Giáo án Tin học lớp 10 - Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của tin học

5. Mã hóa Thông tin

a) Mã hóa số: Tự nhiên (N), Nguyên (Z), Thực (R)

Số tự nhiên cỡ 8 bít (1 Byte): Còn gọi là kiểu Byte.

Là số nguyên không âm sẽ mã hóa thành dãy 8 bít.

Nhỏ nhất là 000000002, lớn nhất là 111111112. Tức là số từ 0 đến 255.

Nếu dùng hệ HEX thì 1 Byte biểu diễn bằng 2 chữ số.

Ví dụ:

255 = $FF, 31 = $1F, 13 = $0D,

Hoc sinh lấy ví dụ thêm.

Cách mã hóa:

Đổi số này thành dạng BIN, rồi thêm các bít 0 bên trái cho đủ 8 bít.

Ví dụ: 13 -> 000011012.

Học sinh sẽ tập đổi các số tự nhiên tùy thích từ 0 đến 255.

pdf8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 10 - Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 Chương 1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học $1. Tin học là một ngành khoa học 1. Sự hình thành và phát triển của Tin học. (Học sinh tự đọc SGK!) 2. Đặc tính và vai trò của Máy tính điện tử. (Học sinh tự đọc SGK !) 3. Thuật ngữ “Tin học”. (Học sinh tự đọc!). Song có thể nhớ vắn tắt: Tin học là Ngành khoa học nghiên cứu về việc xử lý thông tin bằng Máy tính điện tử (MTĐT). $2. Thông tin và Dữ liệu 1. Khái niệm thông tin và dữ liệu Cần nhớ: Thông tin là những điều mà con người có thể nhận biết được. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào MTĐT. Sở dĩ như vậy vì MTĐT là một thiết bị vật lý dùng điện, từ hay quang, chỉ có thể có 2 trạng thái có kí hiệu là 1, và không có kí hiệu là 0. MTĐT chỉ làm việc được với các mã 0 và 1 đó mà thôi! Trình tự: Thông tin mã hóa đưa vào máy xử lý rồi giải mã ra Thông tin. Ví dụ: Muốn máy làm phép tính a+b=c ta phải cho a, b là các giá trị cụ thể, mã hóa chúng thành dạng mã máy, MTĐT mới làm được. Chẳng hạn, nhập cho a=2, b=3, từ bàn phím vào nó đã mã hóa 2 thành 10, 3 thành 11, máy cộng 10+11=101, rồi giải mã xuất ra màn hình thành 5. Dữ liệu trong bộ nhớ của máy và trên các thiết bị lưu trữ đều ở dạng mã 0-1. 2. Đơn vị thông tin • Đơn vị nhỏ nhất là bit, (chữ b không viết hoa) là mã 0 hoặc 1, tương ứng với các trạng thái không hoặc có điện, từ hay quang. Bít 0-1 ví như tín hiệu tạch-tè trong truyền tin moorse (telex). Ngày xưa, các cô điện báo viên phải đánh ma-nip, tức là mã hóa các câu thành dạng tạch-tè để truyền đi, đến nới khác giải mã thành câu bình thường. Tốc độ gõ ma-nip rất chậm 300 bít/phút. Ngày nay, Dial-up MoDem có thể truyền đi với vận tốc 56 kbps (kilo bít per second). MoDem ADSL có vận tốc lý thuyết là 100 Mbps (mega bít per second). • Nhân đây cũng giải thích thêm: MoDem là ghép 2 viết tắt của 2 từ Modulation (biến dạng mã máy thành tín hiệu điện thoại) và Demodulation (biến tín hiệu điện thoại thành dạng mã máy) • Dùng cụm 2 bít có thể mã hóa được 4 trạng thái khác nhau của thông tin, chẳng hạn: Đông -> 00, Tây -> 01, Nam -> 10, Bắc -> 11. • • Dùng cụm 3 bít có thể mã hóa được 8 trạng thái: • Thật vậy, ghép bit thứ 3 = 0 vào các nhóm 2 bít 00, 01, 10 và 11 ta được 000, 001, 010 và 011. ghép bit thứ 3 = 1 vào các nhóm 2 bít nói trên ta được 100, 101, 110 và 111. Tổng cộng là 8. Dùng cụm 3 bít đủ để mã hóa 7 nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Xi và Lặng. • Nói chung, cứ thêm 1 bít vào cụm n bít thì khả năng mã hóa thông tin tăng gấp đôi. • Tổng quát: Dùng dãy n bít có thể mã hóa được 2n trạng thái khác nhau. • Ban đầu, người ta dùng bộ mã ASCII (American Standard for Information Interchange) gồm 256 kí tự để dùng cho việc sử dụng MTĐT, mà 256=28, nên từ đó người ta quy định dùng cụm 8 bít để mã hóa và giải mã 1 kí tự. Hệ thống máy tính 8 bít kể từ đó. Với lý do ấy, người ta định nghĩa các đơn vị thông tin khác: 1 Byte (kí hiệu là B, viết in hoa) = 8 bít, 1 KB = 1024 B, 1 MB = 1024 KB, 1 GB = 1024 MB, (Xem trang 8. SGK). Ở đây 1024 = 210. Chú ý: Dùng K để chỉ kilo cỡ 1024, k chỉ kilo cỡ 1000, chẳng hạn 1 kbps = 1000 bps. 3. Các dạng thông tin thường gặp a) Kí tự - Văn bản. b) Mầu sắc - Hình ảnh. c) Tấn số - Thời gian - Âm thanh. d) Dĩ nhiên không thể không kể đến các loại số: Tự nhiên - Nguyên - Thực. 4. Hệ đếm dùng cho MTĐT Hệ đêm thập phân (DECimal) ai cũng quen biết rồi! a) Hệ nhị phân (BINary), có 2 chữ số: 0 và 1. Đếm như sau: 0, 1, 10, 11, 100, 101, 110, 111, 1000, 1001, 1001, 1010, Để tránh nhầm lẫn, ta viế chỉ s 2. ố t thêmVí dụ: 10012. Để ý là 102 = 2, 1002 = 4, 10002 = 8, Tổng quát: 10n của hệ BIN = 2n của hệ DEC. Phép cộng và Phép nhân trong BIN: 0 + 0 = 0 0 + 1 = 1 1 + 0 = 1 1 + 1 = 10 0 * 0 = 0 0 * 1 = 0 1 * 0 = 0 1 * 1 = 1 Làm như vậy, mạch điện có thể thực hiện được, giống như 2 công tắc a, và b mắc nối tiếp, tương ứng với 2 thừa số của phép a*b=c, là kết quả ra, thì c=1 khi và chỉ khi a và b cùng bằng 1. Trong tin học, ta dùng dấu * để kí hiệu phép nhân. Ví dụ: Làm phép nhân 1101*101 như sau: 1101 * 101 ---------- 1101 + 1101 ---------- 1000001 Đổi số từ dạng thập phân sang dạng nhị phân (DEC -> BIN) (Xem bài đọc thêm SGK Đại số 10). Ví dụ: 13 -> ? 13 chia 2 được 6 dư 1 -> bít đơn vị là 1. 6 chia 2 được 3 dư 0 -> bít hàng chục là 0. 3 chia 2 được 1 dư 1 -> bít hàng trăm là 1. 1 chia 2 được 0 dư 1 -> bít hàng ngàn là 1. Kết quả: 13 -> 1101 2 . Học sinh làm một số ví dụ: 17 -> ?, 64 -> ?, 63 -> ?, 65 -> ?, 255 -> ? Đổi số từ dạng nhị phân sang dạng thập phân (BIN -> DEC) (Dùng lược đồ Horner). P(x) = an.xn + an-1.xn-1 + + a1.x + a0 = ((((an.x + an-1).x + an-2).x +.a1).x + a0 Ví dụ: P(x) = 2x3 + 5x2 - 6x + 7 = ((2x + 5)x - 6)x + 7. Hãy tính P(-2) = ? Lược đồ: 2 5 -6 7 -2 2 1 -8 23 Ta làm như sau: 2*(-2)+5 = 1, 1*(-2)+(-6) = -8, (-8)*(-2)+7=23. Học sinh có thể vào trang Ví dụ: 11012 -> ? 11012 = 1*103 + 1*102 + 0*10 + 12 = 1*23 + 1*22 + 0*2 + 1 là một đa thức dạng P3(2). Lược đồ: 1 1 0 1 2 1 3 6 13 Kết quả: 11012 = 13. Học sinh tập đổi một số số dạng BIN ra dạng DEC: 1110102, 11112, 1111111112, 00000012 , 10010012, b) Hệ thập lục phân (HEXa), có 16 chữ số: 0, 1, 2, , 9, A, B, C, D, E, F. Ở hệ này A, B, C, D, E, F (có thể viết chữ in thường) tương ứng bằng 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16. Để tránh nhầm lẫn, ta viết thêm chỉ số 16 hoặc chữ h phía cuối, tiếp đầu ngữ $ hay #, ví dụ: $1F, #FF0012, 1CA2E16, 1A5Dh Chú ý: 10n ở hệ HEX bằng 16n của hệ DEC. Chẳng hạn: $1BE = #1BE = 1BEh =1BE16 = 1*102 + B*10 + E = 1*162 + 11*16 + 14 = 446. Vì cụm 4 bít biểu diễn được đầy đủ 16 trạng thái, nên mỗi chữ số trong hệ HEX ứng với 4 bít, 0 = 00002, 1 = 00012, , F = 15 = 11112. Học sinh tập dượt đổi xuôi một số từ DEC -> HEX: 255, 128, 321, 65535, 256, và từ HEX -> DEC: $1F, $FF, $F2, 5. Mã hóa Thông tin a) Mã hóa số: Tự nhiên (N), Nguyên (Z), Thực (R) Số tự nhiên cỡ 8 bít (1 Byte): Còn gọi là kiểu Byte. Là số nguyên không âm sẽ mã hóa thành dãy 8 bít. Nhỏ nhất là 000000002, lớn nhất là 111111112. Tức là số từ 0 đến 255. Nếu dùng hệ HEX thì 1 Byte biểu diễn bằng 2 chữ số. Ví dụ: 255 = $FF, 31 = $1F, 13 = $0D, Hoc sinh lấy ví dụ thêm. Cách mã hóa: Đổi số này thành dạng BIN, rồi thêm các bít 0 bên trái cho đủ 8 bít. Ví dụ: 13 -> 000011012. Học sinh sẽ tập đổi các số tự nhiên tùy thích từ 0 đến 255. Số tự nhiên cỡ 16 bít (2 Byte): Còn gọi là kiểu Word. Là số nguyên không âm sẽ mã hóa thành dãy 16 bít. Nhỏ nhất là 00000000000000002, lớn nhất là 11111111111111112. Tức là số từ 0 đến 65535. Thứ tự các bít tính từ phải qua trái, từ 0 đến 15. 8 bít bên phải tạo thành 1 Byte, gọi là Byte thấp, 8 bít còn lại bên trái tạo thành 1 Byte, gọi là Byte cao của số đã cho. Ví dụ: Số 13 = 00000000 000011012, Byte thấp là 13, Byte cao là 0. Số 65534 = 11111111 111111102, Byte thấp là 254, Byte cao là 255. Nếu dùng hệ HEX thì 1 Word biểu diễn bằng 4 chữ số. Ví dụ: 255 = $00FF, 31 = $001F, 13 = $000D, , 65535 = $FFFF, 65534 = $FFFE. Khi đó hai chữ số bên phải tạo Byte thấp, hai chữ số bên trái thành Byte cao. Học sinh lấy ví dụ thêm. Cách mã hóa: Đổi số này thành dạng BIN, rồi thêm các bít 0 bên trái cho đủ 16 bít. Ví dụ: 13 -> 00000000000011012. Học sinh sẽ tập đổi các số tự nhiên tùy thích từ 0 đến 65535. Số nguyên cỡ 8 bít (1 Byte): Còn gọi là kiểu ShortInt. (Số nguyên ngắn). Là số nguyên có dấu mã hóa thành dãy 8 bít. Thứ tự các bít tính từ phải qua trái, từ 0 đến 7. Bít thứ 7 là bít dấu: Số 0 cho số không âm, số 1 cho số âm. Nhỏ nhất là 100000002, lớn nhất là 011111112. Tức là số từ -128 đến 127. Cách mã hóa: Số không âm đổi thành dạng BIN, rồi thêm các bít 0 bên trái cho đủ 8 bít. Sô âm thì dùng Công thức: –z = not(z) + 1, thực hiện trên các bít. Chú ý: not(0)=1, và not(1)=0. Ví dụ: 13 -> 000011012. -13 -> not(13) + 12 = 111100102 + 12 = 111100112. Thật vậy, 13 + (-13) = 1 00000000, có 9 bít, thì do quy định chỉ được 8 bít, nên bít số 9 bên trái nhất bị tràn mất, chỉ còn 8 bít 0 và kết quả là 0. Học sinh sẽ tập đổi các số tùy thích ˜ {-128, -127, ,0, 1, 2, , 255}. Số nguyên cỡ 16 bít (2 Byte): Còn gọi là kiểu Integer. (Số nguyên). Là số nguyên có dấu mã hóa thành dãy 16 bít. Thứ tự các bít tính từ phải qua trái, từ 0 đến 15. Bít thứ 15 là bít dấu: Số 0 cho số không âm, số 1 cho số âm. Nhỏ nhất là 10000000 000000002, lớn nhất là 01111111 111111112. Tức là số từ -32768 đến 32767 (hay từ -215 đến 215-1). Cách mã hóa: Số không âm đổi thành dạng BIN, rồi thêm các bít 0 bên trái cho đủ 8 bít. Sô âm thì vẫn dùng Công thức –z = not(z) + 1, thực hiện trên các bít. Ví dụ: 13 -> 00000000 000011012. -13 -> not(13) + 12 = 11111111 111100102 + 12 = 11111111 111100112. Thật vậy, 13 + (-13) = 1 00000000 00000000, có 17 bít, thì do quy định chỉ được 16 bít, nên bít số 17 bên trái nhất bị tràn mất, chỉ còn 16 bít 0 và kết quả là 0. Học sinh sẽ tập đổi các số tùy thích từ -32768 đến 32767. Số nguyên cỡ 32 bít (4 Byte): Còn gọi là kiểu LongInt. (Số nguyên dài). Là số nguyên có dấu mã hóa thành dãy 32 bít. Thứ tự các bít tính từ phải qua trái, từ 0 đến 31. Bít thứ 31 là bít dấu: Số 0 cho số không âm, số 1 cho số âm. Nhỏ nhất là 10000000 00000000 00000000 000000002, lớn nhất là 01111111 11111111 11111111 111111112. Tức là số từ -2147483648 đến 2147483647 (hay từ -231 đến 231-1). Cách mã hóa: Số không âm đổi thành dạng BIN, rồi thêm các bít 0 bên trái cho đủ 8 bít. Sô âm thì vẫn dùng Công thức –z = not(z) + 1, thực hiện trên các bít. Ví dụ: 13 -> 00000000 00000000 00000000 000011012. -13 -> not(13) + 12 = 11111111 11111111 11111111 111100102 + 12 = 11111111 111100112. Thật vậy, 13 + (-13) = 1 00000000 00000000 00000000 00000000, có 33 bít, thì do quy định chỉ được 32 bít, nên bít số 33 bên trái nhất bị tràn mất, chỉ còn 32 bít 0 và kết quả là 0. Học sinh sẽ tập đổi các số tùy thích từ -2147483648 đến 2147483647. Số thực được dùng trong MTĐT là dạng khoa học hay còn gọi là dạng dấu phẩy động Ví dụ: 314 thì MTĐT biểu diễn thành 3.14 * 102, 12345,678 thì thành 1.2345678 * 104, 0.000012345 thành 1.2345*10-5, v.v Tóm lại: Số thực có dạng ±M*10 ±K , M thì có 1 chữ số khác 0, đến dấu chấm, rồi đến các chữ số có nghĩa và K kà một số nguyên Do vậy chỉ cần phối hợp mã hóa M và K là được. Nhận xét: Thông tin nào mà liệt kê được thành dạng đếm được thì dễ dàng mã hóa nó, bằng cách đổi số thứ tự đó ra dạng nhị phân (BIN) rồi ra mã máy! b) Mã hóa kí tự - văn bản Bảng kí tự ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0 đến 255, số thứ tự của mỗi kí tự được gọi là mã của kí tự tương ứng. Để được mã máy tương ứng, ta chỉ cần đổi mã đó ra dạng BIN rồi thêm các bít 0 bên trái cho đủ 8 bít. Với xâu kí tự liên kết nhiều kí tự thì ta mã hóa lần lượt các kí tự của nó. Ví dụ: ‘A’ có mã là 65 được mã hóa thành 01000001. ‘ ‘ có mã là 32 được mã hóa thành 00100000. Enter có mã là 13 được mã hóa thành 00001101. ‘TIN’ 01010100 01001001 01001110. c) Mã hóa mầu sắc – hình ảnh. (Đọc thêm trang 14 SGK). Có 16 mầu cơ bản nên ta dùng hệ HEX để mã hóa chúng: Đen Xanh Lá Trời Đỏ Tím Nâu Ghi $0 $1 $2 $3 $4 $5 $6 $7 Xám Xanh tươi Lá tươi Trời tươi Đỏ tươi Tím tươi Vàng Trắng $8 $9 $A $B $C $D $E $F Đế thể hiện mầu sắc của kí tự, người ta viết $XY, gọi là thuộc tính của kí tự, ở đây $X là mầu nền, $Y là mầu chữ. Tuy nhiên, nếu $X>7 thì mầu nền giảm đi 8 và chữ thì nhấp nháy. Ví dụ: Chẳng hạn chữ A có thuộc tính là $1F, tức là nền xanh, chữ trắng, $9E tức là nền xanh, chữ mầu vàng nhấp nháy. Học sinh sẽ tập tính toán các bài tập tương tự! Chú ý: Bạn có thể vao trang web sau đây: www.static.khoia0.com/COLOR.EXE, cho Run ngay hoặc Save chương trình nhỏ xuống máy chạy để xem thử các mầu sắc trong DOS. Khi chạy, nhớ gõ tổ hợp phím Alt+Enter để mở rộng cửa sổ DOS trong WIN. Trong Internet người ta dùng cách biểu diễn #RRGGBB, ở đây R, G, B là các chữ số HEX, RR độ đỏ (Red), GG độ Lá (Green) và BB độ Xanh (Blue). Ví dụ: #0000FF tức là mầu xanh 100%, #FF00FF tức là trộn 100% mầu đỏ với 100% mầu xanh thành mầu tím, #102030 tức là trộn $10/$FF % mầu đỏ với $20/$FF % mầu lá và $30/$FF % mầu xanh để được mầu Đó là loại mầu 24 bít. Học sinh sẽ tập tính toán các bài tập tương tự! Thực hành xem mầu sắc trong Internet: Bước 1. Soạn thảo trong Word: nguyên văn như sau: Chao cac ban! Bước 2. Lưu trên đĩa: Nơi để là Desktop, dưới cái tên: File name = test.htm và Save as type = Plain Text, nhấp nút Save chọn MS-DOS Bước 3. Xem tkết quả: Ra ngoài Desktop, nhấp đúp chuột vào Test.htm sẽ thấy trang web có hình chữ nhật bằng mầu xanh (#0000FF) và mầu chữ tím do mình thiết lập. Bước 4 Sửa mầu để xem mầu khác: Trên Desktop, nhấp phải chuột vào Test.htm, chọn Edit, chọn thẻ HTML (phía dưới bên trái), chữa lại bgcolor=#0000FF thành mầu khác ví dụ bgcolor=#FF00FF (100% đỏ với 100% mầu xanh thành mầu tím), rồi Save. Close lại và kích vào Test.htm ta thấy hình chữ nhật bằng mầu tím, có thể thay đổi mầu chữ nữa! Tức là chữa color=#FF00FF thành color=#?????? để xem. OK. Bạn hãy thử với một bộ mầu tùy thích và xem lại. Mầu 24 bít có 2 24 mầu, từ mã 00 (24 bít 0) tăng dần đến 1..1 (24 bít 1). Chẳng hạn: Cho 1 dãy 24 bít 0 hoặc 1, rồi cứ 4 bít đổithành 1 chữ số HEX và thay vào mã nguồng trang web trên sẽ thấy mầu nó như thế nào. OK. Trong Windows còn có các chất lượng mầu 256 mầu (nhẹ nhất, thường dùng làm ảnh động dạng GIF cho Internet, mầu mỗi điểm ảnh chỉ chiêm 1B), 16 bít (chất lượng vừa đủ, đỡ tốn bộ nhớ, có tất cả 216 mầu) và 32 bít (chất lượng mầu tốt nhất hiện nay, tốn bộ nhớ hơn, có tất cả 232 mầu), Chú ý: Bạn có thể nhìn thấy 256 mầu trong Internet hay dùng như trong trang web: Ta có thể thiết lập cho hệ thống của mình chất lượng mầu để Windows thể hiện: Nhấp chuột phải Desktop > chọn Properties > chọn thẻ Settings > chọn Color Quality. Để mã hóa hình ảnh, ta mã hóa mầu của từng điểm ảnh, gọi là ảnh dạng BipMap. Ví dụ: Một picture cỡ 200 x 300 pixels ở chế độ mầu 16 bít (2B) thì thông tin về nó có cỡ (size) là 200 x 300 x 2B = 1200B > 1KB Nếu truyền đi qua MoDem 50kbps thì hết thời gian là: 1200 x 8bit/50000bít = 0,192 s. Học sinh sẽ tập tính toán các bài tập tương tự! Ta cũng có thể có ghi nhận hình ảnh dưới dạng véctơ qua những yêu tố cấu thành hình ảnh đó. Ví dụ: Để nhớ một đoạn thẳng, chỉ cần mã hóa tọa độ điểm đầu/cuối, độ dầy, mầu sắc. d) Mã hóa âm thanh (Đọc thêm trang 15 SGK. Tuy nhiên, trong đó có sai sót: khi nói rằng dao động sóng là dãy các byte. Điều này sai, vì tần số âm thanh nghe dược có tần số từ 8Hz đến 22000Hz). Âm thanh do dao động của vật chất sinh ra. Số dao động trong một giây gọi là tần số hay biên độ hay độ cao của âm thanh đó. Tần số được đo bằng Hetz hay kí hiệu là Hz. 1024 Hz = 1 KHz, 1024 KHz = 1MHZ, 1024 MHz = 1 GHz, Ví dụ nốt Sol có tần số là 384. Nhưng có nhiều nốt Sol: Sol, Sòl, Sól, Các nốt đó lại có tần số khác nhau! Vì sao vậy? Vì nếu 2 âm thanh có tần số lớn/nhỏ hơn nau 2 lần thì có âm gần giống nhau. Ví dụ nốt các nốt đồ, đô, đố, có tần số lần lượt là 256 Hz, 512 Hz, 1024 Hz, Tai người có thể nghe được các âm thanh có tần số từ 8 Hz đến 22000 Hz. Âm thanh có tần số <8Hz được gọi là hạ âm và cao hơn 22000 Hz được goi là siêu âm. Một số loài vật có thể nghe được hạ âm và siêu âm như kiến, dơi, Khi đi mua loa hay tai nghe, nên chọn loại có ghi thông số kỹ thuật là từ 8-22000 Hz để thưởng thức hết các âm trầm (Bass, tần số thấp) và âm cao (Treble, tần số cao), nêu không thì nhiềuâm không nghe được đúng mà chỉ thấy ùm ùm. Tuy nhiên các thiết bị phát cũng phải phát được các âm thanh có dải tần đủ. Với nguyên lý: 2 âm thanh có tần số lớn/nhỏ hơn nau 2 lần thì có âm gần giống nhau, nên người ta lấy nốt gốc là nốt Đô có tần số là 2n, ví dụ như tai người nghe dược rõ từ các tần số bằng 26 = 64 Hz (rất trầm, bass) đến 212 = 4096 Hz (rất cao, treble). Trong khoảng cao dộ từ 2n đến 2n+1, chẳng hạn từ nốt Đồ đến nốt Đố, người ta chia thành 12 phần bằng nhau (gọi là các nửa cung) và đặt tên các nốt lần lượt cùng các tần số làm tròn như sau: TẦN SỐ CÁC NỐT NHẠC THÔNG DỤNG Đồ Rê Mi Fa Sol La Xi C C# D D# E F F# G G# A A# B Db Eb Gb Ab Bb Vị trí: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Q.0 64 68 72 76 81 85 91 96 102 108 114 121 Q.1 128 136 144 152 161 171 181 192 203 215 228 242 Q.2 256 271 287 304 323 342 362 384 406 431 456 483 Q.3 512 542 575 609 645 683 724 767 813 861 912 967 Q.4 1024 1085 1149 1218 1290 1367 1448 1534 1625 1722 1825 1933 Q.5 2048 2170 2299 2435 2580 2734 2896 3069 3251 3444 3649 3866 Công thức tần số tính tại nửa cung thứ n, kể từ mốc 64 Hz như sau: F(n) = 64*sqrt(exp(n*ln(2)/12)) Thời gian: Nốt Tròn = 1536, Nốt Trắng = 768, Nốt Đen = 384, Móc Đơn = 192, Móc Kép = 96, Móc Tam = 48, Móc Tứ = 24,... /1000 giây Mọi thông tin mà biểu diễn được qua số tự nhiên thì đều mã hóa thành dạng bít cho máy tính! Hiện nay, người ta còn chua mã hóa mùi vị thôi! Khi thành công thì mỗi máy tính còn có bộ phận sinh mùi, để khii xem video có cảnh ăn uống chẳng hạn, bạn có thể thưởng thức được mùi thức ăn Mã hóa một âm thanh, một nốt nhạc thật là đơn giản. Máy tính có bộ phận sinh ra âm thanh theo các tần số và thời gian của nó để giải mã cho mọi người thưởng thức được! www.Lightsmok.wordpress.com lightsmok@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhai niem co ban ve Tin hoc_12397168.pdf