I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt, biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey, biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ.
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy. Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 3, 4, 5 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 25
Khối
Môn
Tên bài
3
Tin học
Ch V – Bài 3: Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
4
Tin học
Ch V - Bài 5: Sao chép văn bản
5
Tin học
Ch VI – Bài 1: Tiếp tục với câu lệnh lặp
LỚP 3
BÀI 3: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt, biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey, biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ.
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy. Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì?
- Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới:
Ta đã biết được một số phím đặc biệt trên bàn phím rồi. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách gõ các chữ có mang dấu chưa có dấu thanh.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Yêu cầu học sinh:
- Học sinh quan sát bàn phím sau đó bảo 2 học sinh tìm trên bàn phím các chữ đặc trưng của tiếng Việt như â, ư..
- Tiếp tục tìm hiểu và liệt kê các chữ khác của tiếng Việt không thể gõ được từ bàn phím.
- GV giới thiệu về phần mềm gõ tiếng Việt có dấu.
- HS lên bảng liệt kê các từ không thể gõ từ bàn phím.
b. Hoạt động 2:
* Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
- Giới thiệu quy tắc để gõ chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
Ví dụ: Để gõ hai chữ: Đêm trăng, em gõ như sau: D9e6m tra8ng
- Gọi học sinh lên bảng viết các từ sau: Xôn xao, Lên nương, Âu Cơ, Thăng Long, Cô tiên, Đi chơi.
- Gọi học sinh lên bảng viết kết quả những từ đã liệt kê trước đó.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách bỏ dấu.
- Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
- Là phần mềm Word.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh không tìm thấy.
- Thảo luận – trả lời, ghi vở những từ liệt kê.
- HS lắng nghe.
- ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
- Ghi vở.
- Xem – ghi ví dụ.
- 3 học sinh lên bảng, các học sinh còn lại thì viết bảng con.
- Ghi vở.
- Thực hành viết – viết vào vở.
- Lắng nghe.
LỚP 3
BÀI 3: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt, biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey, biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ.
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy. Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì?
- Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word.
- Quy tắc bỏ các dấu không có dấu thanh.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới:
Ta đã biết cách viết chữ thường và bỏ các dấu cho các từ không có dấu thanh bằng các kí tự trên bàn phím rồi. Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em cách gõ các chữ hoa có mang dấu chưa có thanh.
3. Các hoạt động:
c. Hoạt động 3:
* Yêu cầu học sinh:
- Học sinh nhắc lại các từ không có dấu thanh đã học ở bài trước.
- HS lên bảng viết lại các từ ấy bằng chữ hoa.
- Nhắc học sinh viết ở một phần phía bên trái vở.
d. Hoạt động 4:
* Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ
- Giới thiệu cách gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.
Ví dụ: Để gõ chữ MƯA XUÂN em gõ như sau:
MU7A XUA6N
- Gọi học sinh lên bảng viết các từ sau: XÔN XAO, LÊN NƯƠNG, ÂU CƠ, THĂNG LONG, CÔ TIÊN, ĐI CHƠI.
e. Hướng dẫn thực hành:
- Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành.
- Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách bỏ dấu.
- Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
- Là phần mềm Word.
- Nháy đúp chuột lên biều tượng.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
- Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ
- Ghi vở những từ liệt kê.
- Ghi vở.
- Lắng nghe.
- Xem – ghi ví dụ.
- Lần lượt 3 học sinh lên bảng, các học sinh còn lại thì viết bảng con.
- Ghi vở.
- Học sinh thực hành.
- Lắng nghe.
LỚP 4
BÀI 5: SAO CHÉP VĂN BẢN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách sao chép văn bản, biết sử dụng các nút lệnh Sao chép và Dán để sao chép.
- Vận dụng thao tác sao chép và dán với những đoạn văn bản giống nhau.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Thực hiện thao tác chọn cỡ chữ và phông chữ.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
Trong bài trước, cô đã hướng dẫn các em cách chọn cỡ chữ và phông chữ, đến bài này cô sẽ hướng dẫn các em cách sao chép nội dung văn bản.
3. Các hoạt động.
a. Hoạt động 1:
- Yêu cầu hs đọc kĩ hai khổ thơ (SGK - trang 81).
Hỏi: Em thấy từ trăng và câu Trăng ơi.....từ đâu đến? được lặp lại bao nhiêu lần?
- Nếu em gõ nhiều lần cùng một nội dung như vậy thì mất rất nhiều thời gian. Vậy có cách nào có thể giúp tiết kiệm thời gian không?
- Nhận xét.
- Như vậy, để sao chép thì ta sẽ thực hiện như thế nào?
b. Hoạt động 2: Cách sao chép văn bản.
- Hướng dẫn các bước thực hiện để sao chép văn bản.
* Chú ý:
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C thay cho việc nhấn nút sao chép.
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+ V thay cho việc nhấn nút dán.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- Y/c HS gõ hai khổ thơ (trang 81- SGK) sử dụng thao tác sao chép để tiết kiệm thời gian.
- Yêu cầu hs thực hành.
- Quan sát và hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của hs.
- Nêu tóm tắt cách sao chép văn bản.
- Về nhà xem lại bài để tiết tới thực hành cho thật tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hành chọn cỡ chữ và phông chữ.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Trả lời câu hỏi.
+ Câu trăng ơi... từ đâu đến? xuất hiện 3 lần.
- Thảo luận nhóm đôi + trả lời: đó là sao chép những phần giống nhau.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở.
- Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở.
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm.
- Chú ý lắng nghe
LỚP 4
BÀI 5: SAO CHÉP VĂN BẢN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn lại cách sao chép văn bản.
- HS nhận biết: nếu trong một văn bản mà có nhiều nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta không cần gõ lại nội dung đó vì sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.
- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đánh máy.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ và phông chữ.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác sao chép và dán. Đến tiết này các em sẽ thực hành với các thao tác này.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại cách sao chép và dán một đoạn văn bản:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách sao chép văn bản.
- Nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
- GV vừa thực hiện lại thao tác sao chép và thao tác dán vừa giải thích các bước thực hiện
b. Hoạt động 2: Thực hành:
- Yêu cầu HS gõ hai khổ thơ của bài thơ: "Trăng ơi... từ đâu đến?" có sử dụng thao tác sao chép để tiết kiệm thời gian.
- Quan sát thao tác thực hành của HS để sửa lỗi khi gõ sai.
- Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu HS gõ tiếp hai khổ thơ của bài thơ: "Trăng ơi... từ đâu đến?" có sử dụng thao tác sao chép và dán.
- Quan sát và yêu cầu học sinh sửa lỗi khi gõ sai.
- Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu sao chép tất cả nội dung vừa thực hành thành 1 bài giống như vậy.
- Quan sát học sinh thực hành và ghi điểm cho những hs thực hành tốt.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.
- Nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để sao chép đoạn văn bản giống nhau để tiết kiệm thời gian.
- Lên thực hành cho lớp xem.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- 2 HS lên thực hiện lại thao tác cho cả lớp xem.
- Chú ý lắng nghe, quan sát.
- Lắng nghe + thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.
LỚP 5
BÀI 1: TIẾP TỤC VỚI CÂU LỆNH LẶP (2 TIẾT)
I.MỤC TIÊU
- Nhớ lại những kiến thức về câu lệnh lặp đã học.
- Biết cách sử dụng câu lệnh lặp để vẽ các hình vẽ đơn giản.
- Thái độ yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ
-GV: giáo án, máy chiếu, phần mềm Logo. HS: Vở ghi và bút ghi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ
- Gọi học sinh lên nhắc lại cấu trúc cú pháp của câu lệnh lặp?
- Nhận xét, tuyên dương.
2.Bài mới
- Cô và các em đã được tìm hiểu về câu lệnh lặp trong chương thế giới logo của em trong chương trình lớp 4. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những kiến thức mới về câu lệnh lặp.
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Ôn lại câu lệnh lặp
-Gọi HS lên thực hiện hai đoạn lệnh sau đây và so sánh kết quả nhận được:
FD 50 RT 60 FD 50 RT 60 FD 50 RT 60
FD 50 RT 60 FD 50 RT 60 FD 50 RT 60
Và REPEAT 6[FD 50 RT 60]
Hoạt động 2: Tìm hiểu về câu lệnh lặp lồng nhau:
-GV giới thiệu về tác dụng của việc thực hiện câu lệnh lặp lồng nhau.
- Thực hiện một số ví dụ trên máy chiếu cho HS quan sát.
- Yêu cầu học sinh lên thực hành vẽ chiếc khăn thêu bằng cách sử dụng câu lệnh lặp.
Hoạt động 3: Thực hành:
-Yêu cầu HS thực hành các bài trong SGK/98,99.
- Quan sát, sửa sai cho HS.
4.Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại bài học, về nhà chuẩn bị bài mới.
Trả lời.
Nhận xét.
Lắng nghe, ghi bài.
Lên thực hiện.
Lắng nghe.
Quan sát.
Thực hiện.
Thực hành.
Lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 24.doc