Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 7: Quan sát hệ mặt trời

Gv: Trái đất quay quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Vì sao có ngày và đêm? Vì sao trong một năm lại có bốn mùa? Hệ Mặt Trời có những hành tinh nào? Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời như thế nào? Phần mềm mô phỏng hệ mặt trời (Solar System) sẽ giải đáp cho chúng ta các câu hỏi đó.

Gv: nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm solar system trên màn hình nền để khởi động. (thao tác mẫu-hs quan sát).

Gv: giao diện chính của phần mềm có dạng như hình dưới đây:

(Gv chỉ các thành phần – hs quan sát)

Gv: chúng ta chỉ tập trung vào bốn chức năng chính của phần mềm: quan sát Trái Đất, quan sát Mặt Trăng, quan sát Mặt Trời và quan sát các hành tinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 7: Quan sát hệ mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT Tuần dạy: 13 7 Ngày soạn: Ngày dạy: 2/ 10/ 2017 6/10/2017 Lớp dạy: 6A5 Bài 7: QUAN SÁT HỆ MẶT TRỜI ( TT) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - HS biết quan sát Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời và các Vì sao bằng phần mềm. - HS biết quan sát và hiểu được hiện tượng ngày – đêm, các mùa trong năm, các hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết, nhật thực và nguyệt thực. 1.2. Kỹ năng: - Sử dụng phần mềm để quan sát tìm hiểu hệ mặt trời. 1.3. Thái độ: - HS nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng actispire, bảng tương tác. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức: 3.2. Kiểm tra bài cũ: không. 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Giao diện chính của phần mềm (7’) Gv: Trái đất quay quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Vì sao có ngày và đêm? Vì sao trong một năm lại có bốn mùa? Hệ Mặt Trời có những hành tinh nào? Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời như thế nào? Phần mềm mô phỏng hệ mặt trời (Solar System) sẽ giải đáp cho chúng ta các câu hỏi đó. Gv: nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm solar system trên màn hình nền để khởi động. (thao tác mẫu-hs quan sát). Gv: giao diện chính của phần mềm có dạng như hình dưới đây: (Gv chỉ các thành phần – hs quan sát) Gv: chúng ta chỉ tập trung vào bốn chức năng chính của phần mềm: quan sát Trái Đất, quan sát Mặt Trăng, quan sát Mặt Trời và quan sát các hành tinh. Gv: nháy chuột vào mỗi vùng để mở cửa sổ tương ứng. 1. Giao diện chính của phần mềm. Hoạt động 2: Quan sát Trái Đất (15’) Gv: Nháy chuột vào biểu tượng Trái Đất trong giao diện chính của phần mềm, em sẽ thấy cửa sổ với nhiều nút lệnh như hình sau: ( gv thao tác minh họa – hs quan sát) Gv: Trái đất tự quay quanh trục nghiêng 23o 44’ theo hướng từ tây sang đông. Gv: nháy nút lệnh “ Trái Đất” trong cửa sổ nút lệnh quan sát Trái Đất để mở cửa sổ quan sát trái Đất như sau: Gv: xem thông tin chi tiết; Khám phá thêm thông tin; Kéo thả chuột trên hình Trái Đất để di chuyển đến các vùng khác nhau trên Trái Đất. Gv: thời gian trái đất tự quay một vòng quanh trục của mình là một ngày đêm, tức 24h. Khi quay, phần bề mặt trái đất hướng về mặt trời sẽ là ngày, phần còn lại sẽ là đêm. Do trái đất luôn quay quanh trục của mình nên hiện tượng ngày và đêm liên tục nối tiếp nhau. Gv: nháy nút lệnh để quan sát vị trí tương đối của trái đất và mặt trời giúp ta giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất. Gv: vùng sáng là ban ngày, vùng tối là ban đêm. Gv: ngoài việc tự quay quanh trục, Trái đất còn chuyển động quanh mặt trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn. Thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời là 365 ngày 6 giờ. Gv: thời tiết, khí hậu nóng, lạnh trên trái đất không phụ thuộc vào khoảng cách đến mặt trời, mà phụ thuộc vào các tia nắng từ mặt trời chiếu xuống như thế nào. Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi quanh quanh mặt trời, trái đất có lúc ngả nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu nam về phía mặt trời. Vì vậy các tia sáng chiếu xuống trái đất theo các góc khác nhau. Nửa cầu ngả về phía mặt trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc đó, nửa cầu đó là mùa nóng. Ngược lại, nửa cầu kia sẽ có góc chiếu nhỏ và nhận được ít ánh sáng và nhiệt nên là mùa lạnh. Gv: chính điều đó tạo ra hiện tượng khí hậu bốn mùa xuân hạ thu đông trên Trái Đất. Gv: nháy nút lệnh để quan sát trái đất quay quanh trục của mình và quay quanh Mặt trời vào các ngày, mùa trong năm. Gv: nháy vào nút Next để quan sát và xem thông tin các ngày 21/6,23/9,21/12. 2. Quan sát trái đất Quan sát Trái Đất Ngày và đêm Các mùa trên trái đất Hoạt động 3: Quan sát mặt trăng (20’) Gv: nháy chuột vào biểu tượng mặt trăng trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát mặt trăng. Cửa sổ này gồm 4 nút lệnh chính như sau: Quan sát mặt trăng như một hành tinh; Khám khá hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết; Giải thích hiện tượng thủy triều trên Trái Đất; Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Gv: chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết và nhật thực, nguyệt thực. Gv: Mặt Trăng là một hành tinh không tự phát sáng. Thời gian mặt trăng quay xung quanh trái đất một vòng là một tháng. Mặt trời luôn chiếu sáng một nửa bề mặt của mặt trăng. Từ trái đất nhìn lên mặt trăng chúng ta chỉ nhìn thấy phần được chiếu sáng đó của mặt trăng. Khi quay trên thùy tùy vào vị trí của mặt trăng ở từng thời điểm khác nhau trong tháng, em sẽ quan sát được hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết. Gv: nháy nút lệnh trong cửa sổ nút lệnh quan sát mặt trăng. Em có thể tự khám phá, giải thích hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết. Gv: kéo thả chuột để di chuyển mặt trăng quay quanh trái đất và quan sát hình ảnh mặt trăng từ trái đất. Gv: Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng, trái đất và mặt trời ở những vị trí đặc biệt. Nháy nút lệnh trong cửa sổ nút lệnh quan sát mặt trăng. Em có thể tự khám phá, giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Gv: Nguyệt thực: 3. Quan sát mặt trăng Trăng tròn, trăng khuyết Nhật thực, nguyệt thực Nhật thực: hiện tượng khi mặt trăng che mặt trời. Khi mặt trăng, mặt trời, trái đất gần như thẳng hàng, một số vùng trên trái đất thấy hiện tượng mặt trời bị che bởi mặt trăng và đó là hiện tượng nhật thực. Nguyệt thực: hiện tượng xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng gần như nằm trên một đường thẳng và trái đất nằm giữa, trái đất sẽ che ánh sáng từ mặt trời chiếu xuống mặt trăng. Từ trái đất chúng ta sẽ nhìn thấy hiện tượng nguyệt thực. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 4.1. Tổng kết: (1’) - HS biết sử dụng các nút lệnh để quan sát trái đất và quan sát mặt trăng. 4.2. Hướng dẫn tự học: (2’) Đối với bài học ở tiết học này: Ghi nhớ các kiến thức đã học Làm bài tập 1,2 SGK. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị trước phần còn lại của bài. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13.doc
Tài liệu liên quan