Giáo án Tin học lớp 12 - Bài 3: Giới thiệu microsoft access

- Mục tiêu là: Học sinh nắm được:

+ Access là hệ QTCSDL do hẵng Microsoft tạo ra

+ Access cung cấp các công cụ cho phép người dùng tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu

- Sản phẩm: học sinh nắm được xuất xứ của Access và khả năng của Access.

- Phương thức:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Chia lớp làm 2 nhóm

Nhóm 1: Nêu xuất xứ của hệ QTCSDL Access?

Nhóm 2: Em hãy cho biết Access có những khả năng nào?

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, ghi ra bảng phụ hoạt động của nhóm

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm

Bước 4: GV nhận xét đánh giá(GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét )

 Access là một hệ quản trị CSDL nên nó có các chức năng cơ bản của một hệ QTCSDL, các khả năng của nó gồm

+ Tạo lập CSDL (gồm bảng và các mối liên kết giữa chúng) và lưu trữ CSDL trên các thiết bị nhớ

+ tạp biểu mẫu để cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo thống kê tổng kết hay những mẫu hỏi để khai thác dữ liệu trong CSDL, giải quyết các bài toán quản lý

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 12 - Bài 3: Giới thiệu microsoft access, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. Ngày dạy:.. Tiết số: Bài 3: GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS I. Mục tiêu 1. Kiến thức. -Biết những khả năng chung nhất của Access như một hệ QTCSDL (khai báo, lưu trữ, xử lý dữ liệu); - Biết 4 đối tượng cơ bản trong Access : bảng (Table), mẫu hỏi(Query), biểu mẫu (Form), báo cáo(Report); - Liên hệ được một bài toán quản lý gần gũi với HS cùng các công cụ quản lý tương ứng trong Access. 2. Kĩ năng - Häc sinh cã thÓ liªn hÖ c¸c bµi to¸n qu¶n lý trong tr­êng cïng c¸c c«ng cô qu¶n lý t­¬ng øng trong Access. 3.Về tình cảm, tư tưởng - Học sinh hiểu bài và hứng thú tìm hiểu về Hệ Quản trị CSDL Access thông qua đó có thái độ tích cực học tập đạt hiệu quả cao khi học tập môn Tin học 12 II. Chuẩn bị bài học Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính. Học sinh: SGK, vở, bảng phụ. III. Tiến trình bài học. 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu kiểm tra kiến thức của chương trước Khái niệm Hệ QTCSDL, các chức năng của Hệ QTCSDL - Sản phẩm: Học sinh nêu được Hệ QTCSDL là gì? Hệ QTCSDL có những chức năng nào? Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ GV: Em hãy nêu khái niệm Hệ QTCSDL? Các chức năng của hệ QTCSDL? GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một chức năng Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Thảo luận nhóm, ghi kết quả ra bảng phụ của hoạt động nhóm Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm mình Bước 4: GV nhận xét đánh giá kết quả (Học sinh các nhóm nhận xét lẫn nhau) - Cung cấp môi trường tạo lập CSDL là : cung cấp môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liêu Để làm được điều này Hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. - Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu Hệ QTCSDL cung cấp ngôn ngữ thao tác dữ liệu để người dùng có thể cập nhật hay khai thác thông tin. Thông qua ngôn ngữ thao tác dữ liệu ngời dùng có thể nhập, sửa, xoá dữ liệu (cập nhật) hoặc có thể sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo...(khai thác) - Cung cấp các công cụ kiểm soát điều khiển truy cập và CSDL Tức là hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện các nhiệm vụ: + Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không đươc phép. + Duy trì tính nhất quán của dữ liệu + Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời + Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm + Quản lý các mô tả dữ liệu Hoạt động 2:Hình thành kiến thức. Tìm hiểu xuất xứ và khả năng của hệ QTCSDL Access - Mục tiêu là: Học sinh nắm được: + Access là hệ QTCSDL do hẵng Microsoft tạo ra + Access cung cấp các công cụ cho phép người dùng tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu - Sản phẩm: học sinh nắm được xuất xứ của Access và khả năng của Access. - Phương thức: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Chia lớp làm 2 nhóm Nhóm 1: Nêu xuất xứ của hệ QTCSDL Access? Nhóm 2: Em hãy cho biết Access có những khả năng nào? Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, ghi ra bảng phụ hoạt động của nhóm Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm Bước 4: GV nhận xét đánh giá(GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét ) Access là một hệ quản trị CSDL nên nó có các chức năng cơ bản của một hệ QTCSDL, các khả năng của nó gồm + Tạo lập CSDL (gồm bảng và các mối liên kết giữa chúng) và lưu trữ CSDL trên các thiết bị nhớ + tạp biểu mẫu để cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo thống kê tổng kết hay những mẫu hỏi để khai thác dữ liệu trong CSDL, giải quyết các bài toán quản lý Tìm hiểu các loại đối tượng chính của Access. a. Các loại đối tượng: - Mục tiêu là: Học sinh nắm được 4 đối tượng chính của Access (gồm Bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo)và chức năng nhiệm vụ của từng đối tượng. - Sản phẩm: học sinh nắm được chức năng nhiệm vụ của 4 đối tượng chính của Access. - Phương thức: GV chiếu CSDL Quản lý HS đã chuẩn bị trước. Giới thiệu cho HS những đối tương như các bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo. GV yêu cầu HS tìm hiểu sách giáo khoa kết hợp sự giới thiệu của cô Phân biệt rõ Access có 4 loại đối tượng cơ bản : Bảng,Mẫu hỏi, Biểu mẫu, báo cáo. Mỗi loại đối tượng này có thể có nhiều đối tượng khác nhau. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 4 nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ: GV trình chiếu bài tập luyện tập trên máy – dạng bài tập Chọn và Ghép như sau Đối tượng Chức năng Biểu mẫu Dùng để lưu trữ dữ liệu Báo cáo Giúp việc nhập hay hiển thị thông tin một cách thuận tiện. Mẫu hỏi Dùng để tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu Bảng Được thiết kế để định dạng,tính toán,tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra GV: Em hãy ghép các đối tượng ở cột bên trái với các chức năng phù hợp ở cột bên phải? HS: Đọc đề, xác định yêu cầu của đề. Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, ghi ra bảng phụ hoạt động của nhóm Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm Bước 4: GV nhận xét đánh giá(GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét ) chiếu kết quả lên màn hình: Đối tượng Chức năng Biểu mẫu 2.Giúp việc nhập hay hiển thị thông tin một cách thuận tiện. Báo cáo 4.Được thiết kế để định dạng,tính toán,tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra Mẫu hỏi 3.Dùng để tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu Bảng 1.Dùng để lưu trữ dữ liệu b. Ví dụ: - Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách tạo ra các đối tượng trong bài toán cụ thể: bài toán quản lí học sinh. - Sản phẩm: Nêu được ví dụ về 4 đối tượng trong bài toán quản lí HS. - Phương thức: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp làm 4 nhóm: Nhóm 1: Lấy ví dụ về đối tượng bảng. Nhóm 2: Lấy ví dụ về đối tượng mẫu hỏi. Nhóm 3: Lấy ví dụ về đối tượng biểu mẫu. Nhóm 4: Lấy ví dụ về đối tượng báo cáo. B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra bảng phụ. GV quan sát hướng dẫn HS làm việc. B3: Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nghe và đặt câu hỏi thắc mắc. B4: Đánh giá, tổng hợp GV nhận xét và kết luận: - CSDL Quản lí HS có thể gồm: + Bảng: Học sinh: Lưu thông tin về HS. + Một số biểu mẫu: - Nhap HS: dùng để cập nhật TT về HS. - Nhap Diem: Dùng để cập nhật điểm trung bình của HS. + Một số mẫu hỏi: - Dùng để xem thông tin của một HS gay của cả lớp theo một điều kiện nào đó. + Một số báo cáo: - Xem và in ra bảng điểm môn Tin học, danh sách Đoàn viên, thống kê về điểm số.. * Chú ý: Mỗi đối tượng được Access quản lí dưới một tên, tên của mỗi đối tượng được tạo bởi các chữ cái, chữ số và dấu cách VD: HOC_SINH, Nhap HS, Nhap diêm.... Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng và mở rộng. - Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về các đối tượng cơ bản trong Access. - Phương thức: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao bài tập cho HS: Cho CSDL Thư viện gồm các thông tin: Mã thẻ, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, mã sách, tên sách, tác giả, số trang, năm xuất bản, ngày mượn, ngày trả. - Nêu ví dụ về 4 đối tượng trong Access: Bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi và báo cáo. Nhóm 1: Lấy ví dụ về đối tượng biểu mẫu. Nhóm 2: Lấy ví dụ về đối tượng bảng. Nhóm 3: Lấy ví dụ về đối tượng báo cáo. Nhóm 4: Lấy ví dụ về đối tượng mẫu hỏi. B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra bảng phụ. GV quan sát hướng dẫn HS làm việc. B3: Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nghe và đặt câu hỏi thắc mắc. B4: Đánh giá, tổng hợp GV nhận xét và kết luận: + Bảng: Sách: Lưu thông tin về sách. Bảng Người mượn: lưu thông tin về người mượn. Bảng Mượn sách: Lưu thông tin về ngày mượn, ngày trả + Một số biểu mẫu: - Nhap TT: dùng để cập nhật TT về sách. - Mượn, trả sách: Dùng để cập nhật thông tin về ngày mượn và ngày trả. + Một số mẫu hỏi: - Tìm những người mượn sách của tác giả Nam Cao. - Tìm những người mượn sách trong ngày bất kì (VD 12/12/2000) - Liệt kê những người trả sách quá hạn + Một số báo cáo: - In ra danh sách người mượn sách trong tháng 10. - In danh sách người mượn sách của tác giả nào đó. * Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tam Điệp, Ngày tháng năm Người duyệt Người soạn Nguyễn Thành Chung Bùi Thị Thanh Vân Ngày soạn:. Ngày dạy:.. Tiết số: Bài 3: GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Biết các thao tác cơ bản khi làm việc với Access. - Biết các chế độ làm việc với các đối tượng của Access. - Liên hệ được một bài toán quản lý gần gũi với HS cùng các công cụ quản lý tương ứng trong Access. 2. Kĩ năng - Biết một số thao tác cơ bản : Khởi động và kết thúc Access, tạo một CSDL mới hoặc mở một CSDL đã có, tạo đối tượng mới và mở một đối tượng; - Biết cách tạo các đối tượng dùng thuật sỹ (Wizard) và tự thiết kế (Design) 3.Thái độ Học sinh hiểu bài và hứng thú tìm hiểu về Hệ Quản trị CSDL Access thông qua đó có thái độ tích cực học tập đạt hiệu quả cao khi học tập môn Tin học 12 II. Chuẩn bị bài học Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính. Học sinh: SGK, vở, bảng phụ. III. Tiến trình bài học. 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: nhớ lại các thao tác cơ bản khi làm việc với phần mềm Word để liên hệ vào bài mới. - Phương thức: Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ: chia lớp làm 4 nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ sau: GV: Em hãy nêu các thao tác :- khởi động Word? Mở tệp văn bản mới? Mở tệp văn bản đã có? Kết thúc phiên làm việc với Word? Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: GV nhận xét đánh giá kết quả Sản phẩm: Là các thao tác làm việc với Word. Khởi động: C1: nháy đúp chuột vào biểu tượng word trên nền màn hình C2: à Start -> all program -> MS office -> MS Word Mở tệp văn bản mới: C1: à file -> New C2: Ctrl + N C3: Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn Mở tệp văn bản đã có; C1: à file -> Open C2: Ctrl + O C3: Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn Kết thúc word: C1: à File -> exit C2: Nháy vào biểu tượng X C3: Alt+F4; GV: Trên đây là các thao tác cơ bản khi làm việc với Word, bài hôm nay các em sẽ tìm hiểu về các thao tác cơ bản khi làm việc với Access. 2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Tìm hiểu các thao tác cơ bản khi làm việc với Access. - Mục tiêu là: Học sinh nắm được các thao tác cơ bản như khởi động Access, Tạo CSDL mới, mở 1 CSDL đã sẵn có và Kết thúc phiên làm việc với Access. - Phương thức: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp làm 4 nhóm Nhóm 1: Nêu cách khởi động Access. Nhóm 2: Nêu thao tác tạo CSDL mới. Nhóm 3: Nêu thao tác mở CSDL đã có Nhóm 4: Nêu thao tác kết thúc Access. Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: GV nhận xét đánh giá kết quả. GV thực hiện các thao tác trên máy chiếu. HS quan sát và lên thực hành lại các thao tác đó. - Sản phẩm: học sinh nắm được các thao tác cơ bản của Access. 1) Khởi động Access Có 2 cách để khởi động Access Cách 1: Start/ chọn Programs/ Microsoft Office/ chọn Microsoft Access Cách 2: Nháy đúp vào biểu tượng Access trên màn hình. 2) Tạo CSDL mới Thực hiện các bước sau: B1: Chọn lệnh File à New B2: Chọn Blank Database, xuất hiện hộp thoại File New Database B3: Chọn vị trí lưu tệp và nhập tên tệp à chọn Create 3) Mở CSDL đã có Thực hiện 1 trong 2 cách sau: C1: Nháy chuột lên tên của CSDL (nếu có) C2: Chọn lệnh File/ Open, tìm và nháy đúp vào tên CSDL cần mở. 4) Kết thúc phiên làm việc với Access: Thực hiện 1 trong 2 cách sau: Cách 1: Chọn File/ Exit Cách 2: Nháy nút ở góc trên bên phải màn hình. b. Tìm hiểu các chế độ làm việc với các đối tượng của Access - Mục tiêu: Học sinh nắm được + 2 chế độ làm việc với các đối tượng trong Access : chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu + Cách chuyển đổi qua lại giữa các chế độ đó + Cách tạo một đối tượng mới trong Access + Cách mở một đối tượng có sẵn trong Access. Phương thức: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV : Yêu cầu học sinh lên mở CSDL Quản Lý HS đã chuẩn bị trước HS : Lên máy thực hành theo yêu cầu của GV GV: Chọn đối tượng Table trong danh sách các đối tượng của CSDL Quản Lý Học Sinh được mở GV: Giới thiệu chế độ thiết kế (Design View) : + Chọn bảng HOC_SINH trong CSDL +Chọn chế độ thiết kế (View à Design View ) hoặc nháy nút lệnh trên thanh công cụ + Thực hiện thêm bớt một trường trong bảng vừa mở GV: Tắt chế độ thiết kế của bảng vừa mở và giới thiệu chế độ trang dữ liệu (DataSheetView) của đối tượng Table + Chọn bảng HOC_SINH trong CSDL + Chọn chế độ trang dữ liệu View à DataSheetView + Thêm một bản ghi vào bảng HOC_SINH GV : Tắt 2 chế độ thiết kế và trang dữ liệu yêu cầu học sinh cử đại diện nhóm lên thực hiện lại các thao tác làm việc với chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu GV : Theo em, chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu khác nhau ở điểm nào? Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ: Lên máy giáo viên thực hành lại các thao tác GV Yêu cầu HS: Nghiên cứu SGK, quan sát giáo viên hướng dẫn thực hành, thảo luận nhóm, ghi ra bảng phụ nội dung câu trả lời Bước 3: GV nhận xét đánh giá(GV yêu cầu các học sinh khác nhận xét ) GV Thực hiện tạo một đối tượng mới trong CSDL HOC_SINH đang mở và trình chiếu cho học sinh quan sát ( thực hiện vài lần) bằng 3 cách + Dùng các mẫu dựng sẵn (Wizard) + Người dùng tự thiết kế + Kết hợp cả 2cách trên Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV : Yêu cầu học sinh lên tạo một đối tượng mới trong CSDL HOC_SINH đang mở bằng 3 cách như giáo viên hướng dẫn(ít nhất 2 học sinh) Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ: Lên máy giáo viên thực hành tạo đối tượng mới như hướng dẫn của giáo viên Bước 3: GV nhận xét đánh giá(GV yêu cầu các học sinh khác nhận xét ) GV Thực hiện mở 1 đối tượng đã có sẵn bằng cách nháy đúp vào đối tượng muốn mở, trình chiếu để học sinh quan sát Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV : Yêu cầu học sinh lên mở 1 đối tượng trong CSDL đang mở Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ: Lên máy giáo viên thực hành mở đối tượng giáo viên yêu cầu. Bước 3: GV nhận xét đánh giá(GV yêu cầu các học sinh khác nhận xét ) - Sản phẩm: học sinh biết: 1) Chế độ làm việc với các đối tượng + Chế độ thiết kế (Design View) Dùng để tạo mới hoặc thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi, thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu báo cáo. + Chế độ trang dữ liệu (Datasheet View) Dùng để hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xóa hoặc thay đổi các dữ liệu đã có. Chú ý: có thể chuyển đổi qua lại giữa chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu 2) Tạo đối tượng mới Có thể thực hiện nhiều cách sau: - Dùng các mẫu dựng sẵn (Wizard - Thuật sĩ); - Người dùng tự thiết kế; - Kết hợp cả hai cách trên. 3) Mở đối tượng Trong cửa sổ của loại đối tượng tương ứng, double click lên một đối tượng Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng và mở rộng. Mục tiêu: tổng kết lại kiến thức đã học thông qua bài tập trắc nghiệm. Phương thức: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên máy chiếu. Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau đây; MS Access là phần mềm tiện ích. MS Access là hệ QTCSDL trên môi trường Windows MS Access là phần mềm hệ thống. MS Access là phần mềm ứng dụng. Câu 2: Chọn các cách đúng để khởi động Access trong các cách sau: Từ bảng chọn Start, chọn Start à all program à MS Access. Từ bảng chọn Start, chọn Start à Settings à MS Access. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Access trên nền màn hình. Nháy đúp chuột vào tên tệp CSDL được tạo bằng Access. Câu 3: Ghép các mục ở bảng A với bảng B để được câu đúng. A B Để khởi động Access a)Vào File àNew/ chọn Blank Database/ chọn nơi lưu tệp, đặt tên cho tệp. Thoát khỏi Access b)Chọn đối tượng Tables/kích đúp vào Create table in Design View Để tạo CSDL mới c)Từ bảng chọn Start, chọn Start à all program à MS Access. Để mở CSDL đã có d)Vào File chọn Exit. Để tạo bảng mới e)Vào File chọn Save/ đặt tên cho bảng Lưu lại bảng. f)vào file chọn Open/ lựa chọn tệp trong ổ đĩa và thư mục chứa tệp cần mở à Open Câu 4: câu nào sai trong các câu dưới đây: Có 2 chế độ làm việc với các đối tượng là chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu. Không có cách nào để có thể chuyển đổi qua lại giữa chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu bằng cách nháy nút hay nút. Trong Access, mỗi đối tượng có thể được tạo bằng nhiều cách khác nhau. Thuật sỹ là chương trình hướng dẫn từng bước giúp tạo được các đối tượng của CSDL từ các mẫu dựng sẵn. B2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo: GV gọi HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét. B4: Đánh giá, tổng hợp GV nhận xét và kết luận Đáp án: Câu 1: B Câu 2: A, C và D Câu 3: 1à C, 2à D, 3à A, 4à F, 5à B, 6à E.Câu 4: B GV: Yêu cầu học sinh ôn tập lại nội dung bài vừa học, thực hiện các thao tác thuần thục và chuẩn bị trước nội dung bài 4 “Cấu Trúc Bảng” cho tiết học sau * Rút kinh nghiệm: Tam Điệp, Ngày tháng năm Người duyệt Người soạn Nguyễn Thành Chung Bùi Thị Thanh Vân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIN 12_12478140.doc
Tài liệu liên quan