Các thành phần của đa phương tiện
- Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện :
a) Văn bản: là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau.
b) Âm thanh: là thành phần điển hình của đa phương tiện.
c) Ảnh tĩnh: là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
d) Ảnh động: Là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
e) Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 12: Thông tin đa phương tiện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
55
Ngày soạn:
18/3/2018
Tuần dạy
29
Ngày dạy:
20/3/2018
Lớp dạy:
9A4
BÀI 12: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN(tt)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Biết các thành phần của đa phương tiện.
- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, phán đoán.
- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
1.3. Thái độ:
Mạnh dạn trong tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, laptop, máy chiếu.
2.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị trước nội dung bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức: 1’
3.2. Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
Phát biểu khái niệm đa phương tiện và cho vd ? Đa phương tiện có những ưu điểm nào ?
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Các thành phần của đa phương tiện
GV: Hãy liệt kê các thành phần chính của đa phương tiện ?
HS: Trả lời
GV: Phân tích thêm từng thành phần
HS: Học sinh chú ý lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
4. Các thành phần của đa phương tiện
- Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện :
a) Văn bản: là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau.
b) Âm thanh: là thành phần điển hình của đa phương tiện.
c) Ảnh tĩnh: là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
d) Ảnh động: Là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
e) Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên
Hoạt động 2: Ứng dụng của đa phương tiện
GV: Các em thấy đa phương tiện có ứng dụng trong cuộc sống ở những lĩnh vực nào?
HS: Trả lời
Một số phần mềm giáo dục hữu ích:
Một số trang web giáo dục :
5. Ứng dụng của đa phương tiện
Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:
a. Trong nhà trường.
b. Trong khoa học.
c. Trong Y tế.
d. Trong thương mại;
e. Trong quản lí xã hội.
f. Trong nghệ thuật.
g. Trong công nghiệp, giải trí.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
4.1. Tổng kết: (1’)
- Các sản phẩm đa phương tiện được hiểu là sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện và thường được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
- Các thành phần của đa phương tiện gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và phim.
- Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như giáo dục, nghệ thuật, y tế, khoa học, thương mại,
4.2. Hướng dẫn tự học: (1’)
- Đối với bài học ở tiết học này: ghi nhớ các kiến thức đã học, làm bài tập trong SGK và SBT.
- Đối với bài học ở tiết sau: chuẩn bị trước bài 13.
5. PHỤ LỤC:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 56.doc