Giáo án Tin học khối 8 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 53: Bài thực hành 6: Sử dụng câu lệnh lặp while… do

Hoạt động 2:Viết thuật toán tính trung bình cộng(15’)

Phương pháp: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề

*công thức cần nhớ:

While<điều kiện> do ;

For:=todo;

Bài 1. Viết chương trình sử dụng lệnh lặp while do để tính TB n số thực.

Input: Dãy số thực x1,x2, ,xn.

Output: Giá trị trung bình (x1+x2+ +xn)/n.

Thuật toán :

Bước1: Nhập N là số lượng số thực sẽ được nhập từ bàn phím.

- dem ← 0;

- sum ← 0;

Bước2: Trong khi dem

- Nhập giá trị số thực x từ bàn phím ;

- sum ← sum + x;

- dem ← dem + 1.

Bước3:TB ← sum/N.

Bước4: Đưa TB ra màn hình rồi kết thúc thuật toán.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 8 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 53: Bài thực hành 6: Sử dụng câu lệnh lặp while… do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/3/2017 Ngày dạy:Lớp 8A,D,E,C: 9/3/2017 +Lớp 8B:10/1/2017 Bài thực hành 6 SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP WHILE.DO Tuần 27 Tiết 53 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức Hiểu được câu lệnh lặp while do trong chhương trình Turbo Pascal. Biết lựa chọn câu lệnh lặp while do hoặc for do cho phù hợp. 2. Kĩ năng:Rèn được kỹ năng về khai báo và sử dụng biến.Khả năng đọc chương trình. 3. Thái độ:- Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc. - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập các môn học. 4. Định hướng phát triển năng lực HS: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng máy tính hỗ trợ trong học tập và trong cuộc sống, khả năng giao tiếp máy tính 5. Nội dung trọng tâm: viết thuật toán và chương trình có sử dụng câu lệnh lặp tính trụng bình cộng của n số . II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên : phòng máy,giáo án, 2. Học sinh : Sách, vở, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT Hoạt động 1: Ổn định +kt bài cũ (5 phút) 1 HS lên bảng trả lời : -Em hãy lấy một số ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước? (3đ) -Em hãy trình bày cấu trúc lệnh lặp với số lần chưa biết trước? Cho ví dụ minh họa?( 3đ+4đ) Hoạt động 2:Viết thuật toán tính trung bình cộng(15’) Phương pháp: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề *công thức cần nhớ: While do ; For:=todo; Bài 1. Viết chương trình sử dụng lệnh lặp whiledo để tính TB n số thực. Input: Dãy số thực x1,x2,,xn. Output: Giá trị trung bình (x1+x2++xn)/n. Thuật toán : Bước1: Nhập N là số lượng số thực sẽ được nhập từ bàn phím. - dem ← 0; - sum ← 0; Bước2: Trong khi dem<N thì - Nhập giá trị số thực x từ bàn phím ; - sum ← sum + x; - dem ← dem + 1. Bước3:TB ← sum/N. Bước4: Đưa TB ra màn hình rồi kết thúc thuật toán. Yêu cầu HS ghi lại cấu trúc của câu lệnh lặp while do và for do. GV kiểm tra và nhận xét. GV ghi nội dung bài 1. Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. Làm thế nào để tính trung bình n số thực? Dữ liệu vào(Input) của bài toán là gì? Dữ liệu ra(Output) của bài toán là gì? GV cho HS thảo luận nhóm (3p) với nội dung: hãy mô tả thuật toán của chương trình. GV nhận xét và đưa ra thuật toán. hs lên bảng ghi HS đọc đề bài 1. HS nêu yêu cầu bài toán. HS trả lời. Dãy số thực x1,x2,,xn Giá trị trung bình (x1+x2++xn)/n HS tiến hành thảo luận nhóm Sau đó mỗi nhóm đưa ra thuật toán. năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động 3:thực hành: ( 22 phut) Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề,vấn đáp, hợp tác nhóm Bài 1: Chương trình: (SGK) Dựa vào thuật toán trên, em hãy cho biết cần khai báo những biến nào? Kiểu là gì? GV kết luận và trình chiếu chương trình như SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm(5p) với nội dung: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa từng câu lệnh. GV nhận xét. Sau đó mô phỏng chương trình với n=3. GV chay chương trình cho HS theo dõi. Yêu cầu HS hoat động nhóm (7p) với yêu cầu: Gõ và lưu chương trình với tên Tinh_TB Dịch và sưa lỗi nếu có, chạy chương trình với bộ dữ liệu nhập từ bàn phím để kiểm tra kết quả. Viết lại chương trình bằng cách sử dụng câu lệnh fordo Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo. GV nhận xét và đưa ra câu hỏi: qua các bài về câu lệnh lặp, khi nào ta sử dung câu lệnh whiledo, khi nào dùng câu lệnh fordo? HS: đọc chương trình nêu ý nghĩa của từng câu lệnh trong bài. Một số HS trả lời. HS quan sát chương trình. HS tiến hành thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời. HS theo dõi. Các nhóm báo cáo kết quả. HS trả lời câu hỏi. năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề HĐ 4.dặn dò (3phút) Nắm lại cấu trúc câu lệnh lặp while do. Chuẩn bị bài tập 2/ trang73_SGK. -Xem lại kiến thức đã học. -Xem phần tiếp theo của bài học IV CÂU HỎI /BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết MĐ1 Thông hiểu MĐ2 Vận dụng thấp MĐ3 Vận dụng cao MĐ4 Thực hành về câu lệnh lặp while. do Viết được công thức lệnh while do Viết thuật toán và chương trình 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò: Câu1: Ghi lại cấu trúc của câu lệnh lặp while do và for do. (MĐ 1) Câu 2: Viết thuật toán tính trung bình cộng của n số thực( M Đ3 ) Câu 3: Viết chương trình sử dụng while... do tính trung bình cộng của n số thực nhập từ bàn phím( MĐ 3) Ngày soạn: 5/3/2017 Ngày dạy: Lớp 8E,C: 10/3/2017 +Lớp 8BD,A:11/3/2017 Bài thực hành 6 SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP WHILE.DO Tuần 27 Tiết 54 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Hiểu được câu lệnh lặp while do trong chương trình Turbo Pascal. 2. Kĩ năng - Rèn được kỹ năng về khai báo và sử dụng biến. - Khả năng đọc chương trình. - Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển. 3. Thái độ - Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc. - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập các môn học. 4. Định hướng phát triển năng lực HS: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng máy tính hỗ trợ trong học tập và trong cuộc sống, khả năng giao tiếp máy tính 5. Nội dung trọng tâm: viết chương trình có sử dụng câu lệnh lặp while... do kiểm tra một số n nhập vào có là số nguyên tố hay không. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên : phòng máy,giáo án, 2. Học sinh : Sách, vở, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT Hoạt động 1: Ổn định (1 phút) Hoạt động 2:viết thuật toán kiểm tra số nguyên tố (20’) Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm Bài 2. Tìm hiểu chương trình nhận biết một số tự nhiên N được nhập từ bàn phím có phải là số nguyên tố hay không. Input: Số tự nhiên N. Output: Trả lời N Là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố. Thuật toán : Bước1: Nhập số tự nhiên N từ bàn phím. Bước2: Nếu N ≤0 thông báo N không phải là số tự nhiên, chuyển sang bước 4. Bước3:Nếu N>0: - i←2; - Trong khi N mod i 0 còn đúng thì i←i+1 - Nếu i=N thì thông báo N là số nguyên tố, rồi chuyển đến bước 4. Ngược lại, thông báo N không phải là số nguyên tố. Bước4: Kết thúc. GV yều cầu HS đọc đề bài 2 GV ghi nội dung bài 2. Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. Dữ liệu vào(Input) của bài toán là gì? Dữ liệu ra(Output) của bài toán là gì? Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là số nguyên tố? Làm thế nào để kiểm tra N có là số nguyên tố hay không? Để kiểm tra N có là số nguyên tố hay không ta kiểm tra xem N có chia hất các số từ 2 đến N-1 hay không. Nếu N không chia hết cho số nào trong khoảng từ 2 đến N-1 thì N là số nguyên tố. Ngược lại N không là số nguyên tố. Để kiểm tra tính chia hết GV hướng dẫn HS sử dung phép chia lấy phần dư mod qua ví dụ cụ thể. Yêu cầu HS thảo luận nhóm(3p) với nội dung: mô tả thuật toán của chương trình. GV nhận xét và đưa ra thuật toán. HS đọc đề bài 1. HS nêu yêu cầu bài toán. Số tự nhiên N. Trả lời N Là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố. HS trả lời. HS trả lời. HS tiến hành thảo luận nhóm và đưa ra thuật toán của chương trình. năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động 3:thực hành viết chương trình kiểm tra số nguyên tố: ( 22 phut) Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề,vấn đáp, hợp tác nhóm Chương trình: (SGK ) GV trình chiếu chương trình sẵn có. Yêu cầu HS đọc chương trình và đối chiếu việc sử dụng câu lệnh để mô tả thuật toán. Yêu cầu HS thảo luận nhóm(10p) với nội dung: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình. Gõ, dịch và chạy thử chương trình. GV nhận xét các nhóm. HS quan sát chương trình. HS đọc chương trình. HS tiến hành thảo luận nhóm. năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề HĐ 4.dặn dò (2phút) Ôn lại một số câu lệnh có điều kiện, câu lệnh lặp. Tập viết một số chương trình đơn giản. Đọc trước bài mới. IV CÂU HỎI /BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết MĐ1 Thông hiểu MĐ2 Vận dụng thấp MĐ3 Vận dụng cao MĐ4 Thực hành về câu lệnh lặp whiledo Viết thuật toán Viết chương trình 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò: Câu1: Viết thuật toán kiểm tra một số n nhập vào có là số nguyên tố hay không(MĐ 2)? Câu 2: Viết chương trình có sử dụng câu lệnh lặp while .... do kiểm tra số n nhập vào có là số nguyên tố hay không ( M Đ3 )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiêt 53.doc