Xóa một đoạn âm thanh: đánh dấu đoạn âm thanh cần xóa, nhấn phím Delete.
- Sao chép một đoạn âm thanh từ vị trí này sang vị trí khác (trên cùng rãnh hoặc khác rãnh).
+ Đánh dấu đoạn âm thanh muốn sao chép.
+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C (sao chép) hoặc Ctrl+X (cắt).
+ Nháy chuột tại vị trí muốn chuyển đến.
+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 59 - Bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh audacity, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
59
Ngày soạn:
2/4/2018
Tuần dạy
31
Ngày dạy:
3/4/2018
Lớp dạy:
9A4
BÀI 13: PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (T3)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Làm quen với phần mềm xử lí âm thanh Audadity
1.2. Kỹ năng:
- Biết một số thao tác cơ bản xử lí âm thanh
1.3. Thái độ:
Mạnh dạn trong tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức: 1’
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản (tt) (10’)
Gv: đánh dấu một đoạn âm thanh là kĩ thuật quan trọng trong quá trình xử lí, hiệu chỉnh âm thanh.
Gv: ví dụ: đánh dấu để nghe lại hoặc xóa một đoạn âm thanh. Có thể đánh dấu đoạn âm thanh trên một rãnh hoặc nhiều rãnh đồng thời.
Gv: các thao tác cắt, dán, xóa âm thanh được thực hiện đơn giản và tương tự như các thao tác khi soạn thảo văn bản.
4. Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản
c. Đánh dấu một đoạn âm thanh
Thao tác đánh dấu một đoạn âm thanh:
- chọn công cụ [I]
- Kéo thả chuột từ vị trí đầu đến vị trí cuối.
- Nếu trong khi kéo thả chúng ta di chuyển chuột qua nhiều rãnh thì sẽ đánh dấu trên nhiều rãnh.
d. Thao tác xóa, cắt, dán đoạn âm thanh
- Xóa một đoạn âm thanh: đánh dấu đoạn âm thanh cần xóa, nhấn phím Delete.
- Sao chép một đoạn âm thanh từ vị trí này sang vị trí khác (trên cùng rãnh hoặc khác rãnh).
+ Đánh dấu đoạn âm thanh muốn sao chép.
+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C (sao chép) hoặc Ctrl+X (cắt).
+ Nháy chuột tại vị trí muốn chuyển đến.
+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.
Hoạt động 2. Chỉnh sửa ghép nối âm thanh nâng cao (30’)
Gv: khi thu âm trực tiếp hoặc chuyển một tệp âm thanh, các rãnh được khở tạo sẽ là một đoạn âm thanh liền mạch. Tuy nhiên trên thực tế có thể có nhu cầu tách các rãnh này thành các đoạn âm thanh rời, mỗi đoạn như vậy được gọi là một clip âm thanh.
Gv: ví dụ: khi thu âm lời hát của một học sinh, bạn này hát hai bài liền. Khi đó em có nhu cầu tách rãnh âm thanh trên thành hai đoạn, mỗi đoạn ứng với một bài hát độc lập.
a.Khái niệm clip trên rãnh âm thanh
Mỗi rãnh có thể chia tách thành các clip độc lập và chúng ta có thể điều chỉnh các clip này dễ dàng hơn trong quá trình chỉnh sửa âm thanh.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
4.1. Tổng kết: (2’)
- Mỗi dự án bao gồm các rãnh âm thanh. Mỗi rãnh âm thanh là dữ liệu âm thanh đầu vào của dự án. Số lượng rãnh của mỗi dự án không hạn chế.
- Mỗi rãnh có thể chia tách thành các clip độc lập và chúng ta có thể điều chỉnh các clip này dễ dàng hơn trong quá trình chỉnh sửa âm thanh.
4.2. Hướng dẫn tự học: (2’)
- Đối với bài học ở tiết học này: ghi nhớ các kiến thức đã học, làm bài tập 1,2,3,4 trong SGK.
- Đối với bài học ở tiết sau: chuẩn bị trước phần còn lại của bài.
5. PHỤ LỤC:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 59.doc