Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
? Nêu một số chức năng của phần mềm Suntimes mà em đã biết?
Hs đứng tại chỗ trả lời
Hoạt động 2: tiếp cận điều kiện (10 phút)
Phương pháp: vấn đáp
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
+ Nếu em bị ốm thì em không thể tập thể dục buổi sáng hay không thể đến trường.
* Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 8 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Bài 6: Câu lệnh điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2016
Ngày dạy: Lớp 8A,D,E: 28/11/2016
+Lớp 8C: 01/12/2016
Lớp 8B: 02/12/2016
Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN(t1)
Tuần 15
Tiết 29
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giuùp HS
1. Kiến thức Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh, và cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện
2. Kĩ năng: - Học sinh mô tả, viết đúng hai cấu trúc rẽ nhánh.
3. Thái độ
- Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực HS:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng máy tính hỗ trợ trong học tập và trong cuộc sống, khả năng giao tiếp máy tính
5. Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu một số hoạt động phụ thuộc điều kiện, tính đúng sai của điều kiện
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên : phòng máy,giáo án,
2. Học sinh : Sách, vở,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NLHT
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
? Nêu một số chức năng của phần mềm Suntimes mà em đã biết?
Hs đứng tại chỗ trả lời
Hoạt động 2: tiếp cận điều kiện (10 phút)
Phương pháp: vấn đáp
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
+ Nếu em bị ốm thì em không thể tập thể dục buổi sáng hay không thể đến trường.
* Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”.
Hôm nay chúng ta nghiên cứu câu lệnh điều kiện.
+ Xét kế hoạch sau:
- Mỗi sáng em thức dậy, tập thể dục buổi sáng, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đến trường.
- Long thường đi đá bóng cùng các bạn vào sáng chủ nhật hàng tuần.
+ Các kế hoạch trên có bị thay đổi không?
+ Yêu cầu học sinh lấy vài ví dụ gắn với điều kiện cụ thể.
+ Nhấn mạnh Nếu điều kiện thì
- Nghe, nhớ
- có thể có, có thể không.(đưa ra các tình huống):
+Nếu trời mưa vào sáng chủ nhật, thì Long không thể đi đá bóng.
+Nếu em bị ốm thì em không thể tập thể dục buổi sáng hay không thể đến trường.
Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
Hoạt động 3: Tính đúng hoặc sai của các điều kiện (10 phút)
Phương pháp: vấn đáp
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện.
* Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn. Còn khi kết quả kiểm tra là sai ta nói điều kiện không thỏa mãn.
+ Vậy để kiểm tra tính đúng sai của hai phát biểu trên em làm sao?
+ Sau đó khẳng định kết quả đúng, sai và đưa ra các hoạt động tiếp theo.
+ Đưa ra thêm ví dụ có điều kiện trong Tin hoc.
- quan sát ngoài trời có mưa hay không.
- Cảm nhận thấy mình khỏe mạnh hay không, thông qua các triệu chứng bệnh của cơ thể (đi khám)
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
Hoạt động 4: Điều kiện và phép so sánh (15 phút)
Phương pháp: thuyết trình
3. Điều kiện và phép so sánh
- Một số kí hiệu dùng để so sánh: =, >, =, (trong Pascal)
- Các phép so sánh có kết quả: đúng hoặc sai.
Ví dụ 1: SGK/47
Nếu a>b, in giá trị của biến a ra màn hình;
Ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình.
Giới thiệu: - Một số kí hiệu dùng để so sánh: =, >, =, (trong Pascal)
- Các phép so sánh có kết quả: đúng hoặc sai.
Ví dụ 1: SGK/47
Nghe
Ghi chép
Năng lực tư duy
HĐ 5. Củng cố (3 phút)
- Hiểu tính đúng ,sai của điều kiện.
- Biết kí hiệu phép so sánh trong pascal.
HĐ 6.dặn dò (1 phút)
- Làm các bài tập 1,2,3,4 trong sách
IV CÂU HỎI /BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng thấp
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
Hoạt động phụ thuộc điều kiện, phép so sánh
Ví dụ một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
Biết kí hiệu phép so sánh
Hiểu tính đúng sai của điều kiện
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
Câu1: Nêu một số ví dụ hoạt động phụ thuộc vào điều kiện? (MĐ 1)
Câu 2: Viết kí hiệu các phép so sánh trong pascal?( MĐ 1)
Câu 3:Bài tập 2/sgk trang 50 ( MĐ 2)
Câu 4: Bài tập 3, 4 sgk/51( MĐ 2)
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: Lớp 8E: 01/12/2016
+Lớp 8C: 2/12/2016
Lớp 8A,B,D: 03/12/2016
Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN(t2)
Tuần 15
Tiết 30
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giuùp HS
1. Kiến thức- Hiểu được hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ
2. Kĩ năng- Học sinh mô tả, viết đúng hai cấu trúc rẽ nhánh.
3. Thái độ- Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực HS:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng máy tính hỗ trợ trong học tập và trong cuộc sống, khả năng giao tiếp máy tính
5. Nội dung trọng tâm: cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh có điều kiện
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên : phòng máy,giáo án,
2. Học sinh : Sách, vở,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NLHT
Hoạt động 1: Cấu trúc rẽ nhánh (15 phút)
Phương pháp: vấn đáp, hợp tác nhóm nhỏ
4. Cấu trúc rẽ nhánh.
a) Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu b) Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ
+ giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đầy đủ
a) Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
- đưa ra sơ đồ
b) Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ
- đưa ra sơ đồ, chốt kiến thức
Nghe, ghi chép
Đọc ví dụ
+ Đọc kỹ các ví dụ (đã dặn dò ở tiết trước)
+ Trao đổi thảo luận nhóm về hai cấu trúc, phân biệt sự giống, khác nhau của hai cấu trúc.
Đại diện nhóm phát biểu
Nhận xét
Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Hoạt động 3: Câu lệnh điều kiện (25 phút)
Phương pháp: vấn đáp
5. Câu lệnh điều kiện
Dạng 1 If then ;
Dạng 2 If then Else ;
Trước else không có dấu chấm phẩy.
Trong điều kiện là một biểu thức logic . Cách thi hành lệnh này như sau:
Với dạng 1 nếu điều kiện đúng thì lệnh sẽ được thi hành.
Với dạng 2 nếu điều kiện đúng thì lệnh 1 được thực hiện và ngược lại sẽ thực hiện lệnh 2.
Dạng 1:Hãy viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên .
Giải :
Program GTLN;
Uses crt;
Var a, b, Max : Integer;
Begin
Clrscr;
Write (‘a=’) ; Readln(a);
Write (‘b=’) ; Readln(b);
Max: =a;
If a < b then Max : = b;
Writeln (‘ gia tri lon nhat cua hai so a, b la :’, Max) ;
Readln;
End.
Cách khác :
Program GTLN;
Uses crt;
Var a, b, Max : Integer;
Begin
Clrscr;
Write (‘a=’) ; Readln(a);
Write (‘b=’) ; Readln(b);
If a < b then Max : = b Else Max : = a;
Writeln (‘ gia tri lon nhat cua hai so a, b la :’, Max) ;
Readln;
End.
Đưa ra lệnh : if .then.else có hai dạng và lưu ý
-Với dạng 1 nếu expl đúng thì lệnh sẽ được thi hành.
-Với dạng 2 nếu expl đúng thì lệnh 1 được thực hiện và ngược lại sẽ thực hiện lệnh 2.
Đưa ra lưu đồ cho 2 dạng
2. Hãy viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên .
Hãy viết lại bài tập trên sử dụng câu lệnh dạng if .thenelse .
Ghi bài
Thực hiện viết chương trình.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy
4. Củng cố (3 phút)
- Nắm vững hai dạng của câu lệnh điều kiện .
- Biết vẽ lưu đồ của hai câu lệnh điều kiện.
5.dặn dò (1 phút)
- Làm các bài tập 5,6 trong sách và chuẩn bị bài thực hành.
IV CÂU HỎI /BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng thấp
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
Cấu trúc rẽ nhánh;Câu lệnh điều kiện
Nêu được công thức hai câu lệnh điều kiện
Vẽ được cấu trúc rẽ nhánh
Viết chương trình có sử dụng câu lện điều kiện
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
Câu1:Viết công thức hai câu lệnh điều kiện?(MĐ 1)
Câu 2: Vẽ sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ( MĐ 2)
Câu 3: Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên( MĐ 3)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiets 29,30.doc