I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.
- Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ và dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.
2. Kĩ năng:
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.
- Biết cách sửa lỗi khi gõ sai từ.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, hứng thú học môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành.
- Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 3, 4, 5 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 26
Khối
Môn
Tên bài
3
Tin học
Ch V – Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng
4
Tin học
Ch V - Bài 6: Trình bày chữ đậm, nghiêng
5
Tin học
Ch VI – Bài 2: Thủ tục trong Logo
LỚP 3
BÀI 4: DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách gõ các từ có dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã.
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy. Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì?
- Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- Học sinh quan sát bàn phím sau đó bảo 2 học sinh tìm trên bàn phím các chữ có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng.
- Gọi học sinh liệt kê vài từ khác của tiếng Việt có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng.
b. Hoạt động 2:
* Gõ các dấu “ sắc, huyền, nặng”
- Em gõ theo quy tắc: “Gõ chữ trước, gõ dấu sau”.
Để có dấu Telex Vni
Sắc (/) S 1
Huyền (\) F 2
Nặng (.) J 5
Ví dụ:
- Gọi học sinh lên bảng viết kết quả những từ đã liệt kê trước đó.
- Gọi học sinh lên bảng viết một số ví dụ.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách bỏ dấu sắc, huyền, nặng.
- Xem lại các bài đã học về viết hoa, xóa từ, cách gõ dấu đã được học để chuẩn bị thực hành ở tiết tới.
- Là phần mềm Word.
- Nhắp 2 lần chuột lên biều tượng của Word trên màn hình.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh không tìm thấy.
- Thảo luận – trả lời, ghi vở những từ liệt kê.
- Ghi vở.
- Xem – ghi ví dụ.
- 3 học sinh lên bảng, các học sinh còn lại thì viết bảng con.
- Lắng nghe.
LỚP 3
BÀI 4: DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.
- Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ và dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.
2. Kĩ năng:
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.
- Biết cách sửa lỗi khi gõ sai từ.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, hứng thú học môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành.
- Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Bố trí vị trí thực hành.
- GV phân công vị trí thực hành cho từng học sinh và yêu cầu các em ngồi đúng vị trí thực hành.
2. Bài mới:
Để đánh giá khả năng tiếp thu bài của các em trong quá trình học tập, hôm nay chúng ta sẽ có một buổi ôn tập thực hành về các dấu mà chúng ta đã học, cách viết hoa, sữa lỗi khi viết sai từ.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Yêu cầu học sinh:
- Nhắc lại các phím dùng để viết hoa.
- Nhắc lại các phím xóa.
- Nhắc lại các chữ có dấu và các dấu đã được học.
b. Hoạt động 2:
Hướng dẫn thực hành:
- Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành.
- Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách bỏ các dấu đã học.
- Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
- Ngồi đúng vị trí do giáo viên chỉ định.
- Lắng nghe.
- Caps Lock, Shift.
- Backspace, Delete.
- ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ, dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
LỚP 4
BÀI 7: TRÌNH BÀY CHỮ ĐẬM, NGHIÊNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu cách sử dụng các nút lệnh B và I để trình bày chữ đậm và chữ nghiêng.
- Vận dụng để trình bày trong văn bản những chỗ có chữ đậm và chữ nghiêng.
- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên thực sao chép một đoạn văn bản mẫu thành 2 đoạn giống nhau.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác sao lưu và mở một văn bản. Đến tiết này cô sẽ hướng dẫn các em thao tác tạo chữ đậm và chữ nghiêng.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Cách tạo chữ đậm:
- GV mở một bài thực hành đã trình bày sẵn chữ thường, chữ đậm và chữ nghiêng sau đó yêu cầu HS cho biết:
Bác Hồ của chúng em, Bác Hồ của chúng em, Bác Hồ của chúng em
+ Điểm giống nhau giữa ba dòng trên?
+ Sự khác nhau giữa ba dòng trên?
- Để thực hiện thao tác in đậm ta sẽ thực hiện theo các bước sau:
+ B1: Chọn (bôi đen) phần văn bản cần tô đậm.
+ Nhắp chuột trái vào chữ B trên thanh công cụ.
(Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + B)
- Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ in đậm).
b. Hoạt động 2: Tạo chữ nghiêng cho văn bản:
- Để định dạng chữ nghiêng cho văn bản, ta sẽ thực hiện theo các bước sau:
+ B1: Chọn (bôi đen) văn bản cần in nghiêng.
+ Nhắp chuột trái vào chữ I trên thanh công cụ.
(Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + I)
- Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ in nghiêng).
c. Hoạt động 3: Thực hành:
Gõ bài thơ “Nắng Ba Đình” và trình bày theo mẫu.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.
- yêu cầu học sinh phải nắm được cách để tạo chữ đậm và nghiêng.
- Lên thực hành cho lớp xem.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát.
- Ba nội dung giống nhau
- Cách trình bày khác nhau.
- Lắng nghe + ghi vỏ.
- Chú ý quan sát.
- Lắng nghe – ghi vở.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.
LỚP 4
BÀI 7: TRÌNH BÀY CHỮ ĐẬM, NGHIÊNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu cách sử dụng các nút lệnh B và I để trình bày chữ đậm và chữ nghiêng.
- Vận dụng để trình bày trong văn bản những chỗ có chữ đậm và chữ nghiêng.
- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ, tạo chữ đậm, nghiêng cho văn bản mẫu.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại cách tạo chữ đậm, chữ nghiêng:
- GV Y/C HS nhắc lại cách tạo chữ đậm cho đoạn văn mẫu.
- Y/ C HS lên thực hiện.
- Nhận xét – ghi đểm.
- GV Y/C HS nhắc lại cách tạo chữ nghiêng cho đoạn văn mẫu.
- Y/ C HS lên thực hiện
- Nhận xét – ghi đểm.
- GV nhắc lại thao tác tạo chữ đậm, chữ nghiêng một lần nữa.
* Ngoài việc tạo chữ đậm, nghiêng ta còn có thể tạo đường gạch dưới (dấu gạch chân) cho văn bản.
b. Hoạt động 2: Tạo đường gạch dưới cho văn bản:
- Để định dạng dấu gạch chân cho văn bản, ta sẽ thực hiện theo các bước sau:
+ B1: Chọn (bôi đen) văn bản cần gạch chân
+ Nhắp chuột trái vào chữ U trên thanh công cụ.
(Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + U)
- Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ gạch chân).
c. Hoạt động 3: Thực hành:
- Bằng tất cả những gì đã học được, en hãy thực hiện bài thực hành theo mẫu.
- Quan sát, sửa chữa những sai sót cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.
- GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để tạo chữ đậm và nghiêng.
- Lên thực hành cho lớp xem.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lên thực hiện – nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lên thực hiện – nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Lắng nghe – ghi vở.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.
LỚP 5
BÀI 2: THỦ TỤC TRONG LOGO (TIẾT 1)
I. Mục Tiêu:
- Nhận biết được khái niệm thủ tục dùng trong đời sống. Từ đó có mối liên hệ trực quan để dễ tiếp thu khái niệm thủ tục trong LOGO.
- Nhận biết dấu hiệu khởi đầu (từ khóa TO) và kết thúc ( từ khóa END) của một thủ tục, biết cách quy ước đơn giản trong cách đặt tên thủ tục Logo.
- Rèn thái độ học nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, bài giảng.
Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
Gọi vài ba học sinh lên bảng thực hiện
Câu 1:Em hãy viết tên cấu trúc câu lệnh lặp?
Câu 2:Sử dụng câu lệnh lặp để viết lệnh vẽ hình ngũ giác?
- GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm
3. Bài mới
GV giới thiệu bài ghi tiêu đề
Hoạt động 1: Khái niệm về thủ tục
- GV nêu em hãy thêm bớt để được một công việc hoàn chỉnh vào buổi sáng của em?
1. Thức dậy; 2. Đánh răng rửa mặt; 3. Ăn sáng;
4. Mặc đồng phục HS; 5. Đi học;
- GV mời một vài HS thêm vào công việc buổi sáng của mình.
- GV nhận xét, nêu kết luận.
Hoạt động2: Thủ tục trong Logo
- GV mời 1 HS sử dụng lệnh Repeat và 1 HS viết lệnh nay đủ để vẽ hình tam giác?
- GV nhận xét, đánh giá
- Từ các câu lệnh HS đã viết GV thêm lệnh To và End, kết hợp giải thích nội dung của thủ tục.
- GV nêu quy ước khi đặt tên cho thủ tục.
Hoạt động 3: Làm bài tập
- Làm bài tập B1, B2 và B3 trong SGK trang 103
- GV tổ chức cho lớp thảo luận nhóm 2 (thời gian 4 phút).
- Mời đại điện một vài nhóm trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý
4. Củng cố
- Tiết học hôm nay thầy cùng các em học bài gì?
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS chuẩn bị nội dung thực hành.
- HS lên bảng trả lời, viết lệnh lên bảng, mời bạn nhận xét.
- Lớp lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở
- HS xung phong trả lời, mời bạn nhận xét.
- HS nhắc lại kết luận, ghi kết luận vào vở.
- 2 HS lên bảng viết lệnh vẽ hình tam giác, mời bạn nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS quan sát lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời, mời bạn nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
LỚP 5
BÀI 2: THỦ TỤC TRONG LOGO (TIẾT 2)
I. Mục Tiêu:
- HS biết cách viết một thủ tục trong Logo, nhận biết các lệnh trong thân thủ tục.
- HS nắm được năm bước để viết một thủ tục nêu trong bài học.
- Rèn thái độ học nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bài giảng, sách giáo khoa và các đồ dùng hỗ trợ khác.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi vài ba học sinh lên bảng trả lời
Câu 1:Một thủ tục trong Logo có bao nhiêu phần, em hãy kể tên các phần đó?
Câu 2:Nêu quy ước khi đặt tên thủ tục?Những từ nào xuất hiện trong mọi thủ tục của Logo?
- GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm
3. Bài mới
GV giới thiệu bài ghi tiêu đề
Hoạt động 1: Cách viết một thủ tục trong Logo
- GV cho lớp thảo luận nhóm 2 (thời gian 3 phút) tìm hiểu năm bước viết một thủ tục trong Logo?
- GV mời đại diện một vài nhóm trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
Hoạt động2: Thực hành
- GV nêu nội dung thực hành
- Cho HS mở máy thực hành các bài tập
- GV đi quan sát kịp thời sửa sai cho HS.
Hoạt động 3: Nhận xét nội dung thực hành
- GV mời một vài HS tự nhận xét phần thực hành.
- GV nhắc nhở một số yêu cầu, kết luận
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài
5. Nhận xét – dặn dò
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS học bài, chuẩn bài mới.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS lên bảng trả lời, mời bạn nhận xét.
- Lớp lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở
- Lớp tổ chức thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời, mời bạn nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thực hành
- HS tự nhận xét phần thực hành
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 25.doc