Giáo án Tin học khối 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 20 - Bài 6: Tin học và xã hội

- Ti vi thông minh, bài trình chiếu.

 - Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh, các số liệu về thực tế trong lịch sử phát triển kính tế của xã hội loại người.

 - Kiến thức hóa học liên quan đến lịch sử phát triển của con người.

 - Kiến thức địa lí về các yếu tố tư liệu của các nền kinh tế

 - Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ thông tin trên mạng internet, tinh thần tự giác.

 - Các đoạn phim minh chứng cho nền kinh tế tri thức.

- Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.

2.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 20 - Bài 6: Tin học và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 20 Ngày soạn: 22/10/2017 Tuần dạy 10 Ngày dạy: 24/10/2017 Lớp dạy: 9A4 BÀI 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t2) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Giúp các em có thể nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội. - Hướng dẫn các em tìm hiểu và biết được xã hội tin học hóa là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. 1.2. Kỹ năng: - Giúp các em có thể nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hóa cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet. - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. 1.3. Thái độ: - Giáo dục các em ý thức bảo vệ thông tin trên mạng internet cụ thể là chính những thông tin của các em trên mạng xã hội. - Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, tích cực nghiêm túc. - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: - Ti vi thông minh, bài trình chiếu. - Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh, các số liệu về thực tế trong lịch sử phát triển kính tế của xã hội loại người. - Kiến thức hóa học liên quan đến lịch sử phát triển của con người. - Kiến thức địa lí về các yếu tố tư liệu của các nền kinh tế - Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ thông tin trên mạng internet, tinh thần tự giác. - Các đoạn phim minh chứng cho nền kinh tế tri thức. - Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. 2.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức: 3.2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại? (5’) 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1. Tìm hiểu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (10’) Gv: nếu hai cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên gắn với sự ra đời của đầu máy hơi nước và máy phát điện, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 gắn với sự ra đời của máy tính điện tử thay thế một phần quan trọng của lao động trí óc. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học đặc biệt là công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm, các hệ thống mạng và internet những năm gần đây đã làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu. Gv: đây được gọi là sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. xu hướng của cuộc cách mạng này là kết hợp giữa thế giới ảo và các thực thể, vạn vật kết nối internet và các hệ thống kết nối internet. Gv: viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối internet và liên kết với nhau qua một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định đã không còn xa xôi nữa. 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đó chínhlà sự kết hợp giữa thế giới ảo và các thực thể, vạn vật kết nối internet và các hệ thống kết nối internet. Hoạt động 2. Tìm hiểu con người trong xã hội tin học hóa (10') Gv: Yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung mục 1 SGK. HS: Một học sinh đọc nội dung. GV: Mỗi người chúng ta cần làm gì trong xã hội tin học hóa? HS: Thảo luận trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra. - Nhà nước ta có những điều luật nào quy định những khung hình phạt đối với các vi phạm của công dân? →Nhận xét, bổ sung (nếu cần) Ghi nhận kiến thức 3. Con người trong xã hội tin học hóa. - Để xây dựng xã hội tin học hóa, mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mỗi người, của toàn xã hội trong đó có cá nhân mình. - có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên Internet. - xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức đạo đức Hoạt động 3: Củng cố: (5') Câu 1 : khi mua phần mềm có bản quyền, em sẽ có lợi gì ? có tài liệu chính thức hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm. Có thể sao chép phần mềm và bán lại cho người khác. Có thể nhận được các hỗ trợ kĩ thuật từ những người phát triển phần mềm. Sử dụng được hết các tính năng của phần mềm, không bị hạn chế như những bản dùng thử. Hãy chọn các phương án đúng. Câu 3 : hãy chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây. A. khi sử dụng thông tin trên Internet, em chỉ được trích dẫn tối đa một đoạn ngắn. B. thông tin trên Internet là những thông tin không chính xác. C. nếu sử dụng thông tin tra cứu được trên internet, em cũng cần ghi rõ nguồn thông tin. D. thông tin số hóa là những thông tin không có bản quyền. Câu 5: khi truy cập vào một trang web, em nhận được thông báo mình đã trúng thưởng. Để nhận phần thưởng, họ yêu cầu em phải trả một khoản phí. Khi đó em nên làm gì ? làm theo hướng dẫn trả phí để nhận thưởng. Bỏ qua vì biết đó là trò lừa đảo trên mạng internet. Hỏi ý kiến của các bạn. Hỏi ý kiến của cha mẹ. Câu 2 : để truy cập và trao đổi thông tin trên Internet một cách an toàn, em nên thực hiện những điều gì dưới đây ? luôn luôn sử dụng tên và địa chỉ thật của mình. Thông báo tuổi của mình nhiều hơn. Không nhận lời gặp những người mà em chỉ mới trao đổi thông tin với họ trên mạng. Cho biết thông tin về bản thân càng đầy đủ càng tốt. Câu 4: những hành động nào trong các hành động dưới đây đáng bị phê phán ? A. đưa hình ảnh và thông tin về một người bạn của em lên internet khi chưa được sự đồng ý của bạn đó. B. đăng một bài thơ em mới sáng tác lên trang cá nhân của em trên mạng xã hội Facebook. C. tìm kiếm và tải về công cụ bẻ khóa một phần mềm không có bản quyền. D. phát tán thông tin có trên Internet, nhưng không biết đúng hay sai. E. tra cứu thông tin trên internet để mua một chiếc ti vi cho gia đình. Hoạt động 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập(10’) Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng điền khuyết. Các em thực hiện điền nội dung các bài tập vào trong các ô, với các câu điền khuyết được giáo viên cung cấp sẵn cho các em thực hiện: Cho bảng dữ liệu sau: Đầu vào của sản xuất Các quá trình chủ yếu Công nghệ chủ yếu thúc đẩy sản xuất Cơ cấu xã hội (1) Lao động, vốn. (2) Tri thức, thông tin, lao động, vốn. (3) Lao động đất đai. (1) Dự báo, điều khiển, sáng tạo. (2) Trồng trọt, chăn nuôi. (3) Khai khoáng, chế tạo, gia công. (1) Sử dụng súc vật, công cụ thủ công đơn giản. (2) Công nghệ cao, điều khiển, sáng tạo. (3) Cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, chuyên môn hóa. (1) Công nhân tri thức là chủ yếu. (2) Nông dân là chủ yếu. (3) Công nhân là chủ yếu. Dựa vào các kiến thức lịch sử - địa lý đã học em hãy sử dụng bảng dữ liệu trên hãy điền các số (1), (2), (3) vào bảng dưới cho phù hợp: Yếu tố Nền kinh tế nông nghiệp Nền kinh tế công nghiệp Nền kinh tế tri thức Đầu vào của sản xuất (3) Lao động đất đai. (1) Lao động, vốn. (2) Tri thức, thông tin, lao động, vốn. Các quá trình chủ yếu (2) Trồng trọt, chăn nuôi. (3) Khai khoáng, chế tạo, gia công. (1) Dự báo, điều khiển, sáng tạo. Công nghệ chủ yếu thúc đẩy sản xuất (1) Sử dụng súc vật, công cụ thủ công đơn giản. (3) Cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, chuyên môn hóa. (2) Công nghệ cao, điều khiển, sáng tạo. Cơ cấu xã hội (2) Nông dân là chủ yếu. (3) Công nhân là chủ yếu. (1) Công nhân tri thức là chủ yếu. Hs: Học sinh tự đánh giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. Gv: nhận xét đối với các nhóm. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (5’) 4.1. Tổng kết: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung chính của bài hoc. Gv nhận xét tiết học. 4.2. Hướng dẫn tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: ghi nhớ các kiến thức đã học; làm bài tập 4 trang 59 sgk. - Đối với bài học ở tiết sau: chuẩn bị tốt các kiến thức ôn tập chương I và II. 5. PHỤ LỤC: Phòng máy tính đã được cài đặt các phần mềm học tập đầy đủ, đảm bảo số lượng máy tính cho học sinh sử dụng. Laptop, máy chiếu, bài giảng điện tử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20.doc
Tài liệu liên quan