Giáo án Tin học 8 - Năm học 2016 - 2017

HS: Nghiên cứu SGK phần 1.

? Làm thế nào để in văn bản có sẵn ra giấy.

HS: Trả lời

GV: Con người điều khiển máy tính thông qua cái gì ?

HS: Thông qua lệnh

GV: Em hiểu thế nào là chương trình?

HS: Nghiên cứu và trả lời theo ý hiểu.

GV: Giải thích về chương trình là gì ?

GV: Chốt, ghi bảng

 

doc128 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học 8 - Năm học 2016 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung hợp lý của một chương trình Pascal là : A. Begin -> Program -> End. B. Program -> End -> Begin. C. End -> Program -> Begin. D. Program -> Begin -> End. Câu 8 : Phần nguyên trong phép chia của hai số nguyên 16 và 5 là : A. 16 div 5 = 1 B. 16 mod 5 = 1 C. 16 div 5 = 3 D. 16 mod 5 = 3 Bài 3 (2điểm) Hãy liệt kê lỗi (nếu có) trong chương trình sau : Var a,b := integer; Const c := 3; Begin a := 200 b := a/c ; write (b); readln; End Bài 4 : Hãy chuyển các biểu thức được viết trong Pascal sau đây thành các biểu thức trong toán học (2điểm) (a + b)*(a – b)* x/y; b/(a*b + c*c); a*a/((3*b – c)*3*b); 1 + 1/2 + 1/(2*3) + 1/(3*4) + 1/(4*5) ĐÁP ÁN : Bài 1: (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm. a. Sai b. Đúng c. Đúng d. Sai Bài 2: (4 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 C D A C B A D C Bài 3: (2 điểm) Câu b: Có 4 lỗi sai, chỉ một lỗi sai được 0,5 điểm. Var a,b: integer; (0,5 điểm). Const c= 3; (0,5 điểm). Begin a := 200; (0,5 điểm.) End. (0,5 điểm). Bài 4:(2điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm. a) (a + b).(a – b). x:y; (0,5 điểm.) b) b:(a.b + c2); (0,5 điểm.) c) a2:((3.b – c).3.b); (0,5 điểm.) d) 1 + 1:2 + 1:(2.3) + 1:(3.4) + 1:(4.5) (0,5 điểm.) 4. Củng cố Giáo viên thu bài 5. Dặn dò : Đọc trước bài luyện Gõ bàn phím nhanh với finger break out (phần 2) IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: TUẦN: 9 Ngày soạn: 15/ 10/ 2016 Tiết: 17 (Theo PPCT) Ngày dạy: 19/ 10/ 2016 Lớp dạy: 8A, 8B LUYỆN GÕ BÀN PHÍM NHANH VỚI FINGER BREAK OUT I. MỤC TIÊU: 1. Mục tiêu theo chuẩn KTKN: a. Kiến thức: Giúp HS hiểu tác dụng của chương trình luyện Gõ phím nhanh và chính xác hơn. b. Kỹ năng: Giới thiệu cho HS cách vào ra và các thành phần chính của chương trình. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, xây dựng bài, tích cực trong hoạt động nhóm 2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực chuẩn: Khả năng làm việc nhóm, khả năng ứng xử các tình huống trong quá trình làm việc nhóm Năng lực riêng: HS có những thao tác nhanh về Gõ bàn phím II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp dạy học trực quan, lấy ví dụ minh họa. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: Máy vi tính, giáo án điện tử, sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, sách GV, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, vở ghi chép, kiến thức đã học, bảng phụ IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định trật tự lớp: (1ph) Kiểm tra sĩ số lớp. Vệ sinh lớp học Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học bài mới Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1ph) Trong chương trình tin học quyển 1 các em được làm quen với phần mềm luyện Gõ phím Mario, chương trình tin học quyển 2 các em được làm quen với phần mềm Gõ phím nhanh typing test, tiếp theo trong chương trình tin học quyển 3 các em được làm quen với phần mềm luyện Gõ phím nhanh nữa đó chính là phân mêm finger break out. Vậy phần mềm này có những tính năng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. b. Tiến trình bài dạy: (35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ Nội Dung Hoạt động 1:Tìm hiểu phần mềm (10ph ) GV: Lớp 7 em đã được làm quen với phần mềm luyện Gõ phím nào ? HS: Trả lời phần mềm Typing test GV: Phần mềm Typing test giúp em rèn luyện kĩ năng gì ? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu mục đích của phần mềm Finger break out. HS: Lắng nghe, ghi chép 1. Giới thiệu phần mềm. Mục đích của phần mềm này là luyện Gõ bàn phím nhanh và chính xác. Hoạt động 2: giới thiệu màn hình chính của phần mềm finger break out (25ph ) GV: Giới thiệu biểu tượng của chương trình. HS: Nêu cách khởi động chương trình. HS: Lên máy chủ thực hiện thao tác khởi động chương trình. GV: Có thể mở rộng cách khởi động qua nút start và làm mẫu. GV: Nhấn ENTER (OK) để chuyển sang màn hình chính của phần mềm. HS: Quan sát màn hình chính để phần biệt các thành phần chính trong màn hình này. HS: Nghiên cứu SGK để nắm được chức năng của các ngón tay tương ứng với màu nào trên bàn phím. GV: Ngón út tay trái Gõ những phím nào ?, ngón áp út phải Gõ những phím nào ? ngón giữa tay trái Gõ những phím nào...? HS: Trả lời theo từng câu hỏi của G. GV: Khi mới khởi động khung trống chưa hiển thị gì. GV: Mở ô Level và giới thiệu mức khó khác nhau của trò chơi. HS: Quan sát và nắm vững cách chọn. GV: Chọn mức chơi và và nhấn start . space bar để bắt đầu. GV: Theo em bây giờ muốn dừng chơi thì làm thế nào ? HS: Trả lời. Muốn dừng chơi, nháy chuột vào nút stop ở khung bên phải. G/S: Muốn thoát khỏi chương trình làm thế nào ? HS : Trả lời: Muốn thoát khỏi phần mềm, nháy nút hoặc tổ hợp phím ALT+F4 2 Màn hình chính của phần mềm a. Khởi động phần mềm Kích đúp vào biểu tượng trên màn hình b. Giới thiệu màn hình chính. Hình bàn phím ở vị trí trung tâm với các phím có vị trí như trên bàn phím. Các phím được tô màu ứng với ngón tay Gõ phím. Khung trống trên màn hình bàn phím là khu vực chơi. Khung bên phải chứa các lệnh và thông tin của lượt chơi. c. Thoát khỏi phần mềm. Muốn dừng chơi, nháy chuột vào nút stop ở khung bên phải. Muốn thoát khỏi phần mềm, nháy nút hoặc tổ hợp phím ALT+F4 CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (7ph) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ thấp Mức độ cao Nêu cách khởi động phần mềm Nhận biết các thành phần trên màn hình làm việc của phần mềm Thực hiện khởi động phần mềm, thoát khỏi phần mềm Dặn dò: (1ph) Đọc trước phần 3 “Hướng dẫn sử dụng trong SGK V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: TUẦN: 9 Ngày soạn:17/ 10/ 2016 Tiết: 18 (Theo PPCT) Ngày dạy: 21/ 10/ 2016 Lớp dạy: 8A, 8B LUYỆN GÕ BÀN PHÍM NHANH VỚI FINGER BREAK OUT (TT) I. MỤC TIÊU: 1. Mục tiêu theo chuẩn KTKN: a. Kiến thức: Giúp HS hiểu tác dụng của chương trình luyện Gõ phím nhanh và chính xác hơn. b. Kỹ năng: Giới thiệu cho HS cách vào ra và các thành phần chính của chương trình. c. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ thực hành, có ý thức bảo vệ tài sản phòng thực hành 2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực chuẩn: Khả năng làm việc nhóm, khả năng ứng xử các tình huống trong quá trình làm việc nhóm Năng lực riêng: HS có những thao tác nhanh về Gõ bàn phím II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp dạy học trực quan, lấy ví dụ minh họa. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: Máy vi tính, giáo án điện tử, sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, sách GV, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, vở ghi chép, kiến thức đã học, bảng phụ IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định trật tự lớp: (1ph) Kiểm tra sĩ số lớp. Vệ sinh lớp học Kiểm tra bài cũ: (6ph) Câu hỏi: Mục đích của phần mềm Finger break out là gì ? Lên khởi động phần mềm. (10đ) Tiến trình bài dạy: (32ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ Nội Dung Hoạt động 1:Hướng dẫn mở đầu (3ph ) GV Giới thiệu bài thực hành trên máy chiếu cho cả lớp quan sát. HS: Lắng nghe. Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng phần mềm(25ph ) GV: Nháy đúp chuột vào biểu tượng . Hướng dẫn HS cách thực hiện trên máy chiếu. HS: Quan sát, làm theo hướng dẫn của GV. GV: Luyện tập mẫu trên máy chiếu cho HS quan sát. HS: Nhận xét, lên thực hiện lại các thao tác của GV vừa thực hiện GV: Gọi 1 HS lên làm mẫu. HS: Quan sát. HS: Cả lớp thực hiện các thao tác luyện Gõ phím trên máy. GV: Quan sát sửa sai cho HS. GV : Giới thiệu về con vật lạ có chức năng gì trong trò chơi. HS: Chú ý lắng nghe 3. Hướng dẫn sử dụng : Bắt đầu chơi nháy nút Start xuất hiện. Nhấn phím space để bắt đầu chơi. Cách chơi : Gõ các phím ứng với kí tự bên trái hoặc bên phải để di chuyển thanh ngang sang trái hoặc phải. Gõ kí tự ở giữa để bắn lên một quả cầu nhỏ. Chú ý nếu có quả cầu lớn thì di chuyển thanh ngang để chặn không cho quả cầu chạm “đất”. Ở mức khó hơn sẽ có các con vật lạ. Nếu để con vật chạm vào thanh ngang sẽ mất một lượt chơi. Hoạt động 3:Hướng dẫn kết thúc(4ph ) GV: nhận xét, lưu ý HS rút kinh nghiệm những li hay gặp phải. HS: Lắng nghe, rút kinh nghiem GV: Cho HS vệ sinh phòng thực hành HS: Vệ sinh phòng thực hành CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (5ph) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ thấp Mức độ cao Nêu cách khởi động phần mềm làm việc của phần mềm Thực hiện luyện Gõ phím nhanh bằng trò chơi của phần mềm finger break out Dặn dò: (1ph) Nêu được 2 cách khởi động phần mềm. Nêu các thành phần chính trên màn hình chính của phần mềm. Xem trước bài 5 “Từ bài toán đến chương trình” V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: TUẦN: 10 Ngày soạn: 20/ 10/ 2016 Tiết: 19 (Theo PPCT) Ngày dạy: 26/ 10/ 2016 Lớp dạy: 8A,8B Bài 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Mục tiêu theo chuẩn KTKN: a. Kiến thức: HS biết khái niệm bài toán, thuật toán. Biết các bước giải bài toán trên máy tính. Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể. b. Kỹ năng: Mô tả được quá trình giải bài toán trên máy bằng 3 bước. Xác định được INPUT, OUTPUT của một bài toán đơn giản. c. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, tích cực trong hoạt động nhóm, chủ động xây dựng bài học 2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực chuẩn: Làm việc trong nhóm, có tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết các xung đột trong quá trình làm việc nhóm. Năng lực riêng: HS hiểu được khái niện bài toán, thuật toán. Xác định INPUT, OUTPUT của bài toán. Khả năng tái hiện kiến thức, sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, vấn đáp, dạy học theo nhóm, kết hợp với phương pháp dạy học trực quan,.... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: Máy vi tính, giáo án điện tử, sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, sách GV, máy chiếu, bảng phụ, các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, vở ghi chép, kiến thức đã học, bảng phụ, dụng cụ học tập IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định trật tự lớp: (1ph) Kiểm tra sĩ số lớp. Vệ sinh lớp học Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1ph) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị về mặt kiến thức của học sinh thông qua một trò chơi. Qua trò chơi ta thấy từ một bài toán ngoài thực tế để có được một chương trình mà máy tính có thể thực hiện cho kết quả cần phải trải qua nhiều bước. Vậy đó là những bước nào? Các em sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay. Mời các em tìm hiểu bài 5 “từ bài toán đến chương trình Tiến trình bài dạy: (35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ Nội Dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bài toán và xác định bài toán (18ph ) GV: Bài toán là khái niệm quen thuộc trong các môn học như Toán, Vật Lí,... HS: Hoạt động nhóm nêu một số bài toán đã được học ở các môn học tự nhiên và bảng nhóm trong thời gian 5 phút. Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận nhóm. GV: Gọi HS các nhóm lên nhận xét, bổ sung. HS: Nhận xét, bổ sung ý kiến nếu có. GV: Nhận xét, tuyên dương các nhóm hoạt động tích cực, phê bình các nhóm hoạt động không có kết quả. GV: Trong đời sống hằng ngày chúng ta thường gặp và giải quyết những công việc phức tạp hơn nhiều nhưng chúng ta thường không để ý đó cũng là một bài toán. GV đưa ra một số ví dụ các bài toán thường ngày vẫn gặp; phân tích ví dụ ?Qua các ví dụ vừa nêu em hểu như thế nào là bài toán. HS: Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. ?Để giải quyết một bài toán tính diện tích tam giác ABC cần xác định những gì. HS: Hoạt động nhóm (2 HS/ nhóm) thảo luận trong thời gian 1 phút, đưa ra câu trả lời. GV: Gọi các nhóm trả lời và nhận xét. GV: ?Vậy theo em để giải được một bài toán cụ thể, ta cần xác định những điều gì . HS: Trả lời: Xác định điều kiện cho trước và kết quả cần thu được của các bài toán đã nêu. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). GV: Nhận xét, cho HS ghi bài. ?Vì sao cần phải xác định các điều kiện của bài toán và kết quả cần thu được của bài toán. HS: Xác định các điều kiện cho trước của bài toán và kết quả cần thu được để có thể lựa chọn cách giải quyết bài toán thích hợp GV: Lấy ví dụ, sau đó đưa ra một số ví dụ yêu cầu các nhóm thảo luận (trong thời gian 5 phút) xác định điều kiện cho trước, kết quả cần đạt được của bài toán. HS: Lắng nghe, thảo luận nhóm ghi kết quả và bảng phụ. GV: Gọi HS trong các nhóm nhận xét câu trả lời các nhóm. HS: Đưa ra nhận xét đánh giá của mình. GV: Nhận xét, chốt lại ý chính cho HS nắm râ HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệp cho những lần làm việc nhóm sau. Bài toán và xác định bài toán: Bài toán: Là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. Để giải quyết bài toán cụ thể, cần xác định bài toán tức là xác định râ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được Ví dụ: a) Tính diện tích tam giác: - Điều kiện cho trước: Một cạnh và đường cao tương ứng với cạnh đó. - Kết quả cần thu được: Diện tích hình tam giác. b) Tìm đường đi tránh các điểm nghẽn giao thông. - Điều kiện cho trước: Vị trí điểm nghẽn giao thông và các con đường có thể đi từ vị trí hiện tại. - Kết quả cần thu được: Đường đi tới vị trí cần tới nhưng không qua điểm nghẽn giao thông. c) Bài toán nấu một món ăn. - Điều kiện cho trước: Các thực phẩm. - Kết quả cần thu được: Một món ăn. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính (17ph ) GV: Mặc dù có nhiều tính năng ưu việt song máy tính vẫn chỉ là công cụ trợ giúp con người trong xử lý thông tin. GV: ?HS nhắc lại cách con người ra lệnh cho máy tính làm việc. GV: Đưa ra các bước giải bài toán rôbốt nhặt rác: 1. Tiến 2 bước; 2. Quay trái, tiến 1 bước; 3. Nhặt rác; 4. Quay phải, tiến 3 bước; 5. Quay trái, tiến 2 bước; 6. Bỏ rác vào thùng; Quy trình thực hiện các bước để điều khiển máy tính thực hiện công việc nhặt rác gọi là gì? HS: Quy trình trên được gọi là thuật toán. GV: ? Vậy thuật toán là gì HS: Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán. GV: Giải thích khái niệm thuật tóan cho HS hiểu. HS: Lắng nghe và ghi nhớ ?Vì sao phải xây dựng thuật tóan. HS: Máy tính không thể tự mình tìm ra lời giải của một bài toán cụ thể. Do đó con người cần phải tư duy tìm tra thuật toán để có thể hướng đẫn cho máy tính thực hiện GV: ?Chỉ cần xác định bài toán và xây dựng thuật toán thì máy tính có thể thực hiện công việc theo yêu cầu của con người không. HS: Tư duy trả lời câu hỏi. GV: Thuật toán là các bước để giải bài toán, còn chương trình là kết quả diễn đạt thuật tóan bằng ngôn ngữ lập trình cụ thể. GV: ?Cho HS quan sát hình thảo luận nhóm và cho viết quá trình giải bài toán trên máy tính diễn ra như thế nào. HS: Hoạt động nhóm thảo luận nêu quá trình giải bài tóan trên máy tính. ?Mỗi bài tóan có phải chỉ có một thuật tóan duy nhất không. GV Lưu ý cho HS mỗi bài toán có thể có nhiều thuật toán khác nhau nhưng đều chỉ cho một kết quả, nhưng mỗi thuật toán chỉ dùng để giải một bài toán cụ thể. HS: Lắng nghê, ghi nhớ GV: Đưa ra ví dụ quá trình giải một bài toán trên máy tính bằng 3 bước: Ví dụ: Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình vuông ? * Xác định bài toán: Điều kiện cho trước: độ dài cạnh hình vuông. Kết quả thu được: chu vi (cv= 4*a), diện tích hình vuông (dt = a2) * Mô tả thuật toán: Nhập vào cạnh hình vuông. Sử dụng các công thức tính chu vi và diện tích để tính toán In kết quả ra màn hình * Viết chương trình: Sử dụng chương trình Pascal để viết chương trình. GV: Việc mô tả thuật toán làm như thế nào các em sẽ được tìm hiểu cụ thể trong phần 3 của bài học này. HS: Lắng nghe GV giảng giải, thực hiện ghi chép Quá trình giải bài toán trên máy tính: Thuật toán: Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán. Quá trình giải bài toán trên máy: + Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán, xác định thông tin vào (Input), thông tin ra (output). + Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và các lệnh cần thực hiện. + Viết chương trình: Dựa vào thuật toán để viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình. Câu hỏi, bài tập đánh giá: (8ph) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ thấp Mức độ cao ? Em hãy nêu các bước giải bài toán trên máy tính Hãy chọn phát biểu sai: Việc thực hiện cả 3 bước khi giải bài toán trên máy tính là cần thiết, nhất là đối với bài toán phức tạp. Xác định bài toán là xác định râ Các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán được gọi là thuật toán. Đối với mỗi bài toán cụ thể chúng ta chỉ có 1 thuật toán duy nhất để giải bài toán đó trên máy tính. Câu1: Hãy chỉ ra Input và Output của bài toán sau: Tìm số lớn nhất trong 3 số a, b, c. Dặn dò: (1ph) Về nhà học khái niệm bài toán, thuật toán, xác định bài toán, các bước giải bài toán trên máy tính. Làm bài tập số 1 SGK trang 45. Lớp chuẩn bị 6 bảng phụ, đọc trước Nội Dung mục “ thuật toán và mô tả thuật toán” V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: TUẦN: 10 gày soạn: 20/ 10/ 2016 Tiết: 20 (Theo PPCT) Ngày dạy: 28/ 10/ 2016 Lớp dạy: 8A Bài 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Mục tiêu theo chuẩn KTKN: a. Kiến thức: HS biết khái niệm bài toán, thuật toán. Biết các bước giải bài toán trên máy tính. Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể. b. Kỹ năng: Mô tả được quá trình giải bài toán trên máy bằng 3 bước. Xác định được INPUT, OUTPUT của một bài toán đơn giản. c. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, tích cực trong hoạt động nhóm, chủ động xây dựng bài học 2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực chuẩn: Làm việc trong nhóm, có tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết các xung đột trong quá trình làm việc nhóm. Năng lực riêng: HS hiểu được khái niện bài toán, thuật toán. Xác định INPUT, OUTPUT của bài toán. Mô tả thuật toán cho một số bài toán cơ bản Khả năng tái hiện kiến thức, sử dụng kiến thức để mô tả thuật toán II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, vấn đáp, dạy học theo nhóm, kết hợp với phương pháp dạy học trực quan,.... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: Máy vi tính, giáo án điện tử, sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, sách GV, máy chiếu, bảng phụ, các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, vở ghi chép, kiến thức đã học, bảng phụ, dụng cụ học tập IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định trật tự lớp: (1ph) Kiểm tra sĩ số lớp. Vệ sinh lớp học Kiểm tra bài cũ: (3ph) Câu hỏi: Nêu các bước giải bài toán trên máy tính? (10đ) Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1ph) Ở tiết học trước các em biết được quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước: Xác định bài toán, mô tả thuật toán, viết chương trình. Vậy mô tả thuật toán là làm những việc gì? Các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Mời các em tìm hiểu phần tiết theo của bài 5 “từ bài toán đến chương trình Tiến trình bài dạy: (32ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ Nội Dung Hoạt động 1: Tìm hiểu thuật toán và mô tả thuật toán (32ph ) GV: Nhiều công việc chúng ta thường làm mà không phải suy nghĩ nhiều, tuy nhiên nếu hệ thống lại, ta có thể thấy thực chất đó là những thuật toán. ?HS nhắc lại khái niệm thuật toán và quá trình giải bài toán trên máy. GV: Chiếu bài toán, yêu cầu các nhóm thảo luận và xác định bài toán HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý lên màn hình cho HS quan sát. ?HS hoạt động nhóm nêu thuật toán cho ví dụ từ INPUT và OUTPUT đó được xác định. HS đại diện các nhóm trả lời. GV: Nhận xét chốt lại thuật toán cho HS quan sát. HS: quan sát ví dụ SGK/ tr 39. ?HS xác định INPUT và OUTPUT vào bảng nhóm. HS trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. ?HS hoạt động nhóm nêu thuật toán cho ví dụ từ INPUT và OUTPUT đó được xác định. HS: Đại diện các nhóm trả lời. GV: Nhận xét. HS: quan sát ví dụ SGK/ tr 40. ?HS xác định INPUT và OUTPUT vào bảng nhóm. HS trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. ?HS hoạt động nhóm nêu thuật toán cho ví dụ từ INPUT và OUTPUT đó được xác định. HS: Đại diện các nhóm trả lời. GV: Nhận xét. GV: Các bước của thuật toán được thực hiện một cách tuần tự theo trình tự như đó được chỉ ra. HS: Nêu lại khái nhiệm thuật toán. 3. Thuật tóan và mô tả thuật tóan. Ví dụ 1: Pha trà mời khách Xác định INPUT và OUTPUT: + INPUT: Trà, nước sôi, ấm, chén. +OUTPUT: Chén trà đó pha để mời khách. Thuật toán: +Bước 1: Tráng ấm, chén bàng nước sôi. +Bước 2: Cho trà vào ấm. +Bước 3: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút. +Bước 4: Rót trà ra chén để mời khách. Ví dụ 2: Giải PT bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0. Xác định INPUT và OUTPUT: + INPUT: Các số b, c. + OUTPUT: Nghiệm của PT bậc nhất. Thuật toán: + Bước 1: Nếu b = 0 chuyển tới bước 3. + Bước 2: Tính nghiệm của PT x = - c/b và chuyển tới bước 4. + Bước 3: Nếu c ¹ 0 thông báo PT đó cho vô nghiệm. Ngược lại nếu c = 0 thông báo PT có vô số nghiệm. + Bước 4: Kết thúc. Ví dụ 3: Làm món trứng tráng. Xác định INPUT và OUTPUT: + INPUT: Trứng, dầu ăn, muối, hành. +OUTPUT: Trứng tráng. Thuật toán: + Bước 1: Đập trứng, tách vỏ và cho trứng vào bát. + Bước 2: Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát trứng. Dùng đũa khuấy mạnh cho đến khi đều. + Bước 3: Cho một thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi đổ trứng vào. Đun tiếp trong khoảng 1 phút. + Bước 4: Lật mặt trên của miếng trứng úp xuống dưới. Đun tiếp trong khoảng 1 phút. + Bước 5: Lấy trứng ra đĩa. ]Thuật toán là dạy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định thu được kết quả tử những điều kiện cho trước Câu hỏi, bài tập đánh giá: (7ph) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ thấp Mức độ cao ? Em hãy nêu khái niệm thuật toán Mô tả thuật toán cho các bài toán sau: Tính tổng các số chẵn của các số tự nhiên từ 1 đến 100 Dặn dò: (1ph) Học bài cũ, làm bài tập 2,3 SGK.45. Xem trước Nội Dung ví dụ 2, ví dụ 3, ví dụ 4 mục 4 bài “Từ bài toán đến chương trình”. Lớp chuẩn bị 6 bảng phụ, đọc trước Nội Dung mục “ thuật toán và mô tả thuật toán” V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: TUẦN: 11 Ngày soạn: 28/ 10/ 2016 Tiết: 21 (Theo PPCT) Ngày dạy: 2/ 11/ 2016 Lớp dạy: 8A Bài 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: Mục tiêu theo chuẩn KTKN: a. Kiến thức: HS biết khái niệm bài toán, thuật toán. Biết các bước giải bài toán trên máy tính. Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể. b. Kỹ năng: Mô tả được quá trình giải bài toán trên máy bằng 3 bước. Xác định được INPUT, OUTPUT của một bài toán đơn giản. c. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, tích cực trong hoạt động nhóm, chủ động xây dựng bài học 2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực chuẩn: Làm việc trong nhóm, có tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết các xung đột trong quá trình làm việc nhóm. Năng lực riêng: HS hiểu được khái niện bài toán, thuật toán. Xác định INPUT, OUTPUT của bài toán. Khả năng tái hiện kiến thức, sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, vấn đáp, dạy học theo nhóm, kết hợp với phương pháp dạy học trực quan,.... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: Máy vi tính, giáo án điện tử, sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, sách GV, máy chiếu, bảng phụ, các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3, vở ghi chép, kiến thức đã học, bảng phụ, dụng cụ học tập IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định trật tự lớp: (1ph) Kiểm tra sĩ số lớp. Vệ sinh lớp học Kiểm tra bài cũ: (3ph) Câu hỏi: Xác định INPUT và OUTPUT, mô tả thuật toán cho bài toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0 (10đ) Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1ph) Tiết trước các em đã mô tả một số thuật toán. Để củng cố thêm về mô tả thuật toán Các em tìm hiểu thêm một số ví dụ trong tiết học này. Mời các em tìm hiểu phần tiết theo của bài 5 “từ bài toán đến chương trình Tiến trình bài dạy: (32ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ Nội Dung Hoạt động 1: Tìm hiểu một số ví dụ về thuật toán (32ph ) ?HS nhắc lại quá trình giải bài toán trê máy tính. HS: Quan sát ví dụ 2 SGK/ tr 42. GV: Yêu cầu HS xác định INPUT và OUTPUT. GV: Cho HS hoạt động nhóm thảo luận xác định bài toán. HS: Các nhóm nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. HS: Hoạt động nhóm nêu các bước để mô tả cho thuật toán. GV: Quan sát, gợi ý và hướng dẫn các nhóm. HS: Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm đối chiếu, nhận xét. GV: Nhận xét và giải thích lại các bước cho HS hiểu. HS: Quan sát ví dụ 3 SGK/ tr 42. GV: Yêu cầu HS xác định INPUT và OUTPUT. GV: Cho HS hoạt động nhóm thảo luận. HS: Các nhóm nhận xét. GV: Nhận xét. HS: hoạt động nhóm nêu các bước để mô tả cho thuật toán. GV: Quan sát, gợi ý và hướng dẫn các nhóm. HS: Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm đối chiếu, nhận xét. GV: Nhận xét và giải thích lại các bước cho HS hiểu. HS: Quan sát ví dụ 4 SGK/ tr 42. GV: Yêu cầu HS xác định INPUT và OUTPUT. GV: Cho HS hoạt động nhóm thảo luận. HS: Các nhóm nhận xét. GV: Nhận xét. HS: hoạt động nhóm nêu các bước để mô tả cho thuật toán. GV: Quan sát, gợi ý và hướng dẫn các nhóm. HS: Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm đối chiếu, nhận xét. GV: Nhận xét và giải thích lại các bước cho HS hiểu. GV Lưu ý thêm cho HS sử dụng biến trung gian để hoán đổi và lấy ví dụ minh hoạ. 4. Một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1 phat trien nang luc_12431016.doc
Tài liệu liên quan