Tuần 21, Tiết 42
§3. GÓC NỘI TIẾP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu về định nghĩa của góc nội tiếp, xác định được cung bị chắn.
- Phát biểu được định lí về số đo của góc nội tiếp. Nhận biết được các hệ quả định lí trên.
- Chứng minh được định lý và các hệ quả của định lý về số đo của góc nội tiếp, biết cách phân chia trường hợp.
- Rèn tính linh hoạt và cẩn thận trong giải toán.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, compa, thước thẳng, êke, bảng phụ.
2. Học sinh: Compa, thước thẳng, êke, bảng nhóm, SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (3phút):
Cách tiến hành hoạt động:
22 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán 9 - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....
Ngày soạn: 23/1/2018 Ngày dạy : 29/1/2018 đến 03/2/2018
Tuần 21, Tiết 42
§5. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Có kỹ năng giải được các dạng toán đề cập trong SGK.
- Rèn cho HS tính cẩn thận, linh hoạt và chính xác trong tính toán.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (3 phút):
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Hãy nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- HS: Một vài HS nhắc lại kiến thức
- GV: Tương tự như vậy chúng ta sẽ tìm hiểu cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
vHoạt động : Tìm hiểu một số ví dụ về giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (30 phút)
µMục tiêu: HS nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Hướng dẫn HS phân tích bài toán để tìm cách giải ví dụ 1
+) Theo yêu cầu của bài toán có mấy đại lượng cần tìm?
+) Theo giải thiết, khi viết 2 chữ số ấy ngược lại ta vẫn được một số có 2 chữ số. Điều đó có nghĩa là 2 chữ số ấy phải khác mấy?
+) Ta gọi 2 đại lượng cần tìm là ẩn. Điều kiện của ẩn là gì?
+) Số cần tìm có dạng như thế nào?
+) Theo dữ kiện của bài toán thì ta lập được 2 PT nào?
- GV: Giải HPT vừa lập và kết luận
- HS: Thực hiện VD1 theo hướng dẫn.
- GV: Xét VD2 dạng chuyển động
+) Trong dạng toán chuyển động có mấy đại lượng?
+) Theo giả thiết, khi 2 xe gặp nhau thì:
«Thời gian xe khách đi là bao nhiêu?
«Thời gian xe tải đi là bao nhiêu?
+) Chọn đại lượng nào làm ẩn?
- HS hoạt động nhóm thực hiện ?3, ?4, ?5 (SGK/21) và trả lời câu hỏi của bài toán.
1. VD1:
Gọi chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị của số cần tìm lần lượt là x và y.
Điều kiện: x, y Z, 0 < x 9, 0 < y 9
Vì 2 lần chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục 1 đơn vị nên ta có PT:
-x + 2y = 1 (1)
Số cần tìm có dạng 10x + y
Khi viết 2 chữ số ấy theo thứ tự ngược lại thì nó có dạng 10y + x
Khi đó số mới bé hơn số cũ 27 đơn vị nên ta có PT: (10x + y) – (10y + x) = 27x – y = 3 (2)
Từ (1) và (2) ta có HPT:
Vậy số cần tìm là 74.
2.VD2:
Gọi vận tốc của xe tải là x(km/h) và vận tốc của xe máy là y(km/h).
Điều kiện: x, y dương
Vì mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải 13(km) nên ta có PT: y – x = 13 -x + y = 13 (1)
Thời gian xe tải đi từ lúc xuất phát đến lúc gặp xe khách là: 2 giờ 48 phút = giờ
Khi đó quãng đường xe tải đi được là x(km)
Thời gian xe khách đi từ lúc xuất phát đến lúc gặp xe tải là 1 giờ 48 phút = giờ.
Quãng đường xe khách đi được là y(km)
Vì quãng đường từ TPHCM đến TP Cần Thơ là 189(km) nên ta có PT:
14x + 9y = 945 (2)
Từ (1) và (2) ta có HPT
Vậy vận tốc của xe khách là 49(km/h) và của xe tải là 36(km/h)
3. Hoạt động củng cố kiến thức(3 phút):
µMục tiêu: Khắc sâu cho HS các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
- Một vài HS trả lời.
4. Hoạt động vận dụng(8 phút):
µMục tiêu: Rèn cho HS thành thạo trong việc áp dụng các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình vào giải bài toán thực tế. Rèn kỹ năng phân tích đề, tìm lời giải cho bài toán và trình bày bài giải.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Cho HS giải bài tập 29(SGK/22)
+) Trong bài toán này yêu cầu tìm đại lượng nào?
+) Nếu gọi số quả cam là x và số quả quýt là y thì số miếng cam và số miếng quýt là bao nhiêu?
- HS: lần lượt lên bảng hoàn thành bài tập 29
Bài 29:
Gọi số quả cam là x (quả), số quả quýt là y (quả).
Điều kiện: x, y nguyên dương
Số miếng cam là 10x (miếng), số miếng quýt là 3y (miếng)
Theo đề bài thì số cam và quýt có tất cả là 17 (quả) nên ta có PT: x + y = 17 (1)
Tổng số miếng cam và quýt chia cho 100 người, mỗi người 1 miếng nên ta có PT:
10x + 3y = 100 (2)
Từ (1) và (2) ta có HPT:
Vậy số cam là 7 (quả), số quýt là 10 (quả)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng(1 phút):
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Xem lại cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
- BTVN: 28; 30 (SGK/22)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Ngày soạn: 23/1/2018 Ngày dạy : 29/1/2018 đến 03/2/2018
Tuần 21, Tiết 41
§2. LIÊN HỆ GIỮA CUNG VÀ DÂY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Biết sử dụng các cụm từ “cung căng dây ” và “dây căng cung ”.
- Phát biểu được định lí 1 và 2; chứng minh được định lí 1
- Hiểu được vì sao các định lí 1 và 2 chỉ phát biểu được đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau.
- Vận dụng được các định lý trong bài vào việc giải bài tập
- Rèn tính cẩn thận và linh hoạt trong tính toán cho HS.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, compa, thước thẳng, êke, bảng phụ.
2. Học sinh: Compa, thước thẳng, êke, bảng nhóm, SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (3phút):
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Hãy phát biểu định lý về số đo cung và so sánh hai cung.
- Một vài HS phát biểu.
- GV: Chuyển việc so sánh hai cung sang việc so sánh hai dây và ngược lại. Vậy chúng có liên hệ gì? Các em sẽ biết được qua bài học hôm nay: §2.Liên hệ giữa cung và dây.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/ Hoạt động1 : Tìm hiểu định lý 1 (20 phút)
µMục tiêu: HS bết sử dụng các cụm từ “cung căng dây ” và “dây căng cung ”; phát biểu và chứng minh được định lý 1; hiểu được vì sao định lí 1 chỉ phát biểu được với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV treo bảng phụ hình vẽ hình 9 trang 70 SGK. Giới thiệu với hs sinh về cung và dây như SGK
- GV: Vậy trong mộtđường tròn mỗi dây căng maáy cung?
- HS: trong một đường tròn, mỗi dây căng hai cung.
- GV: Trong bài học này chúng ta chỉ xét những cung nhỏ.
- GV gọi một hs đọc nội dung định lí 1 trang 71 SGK. Một học sinh lên bảng vẽ hình, viết GT và KL của định lí 1.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- GV: nêu cách c/minh AB = CD
- HS: c/m rAOB = rCOD
-GV: nêu cách c/m
- HS: làm việc cá nhân c/m định lý
Ta nói “cung căng dây” hoặc “dây căng cung” để chỉ mối liên hệ giữa cung và dây có chung hai mút.
1. Định lí 1:
Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:
a/ Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau.
b/ Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau.
GT và KL
*Chứng minh:
Theo GT ta có
Xeùt rAOB và rCOD có:
OA = OC = OB = OD (gt)
(cm trên)
Do đó: rAOB = rCOD (c.g.c)
Suy ra:AB = CD (2 cạnh tương ứng)
Xét rAOB và rCOD có:
OA = OC = OB = OD (gt)
AB = CD (gt)
Do đó: rAOB = rCOD (c.c.c)
Suy ra: (2 góc tương ứng)
b/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu định lý 2 (8 phút)
µMục tiêu: HS phát biểu được định lý 2 và hiểu được vì sao định lí 2 chỉ phát biểu được dối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV gọi học sinh đọc nội dung định lí 2, vẽ hình thể hiện định lí 2 và ghi GT, KL theo hình vẽ
- Cá nhân HS thực hiện theo yêu cầu của GV
2. Định lí 2:
Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:
a/ Cung lớn hơn căng dây lớn hơn.
b/ Dây lớn hơn căng cung lớn hơn.
GT vaø KL
3. Hoạt động củng cố kiến thức(3phút):
µMục tiêu: Khắc sâu cho HS nội dung hai định lý liên hệ giữa cung và dây.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Hãy phát biểu, ghi GT-KL của hai định lý đã học.
- Cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
4. Hoạt động vận dụng (10phút):
µMục tiêu: Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập cho HS.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bài 10:
a/ Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R = 2cm. Nêu cách vẽ cung AB có số đo bằng 600. Hỏi dây AB dài bao nhiêu xentimet?
b/ Làm thế nào để chia được đường tròn thành sáu cung bằng nhau như hình 12
- GV cho học sinh thực hiejn nhóm bài 10 trang 71 SGK.
- Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét chung các nhóm.
Baøi 10:
a. Vẽ đường tròn (O,R). Vẽ góc ở tâm có số đo 600. Góc này chắn cung AB và có số đo 600. rAOB là tam giác đều nên AB = R.
b. Lấy điểm A1 tùy ý trên đường tròn bán kính R. Dùng compa có khẩu độ bằng R vẽ điểm A2, rồi A3, cách vẽ này cho biết có sáu dây cung bằng nhau: A1A2 = A2A3 = = A6A1 = R.
Suy ra có sáu cung bằng nhau: . Mỗi cung có số đo bằng 600.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2 phút):
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Bài tập về nhà: 11; 12; 13; 14 trang 72 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Góc nội tiếp”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 23/1/2018 Ngày dạy : 29/1/2018 đến 03/2/2018
Tuần 21, Tiết 42
§3. GÓC NỘI TIẾP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu về định nghĩa của góc nội tiếp, xác định được cung bị chắn.
- Phát biểu được định lí về số đo của góc nội tiếp. Nhận biết được các hệ quả định lí trên.
- Chứng minh được định lý và các hệ quả của định lý về số đo của góc nội tiếp, biết cách phân chia trường hợp.
- Rèn tính linh hoạt và cẩn thận trong giải toán.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, compa, thước thẳng, êke, bảng phụ.
2. Học sinh: Compa, thước thẳng, êke, bảng nhóm, SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (3phút):
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Nêu các định lí về mối quan hệ cung và dây trong đường tròn?
- Một vài HS phát biểu.
- GV: Ngoài góc ở tâm, trong tiết học này các em được tìm hiểu thêm : Góc nội tiếp.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/ Hoạt động1 : Định nghĩa góc nội tiếp (8 phút)
µMục tiêu: HS nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu về định nghĩa của góc nội tiếp, xác định được cung bị chắn.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV treo bảng phụ có vẽ hình 13 trang 73 SGK và giới thiệu “ đây là góc nội tiếp” .
- GV: Vậy góc nội tiếp là góc như thế nào? Cung nằm bên trong góc nội tiếp là cung gì?
- HS: cá nhân trả lời
- GV giới thiệu các trường hợp cung bị chắn.
- HS: lần lượt trả lời miệng ?1 và ?2
1. Định nghĩa:
H1
Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
H1
H2
1. là góc nội tiếp
2. là cung bị chắn.
H1. Cung bị chắn là cung nhỏ BC
H2. Cung bị chắn là cung lớn BC
b/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu định lý về góc nội tiếp (15 phút)
µMục tiêu: Phát biểu về chứng minh được định lí về số đo của góc nội tiếp.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV gọi một hs đọc nội dung định lí trong SGK.
- GV: Hãy nêu các trường hộp có thể xảy ra của định lí?
- GV: Nói O với C. Hãy so sánh và ? Từ đó suy ra và ?
- HS: làm việc cá nhân c/m trường hợp tâm O nằm trên một cạnh của góc BAC
- GV: Vẽ đường kính AD. Hãy điền dấu thích hợp vào các hệ thức sau:
- HS:
- GV: Từ hai hệ thức trên hãy suy ra mối liên hệ giữa và ?
- HS: trả lời câu hỏi và trình bày phần chứng minh.
- GV hướng dẫn hs trường hợp còn lại và cho hs tự chứng minh ở nhà.
2. Định lí:
Trong một đường tròn số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn
*Chứng minh:
a. Tâm O nằm trên một cạnh của góc
Áp dụng định lí và góc ngòai của tam giác cân OAC, ta có: những góc ở tâm chắn cung nhỏ BC. Vây .
b. Tâm O nằm bên trong góc
Vẽ đường kính AD .
c. Tâm O nằm bên ngoài góc
c/ Hoạt động 3 : Tìm hiểu hệ quả (10 phút)
µMục tiêu: Nhận biết được các hệ quả của đònh lí và vẽ được hình minh họa cho hệ quả.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: cho HS nêu hệ quả và vẽ hình minh họa cho các hệ quả đó.
- HS: lần lượt lên bảng vẽ hình.
3. Hệ quả: Trong một đường tròn:
- Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.
- Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.
- Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 900) có số đo bằng nửa số số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung.
- Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
3. Hoạt động củng cố kiến thức(3phút):
µMục tiêu: Khắc sâu cho HS nội dung định lý và hệ quả.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Thế nào là góc nội tiếp? Cung bị chắn?
- GV: Số đo của góc nội tiếp được xác định như thế nào?
- GV: Hãy nêu các hệ quả của định lý.
- Cá nhân HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
4. Hoạt động vận dụng (5phút):
µMục tiêu: Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập cho HS.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Cho HS trả lời bài tập 15; 18(SGK/75)
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời
Bài 15:
a. Đúng
b. Sai
Bài 18: = = (các góc nội tiếp cùng chắn một cung)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng(1 phút):
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Bài tập về nhà: 15; 16; 18 trang 75 SGK
- Chuẩn bị tiết sau “Luyện tập”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Toán 6
Ngày soạn: 23/1/2018 Ngày dạy : 29/1/2018 đến 03/2/2018
Tuần 21, Tiết 64
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TOÁN 6
LUYỆN TẬP
(a . b) . c = a . (b . c)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức: Củng cố các tính chất cơ bản củaphép nhân trong Z và nhận xét của phép nhân nhiều số nguyên, phép nâng lên lũy thừa.
Kỹ năng: Học sinh hiểu và biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép d9ể tính đúng, tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác về dấu và về tính toán cộng, trừ, nhân các số nguyên.
2/ Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán...
II.CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Gv: giáo án , bảng phụ...
- Hs: ôn lại các kiến thức đã học, xem bài trước ở nhà, sgk.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động dẫn dắt vào bài: 5’
Nêu các tính chất của phép nhân?
2/ Hoạt động hình thành kiến thức: 35’
Nội dung
Hoạt động của Thầy-trò
5 Bài: 92b trang 95 SGK
Hướng dẫn
Cách 1:
(-57).(67-34)-67.(34-57)
= -57.33-67.(-23)
= -1881 + 1541
= -340
Cách 2:
(-57).(67-34)-67.(34-57)
= -57.67 – 57.(-34) – 67.34 – 67.(-57)
= -57(67-67) – 34(67-57)
= -340.
Bài 96 trang 95 SGK
a/ 237.(-26) + 26.137
= (137 + 100).(-26) + 26.137
= 137.(-26) + 100.(-26) + 26.137
= 137.(-26) + 26.137 + 100.(-26)
= 137.(26 – 26) + 100.(-26)
=100.(-26) = - 2 600
b/ 63.(-25) + 25.(-23)
= 63.(-25) + 23.(-25)
= (63 + 23).(-25)
= 86.(-25)
= - 2150
Bài 98 trang 96 SGK
Tính giá trị của biểu thức:
Thay a = 8 ta có :
(-125).(-13).(-8) = [(-125).(-8)].(-13)
= 1000.(-13) = -13 000
Thay b = 20 ta có :
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20
= -2400.
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Ta có thể thực hiện bài này như thế nào?
HS: Có thể thực hiện theo thứ tự: Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
GV: Gọi HS lên bảng trình bày.
GV: Có thể giả cách nào nhanh hơn?
HS: Áp dụng tính chất phân phối để giải.
GV: Gọi HS lên bảng làm.
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Để giải bài toán trên ta cần thực hiện như thế nào?
GV: Em hãy nhắc lại các tính chất của phép nhân các số nguyên?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh
GV: Nhận xét
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Để tính giá trị của biểu thức ta cần làm như thế nào?
GV: Thay giá trị a; b bằng những giá trị nào?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh
3/ Hoạt động luyện tập. 5’
– Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại. Học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại SGK. Chuẩn bị bài “BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN”
IV/ Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/1/2018 Ngày dạy : 29/1/2018 đến 03/2/2018
Tuần 21, Tiết 65
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TOÁN 6
§13. BỘI VÀ ƯỚC CỦA SỐ NGUYÊN
(a . b) . c = a . (b . c)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức: Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm “chia hết cho”. Hiểu được ba tính chất liên quan với khái niêm “chia hét cho”.
Kỹ năng : -Tìm bội và ước của một số nguyên
Thái độ : - HS chủ động tích cực.
2/ Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán...
II.CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Gv: giáo án , bảng phụ...
- Hs: ôn lại các kiến thức đã học, xem bài trước ở nhà, sgk.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động dẫn dắt vào bài: 5’
Hãy nêu bội và ước của một số tự nhiên?
2/ Hoạt động hình thành kiến thức: 35’
Nội dung
Hoạt động của Thầy-trò
Hoạt động 1: 1. Bội và ước của số nguyên.
Mục tiêu: Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên.
1. Bội và ước của số nguyên.
?1 Hướng dẫn
6=1.6=(-1).(-6)=2.3=(-2).(-3)
(-6)=(-1).6=1.(-6)=(-2).3=2.(-3)
?2 Hướng dẫn
a chia hết cho b nếu có số tự nhiên q sao cho a=bq
Định nghĩa
SGK
?3 Hướng dẫn
Bội của 6 và (-6) có thể là: 0;
Ước của 6 và (-6) là:
u Chú ý:
SGK
GV:Yêu cầu HS làm ?1.
HS: Lên bảng trình bày
GV: Cho HS nhận xét
HS: nhận xét
GV: Yêu cầu HS làm ?2 theo nhóm, đại diện nhóm trình bày
HS: thực hiện theo nhóm
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm “chia hết cho” trong N.
HS: trả lời
GV: tương tự em hãy phát biểu khái niệm chia hết cho trong Z.
HS: trả lời
GV: chính xác hóa khái niệm.
GV: Cho HS làm ví dụ 1 và làm ?3
HS: Làm ví dụ 1
Làm ?3
GV: Giới thiệu các chú ý trong SGK
Hoạt động 2: 2. Tính chất
Mục tiêu: Hiểu được ba tính chất liên quan với khái niêm “chia hét cho”.
2. Tính chất
a b và b c a c .
Vd : (-16) 8 và 8 4 (-16) 4 .
a b am b (m Z) .
Vd : (-3) 3 5 .(-3) 3 .
a c và b c (a + b) c
và (a- b ) c .
Vd :12 4 và -8 4 [12 + (-8)] 4 . và [12 - (-8)] 4 .
?4 Hướng dẫn
Bội của (-5) là: ; . . .
Ước của (-10) là:
GV: Giới thiệu các tính chất.
GV: Yêu cầu HS tự đọc SGK và lấy ví dụ.
HS: Sau khi tự đọc SGK, sẽ nêu lần lượt ba tính chất liên quan đến khái niệm “chia hết cho”. Mỗi tính chất lấy ví dụ minh hoạ.
GV: Yêu cầu HS làm ?4
HS: Làm ?4
GV: Nhận xét.
3/ Hoạt động luyện tập. 5’
G V hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của bài. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại. Học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại SGK .
IV/ Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/1/2018 Ngày dạy : 29/1/2018 đến 03/2/2018
Tuần 21, Tiết 66
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TOÁN 6
LUYỆN TẬP
(a . b) . c = a . (b . c)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức về cộng, trừ, nhân các số nguyên.khắc sâu các kiến thức về cộng, trừ, nhân, tìm bội và ước các số nguyên.
Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng áp dụng, tính toán, biến đổi nhanh chính xác, logíc.
Thái độ: Xây dựng ý thức học tập, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập
2/ Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán...
II.CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Gv: giáo án , bảng phụ...
- Hs: ôn lại các kiến thức đã học, xem bài trước ở nhà, sgk.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động dẫn dắt vào bài: 5’
Nêu các tính chất của bội và ước các số nguyên ?
2/ Hoạt động hình thành kiến thức: 35’
Nội dung
Hoạt động của Thầy-trò
Bài 103 (Sgk/97): ( 7 phút )
a) Có mười lăm tổng được tạo thành.
b) Có bảy tổng chia hết cho 2 là : 24, 24, 26, 26, 26, 28, 28
A
B
2
3
4
5
6
21
23
24
25
26
27
22
24
24
25
27
28
23
25
26
27
28
29
Bài 104 (Sgk/97): ( 6 phút )
a) 15x = -75
x = (-75) :15
x = -5
b) 3 | x | = 18
| x | = 18 : 3
= 6
Vậy x = 6 hoặc x = - 6
Bài 106 )Sgk/97):
Mọi cặp số nguyên đối nhau và khác 0 đều có tính chất:
và và chỉ những cặp số đó.
Ví dụ: và
GV: Ghi đề bài lên bảng và phân tích
Ta lập bảng gồm hai tập hợp A và B với a € A và b € B.....
Có thể lập được bao nhiêu tổng ?
HS: Có 15 tổng được tạo thành
Có bao nhiêu tổng chia hết cho 2 ?
HS:Có bảy tổng chia hết cho 2
GV Có bao nhiêu giá trị khác nhau ?
HS: Có 3 giá trị khác nhau 24, 26, 28.
GV: Gọi 2 học sinh khá lên bảng cùng thực hiện
HS:Lên bảng thực hiện, còn lại chú ý nhận xét
GV Để tìm được số nguyên x ta thực hiện như thế nào?
HS :ta chuyển vế 15 và lấy 75: 15 → x
GV: Nhận xét và uốn nắn cách trả lời HS, sau đó gọi 2 HS lên bảng làm bài
HS2: Lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Nhận xét chung và sửa sai (nếu có)
HS: theo dõi và ghi bài vào vỡ
- Cho HS thảo luận 2 phút
- HS thảo luận 2 phút
- Gọi đại diện đứng tại chỗ trả lời
- Đại diện đứng tại chỗ trả lời
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
3/ Hoạt động luyện tập. 5’
- G V hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của bài. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại. Học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại SGK
– Chuẩn bị bài tập phần ôn tập chương II
IV/ Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/1/2018 Ngày dạy : 29/1/2018 đến 03/2/2018
Tuần 21, Tiết 18
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TOÁN 6
§ 12 .GÓC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức - HS hiểu góc là gì? Góc bẹt là gì? Hiểu về điểm nằm trong góc.
Kĩ năng: - HS biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc. Thái độ:- Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ góc, kí hiệu góc.
2/ Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán...
II.CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Gv: giáo án , bảng phụ...
- Hs: ôn lại các kiến thức đã học, xem bài trước ở nhà, sgk.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động dẫn dắt vào bài: 7’
1.Thế nào là nữa mặt phẳng bờ a? Thế nào là hai nữa mặt phẳng đối nhau. Vẽ 2 tia Ox , Oy , Oz sao cho tia Oz nằm giữa 2 tia Oy , Ox ?
2/ Hoạt động hình thành kiến thức: 33’
Nội dung
Hoạt động của Thầy-trò
Hoạt động 1: 1. Góc, góc bẹt.
Mục tiêu: HS hiểu góc là gì? Góc bẹt là gì.
1. Khái niệm góc .
- Góc là hình gồm 2 tia chung góc .
- Góc chung của 2 tia là đỉnh của góc.
- Hai tia là 2 cạnh của góc
- Điểm O gọi là đỉnh của góc
Ox , Oy là 2 cạnh của góc
- Đọc là góc xOy
- Kí hiệu : ,
2 . Góc bẹt
Góc bẹt là góc có 2 cạnh là hai tia đối nhau.
GV chỉ vào hình vẽ trên bảng. Góc là gì?
HS: là hình gồm 2 tia chung gốc
GV: giới thiệu khái niệm sgk, ví dụ
GV: Hãy chỉ ra đỉnh, cạnh của góc xOy?
HS: đỉnh O, cạnh Ox, Oy.
Gv: giới thiệu cách đọc kí hiệu.
HS: theo dõi ghi vở, ghi nhớ các kí hiệu.
Gv ngoài ra ta còn có các kí hiệu khác như:< xOy , < yOx
Gv Thế nào là góc bẹt?
HS Là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
GV vẽ góc bẹt Oy lên bảng.
HS vẽ hình vào vở và nêu đỉnh O, cạnh Ox, Oy
GV hãy chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc bẹt xOy?
?1 hãy nêu một số hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt?
HS trã lời
GV yêu cầu hs còn lại nhận xét
Hoạt động 2: 2. Vẽ góc, điểm nằm bên trong góc.
Mục tiêu: HS hiểu về điểm nằm trong góc, biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc.
3. Vẽ góc
Để vẽ góc ta cần vẽ đỉnh và 2 cạnh của góc.
4.Điểm nằm trong góc
M z
x O y
Điểm M nằm trong góc xOy
- Gọi hs
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA tuần 21(Aduong).doc.docx