I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh thấy được vai trò to lớn của máy tính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp 3A: .
Lớp 3B: .
Lớp 3C: .
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu cách cầm chuột và các thao tác sử dụng chuột?
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 4 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 2/9/2010
Tiết 5 Ngày dạy:
Bài 4: chuột máy tính
Mục tiêu:
- Giúp học sinh làm quen với chuột máy tính.
- Giúp các em biết cách cầm chuột đúng và thực hành được một số thao tác với chuột.
CHUẩN Bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
TIếN TRìNH TIếT DạY:
ổn định tổ chức lớp:
Lớp 3A:..
Lớp 3B:..
Lớp 3C:..
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào? Kể tên các phím ở hàng cơ sỏ?
Hai phím có gai là hai phím nào?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuột máy tính:
- Có nhiều loại chuột máy tính: chuột quang, chuột bi..
- GV gọi 1 HS nêu tác dụng của chuột máy tính?
GV nhận xét và bổ sung.
- Chuột máy tính giúp các em điều khiển máy tính được thuận tiện và nhanh chóng.
- GV gọi HS nêu cấu tạo của chuột?
GV nhận xét và bổ sung.
- Cấu tạo của chuột: mặt trên của chuột thường có hai nút: nút trái và nút phải.
- Mỗi khi em nhấn chuột thì tín hiệu điều khiển sẽ được chuyển cho máy tính.
2. Sử dụng chuột:
Em cầm chuột và di chuyển chuột trên 1 mặt phẳng (thường là bàn di chuột).
Cách cầm chuột:
- Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải của chuột.
- Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột.
b) Con trỏ chuột:
Trên màn hình, em nhìn thấy có hình mũi tên. Mỗi khi em thay đổi vị trí của chuột thì hình mũi tên cũng thay đổi theo. Mũi tên đó chính là con trỏ chuột.
Thao tác sử dụng chuột:
- Di chuyển chuột: thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.
- Nháy chuột: nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay.
- Nháy đúp chuột: nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp.
- Kéo thả chuột: nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột.
Chú ý: khi gặp yêu cầu nháy chuột, nháy đúp chuột hoặc kéo thả chuột em sẽ sử dụng nút trái của chuột. Khi cần ding nút phải, cô sẽ nói rõ nháy nút phải chuột.
Chuột máy tính:
1 HS nêu.
HS nêu.
2. Sử dụng chuột:
HS chú ý lắng nghe.
b) Con trỏ chuột:
HS chú ý lắng nghe.
Thao tác sử dụng chuột:
HS chú ý lắng nghe.
IV. củng cố:
Nêu lại cách cầm chuột và các thao tác sử dụng chuột?
V. Hướng dẫn về nhà:
Về nhà học bài và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Tuần 3 Ngày soạn: 2/9/2010
Tiết 6 Ngày dạy:
Bài 5: máy tính trong đời sống
Mục tiêu:
- Giúp học sinh thấy được vai trò to lớn của máy tính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
CHUẩN Bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
TIếN TRìNH TIếT DạY:
ổn định tổ chức lớp:
Lớp 3A:..
Lớp 3B:..
Lớp 3C:..
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu cách cầm chuột và các thao tác sử dụng chuột?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trong gia đình:
1 HS đứng dậy đọc trong SGK.
GV yêu cầu HS nhìn vào hình 24
Máy tính hoạt động được là nhờ có bộ xử lí. Với các thiết bị có bộ xử lí giống như máy tính, mẹ em có thể chọn chương trình cho máy giặt, bố em có thể hẹn giờ tắt/mở và chọn kênh cho ti vi, em có thể đặt giờ báo thức cho đồng hồ điện tử,
2. Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện:
1 HS đứng dậy đọc trong SGK.
GV yêu cầu HS nhìn vào hình 25.
Nhiều công việc như soạn và in văn bản, cho mượn sách ở thư viện, bán vé máy bay, rút tiền tự động,được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ có máy tính.
Trong bệnh viện, các thiết bị có gắn bộ xử lí có thể được dùng để theo dõi bệnh nhân.
3. Trong phòng nghiên cứu nhà máy:
1 HS đứng dậy đọc trong SGK.
GV yêu cầu HS nhìn vào hình 26.
Trong phòng nghiên cứu và nhà máy, máy tính đã làm thay đổi cách làm việc của con người.
Để tạo một mẫu ô tô mới, người ta có thể vẽ các bộ phận và lắp ghép chúng thành chiếc xe trên máy tính. Mẫu ô tô cuối cùng cũng được kiểm tra trên máy tính.
Làm như vậy, người ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và vật liệu.
4. Mạng máy tính:
1 HS đứng dậy đọc trong SGK.
GV yêu cầu HS nhìn vào hình 27.
Nhiều máy tính nối với nhau tạo thành mạng máy tính. Các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin với nhau giống như ta nói chuyện bằng điện thoại.
Rất nhiều máy tính trên thế giới được nối với nhau tạo thành một mạng lớn. Mạng đó được gọi là mạng Internet (đọc là In-tơ-nét).
- GV gọi HS đứng dậy đọc: Internet cứu sống người.
Trong gia đình:
1 HS đứng dậy đọc.
HS quan sát hình 24.
HS chú ý lắng nghe.
2. Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện:
1 HS đứng dậy đọc.
HS quan sát hình 25.
HS chú ý lắng nghe.
3. Trong phòng nghiên cứu nhà máy:
1 HS đứng dậy đọc.
HS quan sát hình 26.
HS chú ý lắng nghe
4. Mạng máy tính:
1 HS đứng dậy đọc.
HS quan sát hình 27.
HS chú ý lắng nghe
IV. Củng cố:
HS làm bài tập trong SGK trang 25.
Cho HS đọc Bài đọc thêm: Người máy
V. Hướng dẫn về nhà:
HS học bài và làm bài 1, bài 2 - SGK trang 30.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 3 - lop 3.doc