I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường.
- Thực hiện quét virus bằng phần mềm diệt virus.
Kĩ năng:
- Biết cách tải phần mềm diệt virus ở trên mạng Internet
- Cập nhật và quét virus định kỳ
Thái độ:
– Kích thích sự ham học hỏi, rèn luyện thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, một số phần mềm diệt Virus chuyên dụng, nối mạng máy tính
– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
127 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học lớp 9 – Quyển 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội Tin học hoá mỗi con người chúng ta cần phải làm gì?
Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
Bài 8: Phần Mềm trình chiếu
Phần mềm trình chiếu là gì? Nêu một số chức năng của phần mềm trình chiếu.
Nêu một số ứng dụng của phần mềm trình chiếu
Bài 9: Bài trình chiếu
- Bài trình chiếu là gì? Nội dung trên trang chiếu thường có các dạng nào?
- Khung văn bản trên trang chiếu là gì? Có mấy dạng khung văn bản
- So sánh màn hình làm việc của phần mềm Powerpoint với màn hình làm việc của phần mềm Word hoặc Excel.
- Các mẫu bố trí trang chiếu có tác dụng gì?
--------------------------------------@@@@@--------------------------------------
B. PHẦN THỰC HÀNH
Bài thực hành 1: Sử dụng trình duyệt để truy cập Web.
Có mấy loại phần mềm truy cập Web, đó là những loại nào?
Nêu chức năng của các nút lệnh cơ bản trên trang Web.
Bài thực hành 2: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
Các bước tìm kiếm thông tin trên Internet.
Cách sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin.
Bài thực hành 3: Sử dụng thư điện tử.
Nêu các bước đăng ký hộp thư điện tử.
Nêu một số Website cung cấp dịch vụ thư điện tử(ví dụ: www.google.com.vn, www.yahoo.com ).
Nêu các bước đăng nhập hộp thư điện tử
Bài thực hành 4: Tạo trang Web đơn giản.
Nêu cách khởi động(Nắm rõ biểu tượng của phần mềm tạo trang Web Kompozer)
Bài thực hành 5: Sao lưu dự phòng và quét virus
Nêu một số phần mềm diệt virus mà em biết, biểu tượng của phần mềm đó.
Bài thực hành 6: Bài trình chiếu đầu tiên của em.
Nêu chức năng của các nút lệnh cơ bản trên phần mềm, biểu tượng của phần mềm đó.
---------------------- End ----------------------
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Mạng máy tính giúp người dùng máy tính giải quyết vấn đề gì?
Câu 2: Căn cứ vào phạm vi địa lý của máy tính trong hệ thống mạng người ta chia ra làm mấy loại chính? Là những loại mạng nào?
Câu 3: Hãy mô tả quy trình chuyển thư tay và mô hình hoạt động của thư điện tử.
Câu 4: Con người trong xã hội tin học hoá cần phải như thế nào?
Câu 5: Mạng máy tính giúp người dùng giải quyết những vấn đề gì?
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Hãy nêu quy trình thiết lập, gửi và nhận thư điện tử.
Câu 2: Trên trang soạn thảo của phần mềm Kompozer có thể thực hiện được các chức năng hỗ trợ trình bày nào?
Câu 3: Nêu các thao tác để chèn ảnh có sẵn vào trong trang web trong phần mềm Kompozer.
Câu 4: Em hãy kể ra một số website có cung cấp công cụ tìm kiếm.
Câu 5: Hãy chỉ ra các lợi ích mà tin học và máy tính có thể đem lại.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Các thành phần chủ yếu của mạng bao gồm những thành phần nào?
Câu 2: Trong mô hình mạng máy tính phổ biến nhất hiện nay (mô hình khách – chủ), người ta phân máy tính thành mấy loại chính? Hãy cho biết vai trò của chúng.
Câu 3: Trình duyệt web là gì? Nêu một số trình duyệt web thông dụng hiện nay.
Câu 4: Internet là gì? Nêu đặc điểm nổi bật nhất của mạng Internet.
Câu 5: Tại sao nói Internet là kho dữ liệu khổng lồ mà bất cứ ai cũng có thể truy cập và sử dụng?
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Mạng máy tính là gì?
Câu 2: Các phần mềm trình chiếu nói chung đều có những chức năng cơ bản nào?
Câu 3: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:
Ta gọi đó là...........................................vì chúng chỉ được dùng để chứa nội dung dạng văn bản và chỉ có thể nhập văn bản vào khung này.
Các trang chiếu áp dụng mẫu bố trí thường có hai kiểu khung văn bản: .............................., chứa văn bản làm tiêu đề trang chiếu và.....................................được định dạng sẵn để nhập văn bản dạng liệt kê làm nội dung chi tiết cho trang chiếu.
Các thao tác soạn thảo nội dung trong các khung văn bản tương tự như trong chương trình........................................, kể cả việc chỉnh sửa, sao chép và gõ chữ có dấu của tiếng việt.
Câu 4: Các trang chiếu áp dụng mẫu bố trí thường có mấy kiểu khung văn bản, là những kiểu khung nào? Nêu tác dụng của các loại khung văn bản đó.
Câu 5: Hãy nêu cách chọn một trang chiếu, nhiều trang chiếu liền nhau và nhiều trang chiếu không liền nhau.
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Mạng máy tính giúp người dùng máy tính giải quyết vấn đề sau một cách nhanh chóng:
Chia sẽ thông tin khi các máy tính cách xa nhau và dung lượng thông tin cần trao đổi lớn.
Cho phép nhiều máy tính có thể đồng thời dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, bộ nhớ, máy in, máy quét,...
Câu 2: Căn cứ vào phạm vi địa lý của máy tính trong hệ thống mạng người ta chia ra làm hai loại mạng chính sau:
Mạng cục bộ (LAN) chỉ hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi hẹp.
Mạng diện rộng (WAN) chỉ hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi rộng rãi.
Câu 3: Quy trình chuyển thư tay và mô hình hoạt động của thư điện tử:
quy trình gửi thư tay như sau:
cả người gửi và người nhận đều phải có địa chỉ rõ ràng.
Thư của người gửi được tập hợp tai bưu điện địa phương và sau đó được vận chuyển tới bưu điện tại địa phương người nhận.
Nhân viên bưu điện sẽ vận chuyển thư đến tận nhà người nhận hoặc người nhận ra bưu điện trực tiếp lấy thư của mình.
Mô hình hoạt động của thư điện tử:
Người gửi và người nhận đều phải đăng kí một tài khoản thư điện tử.
Máy tính người gửi và người nhận đều cài đặt phần mềm gửi và nhận thư điện tử.
Người gửi thư soạn thư bằng phần mềm và gửi thư điện tử đến máy chủ.
Máy chủ thư điện tử của người gửi sẽ chuyển thư này thông qua mạng Internet đến máy chủ của người nhận.
Người nhận dùng phần mềm nhận thư để nhận và đọc thư của mình
ĐỀ SỐ 2
Câu 2: Trên trang soạn thảo của phần mềm Kompozer có thể thực hiện được các chức năng hỗ trợ trình bày sau:
Chọn và đặt phong chữ cho đoạn văn.
Đặt màu cho chữ trong đoạn văn.
Đặt màu nền cho trang Web.
Thay đổi phóng to thu nhỏ kích thước chữ trên trang Web.
Đặt kiểu chữ đậm, nghiêng hay gạch chân.
Căn lề cho đoạn văn bản
Nháy OK để chèn ảnh.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Các thành phần chủ yếu của mạng bao gồm những thành phần:
Các hệ thống đầu cuối như máy tính, máy in, máy quét,... kết nối với nhau tạo thành mạng.
Các thiết bị kết nối mạng như vỉ mạng, hub, môđem,...
Môi trường truyền cho phép các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó.
Giao thức truyền thông.
Câu 2: Người ta phân máy tính thành hai loại chính: Máy chủ, máy trạm.
Máy chủ: thường là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lý và phân bổ tài nguyên trên mạng với mục đích sử dụng chung.
Máy trạm: Các máy tính sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp.
Câu 5: Mạng Internet bao gồm hàng triệu Website chứa thông tin trải khắp trên tất cả các nước trên thế giới. Mỗi Website lại bao gồm hàng vạn trang Web chứa thông tin được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Như vậy có thể nói Internet là một kho dữ liệu khổng lồ mà bất cứ ai cũng có thể truy cập và sử dụng
ĐỀ SỐ 4
Câu 2: Các phần mềm trình chiếu nói chung đều có các chức năng cơ bản sau:
Tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử. Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang, các trang đó được gọi là trang trình chiếu.
Trình chiếu các trang của bài trình chiếu, hiển thị mỗi trang chiếu trên mỗi màn hình.
Ngày soạn : //2013
Ngày giảng : //2013
Tiết: 37- 38
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được thế nào là phần mềm trình chiếu
- Biết được lợi ích của phần mềm trình chiếu
- Biết được Các hoạt động có thể sử dụng phần mềm trình chiếu.
2.Kĩ năng:
- Nhanh nhẹn, linh hoạt, để vận dụng nhiều thao tác vào trình chiếu
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia Các hoạt động học tập
- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- phòng máy, máy chiếu, mạng Internet
- Giáo án, tài liệu có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, tài liệu.
- Đọc trước bài mới ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy chỉ ra các lợi ích mà TH và MT có thể đem lại.
? Xã hội TH hoá là gì.
3. Giảng bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
Hoạt động 1: Giới thiệu trình bày và cung cụ hỗ trợ trình bày
1. Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày:
Trình bày là hình thức chia sẽ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người.
Nội dung được chiếu cho mọi người cùng quan sát được gọi là trang chiếu và tập hợp các trang chiếu đó tạo thành bài trình chiếu.
Việc sử dụng bài trình chiếu nhằm các mục đích:
Làm nổi bật nội dung và ghi nhớ các điểm chính.
Bài trình chiếu truyền đạt nội dung theo đúng trật tự đã được chuẩn bị từ trước.
Giúp mọi người dễ hình dung và dễ hiểu
-Gv : Vì sao trong cuộc sống chúng ta lại thường xuyên trao đổi thông tin gọi là hoạt động gì?
-Gv : Vậy hoạt động trình bày là gì?
-Gv : Chốt lại để có khái niệm hoàn chỉnh
-Gv: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
-Hs : Cho vài ví dụ về trình bày?
Các cụng cụ hỗ trợ cho việc trình bày?
-Gv : Như trên chúng ta đã nói tác dụng của các cụng cụ này là gì?
-Hs : Làm nổi bật nội dung và ghi nhớ Các điểm chính.
- Bài trình chiếu truyền đạt nội dung theo đúng trật tự đã được chuẩn bị từ trước.
-Giúp mọi người dễ hình dung và dễ hiểu
-Gv : Việc trình bày bằng bảng bình thường khác với trình bày bằng PM trình chiếu ở điểm nào?
-Hs : Làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày
-Gv : Các chương trình hỗ trợ việc trình bày đó được gọi là phần mềm trình chiếu.Vậy phần mềm trình chiếu là gì?
-Hs : Suy nghĩ trả
Hoạt động 2: Giới thiệu một số chức năng của PM trình chiếu
2. Phần mềm trình chiếu:
* Một số chức năng cơ bản của PM trình chiếu:
Phần mềm trình chiếu được dựng để tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử.
Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang nội dung được gọi là các trang chiếu.
Mỗi phần mềm trình chiếu đều có các công cụ soạn thảo văn bản.
Ngoài ra cũng có thể tạo các chuyển động của văn bản, hình ảnh,... trên trang chiếu để bài trình chiếu sinh động, hấp dẫn hơn.
-Gv: Từ định nghĩa phần mềm trình chiếu, em thử suy nghĩ xem phần mềm trình chiếu sẽ có những chức năng như thế nào?
-Hs : quan sát ví dụ các bài trình chiếu có cùng nội dung nhưng khác nhau về số trang và tự rút ra kết luận.
-Gv : Các trang này được gọi là các trang chiếu
-Gv : Theo em trong phần các phần mềm trình chiếu ta có thể soạn thảo và chỉnh sửa như trong Word không?
-Hs : Có thể soạn thảo và chỉnh sửa như word
-Gv : Vậy vì sao mình không dựng Word mà lại dựng phần mềm trình chiếu?
-Hs : Suy nghỉ trả lời
-Gv : Ở trường ta em thấy thường dùng cụng cụ gì để trình chiếu?
-Hs : Máy chiếu, màn chiếu, máy tính, đèn chiếu...
-Gv : Giới thiệu một số hình ảnh máy chiếu cho HS quan sát
-Gv : Ngoài chức năng trên ta cũng có thể in các trang chiếu ra giấy
Hoạt động 3: Một số ứng dụng của phần mềm
3. Ứng dụng của phần mềm trình chiếu
- Trong nhà trường: tạo các bài giảng điện tử phục vụ dạy và học, các bài kiểm tra trắc nghiệm,...
- Sử dụng các cuộc họp, hội thảo,..
- Tạo các Album ảnh, Album nhạc nhờ các hiệu ứng của phần mềm trình chiếu.
- Có thể in các tờ rơi, tờ quảng cáo
- Gv cho hs nhắc lại khái niệm về phần mềm trình chiếu?
-Hs : nhắc lại
-Gv : Trong trường chúng ta phần mềm trình chiếu dùng để làm gì?
-Hs : Để các thầy cô giảng dạy
-Gv : Nhận xét và chốt lại
-Gv : Ngoài ra, em cũng thấy người ta sử dụng bài trình chiếu ở đâu?
-Hs : Hội thảo,các cuộc họp...
-Gv : Ngoài khả năng soạn thảo chỉnh sửa thì phần mềm trình chiếu cũng có khả năng gì nổi trội?
-Hs : Chức năng tạo hiệu ứng chuyển động
4. Một số cụng cụ hỗ trợ trình bày
Máy chiếu phim dương bản
Máy chiếu ánh sáng
Máy tính các nhân
- Phần mềm trình chiếu Bruno và sau đó được đổi tên thành HP-Draw năm 1979
- Năm 1982, cụng ti Visual Communications Network trình làng phần mềm VCN ExecuVision
- Năm 1980, Các hệ thống Máy tính và phần mềm được phát triển để có thể in Các trang chiếu trên giấy bóng kính khổ rộng hơn (chứa được nhiều thông tin hơn).
- Năm 1990, Các Máy tính đã có thể nối trực tiếp với Máy chiếu video và chiếu nội dung trang tính trực tiếp từ Máy tính lên màn chiếu.
- Phần mềm trình chiếu đầu tiên dành cho Máy tính cá nhânlà Storyboard của hãng IBM, ra mắt vào năm 1985
- Harvard Graphics là phần mềm trình chiếu của hãng Software Publishing Corporation, với phiên bản đầu tiên ra mắt năm 1986.
Vào tháng tư năm 1987, hai kĩ sư lập trình của hãng Forethought là Robert Gaskins và Dennis Austin đã sáng tạo ra phần mềm trình chiếu cho Máy tính cá nhân Apple Macintosh có tên là Presenter. Sau đó phần mềm được đổi tên thành PowerPoint.
-Gv : Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm dựa vào bài đọc thêm số 5 để trả lời các câu hỏi:
- Các công cụ hỗ trợ trình bày từ xưa đến nay
- Phần mềm trình chiếu đầu tiên dùng cho máy tính do hãng nào sản xuất?
- Hiện nay phần mềm trình chiếu nào được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. - Do hãng nào sản xuất?
- Gọi đại diện một nhóm trình bày
- Gọi các nhóm khác bổ sung
- Nhận xét và cho điểm nhóm
Hoạt động 4: Củng cố
- Nắm kỷ các chức năng, ứng dụng và mục đích của việc sử dụng của PM trình chiếu.
- Học bài cũ và tham khảo bài mới.
Ngày soạn : //2013
Ngày giảng : //2013
Tiết: 39
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được thế nào là một bài trình chiếu
- Biết được nội dung trên trang chiếu là gì và cách bố trí nội dung như thế nào.
- Nắm được phần quan trọng trên một bài trình chiếu
- Làm quen với màn hình làm việc của phần mềm trình chiếu
2.Kĩ năng:
- Nhanh nhẹn, linh hoạt, để vận dụng nhiều thao tác vào trình chiếu
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phòng máy, máy chiếu, mạng Internet
- Giáo án, tài liệu có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, tài liệu.
- Đọc trước bài mới ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sử dụng phần mềm trình chiếu nhằm mục đích gì.
? Nêu một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
3. Giảng bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
Hoạt động 1: Sơ lược về bài trình chiếu
1. Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu:
- Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu được đánh số thứ tự.
- Với phần mềm trình chiếu, chúng ta có thể thêm trang chiếu mới vào bất kỳ vị trí nào, trước hoặc sau trang chiếu hiện có. Khi đó các trang chiếu được tự động đánh lại số thứ tự từ trang đầu tiên.
- Nội dung trên các trang chiếu có thể có các dạng sau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, biểu đồ minh hoạ,...
* Chúng ta gọi cách ngắn gọn các nội dung nói trên là các đối tượng trên trang chiếu.
-Gv : Tập hợp các trang sách được đánh số thứ tự từ 1 đến trang cuối cùng, tạo thành cái gì?
- HS: TL: quyển sách
-Gv : Tập hợp các trang chiếu được đánh số thứ tự từ 1 đến trang cuối cùng, tạo thành cái gì?
- HS: TL: Tạo thành bài trình chiếu.
- Gv : Bài trình chiếu là gì?
- HS: Suy nghĩ và trả lời
- Gv: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
- GV: Cho HS quan sát một vài trang chiếu có chứa một số nội dụng trên trang chiếu.
- HS: Quan sát trên màn hình và trả lời
- GV: Nội dung trên trang chiếu thuộc dạng nào?
- GV: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
Hoạt động 2: Sơ lược về cách bố trí nội dung trên trang chiếu
2. Bố trí nội dung trên trang chiếu:
- Bố trí nội dung có nghĩa là cách thức sắp xếp vị trí của các thành phần nội dung (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...) trên trang chiếu.
Trang tiêu đề là trang đầu tiên của bài trình chiếu, cho biết chủ đề của bài trình chiếu đó.
Những trang còn lại là các trang nội dung của bài trình chiếu.
- Để giúp cho việc trình bày nội dung trên trang chiếu một cách dễ dàng và nhất quán, các phần mềm trình chiếu thường có sẵn các mẫu bố trí (Layout) nội dung trang chiếu.
- Có thể thay đổi mẫu bố trí cho trang chiếu đã có nội dung một cách nhanh chóng mà không cần nhập lại nội dung.
- GV: Trong cuộc sống hằng ngày, việc sắp xếp các đồ dùng trong gia đình (bàn ghế, tivi, tủ lạnh,...) lại cho đẹp. Công việc đó thường được gọi là gì?
- HS: được gọi là bố trí các đồ dùng trong gia đình.
- GV: Bố trí một số nội dung trên trang chiếu để HS quan sát.
- HS: Quan sát và suy nghĩ
- GV: Bố trí nội dung trên trang chiếu có nghĩa là gì?
- HS: Suy nghĩ và trả lời
- GV: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
- GV: Trang đầu tiên của quyển sách Tin học lớp 9 cho chúng ta biết gì?
- HS: cho biết chủ đề của quyển sách.
- GV: Các trang còn lại bên trong được gọi là các trang gì của quyển sách?
- HS: Các trang nội dung của quyển sách.
- GV: Liên hệ sang bài trình chiếu về trang tiêu đề và trang nội dung.
- GV: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
- GV: Cho HS quan sát một số mẫu bố trí nội dung trang chiếu trên màn hình.
- GV: Giới thiệu sơ lược một số mẫu bố trí nội dung để HS nắm bắt.
- HS: Quan sát và ghi nhớ
- GV: Đưa ra một số mẫu bố trí, gọi một số HS đứng dậy trả lời
- HS: Thực hiện
- GV: Thay đổi mẫu bố trí để HS quan sát
- GV: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
Hoạt động 3: Củng cố
- Nắm khái niệm bài trình chiếu, nội dung trên trang chiếu và một số mẫu bố trí nội dung trang chiếu.
- Học bài cũ và tham khảo phần tiếp theo..
Ngày soạn : //2013
Ngày giảng : //2013
Tiết: 40
(t2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được thế nào là một bài trình chiếu
- Biết được nội dung trên trang chiếu là gì và cách bố trí nội dung như thế nào.
- Nắm được phần quan trọng trên một bài trình chiếu
- Làm quen với màn hình làm việc của phần mềm trình chiếu
2.Kĩ năng:
- Nhanh nhẹn, linh hoạt, để vận dụng nhiều thao tác vào trình chiếu
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phòng máy, máy chiếu, mạng Internet
- Giáo án, tài liệu có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, tài liệu.
- Đọc trước bài mới ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sử dụng phần mềm trình chiếu nhằm mục đích gì.
? Nêu một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
3. Giảng bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
Hoạt động 1: Làm quen với một số nội dung trên trang chiếu
3. Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu:
- Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là dạng văn bản.
- Khung văn bản trên trang chiếu là khung chỉ được dùng để chứa nội dung dạng văn bản và chỉ có thể nhập văn bản vào khung này.
- Có 2 dạng khung văn bản:
+ Khung tiêu đề trang: chứa VB làm tiêu đề trang chiếu.
+ Khung nội dung: chứa VB làm nội dung chi tiết của trang chiếu.
=> Thao tác soạn thảo nội dung tương tự với các chương trình soạn thảo VB khác.
- GV : Nội dung trên trang chiếu thường có các dạng nào?
- HS: trả lời
- GV: Thành phần không thể thiếu trong một bài trình chiếu là gì?
- HS: Văn bản
- GV : Quan sát màn hình, cho biết khung văn bản là gì?
- HS: Suy nghĩ và trả lời
- Gv: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
- GV: Cho HS quan sát màn hình.
? Có mấy dạng khung văn bản, đó là những dạng nào..
- HS: Có 2 dạng: khung nội dung và khung tiêu đề trang.
- GV: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
Hoạt động 2: Làm quen với phần mềm trình chiếu Powerpoint
4. Phần mềm trình chiếu Powerpoint:
- Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và các nút lệnh giống như trong chương trình Word và Excel, màn hình PP có thêm những đặc điểm sau:
+ Trang chiếu: Nằm ở vùng chính của cửa sổ, trang chiếu được hiển thị sẵn sàng để nhập nội dung.
+ Bảng chọn Slide Show (trình chiếu): Bao gồm các nút lệnh dùng để thiết đặt trình chiếu.
- GV: Quan sát màn hình làm việc của phần mềm PP, cho nhận xét.
- HS: Quan sát và nhận xét
- GV: Hãy so sánh MH làm việc của PM PP với PM Word và Excel?
- HS: So sánh
- GV: Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài
Hoạt động 3: Củng cố
- Khung văn bản là gì, có mấy dạng. So sánh màn hình làm việc PP với Word
- Học bài cũ và tham khảo bài tiếp theo..
Ngày soạn : //2013
Ngày giảng : //2013
Tiết: 41-42
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khởi động và kết thúc PowerPoint, nhận biết màn hình làm việc của PowerPoint.
- Tạo thêm được trang chiếu mới, nhập nội dung dạng văn bản trên trang chiếu và hiển thị bài trình chiếu trong các chế độ hiển thị khác nhau.
2. Kĩ năng:
- Tạo được bài trình chiếu gồm vài trang chiếu đơn giản.
3.Thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
- Tài liệu, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, tài liệu.
- Một số thông tin về địa lý, danh lam thắng cảnh của quê hương
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày là gì, chúng ta sử dụng những công cụ nào để trình bày
- Bài trình chiếu là gì?nêu một số công cụ để trình chiếu
- Nêu sự những ưu điểm khi sử dụng máy tính và công cụ trình chiếu để tạo và trnhf bày bài trình chiếu
2. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ban đầu
Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho GV.
Hoạt động 2: Khởi động PPT và quan sát trang chiếu
- Gv: nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.
- Gv : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .
- Gv: làm mẫu cho HS quan sát
- Gv: Thông báo rõ công việc cho HS và yêu cầu học sinh thực hiện.
-Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.
- Gv: Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt
1. Các kiến thức cần thiết :
Khởi động Microsoft PowerPoint.
Chèn thêm trang chiếu mới.
Thay đổi mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
HS : Quan sát, làm thử.
2. Nội dung thực hành:
Bài 1. Khởi động và làm quen với PowerPoint
Khởi động PowerPoint bằng một trong hai cách sau:
Chọn lệnh Start ® All Programs ® Microsoft PowerPoint
Nháy đúp biểu tượng trên màn hình nền.
Sau khi khởi động PowerPoint, một trang chiếu chưa có nội dung sẽ được tự động tạo ra.
Liệt kê các điểm giống và khác nhau giữa màn hình Word với màn hình PowerPoint.
Mở các bảng chọn và quan sát các lệnh trong các bảng chọn đó.
Chèn thêm một vài trang chiếu mới (chưa cần nhập nội dung cho các trang chiếu). Quan sát sự thay đổi trên màn hình làm việc:
Để thêm trang chiếu mới, chọn lệnh Insert ® New Slide.
Nếu muốn áp dụng mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu đang được hiển thị, chỉ cần nháy chuột vào mẫu thích hợp trong ngăn bên phải cửa sổ. Ngăn này tự động xuất hiện khi một trang chiếu mới được thêm vào; nếu không, có thể chọn lệnh Format®Slide Layout để hiển thị.
Hình 1. Tạo trang chiếu mới
Chọn trang chiếu: Để làm việc với trang chiếu (xoá, sao chép, di chuyển), ta cần chọn trang chiếu bằng cách nháy chọn biểu tượng của nó ở ngăn bên trái. Nếu cần chọn đồng thời nhiều trang chiếu, nhấn giữ phím Ctrl và nháy chọn từng biểu tượng của chúng. Nếu muốn xoá một trang chiếu, chọn trang chiếu đó và nhấn phím Delete.
Nháy vào biểu tượng của từng trang chiếu ở ngăn bên trái và quan sát các mẫu bố trí được tự động áp dụng cho mỗi trang chiếu.
Nháy lần lượt các nút và ở góc dưới, bên trái cửa sổ để chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị khác nhau (chế độ soạn thảo và chế độ sắp xếp). Quan sát sự thay đổi của màn hình và cho nhận xét.
Để thoát khỏi PowerPoint, chọn File ® Exit hoặc nháy nút .
Hoạt động 3 :Nhập nội dung cho bài trình chiếu
- Gv: Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.
- Gv: Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .
- Gv: Làm mẫu cho HS quan sát một lần.
- Gv: Thông báo rõ công việc của HS và yêu cầu học sinh thực hành trên máy
Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.
-Gv: Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt
1. Các kiến thức cần thiết :
Khởi động Microsoft PowerPoint.
Chèn thêm trang chiếu mới.
Gõ nội dung vào trang chiếu.
Thay đổi mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu.
Trình chiếu.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
HS : Quan sát, làm thử.
2. Nội dung thực hành:
Bài 2. Nhập nội dung cho bài trình chiếu
Nhập các nội dung sau đây vào các trang chiếu:
Trang 1 (trang tiêu đề): Hà Nội
Trang 2: Nội dung
Vị trí địa lí
Lịch sử
Danh thắng
Văn hoá
Quá trình phát triển
Trang 3:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN SOAN MAU MOI_12469506.doc