Giáo án Tin học khối lớp 9 - Bài 14: Thiết kế phim bằng phần mềm movie maker

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: HS nêu được nguyên tắc tạo ảnh động và chức năng của phần mềm thiết kế phim Movie Maker.

2.Kĩ năng: HS có thể sử dụng phần mềm để tạo riêng cho mình các tệp dự án phim.

3.Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng hiểu biết của mình về CNTT để thực hiện các nội dung trong bài

- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và thực hiện được các yêu cầu của giáo viên hình thành các kiến thức.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS chèn được hình ảnh, clip động vào dự án phim và thực hiện được các thao tác xử lí các đối tượng.

 - Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm

- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề

 

doc13 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối lớp 9 - Bài 14: Thiết kế phim bằng phần mềm movie maker, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 Bài 14: THIẾT KẾ PHIM BẰNG PHẦN MỀM MOVIE MAKER (T1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: HS nêu được nguyên tắc tạo ảnh động và chức năng của phần mềm thiết kế phim Movie Maker. 2.Kĩ năng: HS có thể sử dụng phần mềm để tạo riêng cho mình các tệp dự án phim. 3.Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng hiểu biết của mình về CNTT để thực hiện các nội dung trong bài - Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và thực hiện được các yêu cầu của giáo viên hình thành các kiến thức. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS chèn được hình ảnh, clip động vào dự án phim và thực hiện được các thao tác xử lí các đối tượng. - Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm - Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ SGK, máy vi tính, máy chiếu Projector, SGK Tin học 9 2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. 3. Phương pháp: Nêu VĐ, HĐ nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Tổ chức: (1’) Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 9C 1. Giới thiệu bài học: (1’) Chúng ta đã biết ảnh động là sự thể hiện liên tiếp nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Vậy bản chất của việc tạo ảnh động là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay. 2. Dạy học bài mới: (35’) Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Cấu trúc tệp dự án phim (15’) ?Bản chất của việc tạo ảnh động là gì? HS trả lời theo ý hiểu... GV nhận xét và chốt lại. HS chú ý nghe và ghi bài. ? Ảnh động là ảnh như thế nào? HS suy nghĩ và trả lời Có nhiều phần mềm tạo ảnh động với các dạng khác nhau, trong đó đơn giản nhất là các phần mềm tạo ảnh động dạng gif. GV: Đây là phần mềm miễn phí cho phép khởi tạo, điều chỉnh các tệp hình động. 1. Cấu trúc tệp dự án phim trong phần mềm Movie Maker Tệp dự án phim là tệp được tạo bởi phần mềm Movie Maker. Từ tệp này chương trình sẽ xuất ra kết quả là đoạn phim đích hoàn chỉnh. Cấu trúc tệp dự án phim trong Movie Maker là mô hình có bốn lớp thông tin được mô tả trong hình 4.34 Hình 4.34. Mô hình 4 lớp của tệp dự án phim trong Movie Maker Bốn lớp thông tin của tệp dự án phim * Video: bao gồm một dãy các ảnh tĩnh hoặc clip động. Ảnh tĩnh có thể coi là một clip chỉ gồm một hình ảnh duy nhất. Dãy các đối tượng (ảnh tĩnh, clip) của lớp này phải liên tục suốt theo thời gian (timeline) của toàn bộ tệp phim. Đây là lớp thông tin chính, cơ bản nhất của một dự án phim. * Nhạc nền: gồm một dãy các đoạn âm thanh đóng vai trò nhạc nền. Dãy nhạc nền không cần liên tục * Lời thoại: gồm một dãy các đoạn âm thanh đóng vai trò lời thoại, thuyết minh của phim. Lời thoại có thể thu âm trực tiếp từ phần mềm. Dãy lời thoại không cần liên tục * Phụ đề: gồm một dãy các hộp văn bản dùng làm phụ đề chữ thuyết minh cho phim. Dãy phụ đề không cần liên tục Lưu ý: sgk/138 Hoạt động 2: Làm quen với giao diện phần mềm ? Để khởi động phần mềm ta làm thế nào? HS trả lời... GV khởi động phần mềm" đưa ra hình ảnh giao diện phần mềm và giới thiệu từng thành phần" GV giới thiệu các nút lệnh làm việc với các khung hình. HS chú ý nghe, quan sát và ghi nhớ. GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK ? Giao diện phần mềm có những khu vực làm việc nào? HS suy nghĩ và trả lời... GV làm mẫu HD HS các thao tác tạo với tệp dự án phim" gọi một HS khá lên bảng thực hiện. HS chú ý nghe và quan sát" lên bảng thực hiện lại các thao tác GV vừa trình bày. GV quan sát, nhận xét, chốt kiến thức HS chú ý nghe và ghi bài 2. Giao diện và các thao tác với tệp dự án phim - Khởi động phần mềm: nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền. - Giao diện của phần mềm có dạng: Màn hình chính của Movie Maker Trong quá trình làm việc với phần mềm, em chỉ cần tập trung vào hai khu vực chính: (1) Khu vực tập hợp các thông tin nguồn để tạo thành phim đích và (2) kết quả đều ra của phim, đây là nơi em xem trước phim đang thiết kế. * Các lệnh làm việc với tệp dự án phim: - Tạo mới: thực hiện lệnh File → New project - Mở tệp dự án: thực hiện lệnh File → Open project - Ghi tệp dự án: thực hiện lệnh File → Save project Mỗi tệp dự án phim sẽ bao gồm một dãy các hoạt động chính: mỗi hoạt động bao gồm một ảnh (tĩnh hoặc hoạt hình) hoặc một clip (động). Dãy các hình ảnh hoặc clip này sẽ thể hiện liên tục tạo nên nội dung chính của video. Đi kèm các nội dung chính trên còn có nhạc nền, lời thoại, phụ đề. Hoạt động 3: Làm việc với lớp hình ảnh GV gọi 1 HS đọc nội dung mục 3. ? Lớp hình ảnh của dự án phim bao gồm những đối tượng nào? HS suy nghĩ trả lời. GV HD các thao tác thêm ảnh và clip vào tệp dự án. GV gọi 1 vài HS khá lên thực hiện thao tác. ? các tệp ảnh và tệp video có dạng như thế nào sẽ được chèn vào tệp dự án? HS trả lời. GV giới thiệu thao tác với lớp hình ảnh. ? Có thể thực hiện các thao tác nào đối với lớp hình ảnh? HS trả lời. GV gọi 1 vài HS khá lên thực hiện thao tác. GV cho HS quan sát thanh công cụ Video Tools. Giới thiệu một số công cụ chính HS quan sát các ảnh tĩnh được đưa vào tệp dự án. ? Mỗi ảnh tĩnh khi đưa vào dự án phim sẽ có thời gian là bao nhiêu? HS trả lời GV nhấn mạnh: có thể thay đổi thông số này. ? Có 1 clip đưa vào tệp dự án có thuyết minh bằng tiếng Anh, em muốn đưa lời thuyết minh của em vào thì thực hiện như thế nào? HS trả lời. GV đưa ra thao tác ? Có thể thực hiện các thao tác nào đối với clip động? HS quan sát sgk trả lời. GV hướng dẫn các thao tác có thể thực hiện được trên máy. Gọi 1 vài HS lên thực hiện. 3. Làm việc với lớp hình ảnh Công việc đầu tiên của mỗi dự án là làm việc với lớp thông tin đầu tiên: ảnh tĩnh và clip a) Thao tác thêm hình ảnh và clip - Chọn Home và nháy nút Add videos and photos - Nháy chọn các tệp ảnh (bmp, jpg, png, gif) hoặc tệp video (avi, mpeg, mp4, wmv, mov,) - Có thể thay đổi kích thước hình ảnh và độ dài theo thời gian. b) Các thao tác cơ bản với lớp hình ảnh (mỗi ảnh tính, clip là một đối tượng) - Đổi vị trí, thứ tự: Dùng chuột để kéo thả di chuyển các đối tượng trong dãy. - Xóa: nháy chọn đối tượng và nhấn phím Delete - Bổ sung: Nháy nút Add videos and photos và thực hiện lệnh bổ sung hình ảnh, clip động. c) Các thao tác nâng cao với lớp hình ảnh Các lệnh nâng cao làm việc với ảnh tĩnh và clip nằm trên thanh công cụ Video Tools Lưu ý: sgk d) Các lệnh với clip tĩnh Mỗi ảnh tĩnh đưa vào tệp dự án phim ngầm định tạo ra một clip tĩnh só độ dài 7 giây. Để thay đổi thông số này nháy nút lệnh Duration trên thanh công cụ. Mỗi clip tĩnh tương ứng sẽ không có âm thanh, chữ và nhạc nền. Người thiết kế phim cần bổ sung các thông tin này. e) Các lệnh với clip động Các clip động khi đưa vào dự án phim sẽ được thể hiện như đúng bản gốc. Ta có thể thực hiện các thao tác tinh chỉnh trên các đối tượng clip: * Thay đổi âm lượng: Nháy nút Video Volume , sau đó điều chỉnh con trượt để tăng giảm âm lượng của clips. Đưa con trượt về hết phía trái là tắt hoàn toàn âm thanh. * Thay đổi tốc độ thể hiện Điều chỉnh bằng nút lệnh Speed * Tách clip thành hai đoạn + Đưa con trỏ thời giân đến vị trí muốn tách + Nháy nút lệnh Split * Cắt phần đầu/phần đuôi của clip Lệnh cắt bỏ phần đầu (hoặc phần đuôi) của clip sẽ loại bỏ đi các đoạn thừa, không cần thiết của clip đó + Đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn cắt bỏ phần đầu (hoặc phần đuôi) + Nháy chọn lệnh (hoặc ). 3. Luyện tập củng cố: (2’) GV chốt lại các kiến thức cơ bản trong bài. - Trả lời câu hỏi và bài tập 1,2,3,4 (SGK-149). 4. Hoạt động tiếp nối: (1’) - GV nhận xét giờ học. - HD HS về nhà học bài, làm bài tập SGK. Xem trước các mục 4,5,6,7 trong bài, chuẩn bị giờ sau học tiếp. 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: Lồng ghép trong bài Tiết 64 Bài 14: THIẾT KẾ PHIM BẰNG PHẦN MỀM MOVIE MAKER (T2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: HS nêu được nguyên tắc tạo ảnh động và chức năng của phần mềm thiết kế phim Movie Maker. 2.Kĩ năng: HS có thể sử dụng phần mềm để tạo riêng cho mình các tệp dự án phim. 3.Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng hiểu biết của mình về CNTT để thực hiện các nội dung trong bài - Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và thực hiện được các yêu cầu của giáo viên hình thành các kiến thức. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS chèn được hình ảnh, clip động vào dự án phim và thực hiện được các thao tác xử lí các đối tượng. - Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm - Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ SGK, máy vi tính, máy chiếu Projector, SGK Tin học 9 2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. 3. Phương pháp: Nêu VĐ, HĐ nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: *Tổ chức: (1’) Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 9C * Kiểm tra: Cấu trúc tệp dự án phim trong Movie Maker bào gồm có những lớp thông tin nào? Nêu các thao tác với lớp hình ảnh trong tệp dự án phim? * Bài mới 1. Giới thiệu bài học: (1’) Một tệp dự án phim bao gồm có 4 lớp thông tin là video, nhạc nền, lời thoại, phụ đề. Trong tiết trước chúng ta đã thực hiện các thao tác với lớp video trong tệp dự án. Trong tiết này chúng ta sẽ tiếp tục đi làm việc với các lớp thông tin còn lại. 2. Dạy học bài mới: (35’) Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Các thao tác với lớp nhạc nền HS đọc nội dung phần 4 Sgk ? Nêu thao tác để thêm nhạc nền vào tệp dự án? HS quan sát thanh công cụ Music Tools Hình 4.43. Thanh công cụ Music Tools ? Muốn thay đổi thời gian bắt đầu của các tệp nhạc nền ta làm thế nào? HS trả lời... ? Muốn thay đổi âm lượng ta làm thế nào? HS tự nghiên cứu SGK và trả lời... ? Muốn tách đoạn nhạc nền thành hai đoạn độc lập ta làm thế nào? HS trả lời... ? Để thay đổi vị trí bắt đầu và kết thúc âm thanh bên trong đối tượng nhạc nền ta phải làm thế nào? HS suy nghĩ và trả lời... GV làm mẫu HD HS thực hiện các thao tác: " GV gọi một HS khá lên bảng thực hiện lại các thao tác. HS chú ý nghe và quan sát" lên bảng thực hiện lại các thao tác GV vừa trình bày. 4. Làm việc với lớp nhạc nền Lớp thứ hai trong cấu trúc phim của Movie Maker là nhạc nền. Các tệp nhạc nền có thể là các tệp âm thanh có phần mở rộng là wav, mp3,.. a) Cách thêm nhạc nền - Nháy chọn nút Home, sau đó nháy nút Add music - Chọn 1 hoặc nhiều tệp âm thanh nhạc nền. b) Các lệnh thao tác với nhạc nền * Thay đổi thời gian bắt đầu của các tệp nhạc nền trong phim. Dùng chuột kéo thả các đối tượng nhạc nền (màu xanh) ở lớp thứ hai sang trái, phải. Lưu ý: sgk * Thay đổi âm lượng Nháy nút Music Volume , sau đó điều chỉnh con trượt để tăng giảm âm lượng của nhạc nền tương ứng. * Tách thành hai đoạn độc lập + Đưa con trỏ thời giân đến vị trí muốn tách + Nháy nút lệnh Split * Thay đổi vị trí bắt đầu và kết thúc âm thanh bên trong đối tượng nhạc nền + Thiết lập vị trí bắt đầu: Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí mong muốn và nháy nút + Thiết lập vị trí kết thúc: Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí mong muốn và nháy nút Hoạt động 2: Các thao tác với lớp lời thoại a.Giao nhiệm vụ học tập  GV cho HS đọc nội dung SGK ?Lời thoại có vai trò gì? ?Có thể tạo ra lời thoại bằng các cách nào? ? Thao tác để thu âm lời thoại trực tiếp? ? Các lệnh làm việc với lớp lời thoại nằm trên thanh công cụ nào? b.Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm HS nhớ lại và nêu các thao tác. HS nghe và quan sát c. Học sinh báo cáo kết quả học tập - Các nhóm cử đại diện nêu nhận xét. d.Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện và chốt lại nhận xét. GV kết luận. Hình 4.46 5. Làm việc với lớp lời thoại Lời thoại hay lời thuyết minh đóng vai trò rất quan trọng cho mọi bộ phim . Trong mô hình của Movie Maker hai lớp thông tin nhạc nền và lời thoại cùng có kiểu âm thanh nhưng ý nghĩa của chúng khác nhau. - Lời thoại có thể được thiết kế như các tệp âm thanh (có phẩn mở rộng là wav, mp3,) bằng các phần mềm Audacity, hoặc có thể thu âm trực tiếp trong phần mềm. - Lệnh thu lời thoại trực tiếp hoặc bổ sung lời thoại vào dự án phần mềm bằng cách nháy nút Record Narration trong dải lệnh Home - Thu lời thoại trực tiếp, thuyết minh cho phim: + Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí muốn bắt đầu thu âm +Nháy nút Home, chọn lệnh + Nháy nút . Thời gian thu âm bắt đầu. + Nháy nút để kết thúc + Ghi lại tệp âm thanh đã thu âm + Hoàn tất việc thu âm, trên màn hình sẽ xuất hiện đối tượng lời thoại vừa được tạo ra. Các thao tác với đối tượng lời thoại hoàn toàn tương tự như với nhạc nền. Chú ý phân biệt sự khác nhau ở thanh công cụ Narration Tools Lớp lời thoại bao gồm các đối tượng âm thanh, là các tệp âm thanh có sẵn hoặc có thể thu âm trực tiếp trong phần mềm. Các thao tác trên lớp lời thoại tương tự như với nhạc nền: xóa, bổ sung. Thay đổi thời gian bắt đầu, âm lượng, tách, thiết lập vị trí bắt đầu và kết thúc của mỗi đối tượng. Hoạt động 3: Các thao tác với lớp phụ đề HS đọc mục 6 SGK ? Phụ đề là gì GV hướng dẫn thao tác tạo phụ đề trên máy. Gọi 1 vài HS lên thực hiện. ? Nêu thao tác để tạo phụ đề. ? Có thể thực hiện các thao tác nào với phụ đề? HS trả lời 6. Làm việc với lớp phụ đề Phụ đề là các dòng văn bản xuất hiện ở dưới màn hình khi chúng ta xem phim. a) Cách tạo phụ đề - Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí muốn tạo phụ đề - Nháy chuột chọn Home, chọn nút lệnh - Một đối tượng dạng văn bản xuất hiện ngay trên trang phim chính. Có thể điều chỉnh kích thước, vị trí và nhập chữ ngay trên màn hình Thanh công cụ Text Tools chứa các lệnh làm việc với phụ đề Hình 4.49 b) Các lệnh, thao tác với phụ đề - Di chuyển phụ đề theo thời gian - Xóa, bổ xung thêm phụ đề - Sửa phụ đề - Thay đổi độ dài thời gian của phụ đề. - Bổ sung hiệu ứng, tạo khuôn, màu cho chữ phụ đề Hoạt động 4: Xuất phim GV hướng dẫn HS thao tác xuất tệp dự án phim . HS quan sát ghi nhớ. 7. Xuất phim Sau khi hoàn thành dự án phim, em có thể xuất kết quả ra một tệp phim dạng chuẩn mp4. - THực hiện lệnh File → Save movie → For computer - Nhập tên tệp phim muốn xuất, thư mục lưu trữ và nhấn Save. 3. Luyện tập củng cố: (2’) GV chốt lại các kiến thức cơ bản trong bài. - Trả lời câu hỏi và bài tập 5,6,7 (SGK/149). 4. Hoạt động tiếp nối: (1’) - GV nhận xét giờ học. - HD HS về nhà học bài, làm bài tập SGK, - Ôn tập lại các kiến thức đã học giờ sau Ôn tập học kỳ II. 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: Đầu giờ Ngày 16 tháng 04 năm 2018 Duyệt của TCM TTCM Đặng Thị Xuân Cảnh Tiết 69.Bài thực hành 11 TẠO VIDEO NGẮN BẰNG MOVIE MAKER I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: HS làm quen với chương trình Movie Maker. Kĩ năng: HS sử dụng được phần mềm để tạo cho mình các tệp phim theo yêu cầu. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng hiểu biết của mình về CNTT để thực hiện các nội dung trong bài - Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và thực hiện được các yêu cầu của giáo viên hình thành các kiến thức. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS sử dụng phần mềm để tạo riêng cho mình các tệp phim - Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm - Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ SGK, máy vi tính, máy chiếu Projector, SGK Tin học 9 2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. 3. Phương pháp: Nêu VĐ, HĐ nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: *Tổ chức: (1’) Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 9C * Kiểm tra: * Bài mới: 1. Giới thiệu bài học: (1’) Giờ trước các em đã được làm quen với một số giao diện và tính năng của những nút lệnh trong phần mềm Movie Maker. Trong giờ học này chúng ta sẽ thực hành để khám phá, tìm hiểu thêm về phần mềm và từ đó có thể tự tạo cho riêng mình một phim. 2. Dạy học bài mới: (35’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Bài 1: Khởi động và tìm hiểu Movie Maker (20’) GV đưa ra bài tập 1 SGK-139 Yêu cầu HS tự khám phá phần mềm theo các bước gợi ý trong SGK. HS độc lập thực hành các thao tác trên máy theo yêu cầu của bài thực hành" kiểm tra các kết quả nhận được và nêu nhận xét. GV quan sát HS thực hiện" kiểm tra trực tiếp kết quả của một vài HS" nhận xét, HD sửa sai (nếu cần), đánh giá. Bài - Khởi động và tìm hiểu màn hình làm việc của phần mềm Movie Maker: các khu vực trong cửa sổ, các nút lệnh trên thanh công cụ và chức năng của chúng. - Nháy nút Add frame(s) from a file để chèn hai hình ảnh có sẵn làm thành hai khung hình của ảnh động. Hình 121 - Tìm hiểu cách chọn các khung hình: bằng cách nháy chuột, nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột hoặc nhấn giữ phím Shift và nháy chuột. - Tìm hiểu ô Delay , nút Play , và ô Loop " kiểm tra và nêu nhận xét. - Đặt hiệu ứng cho một khung hình" Kiểm tra kết quả nhận được và nhận xét. - Nháy nút Save trên thanh công cụ để lưu kết quả. - Mở tệp đã lưu để xem kết quả nhận được. Hoạt động 2: Bài tập 6 (SGK-136) (10’) GV đưa ra nội dung bài tập 6 (SGK-145) Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập trên máy. GV quan sát, kiểm tra kết quả các nhóm" nhận xét, đánh giá. - Dùng một phần mềm đồ hoạ để tạo ba tệp hình vẽ mô phỏng đèn tín hiệu điều khiển giao thông như hình 119. Gợi ý: Đối với mỗi hình trong dãy, trên cửa sổ của Movie Maker, hãy nhập 10 trong ô Delay và chọn ô Loop . 3. Luyện tập củng cố: (2’) GV chốt lại các kiến thức trọng tâm trong bài 4. Hoạt động tiếp nối: (1’) - GV nhận xét giờ thực hành, nêu một số ưu, nhược điểm các nhóm. Tuyên dương nhóm có ý thức và kết quả cao. - Làm bài tập 4.29-4.31 (SBT-88,89) - Tự thiết kế các tệp ảnh động cho riêng mình. - Chuẩn bị trước Bài 2 trong bài, giờ sau thực hành tiếp. 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: Đầu giờ (5’) Tiết 70- Bài thực hành 10: TẠO ẢNH ĐỘNG ĐƠN GIẢN (T2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: HS tiếp tục làm quen với chương trình tạo ảnh động Movie Maker. Kĩ năng: HS tạo được một vài ảnh động đơn giản bằng Movie Maker. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng hiểu biết của mình về CNTT để thực hiện các nội dung trong bài - Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và thực hiện được các yêu cầu của giáo viên hình thành các kiến thức. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS sử dụng phần mềm để tạo riêng cho mình các tệp hình ảnh động - Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm - Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ SGK, máy vi tính, máy chiếu Projector, SGK Tin học 9 2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. 3. Phương pháp: Nêu VĐ, HĐ nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Tổ chức: (1’) Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 1. Giới thiệu bài học: (1’) Chúng ta đã biết thực chất của việc tạo ảnh động là tạo các ảnh tĩnh và ghép chúng lại thành một dãy các hình để thể hiện theo thứ tự và thời gian. Nếu những hình này gần giống nhau thì khi thể hiện trên màn hình sẽ tạo ra hiệu ứng "chuyển động". Trong bài này chúng ta sẽ thực hành ghép các ảnh tĩnh có sẵn thành ảnh động bằng Movie Maker. 2. Dạy học bài mới: (40’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Bài 2: Tạo ảnh động bằng Movie Maker (25’) GV yêu cầu HS HĐ nhóm (2 em/máy) thực hành các nội dung sau: HS HĐ nhóm thực hiện các thao tác theo yêu cầu của GV" đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV quan sát HS thực hiện, kiểm tra kết quả các nhóm" nhận xét, đánh giá, tuyên dương những nhóm đạt kết quả tốt. Bài Hãy ghép 12 tệp ảnh Dong_ho_1.gif,..., Dong_ho_12.gif trong thư mục lưu ảnh Dong_ho.gif trên máy tính thành ảnh động mô phỏng chiếc kim giây đồng hồ di chuyển theo chiều kim đồng hồ với từng khoảng thời gian 5 giây (h. 121). Lưu kết quả với tên Dong_ho.gif. Hình 222 - Chèn các tệp ảnh vào khung hình. - Chọn toàn bộ khung hình - Trong ô Delay nhập 10 - Chọn đánh dấu trong ô Loop - Nháy nút Play để kiểm tra kết quả nhận được. - Lưu tệp hình động. Hoạt động 2: Bài tập 4.33 (SBT-90) (15’) GV đưa ra nội dung Bài tập 4.33 (SBT-90) (15’) HS HĐ nhóm tiếp tục hoàn thành các nội dung bài tập theo yêu cầu" đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV quan sát HS thực hiện, kiểm tra kết quả các nhóm" nhận xét, đánh giá. HS lưu bài, thoát khỏi chương trình và thoát máy. Tạo tệp ảnh động biểu thị một con lật đật đang lúc lắc sang hai bên 3. Luyện tập củng cố: (2’) GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm trong bài 4. Hoạt động tiếp nối: (1’) - GV nhận xét giờ thực hành, nêu một số ưu, nhược điểm các nhóm. Tuyên dương nhóm có ý thức học tập tốt. - Làm bài tập 4.32-4.34 (SBT-90) - Chuẩn bị trước Bài tập 3 giờ sau thực hành tiếp. 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: Lồng ghép trong giờ Ngày tháng 05 năm 2016 Duyệt của TCM TTCM Đặng Thị Xuân Cảnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMovie maker_12358384.doc
Tài liệu liên quan