Hoạt động 2.2: Xây dựng chương trình
GV: Xác định lại từng bước thực
hiện chương trình cho học sinh:
+ Khai báo
+Gán tên tệp cho biến tệp
+ Đọc dữ liệu từ tệp
+Tính các điện trở tương đương
+Ghi vào tệp
+Đóng tệp
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3724 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin - Ví dụ làm việc với tệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 16
VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP
A/ Mục đích, yêu cầu:
Từ việc nắm rõ các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp: khai báo
biến tệp, mở tệp và đóng tệp, đọc/ghi tệp, học sinh có thể vận dụng vào làm
được các bài toán đơn giản như trong ví dụ sách giáo khoa đã nêu.
B/ Phương pháp, phương tiện:
_Phương pháp gợi mở nêu vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương
pháp thuyết trình.
_Phương tiện: Các máy tính có cài TP cho học sinh và máy chiếu
cho giáo viên; sách giáo khoa Tin Học lớp 11, vở ghi lý thuyết Tin Học lớp
11, sách tham khảo về lập trình TP ( nếu có).
C/ Tiến trình lên lớp, nội dung bài giảng:
I/ Ổn định lớp: (1’)
Yêu cầu lớp trưởng thông báo sĩ số lớp.
II/ Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ: (4’)
_Kiểm tra bài cũ:
Gọi hai học sinh lên bảng mô tả lại các thao tác với tệp
(như hình 16 SGK)
_Gợi động cơ: “Hôm trước, chúng ta đã học lý thuyết về cách khai
báo, thao tác với tệp văn bản trong Pascal. Hôm nay chúng ta sẽ áp dụng
những dòng lênh đó để lập trình hai bài toán dùng đến tệp.”
III/ Nội dung:
Nội dung – Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh Thời
gian
Hoạt động 1: Ví dụ 1:
Hoạt động 1.1: Tìm hiểu đầu bài
GV: Chiếu đầu bài của bài toán
( được giới thiệu bằng PP).
Nhắc lại công thức tính
khoảng cách giữa hai điểm khi biết
tọa độ của chúng.
Hoạt động 1.2: Tìm hiểu chương
trình
GV: Dùng PP chiếu chương trình
đã soạn trước lên màn hình (có
đánh chỉ số các dòng lệnh).
GV: Gọi vài học sinh hỏi ý nghĩa
từng câu lệnh trong chương trình.
HS: Phân tích bài toán,
tìm những điểm cần khai
thác của bài toán và xác
định yêu cầu bài toán theo
sự hướng dẫn của giáo
viên.
HS: Tìm hiểu chương
trình sẵn có trên màn
chiếu.
(3’)
(3’)
(5’)
GV: Khái quát cả chương trình và
điểm lại các câu lệnh sử dụng riêng
khi làm việc với tệp cho học sinh
nắm được và chạy chương trình
( tệp TRAI.TXT đã có sẵn dữ liệu
từ trước).
Hoạt động 1.3: Mở rộng bài toán
GV: Có thể bổ sung thêm yêu cầu
“in lên màn hình khoảng cách của
trại gần/xa trại của hiệu trưởng
nhất”.
Hoạt động 2: Ví dụ 2:
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đầu bài
GV: Chiếu đầu bài của bài toán và
hình 17 SGK lên màn hình (được
chuẩn bị trước bằng PP).
GV: Nhắc lại công thức tính điện
HS: Quan sát chương trình
chạy và kết quả.
HS: Ghi yêu cầu vào vở
để làm ở nhà.
HS: Phân tích bài toán,
tìm những điểm cần khai
thác của bài toán và xác
định yêu cầu bài toán theo
sự hướng dẫn của giáo
viên.
HS: Chia ra 5 nhóm xây
(2’)
(2’)
(3’)
(3’)
trở tương đương của hai điện trở
mắc nối tiếp và hai điện trở mắc
song song.
GV: Chuẩn hóa 5 công thức của 5
nhóm học sinh.
Hoạt động 2.2: Xây dựng chương
trình
GV: Xác định lại từng bước thực
hiện chương trình cho học sinh:
+ Khai báo
+Gán tên tệp cho biến tệp
+ Đọc dữ liệu từ tệp
+Tính các điện trở tương
đương
+Ghi vào tệp
+Đóng tệp
GV: Cho học sinh tự làm bài tập
theo ngôn ngữ lập trình TP trên
máy, quan sát và hướng dẫn các
dựng các công thức tính
điện trở của 5 trường hợp
theo hình vẽ. Biểu diễn
các công thức bằng ngôn
ngữ TP.
HS: Xây dựng chương
trình.
(2’)
(2’)
(10’)
em.
GV: Chính xác và tối ưu hóa
chương trình.
Mở rộng bài toán:”các em hãy xây
dựng một mạch điện khác và hãy
tính giá trị điện trở tổng sử dụng
các điện trở thành phần của dòng
1”.
HS: chép yêu cầu vào vở
để về nhà làm
(3’)
IV/Củng cố: (1’)
Giáo viên nhắc lại các thao tác làm việc với tệp và các thủ tục của
nó.
V/ Bài tập về nhà: (2’)
Yêu cầu học sinh về tự làm lại hai chương trình cho thành thạo và
làm thêm phần giáo viên đã cho ở bài số 1.
VI/ Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ giảng:
Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_16_11_3307.pdf