Giáo án Tin học khối 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 19 - Bài 6: Tin học và xã hội

Ti vi thông minh, bài trình chiếu.

 - Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh, các số liệu về thực tế trong lịch sử phát triển kính tế của xã hội loại người.

 - Kiến thức hóa học liên quan đến lịch sử phát triển của con người.

 - Kiến thức địa lí về các yếu tố tư liệu của các nền kinh tế

 - Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ thông tin trên mạng internet, tinh thần tự giác.

 - Các đoạn phim minh chứng cho nền kinh tế tri thức.

- Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 19 - Bài 6: Tin học và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 19 Ngày soạn: 22/10/2017 Tuần dạy 10 Ngày dạy: 24/10/2017 Lớp dạy: 9A4 BÀI 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t1) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Giúp các em có thể nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội. - Hướng dẫn các em tìm hiểu và biết được xã hội tin học hóa là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. 1.2. Kỹ năng: - Giúp các em có thể nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hóa cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet. - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. 1.3. Thái độ: - Giáo dục các em ý thức bảo vệ thông tin trên mạng internet cụ thể là chính những thông tin của các em trên mạng xã hội. - Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, tích cực nghiêm túc. - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: - Ti vi thông minh, bài trình chiếu. - Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh, các số liệu về thực tế trong lịch sử phát triển kính tế của xã hội loại người. - Kiến thức hóa học liên quan đến lịch sử phát triển của con người. - Kiến thức địa lí về các yếu tố tư liệu của các nền kinh tế - Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ thông tin trên mạng internet, tinh thần tự giác. - Các đoạn phim minh chứng cho nền kinh tế tri thức. - Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. 2.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức: 3.2. Kiểm tra bài cũ: không. 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1. Tìm hiểu lợi ích của ứng dụng tin học (10') GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm tin học? HS: Nhớ lại kiến thức cũ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung (nếu cần) GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nêu lợi ích của ứng dụng tin học. HS: Thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi. GV: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu có). HS: Biết được máy tính chỉ là công cụ hổ trợ cho ngành Tin học. GV: Nhận xét bổ sung, giới thiệu thêm một vài ứng dụng của tin học. GV: Biết được lợi ích của ứng dụng tin học, ghi nhận. Gv: Tác động của tin học đối với xã hội như thế nào? HS: Gv: Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả cung cấp dịch vụ và quản lí. Gv: Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội. Gv: Những thiết bị hiện đại và tiện ích do tin học mang lại cũng góp phần đem lại sự thay đổi phong cách sống của con người. Gv: Tin học và máy tính ngày nay đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội. * Tóm lại: Tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội. 1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại a. Lợi ích của tin học. Ngày nay tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ngày càng phổ biến, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cả về kinh tế và xã hội hội. b. Tác động của tin học đối với xã hội: - Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả cung cấp dịch vụ và quản lí. - Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội. - Những thiết bị hiện đại và tiện ích do tin học mang lại cũng góp phần đem lại sự thay đổi phong cách sống của con người. - Tin học và máy tính ngày nay đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội. * Tóm lại: Tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội. Hoạt động 2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa (20') GV: Yêu cầu 1 học sinh đọc mục a phần 2 SGK 73. HS: 1 học sinh đọc nội dung GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nêu mối quan hệ giữa tin học và kinh tế tri thức? HS: Thảo luận theo bàn trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung (nếu cần). GV: Biết được tầm quan trọng của tin học trong nền kinh tế tri thức, ghi nhận kiến thức. HS: Yêu cầu 1 học sinh đọc mục a phần 2 SGK 73 GV: 1 học sinh đọc nội dung. GV: Xã hội tin học hóa là gì? GV: Tầm quan trọng của xã hội tin học hóa trong nền kinh tế tri thức? HS: Thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. GV: Nhận xét, bổ sung (nếu cần). HS: Biết được tầm quan trọng của xã hội tin học hóa trong nền kinh tế tri thức, ghi nhận kiến thức. 2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa a) Tin học và kinh tế tri thức Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tin thần quyết định mức sống của xã hội b) Xã hội tin học hóa Xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế tri thức, trong đó các hoạt động chính được điều hành với sự hổ trợ của các hệ thống tin học và các mạng máy tính. Hoạt động 3: Bài tập (10') Bài 1 : máy tính và mạng Internet có thể giúp em : học tiếng anh tốt hơn. Tính nhẩm nhanh hơn. Viết được những bài thơ hay hơn. Trao đôi thông tin học tập với các bạn nhanh hơn và thuận tiện hơn. Hãy chọn các phương án đúng. Bài 3 : cũng như các công cụ khác, tin học chỉ mang lại lợi ích cho con người khi được sử dụng một cách hợp lí và đúng mục đích. Trong những hoạt động dưới đây, hoạt động nào đáng bị phê phán và không nên thực hiện ? dành nhiều thời gian để chơi những trò chơi trên máy tính. Tham gia câu lạc bộ tin học trên mạng. Quá đam mê trò chuyện trực tuyến trên mạng (chat), tham gia câu lạc bộ ảo và xa rời cuộc sống thực. đưa thông tin và hình ảnh không trung thực lên mạng Internet. Sử dụng máy tính để học ngoại ngữ. Bài 2 : hãy điền các từ sau : « tổ chức, vận hành, tăng hiệu quả, phát triển, nhận thức » vào trỗ trống (...) trong các câu dưới đây để được các phát biểu đúng về tác động của tin học đối với xã hội. A. Ứng dụng tin học giúp ... sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí. B. Tin học làm thay đổi... và cách ...các hoạt động xã hội. C. Tin học và máy tính góp phần thúc đẩy sự... mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 4.1. Tổng kết: (4’) - Tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phấn phát triển kinh tế xã hội. - Tin học đã làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội, cũng như thay đổi phong cách sống của con người. - Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần, quyết định mức sống của xã hội. - tiền đề quyết định cho sự phát triển nền kinh tế tri thức chính là xã hội tin học hóa, trong đó các hoạt động chính được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học và các mạng máy tính. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) - Đối với bài học ở tiết học này: ghi nhớ các kiến thức đã học; làm bài tập 1,2,3 trang 59 sgk. - Đối với bài học ở tiết sau: chuẩn bị trước phần còn lại của bài trước khi đến lớp. 5. PHỤ LỤC: Phòng máy tính đã được cài đặt các phần mềm học tập đầy đủ, đảm bảo số lượng máy tính cho học sinh sử dụng. Laptop, máy chiếu, bài giảng điện tử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19.doc
Tài liệu liên quan