Giáo án Tin học 7, học kì I - Tiết 9, 10 - Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính

1.Sử dụng công thức để tính toán

- Từ các dữ liệu nhập vào thực hiện các phép tính toán và lưu kết quả tính toán.

- Các phép toán cơ bản:

 + Phép cộng: +

 + Phép trừ: -

 + Phép nhân: *

 + Phép chia: /

 + Phép lấy luỹ thừa: ^

 + Phép lấy phần trăm: %

- Trình tự tính toán: thông thường như với các phép toán số học đơn giản.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7, học kì I - Tiết 9, 10 - Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH Ngày soạn: 07/09/2018 Tiết theo PPCT:9 Tuần : 5 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Biết cách nhập công thức cho các ô tính. - Thực hiện tính toán một cách nhanh chóng, thuận lợi. 2. Kỹ năng: Học xong bài này, học sinh có khả năng sau: - Áp dụng để thực hiện một số phép tính toán đơn giản. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tư duy . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính. 2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 2. Bài mới: * Đặt vấn đề vào bài mới: Bảng tính ĐT nhằm mục đích tính toán dữ liệu một cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1. Hoạt động : Sử dụng công thức để tính toán a/ Phương pháp...................................................................................................... b/ Các bước của hoạt động................................................................................... - GV: Em hãy cho biết các phép tính nào đã học trong môn toán ? - GV: Lấy các ví dụ về các phép toán, phân tích ví dụ, gọi học sinh lấy ví dụ tương tự và thực hiện tính toán - HS: Chú ý lắng nghe, trả lời một số câu hỏi. Các phép toán cơ bản: + Phép cộng: + + Phép trừ: - + Phép nhân: * + Phép chia: / + Phép lấy luỹ thừa: ^ + Phép lấy phần trăm: % Trình tự tính toán: thông thường như với các phép toán số học đơn giản. - HS: lắng nghe, lấy ví dụ và làm 1.Sử dụng công thức để tính toán - Từ các dữ liệu nhập vào thực hiện các phép tính toán và lưu kết quả tính toán. - Các phép toán cơ bản: + Phép cộng: + + Phép trừ: - + Phép nhân: * + Phép chia: / + Phép lấy luỹ thừa: ^ + Phép lấy phần trăm: % Trình tự tính toán: thông thường như với các phép toán số học đơn giản. Hoạt động 2: Nhập công thức a/ Phương pháp...................................................................................................... b/ Các bước của hoạt động................................................................................... Cách nhập công thức. - Giới thiệu công thức ở bảng tính phải có dấu (=)ở phía trước. - Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và đưa ra các bước thực hiện nhập công thức? ? Khi chọn một ô không chứa công thức và chọn một ô có công thức, quan sát ô được chọn và thanh công thức có gì khác? + Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. + Các bước thực hiện nhập công thức: - Chọn ô cần nhập công thức. - Gõ dấu = - Nhập công thức. - Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào nút này để kết thức. - Chọn ô không chứa công thức, nội dung trên thanh công thức và ô dữ liệu là giống nhau. - Chọn ô chứa công thức, công thức hiển thị trên thanh công thức còn ô sẽ chứa kết quả tính toán của công thức. 2. Nhập công thức Các bước nhập công thức: - B1: Chọn ô cần nhập công thức: - B2: Gõ dấu “=” - B3: Nhập công thức - B4: Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào dấu trên thanh công thức IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Củng cố : - Địa chỉ ô - Cách nhập và thực hiện tính toán trên ô tính. 2. Hướng dẫn bài về nhà: - Học và làm bài tập SGK trang . BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (TIẾP) Ngày soạn: 07/09/2018 Tiết theo PPCT: 10 Tuần : 5 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Biết cách nhập công thức cho các ô tính. - Thực hiện tính toán một cách nhanh chóng, thuận lợi. 2. Kỹ năng: Áp dụng để thực hiện một số phép tính toán đơn giản 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, biết cách làm việc theo tác phong công nghiệp. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu 1 Em hãy nêu các phép toán cơ bản sử dụng trong Excel. Câu 2 Em hãy nêu các bước nhập công thức 2 . Bài mới: * Đặt vấn đề vào bài mới: Bảng tính ĐT nhằm mục đích tính toán dữ liệu một cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1. Hoạt động 1: Sử dụng địa chỉ trong công thức a/ Phương pháp...................................................................................................... b/ Các bước của hoạt động................................................................................... - GV: Đàm thoại gợi nhớ: “địa chỉ của ô được xác định bởi điều gì?” - GV: Nhận xét và tổng hợp - GV: Giảng giải, phân tích - GV: Đưa ra ví dụ, vẽ hình minh hoạ. Nêu cách thức tính, làm mẫu. . - GV: Đưa ra câu hỏi để học sinh thấy được lợi ích của việc sử dụng địa chỉ của ô trong tính toán dữ liệu - GV: Tổng hợp và đưa ra kết luận. - GV: Giảng giải, lấy ví dụ và phân tích. . + Địa chỉ ô là một cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. Ví dụ: A1, B2, C5 Chú ý quan sát cách thực hiện của giáo viên => Nhận xét kết quả Kết luận: Các phép tính mà không dùng đến địa chỉ thì mỗi lần tính toán ta phải gõ lại công thức và ngược lại nếu dùng công thức có địa chỉ, khi ta thay đổi giá trị => kết quả tự động thay đổi theo. Học sinh thức hiện tính toán theo yêu cầu của giáo viên. 3. Sử dụng địa chỉ trong công thức. - Địa chỉ ô bằng tên cột và tên dòng. - Với các công thức tính toán với dữ liệu có trong ô, dữ liệu đó có thể được thay bởi địa chỉ của ô chứa dữ liệu trong công thức tính toán. * Việc nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như nhập các công thức thông thường - VD: Tại ô A1 nhập giá trị 12 B1 nhập giá trị 10 - Ưu nhược điểm của hai cách: + C1: Khi có sự thay đổi dữ liệu, kết quả không tự động tính toán lại mà mình phải sửa trực tiếp vào công thức. + C2: Khi có sự thay đổi dữ liệu ở các ô A1, B1 kết quả được tự động cập nhật, không phải tính toán lại. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Củng cố - Địa chỉ ô - Cách nhập và thực hiện tính toán trên ô tính 2. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm bài tập SGK - Xem phần mở rộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 9-10.doc
Tài liệu liên quan