1. Bảng tính
- Một bảng tính gồm nhiều trang tính (sheet).
- Khi mở một bảng tính mới thường chỉ gồm 3 trang tính (sheet).
- Các trang tính được phân biệt bởi tên nhãn khác nhau: Sheet 1, Sheet 2,
- Trang tính đang được kích hoạt là trang trang tính đang được hiển thị trên màn hình có những đặc điểm sau:
+ Có tên chữ đậm.
+ Nhãn trang màu trắng
+ Cho phép nhập dữ liệu
Để kích hoạt một trang tính, ta cần nháy chuột vào nhãn trang tương ứng
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7, học kì I - Tiết 5, 6 - Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH
VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
Ngày soạn:25/08/2018
Tiết theo PPCT:5
Tuần :3
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
- Hiểu và phân biệt được khái niệm bảng tính
- Liệt kê được các thành phần chính trên một trang tính
2. Kỹ năng
- Biết và phân biệt được khái niệm bảng tính và trang tính, các thành phần chính trên một trang bảng tính.
3. Thái độ
- Có thái độ động cơ học tập đúng đắn, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, SGK
2. HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
- CH1: CTBT là gì? Lấy 1 ví dụ trên CTBT và nêu các tác dụng của CTBT?
- CH2: màn hình làm việc của Excel gồm những thành phần nào?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Ta đã được thực hành và làm quen với CTBT vậy CTBT có những thành phần nào chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở bài hôm nay.
2. Bài mới
Hoạt động của G V
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 1.Bảng tính
a/ Phương pháp......................................................................................................
b/ Các bước của hoạt động...................................................................................
GV: Giảng giải, hình vẽ minh hoạ, dùng máy tính kết hợp máy chiếu đa năng giới thiệu cho học sinh.
- GV: Đàm thoại nêu vấn đề: “Qua quan sát hình vẽ, cho biết trang tính nào đang được lựa chọn và có đặc điểm gì khác so với các trang tính khác?”
- GV: Nhận xét và khái quát.
Học sinh chú ý quan sát, lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa => trả lời câu hỏi:
Trang tính đang được kích hoạt là trang tính đang được hiển thị trên màn hình, có nhãn trang màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
1. Bảng tính
- Một bảng tính gồm nhiều trang tính (sheet).
- Khi mở một bảng tính mới thường chỉ gồm 3 trang tính (sheet).
- Các trang tính được phân biệt bởi tên nhãn khác nhau: Sheet 1, Sheet 2,
- Trang tính đang được kích hoạt là trang trang tính đang được hiển thị trên màn hình có những đặc điểm sau:
+ Có tên chữ đậm.
+ Nhãn trang màu trắng
+ Cho phép nhập dữ liệu
Để kích hoạt một trang tính, ta cần nháy chuột vào nhãn trang tương ứng
Hoạt động 2. Các thành phần chính trên trang tính.
a/ Phương pháp......................................................................................................
b/ Các bước của hoạt động...................................................................................
- GV: Đàm thoại gợi nhớ: “Bài trước đã học về cấu tạo cơ bản của trang tính gồm những bộ phận nào?”
- GV: Nhận xét
- GV: Giới thiệu, giảng giải trực tiếp trên máy tính và máy chiếu.
- HS: Lắng nghe câu hỏi, tư duy, nhớ lại và trả lời câu hỏi.
+ Thành phần chính của trang tính:
- Các hàng.
- Các cột.
- Các ô tính.
- Hộp tên
HS: Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ và ghi chép.
2. Các thành phần chính trên trang tính
- Hộp tên: Ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ của ô được chọn
- Khối: Là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
* Địa chỉ của khối: là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được phân cách nhau bởi dấu hai chấm (:)
VD: Khối C2:D3
- Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được chọn.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Củng cố - luyện tập:
Nhắc lại nhanh các thành phần chính trên trang tính
2. Hướng dẫn bài về nhà
Xem, trả lời những câu hỏi 1,2,3
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH
VÀ DỮ LIỆU TRÊN BẢNG TÍNH (tt)
Ngày soạn: 25/08/2018
Tiết theo PPCT: 6
Tuần : 3
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm bảng tính, trang tính
- Biết được các thành phần chính trên một trang tính
2. Kỹ năng:Học xong bài học này, học sinh có khả năng sau:
- Hiểu và phân biệt được khái niệm bảng tính và trang tính.
- Liệt kê được các thành phần chính trên một trang tính
- Biết cách chọn các đối tượng trên trang tính.
3. Thái độ: học tập nghiêm túc, đúng đắn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Giáo án lý thuyết, sách giáo khoa
2. HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu các thành phần chính trên trang tính?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Dữ liệu trên bảng tính
a/ Phương pháp......................................................................................................
b/ Các bước của hoạt động...................................................................................
- GV: Đàm thoại gợi nhớ về kiểu dữ liệu cơ bản trong CTBT.
- GV: Nhận xét và bổ sung thêm các đặc điểm cơ bản của kiều số, giảng giải, lấy ví dụ, phân tích ví dụ trực tiếp trên máy tính.
- GV: Nhận xét và bổ sung thêm các đặc điểm cơ bản của kiều số, giảng giải, lấy ví dụ, phân tích ví dụ trực tiếp trên máy tính.
- GV: Giảng giải, lấy ví dụ và phân tích trực tiếp trên máy tính.
- HS: Tư duy, nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.
- Dữ liệu số: là các số 0,1,,9, dấu + chỉ số dương, dấu - chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm.
- Dữ liệu kí tự: là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
3. Dữ liệu trên bảng tính
a, Dữ liệu số
- Ví dụ: 5; 9.8; -10; 50%;
- Ở chế độ ngầm định dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
b, Dữ liệu kí tự:
- Dữ liệu kí tự là các dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu
Ví dụ: Lop 7A, Bang diem, Hanoi
- Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.
Hoạt động 2: Chọn các đối tượng trên trang tính.
a/ Phương pháp......................................................................................................
b/ Các bước của hoạt động...................................................................................
- GV: Giảng giải, đàm thoại gợi nhớ kiến thức vừa nêu về tác dụng của hộp tên và thanh công thức.
- GV: Tổng hợp, làm trực tiếp trên máy tính
- GV: Giảng giải, đàm thoại gợi nhớ kiến thức vừa nêu về tác dụng của hộp tên và thanh công thức.
- GV: Tổng hợp, làm trực tiếp trên máy tính
- HS: Tư duy, trả lời câu hỏi
- Chọn một ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.
- Chọn một cột: Nháy chuột tại tên cột.
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại tên hàng.
- Chọn khối: Kéo thả chuột từ một ô góc (ô góc trái trên) đến ô ở góc đối diện (ô góc phải dưới)
HS: Quan sát, ghi chép
4. Chọn các đối tượng trên trang tính.
- Chọn một ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.
- Chọn một cột: Nháy chuột tại tên cột.
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại tên hàng.
- Chọn khối: Kéo thả chuột từ một ô góc (ô góc trái trên) đến ô ở góc đối diện (ô góc phải dưới)
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Củng cố
- Nhắc lại nhanh cách chọn các đối tượng trên trang tính
- Cho học sinh nêu lại các kiểu dữ liệu trên bảng tính
2. Hướng dẫn bài tập về nhà
- Bài tập SGK trang 20
- Xem và tìm hiểu mở rộng SGK trang 21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 5-6.doc