Giáo án Tin học khối 8 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 13 - Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến

4. Định hướng phát triển năng lực HS:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng máy tính hỗ trợ trong học tập và trong cuộc sống, khả năng giao tiếp máy tính

 5. Nội dung trọng tâm: Khai báo biến và hằng. Lệnh nhập và in ra màn hình giá trị của biến .

Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên : phòng máy,

 2. Học sinh : Sách, vở, làm bài tập ở nhà

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 8 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 13 - Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/9/2016 Ngày dạy: + Lớp 8E,D : 29/09/2016 +Lớp 8C: 30/9/2016 Lớp 8B,A: 1/10/2016 Bài thực hành 3 KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN Tuần 7 Tiết 13 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giuùp HS 1. Kieán thöùc: - Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến. - Kết hợp được giữa lệnh write, writeln với read, readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím. - Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực. 2. Kyõ naêng: - Sử dụng được các lệnh gán giá trị cho biến. Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng. 3. Thaùi ñoä: Nghieâm tuùc trong quaù trình thực hành,noäi quy phoøng maùy, reøn luyeän yù thöùc hoïc taäp toát. 4. Định hướng phát triển năng lực HS: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng máy tính hỗ trợ trong học tập và trong cuộc sống, khả năng giao tiếp máy tính 5. Nội dung trọng tâm: Khai báo biến và hằng. Lệnh nhập và in ra màn hình giá trị của biến . Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên : phòng máy, 2. Học sinh : Sách, vở, làm bài tập ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ( 5ph)Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng? Nêu cú pháp khai báo biến và hằng? Đáp án – Biểu điểm Giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hhiện chương trình. Còn giá trị của hằng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.(4đ) Const= ;(3đ) - Var :;(3đ) Giới thiệu bài: Trong bài học trước các em đã biết đến biến và hằng, biết cách sử dụng biến trong chương trình, biết lệnh gán. Bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó để giải quyết một số bài toán có liên quan đồng thời củng cố thêm việc khai báo và sử dụng biến. Hoạt động 2: khai báo biến và hẳng: Phương pháp: vấn đáp * Cách khai báo biến trong Pascal: var : * Cách khai báo hằng trong Pascal: Const = - GV: Em hãy nhắc lại một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ Pascal? - GV: giới thiệu lại các kiểu dữ liệu và phạm vi giá trị trong Pascal - Gv: Lưu ý cho học sinh cần quan tâm đến phạm vi giá trị của mỗi kiểu dữ liệu vì nó liên quan đến việc khai báo - GV: Khi khai báo biến em khai báo những gì? - GV: Trong Pascal cách khai báo biến có dạng như thế nào? Ví dụ: var so_nguyen: integer; var chieu_cao, can_nang: real; - GV: Nêu cách khai báo hằng? HS: Integer, real, char, string - HS: tên biến, kiểu dữ liệu của biến HS: var : - HS: const = Năng lực giải quyết vấn đề ; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Hoạt động 3: Lệnh nhập và in ra màn hình giá trị của biến Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình + Câu lệnh nhập dữ liệu làm giá trị cho biến read(tên_biến) hoặc readln(tên_biến) ví dụ: real(x) hoặc readln(y) + Câu lệnh in dữ liệu(giá trị của biến) ra màn hình write(tên_biến) hoặc writeln(tên_biến) Ví dụ: write(x) ; writeln (y) + Cú pháp lệnh gán trong Pascal: := - Gv: Cho HS làm việc theo nhóm . Đọc chương trình tinhtien.pas trong SGK. Tìm hiểu ý nghĩa từng câu lệnh trong chương trình - GV: Gọi một vài nhóm trình bày kết quả - GV: Trong chương trình đó câu lệnh nào em chưa hiểu? - GV: Mở chương trình tinhtien.pas, chạy nhương trình, dùng lệnh Ctrl +F7 để dịch từng câu lệnh Chú ý giải thích các câu lệnh nhập giá trị của biến, câu lệnh gán và câu lệnh in ra màn hình giá trị của biến readln(dongia) Khi gặp câu lệnh này chương trình sẽ dừng lại và yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến dongia readln(soluong): Khi gặp câu lệnh này chương trình sẽ dừng lại và yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến soluong thanhtien:=soluong*dongia+phi khi gặp câu lệnh này , Pascal sẽ tính giá trị của biểu thức soluong*dongia+phi rồi mang giá trị gán được cho biến thanhtien Writeln(thongbao, thanhtien) là câu lệnh in giá trị của thongbao, thanhtien ra màn hình - Gv: Khái quát lại + Câu lệnh nhập dữ liệu làm giá trị cho biến read(tên_biến) hoặc readln(tên_biến) + Câu lệnh in dữ liệu(giá trị của biến) ra màn hình write(tên_biến) hoặc writeln(tên_biến) HS làm việc theo nhóm . - HS: đặt câu hỏi - HS: nghe Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sang tạo HĐ 4 Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến Phương pháp: vấn đáp,thực hành - GV: Nội dung d có thể giải thích như sau: Biến số lượng được khai báo kiểu dữ liệu là integer, có miền giá trị nằm trong khoảng (-32768, 32768) mà giá trị 35000 vượt qua khoảng này nên gây ra lỗi tràn số. -Cách giải quyết: Chỉnh lại khai báo kiểu dữ liệu - GV: Chú ý giúp học sinh nhận thức được lợi ích của việc khai báo kiểu dữ liệu hợp lí cho các biến + Giúp sử dụng bộ nhớ một cách tối ưu + Tránh tràn dữ liệu dẫn đến kết quả sai - GV: Giới thiệu thêm cho học sinh các chú thích đặt trong cặp dấu [] hoặc (**) được dùng để giải thích câu lệnh hay ý đồ của người lập trình. Gặp dấu này Pascal bỏ qua, không dịch những nội dung bên trong. Việc chú thích trong chương trình đôi khi rất cần thiết, nhất là trong những chương trình phức tạp để giúp người khác nhanh chóng hiểu chương trình, giúp cho người lập trình dễ dàng xem lại hay chỉnh sửa chương trình. - HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà( 2Ph) Bài tập: Viết chương trình sau vào vở:Viết chương trình tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật với số đo hai cạnh được nhập vào từ bàn phím. 4.Hướng dẫn về nhà: - Xem lại nội dung bài học hôm nay - Thực hành lại các bài đã thực hành( Nếu có máy tính ở nhà) - Đọc trước bài 2( Bài thực hành 2) - Năng lực tự học, năng lực tự làm bài tập IV CÂU HỎI /BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết MĐ1 Thông hiểu MĐ2 Vận dụng thấp MĐ3 Vận dụng cao MĐ4 Viết chương trình có khai báo và sử dụng biến Viết chương trình tính chu vi, diện tích hcn có khai báo và sử dụng biến 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò: Câu 1: Viết chương trình tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật với số đo hai cạnh được nhập vào từ bàn phím. ( MĐ 3)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiêt 13.doc