Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 29 - Bài 6: Định dạng trang tính

 

GV: Ngầm định thì văn bản được căn thẳng lề bên nào?

HS: Ngầm định thì văn bản được căn thẳng lề bên trái.

GV: Ngầm định thì dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề bên nào?

HS: Ngầm định thì dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề bên phải.

GV: Em có thể thay đổi cách căn lề mặc định của văn bản hoặc số được không?

GV: Treo bảng phụ có dữ liệu số đã được căn giữa.

 

HS: Quan sát và đưa ra nhận xét.

HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên.

GV: Nhận xét và nhấn mạnh chốt ý.

GV Giới thiệu các nút lệnh căn trái, căn phải, căn giữa cho học sinh quan sát.

GV: Thực hiện thao tác căn giữa, căn trái, căn phải sau đó gọi 2 -3 học sinh lên thực hiện lại.

HS: Học sinh quan sát và lên bảng thực hiện.

 

GV: Trong ô A1 có nội dung “ bảng điểm lớp 7A”. nếu muốn căn chỉnh nội dung này vào giữa bảng điểm ( giữa các cột A đến cột G), em làm như thế nào?

HS: Suy nghĩ

GV: Gọi 2- 3 học sinh lên bảng thực hiện.

GV: Nhận xét và giảng giải chốt ý.

GV: Giới thiệu nút lệnh trộn các ô thành một ô và thực hiện thao tác cho học sinh quan sát.

HS: Chú ý quan sát và ghi nhận kiến thức.

HS: 2-3 học sinh lên bảng thực hiện lại thao tác.

HS: cả lớp chú ý quan sát và ghi nhớ kiến thức.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 29 - Bài 6: Định dạng trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 29 Ngày soạn: 1/ 12/ 2014 Tuần dạy 15 Lớp dạy: 7A3, 7A4,7A5 BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH(tt) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Biết tăng, hoặc giảm chữ số thập phân của dữ liệu số. - Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng định dạng trang tính. 1.3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, laptop, máy chiếu. 2.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức: 3.2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút Câu hỏi: Em hãy nêu các bước định dạng phông chữ cỡ chữ, màu chữ, kiểu chữ? 3.2. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 4 : Căn lề trong ô tính (15’) GV: Ngầm định thì văn bản được căn thẳng lề bên nào? HS: Ngầm định thì văn bản được căn thẳng lề bên trái. GV: Ngầm định thì dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề bên nào? HS: Ngầm định thì dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề bên phải. GV: Em có thể thay đổi cách căn lề mặc định của văn bản hoặc số được không? GV: Treo bảng phụ có dữ liệu số đã được căn giữa. HS: Quan sát và đưa ra nhận xét. HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên. GV: Nhận xét và nhấn mạnh chốt ý. GV Giới thiệu các nút lệnh căn trái, căn phải, căn giữa cho học sinh quan sát. GV: Thực hiện thao tác căn giữa, căn trái, căn phải sau đó gọi 2 -3 học sinh lên thực hiện lại. HS: Học sinh quan sát và lên bảng thực hiện. GV: Trong ô A1 có nội dung “ bảng điểm lớp 7A”. nếu muốn căn chỉnh nội dung này vào giữa bảng điểm ( giữa các cột A đến cột G), em làm như thế nào? HS: Suy nghĩ GV: Gọi 2- 3 học sinh lên bảng thực hiện. GV: Nhận xét và giảng giải chốt ý. GV: Giới thiệu nút lệnh trộn các ô thành một ô và thực hiện thao tác cho học sinh quan sát. HS: Chú ý quan sát và ghi nhận kiến thức. HS: 2-3 học sinh lên bảng thực hiện lại thao tác. HS: cả lớp chú ý quan sát và ghi nhớ kiến thức. 3. Căn lề trong ô tính. Căn thẳng lề trái ô. Căn giữa ô. Căn thẳng lề phải ô. Các thao tác trộn các ô thành một ô. B1: Chọn các ô cần căn dữ liệu vào giữa. B2: Nháy vào nút Merge and center Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tăng hoặc giảm chữ số thập phân của dữ liệu số (10’) GV: “ Trong khi thực hiện tính toán với các số, đôi khi ta cần làm việc với chữ số thập phân ví dụ như tính điểm trung bình. Tùy theo mức độ chính xác em có thể quy định số chữ số sau dấu chấm thập phân. GV: mở bảng tính excel trong đó có điểm trung bình có nhiều chữ số thập phân sau dấu phẩy. GV: để lấy một chữ số thập phân sau dấu phẩy em làm như thế nào? HS: suy nghĩ tham khảo SGK trả lời. GV: nhận xét câu trả lời và giới thiệu 2 nút lệnh tăng giảm chữ số thập phân. HS: Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. GV: Trong Exel có các nút lệnh để thay đổi số chữ số sau dấu chấm thập phân của số trong ô tính. GV: Chọn ô (hoặc các ô) cần tăng hoặc giảm chữ số thập phân. GV: Nháy chọn nút để tăng hoặc chọn nút để giảm chữ số thập phân. GV: Khi giảm hoặc tăng chữ số thập phân chương trình sẽ thực hiện quy tắc làm tròn. GV: thực hiện thao tác mẫu trên máy chiếu. HS: quan sát và lên thực hiện lại. 4. Tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số. - Nút lệnh tăng thêm một chữ số phần thập phân. - Nút lệnh giảm bớt một chữ số phần thập phân. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính (15’) GV: Em hãy cho biết màu nền của các o tính giúp em điều gì? HS: Suy nghĩ trả lời. HS: Màu nền của các ô tính giúp ta dể dàng phân biệt và so sánh các miền dữ liệu khác nhau trên trang tính. GV: Thực hiện thao tác tô màu nền cho học sinh quan sát. GV: Em hãy nêu thao tác thực hiện tô màu nền cho các ô tính. HS: B1. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền. B2. Nháy vào nút mũi tên bên phải nút Fill color để chọn màu nền. B3. Nháy chọn màu nền. GV: Cho học sinh đọc phần lưu ý. GV: Ngoài màu nền, đường biên của các ô tính cũng có tác dụng giúp trình bày bảng để dễ phân biệt. GV: Mở hai bảng tính, một bảng chưa có đường biên và một bảng có đường biên để học sinh quan sát. GV: Thực hiện thao tác tạo đường biên. HS: Quan sát và ghi nhớ các bước thực hiện. GV: Em hãy nêu các bước thực hiện thao tác tạo đường biên cho bảng tính. HS: 2-3 học sinh lên bảng thực hiện. HS: Học sinh dưới lớp quan sát. 4. Tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính. Các bước tô màu nền: B1: Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền. B2: Nháy vào mũi tên bên phải nút Fill Color để chọn màu nền. B3: Nháy chọn màu nền. Các bước tạo đường biên cho bảng tính: B1: Chọn các ô cần kẻ đường biên. B2: Nháy mũi tên bên phải chọn nút Borders để chọn kiểu kẻ đường biên. Hoạt động 4: củng cố ( 3 phút) GV: em hãy nêu một số khả năng định dạng dữ liệu của trang tính. 4.1. Tổng kết: (3’) - Học sinh biết cách thực hiện định dạng dữ liệu trên trang tính. - Rèn tính linh họat, logic cho học sinh. 4.2. Hướng dẫn tự học: (2’) Đối với bài học ở tiết học này: Học sinh tự thực hành thêm ở nhà, làm các bài tập 4-6 SGK, làm các bài tập trong SBT. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Học sinh đọc và tìm hiểu trước bài thực hành 6 trước khi đến lớp. 5. PHỤ LỤC: Phòng máy tính đã được cài đặt phần mềm Excel, chuẩn bị sẵn máy chiếu, ti vi thông minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29.doc
Tài liệu liên quan