I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học về bài trình chiếu. Sử dụng một số phím tắt trong phần mềm trình chiếu. Thuyết trình tranh trình chiếu các thầy cô và các bạn.
2. Kĩ năng: Học sinh biết được cách trình bày một bài trình chiếu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
11 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 3, 4, 5 - Tuần 26 năm học 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2018
Tiết 51,52
Ngày soạn: 15/03/2018
Ngày dạy:
TIN HỌC LỚP 3
BÀI 8: THỰC HÀNH: BỔ SUNG MỘT SỐ KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sử dụng một số phím tất để thay đổi kiểu chữ trong văn bản. Biết cách in một văn bản ra giấy.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng phím Ctrl kết hợp phím B, I, U để chọn kiểu chữ in đậm, nghiêng, gạch chân. Để in văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl + P.
3. Thái độ: HS nắm được cách thao tác sử dụng các phím tắt trong soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy thực hiện thao tác chèn hình,tranh ảnh vào văn bản.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi ở hoạt động 1 trang 84 SGK.
+ Làm thế nào chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in nghiêng?
+ Làm thế nào chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu gạch chân?
* Để chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in đậm, chữ kiểu in nghiêng, chữ gạch chân, nhấn tổ hợp phím tương ứng Ctrl + B, Ctrl + I, Ctrl + U. Khi đang gõ kiểu chữ in đậm, chữ in nghiêng, chữ gạch chân, muốn quay lại gõ kiểu chữ thường thì lặp lại thao tác trên một lần nữa.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
b. Hoạt động 2:
- Gv yêu cầu hs làm bài tập ở hoạt động 2 trang 84 SGK. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để được câu đúng.
- HS trả lời. Nhận xét.
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3:
- Gv yêu cầu hs tiến hành soạn một đoạn văn bản, chèn hình ảnh hợp lí cho văn bản. Tiến hành thao tác một số kỹ thuật trình bày văn bản:
+ Chọn kiểu chữ in đậm, in nghiêng, gạch chân.
+ Căn lề trái, lề phải, căn giữa, căn đều.
- HS thực hành. Nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS
3. Củng cố và dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, thực hành.
- HS lắng nghe
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
++++++++++++++++++
BÀI 8: THỰC HÀNH: BỔ SUNG MỘT SỐ KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sử dụng một số phím tất để thay đổi kiểu chữ trong văn bản. Biết cách in một văn bản ra giấy.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng phím Ctrl kết hợp phím B, I, U để chọn kiểu chữ in đậm, nghiêng, gạch chân. Để in văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl + P.
3. Thái độ: HS nắm được cách thao tác sử dụng các phím tắt trong soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- Gv yêu cầu hs thực hành làm bài tập ở hoạt động 3 trang 85 SGK. Gõ đoạn văn bản theo mẫu” Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chúng ta”. Thực hiện các yêu cầu:
+ Chọn kiểu chữ in đậm.
+ Chọn kiểu chữ in nghiêng.
+ Chọn kiểu chữ gạch chân.
+ Lưu bài soạn thảo vào máy tính.
- GV cho HS quan sát bài thực hành của một vài bạn làm tốt trong lớp.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
b. Hoạt động 2:
- Gv yêu cầu hs làm bài tập ở hoạt động 4 trang 85 SGK. Em trao đổi với bạn cách in văn bản ra giấy theo hướng dẫn sau.
- Muốn in được văn bản ra giấy, máy tính của em phải được kết nối với máy in. Có hai cách để in văn bản ra giấy.
+ Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P, sau đó chọn OK để in.
+ Cách 2: Em thực hiện các bước sau.
Bước 1: Chọn File.
Bước 2: Print.
Bước 3: Chọn OK để in.
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3:
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu hoạt động ứng dụng mở rộng trang 86 SGK.
+ Khởi động Word.
+ Gõ một câu bất kì.
+ Sau đó nhấn lần lượt các nút .
+ Quan sát sự thay đổi trên trang soạn thảo.
- HS thực hành. Nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS
3. Củng cố và dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
TIN HỌC LỚP 4
BÀI 5: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học về bài trình chiếu. Sử dụng một số phím tắt trong phần mềm trình chiếu. Thuyết trình tranh trình chiếu các thầy cô và các bạn.
2. Kĩ năng: Học sinh biết được cách trình bày một bài trình chiếu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Em hãy tạo hiệu ứng cho một hình ảnh trong power point.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 1 trang 90 SGK. Thực hiện nhấn các tổ hợp phím để kiểm tra các chức năng tương ứng.
+ Ctrl + N: Khởi tạo một Power point mới.
+ Ctrl + M: Thêm một trang trình chiếu mới.
+ Ctrl + B: Bật/ tắt chế độ in đậm.
+ Ctrl + I: Bật/ tắt chế độ in nghiêng.
+ Ctrl + U: Bật/ tắt chế độ gạch chân.
+ Ctrl + P: In ra bài trình chiếu.
+ Ctrl + S: Lưu bài trình chiếu.
+ F5: Bắt đầu trình chiếu.
+ ESC: Thoát khỏi trình chiếu.
- Gv cho hs quan sát bài của một vài bạn làm tốt.
- GV nhận xét.
b. Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động 2 trang 90 SGK. Thiết kế bài trình chiếu có chủ đề “ Giới thiệu nhóm và các thành viên:
+ Trang 1: Giới thiệu tên nhóm, tên các bạn trong nhóm.
+ Các trang tiếp theo giới thiệu từng thành viên trong nhóm, bao gồm các thông tin.
Họ và tên
Hình ảnh cá nhân (nếu có)
Sinh nhật
Sở thích.....
+ Trang cuối: cảm ơn mọi người đã theo dõi.
- HS thực hành trình bày để hoàn thiện bài trình chiếu: “ Giới thiệu nhóm và các thành viên”.
+ Chọn màu nền, màu chữ trong các trang.
+ Tạo hiệu ứng cho nội dung và hình ảnh.
+ Ghi thông tin người soạn.
+ Đặt tên cho bài trình chiếu.
+ Lưu bài trình chiếu.
+ Thuyết trình bài trình chiếu.
- GV nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
++++++++++++++
BÀI 5: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học về bài trình chiếu. Sử dụng một số phím tắt trong phần mềm trình chiếu. Thuyết trình tranh trình chiếu các thầy cô và các bạn.
2. Kĩ năng: Học sinh biết được cách trình bày một bài trình chiếu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 3 trang 91 SGK. Thiết kế bài trình chiếu với chủ đề “ Bảo vệ môi trường” theo gợi ý sau:
+ Trang 1: Tên chủ đề.
+ Trang 2: Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường (kèm hình ảnh minh họa).
+ Trang 3: Các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường (hình ảnh minh họa).
+ Trang 4: Viết một câu kêu gọi mọi người cung chung tay bảo vệ môi trường.
+ Trang 5: Lời cảm ơn người theo dõi.
- HS thực hành trình bày để hoàn thiện bài trình chiếu.
+ Chọn màu nền, màu chữ trong các trang.
+ Tạo hiệu ứng cho nội dung và hình ảnh.
+ Ghi thông tin người soạn.
+ Đặt tên cho bài trình chiếu.
+ Lưu bài trình chiếu.
+ Thuyết trình bài trình chiếu.
- GV nhận xét.
- Gv cho hs quan sát bài của một vài bạn làm tốt.
b. Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng mở rộng trang 91 SGK. Trao đỏi với bạ, tìm hiểu chức năng của các công cụ trong thẻ Insert.
- HS thực hành để quan sát chức năng của hai công cụ trên.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
TIN HỌC LỚP 5
BÀI 6: THAY ĐỔI MÀU VÀ NÉT VẼ
BẰNG CÂU LỆNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết một số câu lệnh thay đổi màu và độ dày nét vẽ. Sử dụng được câu lệnh thay đổi màu và nét vẽ trong khi viết chương trình.
2. Kĩ năng: Viết được các câu lệnh và thay dổi màu và nét vẽ trong logo. Vận dụng thủ tục để vẽ các hình hình học theo mẫu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số.
- Ổn định.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động 1 trang 131 SGK. Sử dụng Pencolor và Pensize để chọn màu và độ dày nét vẽ như hình dưới.
- Viết dòng lệnh vẽ hình vuông, quan sát kết quả trên màn hình.
REPEAT 4[ FD 100 RT 90]
- HS, GV nhận xét, giải thích.
b. Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động 2 trang 103 SGK. Thay đổi màu và nét vẽ bằng câu lệnh.
+ Vẽ hình vuông bằng câu lệnh: REPEAT 4[ FD 100 RT 90]
+ Sửa câu lệnh thành: Setpencolor 4 REPEAT 4[ FD 100 RT 90]. Quan sát kết quả.
+ Thay đổi giá trị 4 trong câu lệnh Setpencolor 4, quan sát sự thay đổi của màu vẽ.
- GV hướng dẫn học sinh điền vào chỗ chấm trong câu d trang 104 SGK.
- HS quan sát và làm theo hướng dẫn.
- Nhận xét.
c. Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn học sinh vẽ hình sau và thay đổi màu vẽ từ 1-15 trong câu lệnh Setpencolor. Quan sát sự thay đổi của màu vẽ.
- HS quan sát và làm theo hướng dẫn.
- Nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò:
- Thực hành lại cho học sinh quan sát và chỉ ra các lỗi mà các em hay vấp phải.
- Về nhà xem lại các kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe
+++++++++++++++++
BÀI 6: THAY ĐỔI MÀU VÀ NÉT VẼ
BẰNG CÂU LỆNH (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết một số câu lệnh thay đổi màu và độ dày nét vẽ. Sử dụng được câu lệnh thay đổi màu và nét vẽ trong khi viết chương trình.
2. Kĩ năng: Viết được các câu lệnh và thay dổi màu và nét vẽ trong logo. Vận dụng thủ tục để vẽ các hình hình học theo mẫu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số.
- Ổn định.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động 3 trang 132 SGK.
- Viết dòng lệnh vẽ hình vuông: REPEAT 4[ FD 100 RT 90]
- Sửa câu lệnh thành: Setpensize [1 10] REPEAT 4[ FD 100 RT 90]. Quan sát kết quả.
- Thay đổi giá trị [1] và [10] trong câu lệnh Setpensize [1 10]. Quan sát sự thay đổi của nét vẽ.
- GV hướng dẫn học sinh điền vào chỗ chấm trong câu d trang 104 SGK.
- HS, GV nhận xét, giải thích.
BẢNG MÀU CỦA LỆNH SETPENCOLOR n
Giá trị n
Màu của nét vẽ
0
Đen - black
1
Xanh da trời - blue
2
Xanh lá cây – green
3
Xanh lơ - cyan
4
Đỏ- red
5
Hồng - pink
......
....
* Chú ý: em biết thêm một cách mới để đặt màu cho nét vẽ và chỉnh độ rộng của nét vẽ bằng các câu lệnh sau:
- Thay đổi giá trị n trong câu lệnh Setpencolor n để đặt màu cho nét vẽ.
- Thay đổi giá trị n trong lệnh Setpensize [m n] để điều chỉnh độ rộng cho nét vẽ.
b. Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động 4 trang 105 SGK. Điền vào chỗ trống.
Lệnh
Công việc
To duongtron
Setpencolor 4
1. Đặt màu đỏ cho nét vẽ
Repeat 24[fd 5 rt 15]
2. Vẽ hình tròn
Setpencolor 0
3. Đặt màu đen cho nét vẽ
end
- HS quan sát và làm theo hướng dẫn.
- Nhận xét.
c. Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động thực hành 1 trang 105 SGK.
To duongtron
Setpencolor 4
Repeat 6 [Repeat 24[fd 5 rt 15] rt 60]
End
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động thực hành 2 trang 105 SGK.
To lucgiac
Setpencolor 4
Repeat 6 [fd 100 rt 60]
End
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động thực hành 3 trang 105 – 106 SGK.
To lucgiac
Setpencolor 4
repeat 8[Repeat 6 [fd 100 rt 60] rt 360/8]
End
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động ứng dụng mở rộng trang 106 SGK.
To lucgiac
Setpencolor 1
repeat 16[Repeat 6 [fd 100 rt 60] rt 360/16]
End
- HS quan sát và làm theo hướng dẫn.
- Nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò:
- Thực hành lại cho học sinh quan sát và chỉ ra các lỗi mà các em hay vấp phải.
- Về nhà xem lại các kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe
Năm Căn, ngày tháng. năm 2018
KÍ DUYỆT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 26 SHD lop 345 nam 20172018_12307404.doc