I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết khả năng thay đổi phông chữ và cỡ chữ trên văn bản của phần mềm soạn thảo.
- Thực hiện được các thao tác chọn phần văn bản, chọn cỡ chữ và phông chữ cho phù hợp.
- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. Học sinh: tập, bút.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 3, 4, 5 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 24
Khối
Môn
Tên bài
3
Tin học
Ch V – Bài 2: Chữ hoa
4
Tin học
Ch V - Bài 3,4: Cỡ chữ và phông chữ
5
Tin học
Ch V - Bài 4: Thực hành tổng hợp
LỚP 3
BÀI 2: CHỮ HOA (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách sử dụng phím Shift, phím Caps Lock khi gõ chữ hoa.
- Học sinh biết gõ chữ hoa không dấu.
- Yêu thích môn học hơn, rèn tính cẩn thận, phát triển tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy. Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại các phím có vai trò đặc biệt trong soạn thảo.
2. Bài mới:
Hôm nay, các em sẽ làm quen với một số phím có vai trò đặc biệt trong soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo Word.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Hỏi học sinh:
- Có thường viết chữ hoa không?
- Thường viết trong những trường hợp nào?
- Lúc em gõ các phím trên bàn phím thì kết quả em sẽ được chữ gì?
b. Hoạt động 2:
* Giới thiệu phím Caps Lock:
Caps Lock là một đèn nhỏ nằm ở phía trên bên phải bàn phím. Khi em nhấn vào phím Caps Lock trên bàn phím thì đèn này sẽ bật. Lúc đó tất cả các kí tự trên bàn phím em gõ được sẽ là chữ hoa. Nhấn phím Caps Lock lại một lần nữa để bỏ viết hoa.
* Giới thiệu phím Shift.
- Phím Shift có rất nhiều chức năng. Một trong những chức năng là dùng để viết hoa.
- Để viết hoa bằng phím Shift, ta phải bấm đồng thời 2 phím: phím Shift + phím cần viết hoa.
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- Cho một số bài tập, yêu cầu học sinh thực hành.
- Quan sát học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt lại bài.
- Chú ý: Thao tác viết hoa.
- Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Có.
- Tên bài học, danh từ riêng.
- Chữ thường.
- Lắng nghe
- Học sinh thực hành.
- Lắng nghe.
LỚP 3
BÀI 2: CHỮ HOA (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách sử dụng phím Shift, phím Caps Lock khi gõ chữ hoa.
- Học sinh biết gõ chữ hoa không dấu.
- Yêu thích môn học hơn, rèn tính cẩn thận, phát triển tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy. Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại các phím có vai trò đặc biệt để viết hoa.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới:
Hôm nay, các em sẽ tiếp tục làm quen với một số phím có vai trò đặc biệt trong soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo Word.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Yêu cầu học sinh:
- Gõ phím “hai chấm, dấu nháy kép" từ bàn phím.
- Thế thì khi gõ phím dấu hai chấm, ta sẽ được dấu gì?
- Vậy làm thế nào để ta gõ được các phím đó. Trên bàn phím có nhiều phím có 2 kí tự. Nếu ta gõ bình thường thì kí tự phía dưới sẽ được hiển thị trên mà hình. Nếu ta kết hợp phím Shift với phím có 2 kí tự thì kí tự phía trên sẽ được hiển thị trên màn hình.
b. Hoạt động 2:
- Khi ta đang soạn thảo văn bản, bỗng dưng có một hoặc nhiều chỗ sai lỗi chính tả thì ta phải làm sao?
- Vậy phải sửa bằng cách nào?
- Cô sẽ giới thiệu cho các em 2 phím có chức năng sửa đó là phím Backspace và phím Delete. Yêu cầu học sinh tìm 2 phím đó trên bàn phím.
+ Phím Backspace dùng để xóa chữ bên trái con trỏ soạn thảo.
+ Phím Delete dùng để xóa chữ bên phải con trỏ soạn thảo.
* Chú ý: Nếu xóa nhằm một chữ, hãy nháy chuột vào nút lệnh Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z, chữ bị xóa sẽ hiện lại trên màn hình.
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- Cho một số bài tập, yêu cầu học sinh thực hành.
- Quan sát học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt lại bài.
- Chú ý: Thao tác viết hoa.
- Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Không được.
- Dấu chấm phẩy (;).
- Thảo luận – trả lời.
- Phải sửa lại.
- Tìm 2 phím và nêu vị trí của 2 phím đó trên bàn phím.
Học sinh thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
LỚP 4
BÀI 3,4: CỠ CHỮ VÀ PHÔNG CHỮ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết khả năng thay đổi phông chữ và cỡ chữ trên văn bản của phần mềm soạn thảo.
- Thực hiện được các thao tác chọn phần văn bản, chọn cỡ chữ và phông chữ cho phù hợp.
- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Có bao nhiêu cách căn lề của một văn bản? Hãy kể tên những cách đó.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách chọn cỡ chữ, phông chữ khi trình bày văn bản.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
Giới thiệu:
- Cho HS quan sát những bài thực hành có nhiều cỡ chữ, phông chữ khác nhau.
+ Ta có thể chọn cỡ chữ, phông chữ trước khi gõ văn bản hay không?
+ Ta có thể chọn cỡ chữ, phông chữ sau khi gõ văn bản hay không?
- Kết luận: Tuỳ vào đoạn văn bản mà ta có những cỡ chữ phù hợp để đoạn văn bản có tính thẩm mĩ.
b. Hoạt động 2:
Các bước thực hiện chọn cỡ chữ, phông chữ:
Sau khi khởi động phần Word thì tiến hành chọn cỡ chữ, có 2 cách để chọn cỡ chữ.
- GV giới thiệu, thực hiện cho HS quan sát từng cách.
- Tiếp tục tiến hành chọn phông chữ.
- Gọi một vài học sinh lên thực hiện lại cách chọn phông chữ, cỡ chữ.
c. Hoạt động 3:
Thực hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập theo mẫu yêu cầu.
- Quan sát thao tác của HS để kịp thời sữa chữa sai sót.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của hs.
- Nhắc lại cách chọn cỡ chữ.
- Yêu vầu hs về nhà xem lại bài để buổi sau thực hành tốt hơn.
- Nhận xét lớp.
- Có 4 cách; căn trái, căn phải, căn giữa, căn thẳng 2 biên.
- Nhận xét.
- Chú ý quan sát và lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Có thể.
- Có thể.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe + quan sát.
- Chú ý lắng nghe, quan sát.
- HS lên thực hiện.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm.
LỚP 4
BÀI 3,4: CỠ CHỮ VÀ PHÔNG CHỮ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết khả năng thay đổi phông chữ và cỡ chữ trên văn bản của phần mềm soạn thảo.
- Thực hiện được các thao tác chọn cỡ chữ và phông chữ cho phù hợp.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Thực hiện thao tác chọn cỡ chữ và phông chữ..
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
Bài học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách thay đổi phông chữ, cỡ chữ khi trình bày văn bản.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
Giới thiệu cách thay đổi cỡ chữ
- Sau khi khởi động phần Word thì ta tiến hành thay đổi cỡ chữ.
- Các bước thực hiện:
+ Chọn phần văn bản cần thay đổi cỡ chữ.
+ Nháy chuột vào mũi tên bên phải ô cỡ chữ.
+ Nháy chuột vào cỡ chữ em muốn chọn.
- Gọi học sinh lên thực hiện lại.
b. Hoạt động 2:
Giới thiệu cách thay đổi phông chữ:
- Sau khi khởi động phần Word thì ta tiến hành thay đổi cỡ chữ.
- Các bước thực hiện:
+ Chọn phần văn bản cần thay đổi phông chữ.
+ Nháy chuột vào mũi tên bên phải ô phông chữ.
+ Nháy chuột vào phông chữ em muốn chọn.
- Gọi học sinh lên thực hiện lại.
- Kết luận: Tuỳ vào loại văn bản mà ta có thể chọn phông chữ phù hợp.
c. Hoạt động 3:
Thực hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập theo mẫu yêu cầu.
- Quan sát thao tác của HS để kịp thời sữa chữa sai sót.
4. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét quá trình thực hành của HS.
- Nhắc lại cách chọn cỡ chữ và phông chữ.
- Thực hiện.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở.
- Lên thực hiện.
- Chú ý lắng nghe + quan sát.
- Lắng nghe.
- Lên thực hiện.
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv.
- Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm.
LỚP 5
BÀI 7: THỰC HÀNH TỔNG HỢP(2 TIẾT)
Mục tiêu:
Luyện tập kỹ năng gõ văn bản mười ngón tay.
Vận dụng kết hợp các kiến thức và kỹ năng đã học để trình bày văn bản.
Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, máy chiếu. HS: Vở ghi, bút ghi.
III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1: Kiểm tra bài cũ
Hãy vẽ lá cờ và chèn vào văn bản.
Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây
Anh đến Cu – Ba một tháng ngày
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đảo tươi một dải lụa đào bay
2: Giới thiệu bài mới
HĐ1: Bài 1: Hãy gõ bài T1, T2 / 93, 94 SGK
HĐ2: Bài 2: Hãy trình bày bài sau:
Một đoàn tàu chở hàng đang xình xịch chạy, phun khói trắng xóa. Phía trước là đầu máy rồi đến năm toa nối nhau. Toa cuối cùng là toa bỏ không vừa chạy vừa hò hét to nhất.
Toa củi chạy trước nó liền hỏi:
- Có gì mà cậu hò hét điếc cả tai thế?
Chiếc toa không liền trả lời:
- Tớ là một cái toa danh tiếng lừng lẫy. Tuần trước tớ đã chở một con sư tử cho vườn bách thú đấy nhé!
3. Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét và đánh giá bài học
- Yêu cầu HS ôn lại tất cả các kiến thức trong chương soạn thảo văn bản.
- Thực hành.
- Quan sát thực hành.
- Lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 23.doc