Giáo án Toán 2: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000

* Bài 1 : Tính:

484 – 241 590 – 470

586 – 253 693 - 152

497 – 125 764 - 751

925 – 420 995 - 85

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

- Khi thực hiện phép trừ không nhớ em thực hiện theo thứ tự nào?

- Khi viết kết quả em cần lưu ý gì?

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Bài: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 I. môc ®Ých, yªu cÇu: Giúp HS : + Biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. + Biết trừ nhẩm các số tròn trăm. + Biết giải các bài toán về ít hơn. + Rèn kĩ năng làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 1000. + Có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng thực tế. II. §å dïng d¹y häc: + GV: giáo án powerpoint, SGK, bảng phụ. + HS: bảng con, SGK. III. c¸c ho¹t ®éng d¹y - häc : Các hoạt động dạy Các hoạt động học 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ : Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ của các em. - Đặt tính rồi tính: 96 – 64 78 – 23 54 – 30 - Em hãy cách đặt tính phép tính thứ nhất? - Nêu cách thực hiện phép và thực hiện phép tính thứ nhất? - Em có lưu ý gì đặt tính rồi tính? - Khi thực hiện em thực hiện theo thứ tự nào? - Các phép tính này có đặc điểm gì? - GV nhận xét. 3. Bài mới : * 635 - 214 - Vận dụng kiến thức của phần kiểm tra bài cũ em hãy đặt tính rồi tính cho cô php tính sau: 635 – 214 - Em hãy đặt tính cho cô? - Nêu cách tính và tính phép tính này? - Khi đặt tính em lưu ý gì? - Khi thực hiện em cần chú ý gì? - Phép trừ này có đặc điểm gì? - So với phép trừ ở phần kiểm tra bài cũ thì có điểm gì giống nhau? - Vậy có điểm gì khác nhau? - Cô thấy các em phát hiện kiến thức rất tốt và đây cũng là kiến thức của bài học ngày hôm nay : Phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000. 3) Luyện tập : Vận dụng kiến thức vừa rồi chúng ta học cô và các em sẽ cùng nhau làm bài tập 1 nhé. * Bài 1 : Tính: 484 – 241 590 – 470 586 – 253 693 - 152 497 – 125 764 - 751 925 – 420 995 - 85 - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét chữa bài. - Khi thực hiện phép trừ không nhớ em thực hiện theo thứ tự nào? - Khi viết kết quả em cần lưu ý gì? => Các em ạ, trong phép tính 764 – 751 =13 các em cần lưu ý 4 trừ 1 bằng 3 viết 3, 6 trừ 5 bằng 1 viết 1, 7 trừ 7 bằng 0 nhưng các em không viết số 0 ở hàng trăm. * Bài 2 : Đặt tính rồi tính: 548 – 312 732 – 201 592 – 222 395 – 23 - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài - Yêu cầu HS làm bài. - Bài tập 2 củng cố kiến thức nào? - Khi thực hiện em thực hiện theo thứ tự nào? => Khi đặt tính các em lưu ý viết các chữ số trong cùng 1 cột thẳng hàng với nhau. * Bài 3 : Tính nhẩm ( theo mẫu )? - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài - Yêu cầu HS làm bài. -Nhận xét chữa bài. - Em hãy nêu cách tính nhẩm phép tính cuối cùng? - Các em hãy nêu cach tính nhẩm 2 cột đầu? => Các em trả lời đúng rồi còn 2 phép tính cuối cùng em lưu ý cách nhẩm như bạn vừa trừ nhẩm. * Bài 4: Đàn vịt có 183 con, đàn gà ít hơn đàn vịt 121 con. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con? - Bài cho biết gì? - Bài hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ. - Chữa bài bằng chia sẻ. => Cô Thấy các em chia sẻ rất tốt và sôi nổi. - Cô có câu hỏi chia sẻ cùng các em: Để làm bài toán ít hơn em cần lưu ý gì? 4) Củng cố, dặn dò : - Nêu cách đặt tính và tính trừ các số có 3 chữ số ? - Nhận xét giờ học. - Hát và làm theo lời bài hát. - Cả lớp làm bài ra bảng con. -Em viết số 96 ở dòng đầu tiên, sau đó em viết số 64 ở dưới số 96 và hai số này thẳng hàng với nhau. Em đặt dấu trừ ở giữa, gạch ngang thay cho dấu bằng. -Khi tính em tính từ phải sang trái, 6-4 bằng 2 viết 2, 9-6 bằng 3 viết 3. Vậy 96 – 64 bằng 32. - Khi đặt tính chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng chục, dấu bằng đặt giữa 2 số và đặt phía bên trái 2 số. - Em thực hiện từ phải qua trái. - Các phép tính này có đặc điểm đây là phép trừ không nhớ số có 2 chữ số trừ số có 2 chữ số. 635 - 214 421 - HS làm bảng con. * Tính từ phải qua trái: 5 trừ 4 bằng 1, viết 1 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 6 trừ 2 bằng 4, viết 4 - HS nhắc lại. - Khi đặt tính em cần lưu ý đặt các chữ số thẳng hàng với nhau, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị. - Ta cần chú ý tính từ phải qua trái. - Phép trừ này có đặc điểm đây là phép trừ không nhớ. - Giống nhau đều là phép trừ không nhớ. - Khác nhau là ở phần kiểm tra bài cũ là phép trừ số có 2 chữ số trừ số có 2 chữ số. Còn phép tính này là số có 3 chữ số trừ số có 3 chữ số. - HS đọc đề bài. - HS làm bài vào SGK, HS đổi sách kiểm tra bài của bạn. - Khi thực hiện phép trừ không nhớ em thực hiện trừ từ phải qua trái. - Khi viết kết quả em cần lưu ý viết thẳng hàng với số bị trừ và số trừ. Hàng đơn vị thảng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm. - HS đọc đề bài . - HS làm bài vào bảng con. - HS chia sẻ: + Bạn nêu các đặt tính phép tính thứ 4. + Nêu cách thực hiện phép tính thứ 2. + Các phép tính có đặc điểm gì giống nhau? + Các phép tính này có đặc điểm gì khác nhau? - Cách đặt tính và thực hiện. - Thực hiện từ phải sang trái. - HS đọc đề bài - HS làm bài, đổi sách kiểm tra bài nhau - Em thấy 1000 chính là 10 trăm vậy em lấy 10 trăm - 500 = 500 Vậy 1000 – 500 = 500 - Em trừ nhẩm chữ số hàng trăm sau đó viết thêm 2 số 0 vào bên phải số đó. - Bài cho biết đàn vịt có 183 con và đàn gà ít hơn đàn vịt 121 con. - Bài hỏi đàn gà có bao nhiêu con. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - Chia sẻ: + Tại sao bạn lại làm phép tính trừ? + Các bạn cho tớ biết trong bài toán này đâu là số lớn? + Đàn nào là số bé? +Đâu là phần ít hơn? + Vậy muốn tìm số bé bạn làm như thế nào? - Bài toán vừa rồi thuộc dạng toán ít hơn. - Xác định số lớn, số bé, phần hơn. Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhep tru khong nho trong pham vi 1000_12512782.doc
Tài liệu liên quan