Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

- Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.

- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* GDKN: Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong, không nghịch đèn cầy, que diêm, . (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. GV sưu tầm những mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn. Dặn trước HS xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng.

 

docx53 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huống: Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường: bạn thì cuốc đất, bạn thì trồng hoa,.. riêng Thu lại ghé tai rủ Huyền bỏ đi nhảy dây. Theo em bạn Huyền có thể làm gì? Vì sao? -Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một cách ứng xử. -GV kết luận: Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm. Hoạt động 2: Mục tiêu: HS phân biệt hành vi đúng, sai trong những tình huống có liên quan đến việc trường, việc lớp * Trình bày suy nghĩ của mình Cách tiến hành GV phát phiếu học tập. Em hãy ghi vào ô chữ Đ hay S trước các cách ứng xử sau: ¨ Trong khi cả lớp đang bàn việc tổ chức kỉ niệm ngày 20/11 thì Nam bỏ ra ngoài chơi. ¨ Minh và Tuấn lảng ra một góc chơi đá cầu trong khi cà lớp đang làm vệ sinh sân trường, ¨ Nhân ngày 8/3, Hùng và các bạn trai rủ nhau chuẩn bị những món quà nhỏ để chúc mừng cô giáo và các bạn trong lớp. ¨ Nhân dịp Liên Đội trường phát động phong trào “Điểm 10 tặng thầy cô”, Hà đã xung phong nhận giúp một bạn HS yếu trong lớp. GV kết luận: Hoạt động 3 Mục tiêu: Củng cố ND bài học *Kĩ năng tự trọng đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. Cách tiến hành -GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành. +Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc lớp mình, trường mình. +Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em. +Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường đã được phân công, còn những việc khác không cần biết. +Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng. -GV kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng. Ý kiến c là sai. 4/ Củng cố: +Thế nào là tích cực tham gia việc trường, việc lớp? +Vì sao phải tham gia việc trường, việc lớp? GDTNMTBĐ: Tham gia việc trường, việc lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Nếu có dịp đi tham quan ở những nơi có biển các em phải biết giữ gìn môi trường biển, đảo phù hợp với khả năng của mình. 5/ Dặn dò: -Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp (tiết 2) - GV nhận xét chung giờ học. Hát -2 HS nêu – HS khác nhận xét. -HS nhắc lại Đóng vai xử lí tình huống -HS nêu các cách giải quyết có thể: a/Huyền đồng ý đi chơi với bạn. b/Huyền từ chối không đi c/Huyền doạ sẽ mách cô giáo. d/Huyền khuyên ngăn -Các nhóm trình bày, lớp quan sát nhận xét. Đánh giá hành vi -HS đọc yêu cầu, quan sát tranh phân tích -HS làm bài tập cá nhân. Đại diện nhóm trình bày ý kiến. + Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng. + Việc làm a, b là sai. - Bày tỏ ý kiến -HS thảo luận lý do có thái độ tán thành hay không tán thành hoặc lưỡng lự đối với từng ý kiến. (dùng thẻ xanh, thẻ đỏ) + Tán thành + Tán thành + Không tán thành + Tán thành -HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - 2HS nêu + cả lớp theo dõi nhận xét. -HS lắng nghe. --------------------------------------------------------- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ I. MỤC TIÊU: - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. - Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. * GDKN: Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong, không nghịch đèn cầy, que diêm, ... (liên hệ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. GV sưu tầm những mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn. Dặn trước HS xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng. - Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: Hát 2 em thực hiện a. Hoạt động 1: Làm việc với tài liệu, sách giáo khoa (12 phút): * Mục tiêu: Xác định được những vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Câu hỏi gợi ý : + Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ? + Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1. + Điều gì xảy ra nếy can dầu hoả hoặc đống củi bị bắt lửa ? + Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Vì sao ? Bước 2: Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Mỗi HS chỉ trả lời một rong các câu hỏi các em đã thảo luận với nhau, các HS khác bổ sung. GV giúp HS rút ra kết luận : bếp trong hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp; các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp. Bước 3: GV và HS cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính GV hay các em chứng kiến hoặc biết qua các thông tin đại chúng. b. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai (15 phút) * Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, để xa tầm với của trẻ em. * Cách tiến hành: Bước 1. Động não: GV đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ? Bước 2. Thảo luận nhóm và đóng vai: Dựa vào ý kiến HS nêu lên ở hoạt động trên, GV giao cho mỗi nhóm đi sâu tìm biện pháp khắc phục từng nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà. Bước 3: Làm việc cả lớp GV theo dõi, nhận xét và kết luận. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): * NL: Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong, không nghịch đèn cầy, que diêm. Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. - HS quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 SGK để hỏi và trả lời nhau theo gợi ý - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. - Các HS khác bổ sung. - HS cùng nhau kể - Lần lượt mỗi HS nêu 1 vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo lậun của nhóm mình. - Các nhóm khác có thể bổ sung. ------------------------------------------------------------------------ TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA H I. MỤC TIÊU: - Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng: Hải Vân ... vịnh Hàn (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng. - Có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ viết hoa H, N, V. Các chữ Hàm Nghi và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. - Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ. - Nhận xét, đánh giá chung. - Giới thiệu bài mới : trực tiếp. 2. Các họat động chính : a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết trên bảng con (15 phút). * Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng. * Cách tiến hành: Luyện viết chữ hoa - Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: H, N, V. - Cho HS nêu cách viết hoa các chữ này - Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ. - Cho HS quan sát chữ hoa mẫu - Yêu cầu HS viết chữ H, N, V vào bảng con. Cho HS luyện viết từ ứng dụng. - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng: Hàm Nghi. - Giới thiệu: Hàm Nghi (1872-1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó. - Yêu cầu HS viết vào bảng con. Luyện viết câu ứng dụng - Mời 1 HS đọc câu ứng dụng. - Giải thích câu ca dao: Tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. Đèo Hải Vân là dãy núi cao nằm giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.Vịnh Hàn là vịnh Đà Nẵng. Còn hòn Hồng thì chưa rõ là hòn đảo hay ngọn núi nào. - Cho HS viết bảng con b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết (15 phút). * Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS viết vào vở theo đúng mẫu - Theo dõi, uốn nắn. 3. Củng cố, dặn dò:(4 phút): - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Hát đầu tiết. - Viết bảng con. Vua Hàm Nghi - Tìm các chữ hoa có trong bài - Mỗi HS nêu cách viết 1 chữ - Quan sát, lắng nghe. - Viết các chữ vào bảng con. - 1 HS đọc tên riêng - Viết trên bảng con: Hàm Nghi - 1 HS đọc câu ứng dụng - Lắng nghe - Viết trên bảng con các chữ: Hải Vân, Hòn Hồng. Hải Vân Hải Vân Hòn Hồng H N V H N V H N Hàm Nghi Hàm Nghi Hàm Nghi Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn ---------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: HỘI VUI HỌC TẬP I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Hoạt động nhằm : -Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng các môn học. -Hình thành và phát triển vai trò chủ động,tích cực của HS -Tạo không khí thi đua vui tươi,phấn khởi trong học tập -Rèn kĩ năng giao tiếp,ra quyết định cho HS II.QUY MÔ HOẠT DỘNG -Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN -Địa điểm,trang trí sân khấu,hệ thống trang âm,micrô(với đối hội thi khối lớp,trường) -Chuẩn bị hệ thống câu hỏi,tình huống,bài tập,trò chơi và đáp án -Các phương tiện(phù hợp với các hình thức hoạt động)sử dụng trong Hội vui học tập(cây xanh để cài câu hỏi, bài tập trong hình thức hái hoa dân chủ) -Quà tặng ,phần thưởng và hoa tươi phục vụ hội thi. -Các tiết mục văn nghệ phục vụ cho Hội vui học tập IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Bước 1:Chuẩn bị -GV CN thông báo cho HS trong lớp về nội dung(giới hạn nội dung,chương trình theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) kế hoạch tổ chức Hội vui học tập -Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho Hội vui học tập.Hình thức tổ chức Hội vui học tập rất phong phú ,đa dạng.Tùy theo quy mô tổ chức mà Ban tổ chức lựa chọn các hình thức phù hợp.Có thể theo một trong các hình thức sau : 1.Hái hoa dân chủ :(nếu sử dụng theo quy mô lớp) Người dẫn chương trình trực tiếp công bốđáp án mỗi câu hỏi,tình huống (đã được Ban tổ chức chuẩn bị trước)Cách tiến hành có thể là : a.Tất cả các HS trong lớp đều phải tham gia một cách tự do (lên hái hoa dân chủ và trả lời câu hỏi) b.Hình thức tham gia là các tổ .Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hoạt động dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình 2.Thi tìm hiểu kiến thức Rút thăm trả lời câu hỏi của Ban tổ chức (nếu sử dụng theo quy mô khối lớp) a.Mỗi lớp/khối lớp thành lập một đội thi ,luân phiên trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức ,... b.Các đội thi cùng tham gia trả lời các câu hỏi ,tình huống hoặc các trò chơi Trò chơi Rung chuông vàng Nội dung thi có thể bao gồm khoảng 20 câu hỏi liên quan đến các kiến thức.Mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây để HS suy nghĩ trả lời.Sau khi mỗi câu hỏi được chiếu trên màn hình,các HS sẽ ghi kết quả ra bảng và giơ lên.HS nào sai bị loại khỏi vòng chơi thứ nhất.Sau 10 câu hỏi sẽ có phần cứu trợ của các thầy cô để các em HS bị loaị có thể được tham gia chơi vòng thứ hai ở vòng thứ hai,luật chơi tương tự như vòng trước.HS còn trụ lại đến câu hỏi cuối cùng là người thắng cuộc Lưu ý : +Tất cả các HS trong lớp trong lớp đều có thể tham gia trò chơi Rung chuông vàng. +Những HS bị loại vì trả lời sai sẽ ra ngoài cổ vũ cho các bạn đang chơi -GV CN và các GV khác chuẩn bị nội dung câu hỏi,bài tập đáp án phù hợp với mỗi môn học.Nội dung Hội vui học tập giới hạn trong 1 môn hoặc nhiều môn -Yêu cầu các câu hỏi ,bài tập cần nhẹ nhàng,đa dạng (có câu hỏi đóng,câu hỏi mở,câu hỏi kiến thức,câu đố vui)phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức,kĩ năng môn học.Đáp án các câu hỏi và bài tập phải chính xác phù hợp với nội dung chương trình môn học -Dự kiến khách mời (Đại diện lãnh đạo nhà trường,Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong,đại diện GV phụ trách khối lớp,đại diện Ban cha mẹ HS) -Lựa chọn người dẫn chương trình(nên là 2 HS nam ,nữ trong ban cán sự lớp) Bước 2:Tiến hành -Trang trí không gian hội thi: Kê bàn ghế hình chữ U( quy mô lớp),hội trường có sân khấu ( quy mô khối lớp),.Chuẩn bị các vị trí cho các đội thi, khách mời,dự kiến đại biểu phát biểu,..Các vị trí cho cổ động viên các lớp -Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình -Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu,thông báo nội dung chương trình -Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu khai mạc hội thi. -Thực hiện các phần thi: + Người dẫn chương trình lên điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân,đội hti lên thực hiện phần thi của đội mình. +Nên tổ chức xen kẽ các phần thi,các phần chơi các hoạt động văn nghệ tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi,hào hứng. +Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau khi các phần thi kết thúc nhằm tạo không khí thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các đội thi Bước 3: tổng kết hội thi -Tổng kết ,đánh giá,xếp loại,trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi -Các đại biểu phát biểu ý kiến - Các đại biểu trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi -Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp. ------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: ( DẠY BÙ BÀI THỨ 2) Thứ 4 ngày 22 tháng 11 năm 2017 TOÁN : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn. HS rèn tính cẩn thận trong khi làm bài. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/Ổn định: 2/Bài cũ: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé - GV gọi HS lên bảng giải bài 2 -GV nhận xét. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - Ghi tựa. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài, sau đó tự làm và nêu miệng trước lớp. Gv sửa bài – nhận xét Bài 2: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -Bài toán thuộc dạng toán gì? -Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta là ntn? -Yêu cầu HS làm nháp. -Nhận xét. Bài 3: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -Muốn biết cả hai thửa ruộng thu được bao nhiêu kg cà chua ta phải biết được gì? -Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét- sửa sai. Bài 4: -Yêu cầu HS nêu nội dung của cột đầu tiên của bảng. -Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm ntn? -Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta là ntn? -Gv tổ chức cho HS thi tiếp sức -Nhận xét – tuyên dương 4/ Củng cố: -Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta là ntn? -Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm ntn? -GD HS: áp dụng nhiều trong thực tế 5/ Dặn dò: -Về nhà xem lại bài. -Chuẩn bị bài sau: Bảng chia 8 - GV nhận xét chung tiết học. Hát - 1 HS lên bảng, làm bài 2SGK. Bài giải Số cây cam gấp cây cau một số lần là: 20 : 5 = 4 (lần) Đáp số: 4 lần -HS nhắc lại. - HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu miệng: a. 18 : 6 = 3 (lần) b. 35 : 5 = 7 (lần) - HS đọc bài toán- HS nêu yêu cầu bài. -Ta lấy số lớn chia cho số bé - 1HS lên bảng lớp nháp. Bài giải Số con bò gấp số con trâu một số lần là: 20 : 4 = 5 (lần) Đáp số: 5 lần -HS đọc bài toán - nêu yêu cầu bài. -Ta phải biết được số lượng cà chua ở thửa ruộng thứ 2 -1 HS làm bảng nhóm – lớp làm vào vở. Bài giải Số ki-lô-gam cà chua thu được thửa ruộng thứ hai là: 127 x 3 = 381 (kg) Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở cả hai thửa ruộng có là: 127 + 381 = 508 (kg) Đáp số: 508kg. -Ta lấy số lớn trừ đi số nhỏ. -Ta lấy số lớn chia cho số nhỏ. - HS 2 đội thi tiếp sức Số lớn 15 30 42 42 70 32 Số bé 3 5 6 7 7 4 SL hơn SB bao nhiêu đơn vị? 12 25 36 35 63 28 Số lớn gấp mấy lần số bé? 5 6 7 6 10 8 2 HS nêu – HS khác nhận xét -------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC: CẢNH ĐẸP NON SÔNG I.MỤC TIÊU: Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài . Bước đầu cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta , từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước (Trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 – 3 câu ca dao trong bài ). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh cảnh đẹp đất nước. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: -GV kiểm ta bài” Nắng Phương Nam” +Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào? +Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì? +Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân? - GV nhận xét. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp đặc trưng cho mỗi miền. Đó là những cảnh đẹp nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay Hoạt động 2: Luyện đọc: -Đọc mẫu lần 1: Giọng thong thả, nhẹ nhàng. -Hướng dẫn luyện đọc. +HD HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó. -GV nhận xét từng HS, uốn nắn các lỗi phát âm theo phương ngữ. -Đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ: -Luyện đọc câu khó. -Kết hợp giải nghĩa các từ: Đồng Đăng; la đà; canh gà; nhịp chài Yên Thái; Tây Hồ; xứ Nghệ; Hải Vân; Nhà Bè; Đồng Tháp Mười. Tô Thị; Tam Thanh; Trấn Vũ; Thọ Xương, Gia Định ( SGK). -Yêu cầu HS đọc chú giải SGK -Đọc lại bài 1 lượt: (2 nhóm). -Đọc theo nhóm bàn kiểm tra chéo lẫn nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài: - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. -Mỗi câu ca dao nói đến cảnh đẹp của một vùng. Đó là những vùng nào? -Các câu ca cho ta thấy được vẻ đẹp của ba miền Bắc (1,2) – Trung (3,4) – Nam (5,6) trên đất nước ta. Mỗi vùng có cảnh gì đẹp? -GV cho HS quan sát một số tranh ảnh nói về cảnh đẹp của nước ta. -Theo em ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? Hoạt động 4: HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. -GV đọc mẫu lần 2. -HD HS học thuộc lòng từng câu ca dao, cả bài -GV nhận xét bình chọn bạn đọc thuộc, hay đúng nhất -Nhận xét tuyên dương. 4/ Củng cố: + Bài học giúp em biết được điều gì? +Trong bài thơ em thích câu thơ nào nhất? Vì sao? -GDMT: Qua bài học em càng thêm yêu quý cảnh đẹp của quê hương đất nước, chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên 5/ Dặn dò: -Về nhà học bài và xem trước bài Luôn nghĩ đến miền Nam. - GV nhận xét tiết học. Hát -3 HS kể lại câu chuyện “Nắng Phương Nam” và trả lời câu hỏi. + Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 tết. + Để chọn quà gởi cho Vân. + Gửi tặng Vân ở miền Bắc 1 cành mai. -HS nhắc lại -HS đọc nối tiếp từng câu mỗi em đọc 2 dòng. Kết hợp luyện đọc các từ khó thường sai do tiếng địa phương. -6 HS nối tiếp đọc 6 câu ca dao - Luyện đọc từng khổ thơ. -Luyện đọc câu khó. VD: Đồng Đăng / có phố Kì Lừa/ Có nàng Tô Thị,/có chùa Tam Thanh// Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh/ Non xanh nước biếc/như tranh hoạ đồ// -HS đọc chú giải SGK. -6 HS đọc. - Đọc bài theo nhóm 3 (theo bàn). -1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời. -Câu 1: Lạng Sơn; 2. Hà Nội; 3. Nghệ An, Hà Tĩnh; 4. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng; 5. TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai. 6. Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. -HS nói về cảnh đẹp trong từng câu ca dao theo ý hiểu của mình. Nêu cảnh đẹp của từng vùng dựa theo câu ca dao. - Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này; giữ gìn tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp thêm. -HS tự đọc thuộc lòng bài thơ. -Lớp đọc đồng thanh toàn bài. -Thi đọc thuộc theo nhóm trước lớp: mỗi nhóm 6 HS. -3,4 HS thi đọc cả bài -HS nêu : cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta , từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước -HS nêu ý kiến theo ý thích. ---------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: ( DẠY BÙ BÀI THỨ 2) Thứ 5 ngày 23 tháng 11 năm 2017 TOÁN: BẢNG CHIA 8 I .MỤC TIÊU: Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải bài toán (có một phép chia 8). HS rèn tính cẩn thận trong khi làm bài. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các tấm bìa có 8 chấm tròn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: - GV hỏi lại bài tiết trước. - GV nhận xét . 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV gt bài trực tiếp - Ghi tựa. Hoạt động 2: HD lập bảng chia 8. -Gắn lên bảng một tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: Lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 lấy 1 lần được mấy? -Hãy viết phép tính tướng ứng với “8 được lấy 1 lần bằng 8”. -Trên tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa? -Hãy nêu phép tính để nêu số tấm bìa? -Vậy 8 chia 8 được mấy? -Ghi bảng 8 : 8 = 1, gọi HS đọc. *Tương tự HDHS lập phép tính 16 : 8 = 2 và các phép tính còn lại. * Cho HS học thuộc bảng chia 8: - Yêu cầu HS nhìn đọc bảng chia 8 . - Em có nhận xét gì về các số bị chia, số và thương trong bảng chia 8? - Yêu cầu HS đọc thuộc bảng chia 8 tại lớp. - Tổ chức cho HS thi đọc. Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 1: -Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Bài tập yệu cầu gì? - Yêu cầu HS tự làm bài, nêu kết quả trước lớp. -GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: Tính nhẩm. - HD tương tự như bài tập 1. -Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao? - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con -Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: -Gọi HS đọc đề bài. -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS tự giải vào vở nháp. - Sửa bài Nhận xét. Bài 4: -GV HD tương tự bài tập 3. Yêu cầu HS tự giải vào vở - GV chấm 5 vở - nhận xét 4/ Củng cố: - Gọi HS đọc lại bảng chia 8 - GV nhận xét tuyên dương 5/ Dặn dò: -Về nhà học lại bảng chia 8. -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập - GV nhận xét chung tiết học. Hát -1 HS lên nêu miệng bài tập 2 -1 số HS đọc lại bảng nhân 8. - HS nhắc lại. - 8 lấy 1 lần được 8. - 8 x 1 = 8 - Có 1 tấm bìa. - 8 : 8 = 1 (tấm bìa). - 8 chia 8 bằng 1. - Đọc. * HS thực hiện theo sự HD của GV để lập bảng chia 8. - HS đọc cá nhân – đồng thanh -Các phép chia trong bảng chia 8 đều có dạng 1 số chia cho 8. -Số bị chia là dãy số đếm thêm 8 bắt đầu từ 8. -Kết quả là các số từ 1 đến 10. - Tự học thuộc lòng bảng chia 8. - Thi đọc cá nhân. - HS nêu yêu cầu bài. + Tính nhẩm: - HS lần lượt nêu miệng các phép tính. 24 : 8 = 3 16 : 8 = 2 56 : 8 = 7 40 : 8 = 5 48 : 8 = 6 64 : 8 = 8 32 : 8 = 4 8 : 8 = 1 72 : 8 = 9 Dành cho HS khá giỏi 80 : 8 = 10 48 : 8 = 6 56 : 8 = 7 -Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con 8 x 5 = 40 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 40 : 8 = 5 32 : 8 = 4 48 : 8 = 6 40 : 5 = 8 32 : 4 = 8 48 : 6 = 8 Dành cho HS khá giỏi 8 x 3 = 24 24 : 8 = 3 24 : 3 = 8 -HS đọc: Một tấm vải dài 32m được cắt thành 8 mảnh bằng nhau. Hỏi mỗi mảnh dài bao nhiêu mét? -Một tấm vài dài 32m được cắt thành 8 mảnh bằng nhau. - Mỗi mảnh dài bao nhiêu mét? -1 HS làm bảng nhóm - lớp làm vào vở nháp Bài giải (C1) Mỗi mảnh vải dài là: 32 : 8 = 4 (m) Đáp số: 4m Bài giải(C2) Số mảnh vải cắt được là: 32 : 8 = 4 (mảnh) Đáp số: 4 mảnh. - HS đọc lại bảng chia 8 ------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI. SO SÁNH I.MỤC TIÊU: Nhận biết được các từ chỉ hoạt động tráng thái trong khổ thơ ( BT1) . Biết thêm được một số kiểu so sánh : so sánh hoạt động với hoạt động . (BT2) Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu ( BT3 ) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Viết sẵn các đoạn thơ vào bảng phụ, giấy khổ to Bảng phụ kẻ sẵn Nội dung so sánh BT2 Sự vật con vật Hoạt động Từ SS Hoạt động Con trâu đen (chân) đi như đập đất Tàu cau vươn như (Tay) vẫy Xuồng con -đậu (quanh thuyền lớn) -húc húc (vào mạn thuyền mẹ) Như như Nằm (quanh bụng mẹ) -đòi(bú tí) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/Ổn định: 2/ Bài cũ: MRVT Quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì? - GV gọi HS lên bảng làm BT 4/90 - GV nhận xét. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV gt bài trực tiếp - Ghi bảng. Hoạt động 2:. HD làm bài tập: Bài 1: Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: a) Tìm các từ chỉ hoạt động trong các khổ thơ trên. b) Hoạt động chạy của các chú gà con được miêu tả bằng cách nào? Vì sao có thể miêu tả như thế? -Nhận xét và ghi điểm HS. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. -Trong các đoạn trích sau những hoạt động nào được so sánh với nhau -Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, lớp làm bài vào vở. *GV hỏi thêm -Theo em, vì sao có thể so sánh trâu đen đi như đập đất? -Hỏi tương tự với các hình ảnh còn lại. -Nhận xét, ghi điểm Bài 3: -Gọi HS nêu yêu cầu bài. -Nối cột A và B để ghép thành câu -GV chia lớp thành 2 đội, cùng làm bài tập và cùng chơi đối đáp với nhau. -Nhận xét tuyên dương các bạn nối tốt. -Tổng kết trò chơi yêu cầu HS làm bài vào vở. 4/ Củng cố: -GV thu 7 vở chấm bài – nhận xét. -Yêu cầu HS đọc lại các BT, khuyến khích HS học thuộc các câu thơ 5/ Dặn dò: -Về nhà xem lại bài. -Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ địa phương-dấu chấm hỏi, chấm than -GV nhận xét chung tiết học. Hát -2HS lên bảng làm 4. -HS nhắc tựa bài. -HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở BT. -1 HS lên bảng gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt động -Chạy, lăn. -Chạy như lăn tròn như hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh. Có thể miêu tả như vậy vì đây là cách so sánh hoạt động với hoạt động -HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm suy nghĩ làm bài cá nhân -HS gạch chân dưới các câu thơ, câu văn có HD được so sánh với nhau: -Vì trâu đen rất to khoẻ, đi rất mạnh, đi đến đâu đất lún đến đấy nên có thể nói đi như đập đất. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. +Những ruộng lúa cấy sớm - đã trổ bông. +Những chú voi thắng cuộc - huơ vòi chào khán giả. +C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 12.docx