương II, trình bày lại các thao tác cập nhật dữ liệu.
- Hệ thống hóa các thao tác cần ghi nhớ.
* Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu một công việc (trong gia đình hay xã hội) có thể dùng máy tính để quản lí.
- Trong bài toán quản lí trên, hãy cho biết đối tượng cần quản lí và thông tin cần lưu trữ.
- Xem nội dung Khai thác CSDL.
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Học sinh hiểu được các thao tác cập nhật CSDL
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh quan sát và thực hiện được việc cập nhật CSDL
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Thực hiện việc cập nhật vào CSDL.
- Quan sát việc nhập dữ liệu.
- Ôn lại kiến thức đã học, trả lời.
- Thực hiện lại trên CSDL.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
2. Cập nhật dữ liệu:
Sau khi tạo cấu trúc ta có thể nhập dữ liệu cho bảng. Thông thường việc nhập dữ liệu được thực hiện từ bàn phím. Quá trình cập nhật đảm bảo một số ràng buộc toàn vẹn đã được khai báo.
Phần lớn các hệ QTCSDL cho phép tạo ra biểu mẫu nhập dữ liệu (h.76) để việc nhập dễ dàng hơn, nhanh hơn và hạn chế khả năng nhầm lẫn.
Dữ liệu nhập vào có thể chỉnh sửa, thêm, xóa;
Thêm bản ghi bằng cách bổ sung một hoặc một vài bộ dữ liệu vào bảng
Chỉnh sửa dữ liệu là việc thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ mà không phải thay đổi toàn bộ giá trị các thuộc tính còn lại của bộ đó
Xóa bản ghi là việc xóa một hoặc một số bộ của bảng
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI:
Hoạt động 4:
Mục tiêu: Học sinh hiểu được việc khai thác CSDL và sắp xếp bản ghi
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh quan sát và thực hiện được việc khai thác CSDL, sắp xếp bản ghi theo yêu cầu
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát việc thực hiện việc khai thác CSDL.
- Quan sát việc sắp xếp các bản ghi.
- Ôn lại kiến thức đã học, trả lời.
- Thực hiện lại trên CSDL.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
3. Khai thác cơ sở dữ liệu:
a) Sắp xếp bản ghi:
Một trong những việc mà một hệ QTCSDL thường phải thực hiện là tổ chức hoặc cung cấp phương tiện truy cập các bản ghi theo một trình tự nào đó. Ta có thể hiển thị màn hình hay in ra các bản ghi theo trình tự này. Các bản ghi có thể được sắp xếp theo nội dung của một hay nhiều trường.
Ví dụ có thể xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái của trường tên (Ten) (h.77) hoặc theo thứ tự giảm dần của ngày sinh (NgSinh)
Hoạt động 5:
Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách truy vấn CSDL
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh quan sát và thực hiện được việc truy vấn CSDL
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát việc thực hiện việc khai thác CSDL.
- Theo dõi SGK về mục đích truy vấn cơ sở dữ liệu.
- Ôn lại kiến thức đã học, trả lời.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
3. Khai thác cơ sở dữ liệu:
b) Truy vấn cơ sở dữ liệu:
Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người dung. Truy vấn mô tả các dữ liệu và thiết đặt các tiêu chí để hệ QTCSDL có thể thu thập dữ liệu thích hợp.
Để phục vụ được việc truy vấn CSDL, thông thường các hệ QTCSDL cho phép các biểu thức hay các tiêu chí nhằm các mục đích sau:
Định vị bản ghi;
Thiết lập liên kết giữa các bảng để kết xuất thông tin;
Liệt kê một tập con các bản ghi hoặc tập con các trường;
Thực hiện các phép toán;
Thực hiện các thao tác quản lí dữ liệu khác.
Hệ QTCSDL quan hệ hỗ trợ việc khai báo truy vấn qua các cửa sổ với hệ thống bảng chọn thích hợp. Trong đó ta có thể chọn các bảng và các cột thuộc tính liên quan đến dữ liệu cần cho truy vấn.
Hoạt động 6:
Mục tiêu: Học sinh hiểu được các cách khai thác cơ sở dữ liệu qua việc xem dữ liệu.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh quan sát và thực hiện được việc xem dữ liệu
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát việc thực hiện việc khai thác CSDL.
- Theo dõi SGK về các cách xem dữ liệu
- Ôn lại kiến thức đã học, trả lời.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
3. Khai thác cơ sở dữ liệu:
c) Xem dữ liệu:
Có thể xem toàn bộ bảng, tuy nhiên với những bảng có nhiều trường và kích thước trường lớn thì việc xem toàn bộ bảng khó thực hiện, màn hình chỉ có thể hiển thị một phần của bảng.
Có thể dùng công cụ lọc dữ liệu để xem một tập con các bản ghi hoặc một số trường trong một bảng
Các hệ QTCSDL quan hệ quen thuộc cũng cho phép tạo ra các biểu mẫu để xem các bản ghi.
Hoạt động 7:
Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách khai thác CSDL qua việc thực hiện kết xuất báo cáo.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh quan sát và thực hiện được việc kết xuất báo cáo.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát việc thực hiện việc khai thác CSDL.
- Theo dõi SGK về các cách kết xuất báo cáo
- Ôn lại kiến thức đã học, trả lời.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
3. Khai thác cơ sở dữ liệu:
d) Kết xuất báo cáo:
Thông tin trong một báo cáo được thu thập bằng cách tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí do người dùng đặt ra. Báo cáo thường được in ra hay hiển thị trên màn hình theo khuôn mẫu định sẵn. Cũng như biểu mẫu, báo cáo có thể gây dựng dựa trên các truy vấn.
Báo cáo có thể đơn giản là danh sách một số bản ghi, cũng có thể được định dạng phức tạp hơn.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
HS veà hoïc kó baøi vaø phaûi naém ñöôïc caùc thao taùc khi thöïc hieän.
Traû lôøi caùc caâu hoûi 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 93.
Chuaån bò cho tieát kieåm tra 45 phuùt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 11 Cac thao tac voi co so du lieu quan he_12303719.doc