GV: Hàm tính tổng có cú pháp chung như sau:
- Cú pháp:
=SUM(a,b,c )
Trong đó: Các biến a,b,c được đặt cách nhau bởi dấy phẩy là các số hay địa chỉ của ô. Số lượng các biến là không giới hạn.
- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.
Ví dụ:
=SUM(15,24,45);
GV: Thực hiện thao tác trên máy tính.
HS: Quan sát, hiểu.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 18 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
18
Ngày soạn:
19/10/2014
Tuần dạy
9
Lớp dạy:
7A3, 7A4, 7A5
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tt)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
Học sinh biết cách sử dụng hàm kết hợp với địa chỉ ô, số, khối.
Học sinh ghi nhớ tên, cú pháp và ý nghĩa của một số hàm đơn giản.
1.2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng hàm trong chương trình bảng tính.
1.3. Thái độ:
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, laptop, máy chiếu.
22. Học sinh: Học bài cũ, xem trước nội dung bài mới trong SGK.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: em hãy cho biết hàm là gì? Lợi ích của việc sử dụng hàm trong chương trình bảng tính?
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hàm trong chương trình bảng tính.
GV: Hàm tính tổng có cú pháp chung như sau:
- Cú pháp:
=SUM(a,b,c)
Trong đó: Các biến a,b,c được đặt cách nhau bởi dấy phẩy là các số hay địa chỉ của ô. Số lượng các biến là không giới hạn.
- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.
Ví dụ:
=SUM(15,24,45);
GV: Thực hiện thao tác trên máy tính.
HS: Quan sát, hiểu.
GV: Gọi 1-3 học sinh lên thực hiện lại thao tác.
HS: Ghi bài.
a. Hàm tính tổng
- Cú pháp:
=SUM(a,b,c)
Trong đó: Các biến a,b,c được đặt cách nhau bởi dấy phẩy là các số hay địa chỉ của ô. Số lượng các biến là không giới hạn.
- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.
Tìm hiểu hàm tính trung bình cộng.
- Cú pháp:
=AVERAGE(a,b,c)
GV: a,b,c gọi là gì.
HS: Gọi là biến.
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
GV: Em hãy dự đoán chức năng của hàm AVERAGE sau khi thầy thực hiện ví dụ sau:
GV: Đưa ra ví dụ và thực hiện trên máy chiếu cho học sinh quan sát.
Ví dụ:
AVERAGE(15,24,45);
HS: Chức năng là để tính trung bình cộng các số.
GV: Nhận xét câu trả lời và chốt ý.
GV: a,b,c gọi là các biến.
GV: Chức năng : Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến.
HS: Ghi bài.
b) Hàm tính trung bình cộng:
- Cú pháp:
AVERAGE(a,b,c)
- Chức năng: Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến.
Giáo viên đưa ra ví dụ:
=MAX( 45,56,65,24);
GV: tương tự như hàm tính tổng và tính trung bình cộng, em hãy nêu cú pháp chung?
HS: =MAX(A,B,C)
GV nhận xét.
=Max(a,b,c);
Chức năng: cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát.
HS: Ghi bài.
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất:
- Cú pháp:
=MAX(a,b,c);
- Chức năng: Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.
GV: Tương tự như hàm tính tổng và tính trung bình cộng, em hãy nêu cú pháp chung?
HS: cú pháp:
=MIN(a,b,c...);
GV: Nhận xét và chốt ý.
GV:Chức năng: cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến.
HS: Chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.
HS: Ghi bài.
d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
- Cú pháp:
=MIN(a,b,c...);
- Chức năng: cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến.
4.1. Tổng kết:
Học sinh biết cách sử dụng hàm kết hợp với địa chỉ ô, số, khối.
Học sinh ghi nhớ tên, cú pháp và ý nghĩa của một số hàm đơn giản.
4.2. Hướng dẫn tự học:
Đối với bài học ở tiết học này:
Học sinh tự rèn luyện và ôn tập các kĩ năng qua các bài tập 2 và 3 SGK.
Làm các bài tập 4.3 đến 4.16 trong SBT.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Đọc SGK và tìm hiểu nội dung bài thực hành 4.
5. PHỤ LỤC:
Phòng máy tính đã được cài đặt phần mềm Excel, chuẩn bị sẵn máy chiếu, ti vi thông minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18.doc