GV: để nhập dữ liệu vào một ô tính em làm thế nào?
HS:
Gv: để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính, em nháy chuột chọn ô đó và đưa dữ liệu vào từ bàn phím.
GV: thao tác
GV: để kết thúc viêc nhập em làm thế nào?
HS:
GV: nháy chọn ô tính khác hoặc nhấn phím Enter.
Gv: thực hiện thao tác.
GV: thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính. Khi một ô tính được kích hoạt thì ô đó sẽ có viền đậm xung quanh. Dữ liệu nhập vào được lưu trong ô đang được kích hoạt.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 1: Chương trình bảng tính là gì (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
Tuần dạy
6
3
Ngày soạn:
Ngày dạy:
5/9/2017
7/9/2017
Lớp dạy:
7A5
PHẦN 1. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (Tiết 2)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS nhận biết được màn hình làm việc cũng như các thành phần cơ bản của chương trình bảng tính.
- HS biết cách nhập, sửa dữ liệu trong bảng tính.
1.2. Kỹ năng:
- HS biết nhập, sửa dữ liệu.
- Gõ chữ tiếng Việt trong bảng tính.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
- Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo.
- Bảo vệ của công, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, laptop, máy chiếu.
2.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước nội dung bài mới trong SGK.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: em hãy nêu tính năng chung của các chương trình bảng tính?
Câu 2: em hãy nêu một số ví dụ về bảng màn trong đó có thực hiện các tính toán. Em hãy cho biết các bảng với các số liệu được tính toán thủ công có những nhược điểm gì?
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính (15p)
GV: giới thiệu màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel.
GV: em hãy cho biết trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel gồm có những thành phần gì?
HS:
GV: ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và các nút lệnh quen thuộc giống như của chương trình soạn thảo văn bản Word, giao diện này còn có thêm thanh công thức.
GV: chỉ vị trí thanh công thức?
GV: thanh công thức dùng để làm gì?
HS:
GV: đây là công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính. Thanh công thức được sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
GV: lấy ví dụ cụ thể.
HS: quan sát và ghi nhớ.
GV: ngoài ra còn có bảng chọn Data.
GV: trên thanh bảng chọn có bảng chọn data gồm các lệnh dùng để xử lí dữ liệu.
Gv: thao tác chọn các lệnh trong bảng chọn data.
Gv: đặc biệt là chương trình bảng tính có các trang tính. Mặc định là sheet1, sheet2, sheet3.
Mỗi trang tính gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính ( còn gọi tắt là ô) dùng để chứa dữ liệu.
Gv: các cột của ô được kí hiệu như thế nào?
HS:
GV: các hàng của ô được kí hiệu như thế nào?
HS:
Gv: giao giữa hàng và cột là địa chỉ của ô tính. Và địa chỉ này được hiển thị trên hộp tên.
GV: lấy ví dụ minh họa cụ thể.
GV: khối là gì?
HS:
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
Gồm: thanh tiêu đề, các bảng chọn, thanh công cụ, hộp tên, thanh công thức, trang tính.
Trang tính gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính ( còn gọi tắt là ô) dùng để chứa dữ liệu.
Địa chỉ của một ô tính là ô giao giữa hàng và cột.
Khối: là tập hợp các ô tính liền nhau.
Địa chỉ khối: là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới dùng bên phải, được phân cách nhau bởi dấu hai chấm (:). Ví dụ: C3:E7
Hoạt động 2: Nhập dữ liệu vào trang tính. (15)
GV: để nhập dữ liệu vào một ô tính em làm thế nào?
HS:
Gv: để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính, em nháy chuột chọn ô đó và đưa dữ liệu vào từ bàn phím.
GV: thao tác
GV: để kết thúc viêc nhập em làm thế nào?
HS:
GV: nháy chọn ô tính khác hoặc nhấn phím Enter.
Gv: thực hiện thao tác.
GV: thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính. Khi một ô tính được kích hoạt thì ô đó sẽ có viền đậm xung quanh. Dữ liệu nhập vào được lưu trong ô đang được kích hoạt.
GV: để sửa dữ liệu của một ô em làm thế nào?
HS:
GV: nháy đúp chuột vào ô đó hoặc nhấn vào ô đó rồi nhấn vào thanh công thức để sửa.
GV: các tệp do chương trình bảng tính tạo ra thường được gọi là các bảng tính.
GV: để di chuyển đến các ô trong trang tính ta làm như thế nào?
HS:
GV: gõ chữ tiếng việt trên trang tính.
GV: để gõ được chữ tiếng việt trong chương trình bảng tính, em làm như thế nào?
HS:
Gv: cần có chương trình hỗ trợ gõ chữ tiếng việt như Unikey, Vietkey.
Và biết ít nhất một cách gõ chữ tiếng việt kiểu Telex hoặc vni.
4. Nhập dữ liệu vào trang tính.
a. Nhập và sửa dữ liệu:
- Để nhập: nháy chuột chọn ô đó và nhập.
- Để kết thúc nhập: nháy chuột vào ô khác hoặc nhấn enter.
- Để sửa: nhấn đúp chuột vào ô cần sửa.
b. Di chuyển trên trang tính:
Có 2cách:
Sử dụng các phím mũi tên.
Sử dụng chuột máy tính.
c. Gõ chữ tiếng việt trên trang tính.
Hoạt động 3: Bài tập (10’)
Bài 1: giao của một hàng và một cột được gọi là?
Khối
Hàng
Ô
Cột
Bài 2: hãy điền tên các đối tượng trên màn hình excel sau:
Bài 3: hãy nối mỗi thành phần ở cột A với một thành phần tương ứng ở cột B trong bảng sau để tạo thành câu đúng.
( bảng)
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
4.1. Tổng kết: 4 phút
Một số đặc điểm chung của bảng tính:
- Dữ liệu trình bày dưới dạng bảng.
- Xử lí và thực hiện tính toán với nhiều loại dữ liệu khác nhau, đặc biệt là các dữ liệu số.
- Khi dữ liệu thay đổi, các kết quả tính toán được cập nhật tự động.
- Có thể sắp xếp và lọc dữ liệu theo những tiêu chuẩn khác nhau.
- Có các công cụ vẽ biểu đồ để minh họa dữ liệu một cách trực quan.
4.2. Hướng dẫn tự học: 1 phút
Đối với bài học ở tiết học này: ghi nhớ các kiến thức đã học, làm bài tập 3,4,5 trang 9sgk và các bài tập trong sách bài tập.
Đối với bài học ở tiết sau: chuẩn bị trước bài thực hành 1.
5. PHỤ LỤC:
Phòng máy tính đã được cài đặt các phần mềm học tập đầy đủ, đảm bảo số lượng máy tính cho học sinh sử dụng. Laptop, máy chiếu, bài giảng điện tử.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6.doc