Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2

I.MỤC TIÊU:

- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.

- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=”, “<”, “>”.

- HS có ý thức cẩn thận khi làm toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN:

 

docx65 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------------- TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA M I. MỤC TIÊU: - Viết đúng chữ hoa M (2 dòng); T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây ... núi cao (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng. - Có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa M, T, B. Các chữ Mạc Thị Bười và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. 2. Học sinh: Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ. - Nhận xét, đánh giá chung. - Giới thiệu bài mới : trực tiếp. 2. Các họat động chính : a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bảng con (15 phút). * Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng. * Cách tiến hành: Luyện viết chữ hoa Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài Gắn mẫu chữ M hoa lên bảng cho HS QS - Yêu cầu HS nêu cách viết - Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu HS viết chữ “M” vào bảng con. Cho HS luyện viết từ ứng dụng. - Gọi HS đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi. - Yêu cầu HS noí đôi nét về chị - Giới thiệu: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị. - Yêu cầu HS viết vào bảng con. Luyện viết câu ứng dụng Mời HS đọc câu ứng dụng. Một cây làm chẳng lên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Cho HS giải thích câu tục ngữ - Chốt lại: Khuyên con người phải đoàn kết. Vì đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. - Cho HS viết bảng con b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết (15 phút). * Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. * Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu: Viết theo đúng mẫu như trong vở Tập viết - Thu 7 bài để chấm. 3. Củng cố, dặn dò: (3 phút): - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Hát đầu tiết. - Viết bảng con. Mạc Thị Bưởi - 2 HS nêu. - Quan sát. - 3 HS nêu - QS mẫu chữ hoa M - Viết chữ M vào bảng con. - 1 HS đọc - 2 HS noí - Lắng nghe. - Viết trên bảng con. - 1 HS đọc câu ứng dụng - 3 HS giải thích - Viết trên bảng con các chữ: Một, Ba. Mạc Thị bưởi Một Ba Một M M M M M M T B T B T B T B T Mạc Thị Bưởi Mạc Thị Bưởi Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ---------------------------------------------------------------------- GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SỸ Ở ĐỊA PHƯƠNG I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Giáo dục HS truyền thống uống nước nhớ nguồn,đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta. - Biết trân trọng,giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó - Giáo dục các em lòng biết ơn,tự hào,kính trọng anh bộ đội,gia đình thương binh liệt sĩ. II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN -Tư liệu,truyện kể về các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu ở địa phương -Nội dung câu hỏi giao lưu(nếu có) IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Bước 1:Chuẩn bị *Với GV -Xây dựng kế hoạch thăm viếng nghiã trang liệt sĩ, thông qua ban giám hiệu nhà trường -Thành lập Ban tổ chức:mời đại diện cha mẹ HS của lớp làm thành viên ban tổ chức -Liên hệ với Ban quản lí nghĩa trang hoặc đại diện hội cựu chiến binh để giao lưu, kể chuyện về những chiến công vẻ vang và sự hi sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu -Thống nhất thời gian,chương trình,nội dung buổi thăm viếng,giao lưu - Chuẩn bị phương tiện đi lại(nếu có) - Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về những tấm gương anh dũng, hi sinh dũng cảm của các anh hùng liệt sĩngười địa phương qua:người lớn trong gia đình, tư liệu,sách báo. *Với HS: - Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ:đọc thơ,hát,trò chơi trong buổi giao lưu - Hướng dẫn HS viết lời phát biểu cảm tưởng Bước 2:Tiến hành hoạt động viếng thăm - HD HS xếp thành hàng đôI trước đài tưởng niệm - Đại diện HS phát biểu cảm tưởng thể hiện lòng biết ơn về sự hi sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập,tự do của quê hương,đất nước và hứa quyết tâm học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Bước 3:Vệ sinh nghĩa trang,giao lưu - HS tiến hành vệ sinh:nhặt cỏ,quét dọn trong khuôn viên nghĩa trang - Giao lưu,kể chuyện về các anh hùng,liệt sĩ ở địa phương + Đại diện hội cựu chiến binh tham gia giao lưu cùng các em,kể cho các em về các tấm gương anh hùng liệt sĩ tiêu biểu gắn với những chiến công và sự hi sinh anh dũng, quả cảm trong chiến đấu chống quân thù + Tổ chức trò chơi, hát,múa ca ngợi công ơn anh bộ đội và sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ -Đại diện HS cảm ơn cựu chiến binh,hứa chăm ngoan,học giỏi. Bước 4: NX đánh giá -GV NX đánh giá ý thức thái độ của HS trong buổi tham quan - Cảm ơn Ban quản lí nghĩa trang liệt sĩ,đại diện hội cựu chiến binh,nhắc nhở HS quyết tâm học tập xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ - Chuẩn bị tiết sau ------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Luyện thêm một số bài tập về về chia số có ba chữ số cho số có một chữ số; giải toán có lời văn. - Luyện thêm để củng cố về sinh từ ngữ về dân tộc; kiểu câu Ai (cái gì, con gì) - thế nào? II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1: Tính Bài 2: Trong một cuộc họp có 135 người ngồi đều vào 9 hàng ghế. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu người ngồi họp? Giải ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... Bài 3: Mỗi bộ quần áo may hết 3m vải. Hỏi 130m vải may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? Giải ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1: Nối từ ở hai cột có nghĩa giống nhau thành từng câu: Tày Nùng Ê Đê Khơ Me Ba Na Dao Tà Ôi miền Bắc miền Trung và Tây Nguyên miền Nam Bài 2: Khoanh tròn chữ cái trước các từ ngữ chỉ sự vật có ở vùng các dân tộc có ít người sinh sống. a. nhà sàn b. suối c. ruộng bậc thang e. thuyền g. nương rẫy h. trâu bò Bài 3: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : A. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. B. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. C. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao xa. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, - Các nhận xét, - Giáo viên sửa bài. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Bài 1: HS thực hiện Bài 2: Giải Số người ngồi họp trong mỗi hàng là: 135 : 9 = 15 (người) Đáp số: 15 người Bài 3: Giải Số bộ quần áo may được là: 130 : 3 = 43 (bộ) thừa 1 m vải Đáp số: 43 bộ và 1 m vải Bài 1: - Miền Bắc: Tày, Dao, Tà Ôi. - Miền Trung: Ba Na, Nùng. - Miền Nam: Ê Đê, Khơ Me. Bài 2: Khoanh tròn trước các đáp án a. nhà sàn b. suối c. ruộng bậc thang g. nương rẫy Bài 3: A. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. B. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. C. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao xa Thứ 4 ngày 20 tháng 12 năm 2017 TOÁN : TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC I.MỤC TIÊU: Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia. - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=”, “”. HS có ý thức cẩn thận khi làm toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ:Làm quen với biểu thức -GV gọi HS lên bảng làm BT - Nhận xét bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài- ghi tựa lên bảng. Hoạt động 2: Tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ. -Viết lên bảng: 60 + 20 – 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này. - Yêu cầu HS tính: 60 + 20 – 5. -Nêu: Cả hai tính trên đều cho kết quả đúng, tuy nhiên để thuận tiện và tránh nhầm lẫn đặc biệt là khi giá trị của biểu thức có nhiều dấu tính cộng, trừ người ta quy ước: Khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. -Biểu thức trên ta tính như sau: 60 cộng 20 bằng 80, 80 trừ 5 bằng 75. Hoạt động 3: HD tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia. -Viết lên bảng: 49 : 7 x 5 và Yêu cầu HS đọc biểu thức này. - Yêu cầu HS suy nghĩ để tính: 49 : 7 x 5, biết cách tính tương tự như với biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ. -Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. -Biểu thức trên ta tính như sau: 49 chia 7 bằng 7, 7 nhân 5 bằng 35. Giá trị của biểu thức 49 : 7 x 5 là 35. Hoạt động 4: Luyện tập: Bài 1: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu 1 HS lên bảng làm mẫu biểu thức 205 + 60 + 3. -Yêu cầu HS nhắc lại cách làm của mình. - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại - GV sửa bài nhận xét. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài Bài tập yêu cầu gì? - HD tương tự BT1. - Cho HS làm vở -GV chấm bài- nhận xét Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS lên bảng thi đua GV– nhận xét– tuyên dương . Bài 4: Dành cho HS khá giỏi -Gọi HS đọc đề bài. - -Vậy em phải đi tìm gì trước? -Tóm tắt: 2 gói, 1 gói : 80 g 1 hộp sữa : 455g -Yêu cầu HS tự làm bài. 4 /Củng cố : - Nêu cách tìm giá trị của biểu thức? -GDHS nắm chắc quy tắc để thực hiện nhanh và chính xác trong cuộc sống 5/ Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài :Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo). Nhận xét giờ học Hát -2 HS lên bảng : 32 + 56 = 88 65 – 24 = 41 -Nghe giới thiệu – nhắc lại tựa -HS đọc: Biểu thức 60 cộng 20 trừ 5. -Tính: 60 + 20 – 5 = 80 – 5 = 75 Hoặc 60 + 20 – 5 = 60 + 15 = 75 -Nhắc lại qui tắc. -Nhắc lại cách tìm giá trị của biểu thức. 60 + 20 – 5. -HS đọc: Biểu thức 49 chia 7 nhân 5. -Tính: 49 : 7 x 5 = 7 x 5 = 35. - HS nhắc lại qui tắc. -Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức 49 : 7 x 5 - Tính giá trị của biểu thức. -1 HS lên bảng thực hiện: 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268. -3 HS lên bảng làm,lớp làm bảng con. a/ 268 – 68 + 17 = 200 + 17 = 217 b/ 462 – 40 + 7 = 422 + 7 = 429 c/ 387 – 7 – 80 = 380 – 80 = 300 - 1 HS đọc yêu cầu - Tính giá trị của biểu thức. -HS làm vào vở a/ 15 x 3 x 2= 45 x 2 8 x 5:2= 40 : 2 =90 =20 48 : 2 : 6 =24 : 6 81:9 x 7 =9 x 7 = 4 = 63 -BT yêu cầu chúng ta điền dấu (>; <; =) vào chỗ chấm. - 2đội HS lên bảng thi đua > < = 55 : 5 x 3 > 32 ? 47 = 84 – 34 -3 20 + 5 < 40 : 2 + 6 -1 HS đọc đề bài SGK. Bài giải Cả hai gói mì cân nặng là: 80 x 2 = 160 (g) Cả 2 gói mì và 1 hộp sữa cân nặnglà: 160 + 455 = 615 (g) Đáp số: 615g - Biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. -------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC: VỀ QUÊ NGOẠI I.MỤC TIÊU: Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát . Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại , thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê , yêu những người nông dân làm ra lúa gạo ( Trả lời được các CH trong SGK ; thuộc 10 câu thơ đầu ) HS yêu cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh MH bài TĐ, bảng phụ ghi III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ:Đôi bạn - YC HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Đôi bạn. - Nhận xét chung 3/ Bài mới: + Quê ngoại em ở đâu? Em có thích được về quê chơi không? vì sao? Giới thiệu bài – ghi tựa Hoạt động 1: Luyện đọc: -GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tha thiết, tình cảm. HD HS cách đọc. -Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó. - HD đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. -GV chia khổ 1 thành 2 đoạn: +Đ.1: 6 dòng đầu +Đ.2: 4 dòng còn lại - Yêu cầu 2 HS nối tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ. Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài: - GV gọi 1 HS đọc cả bài. + Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Nhờ đâu em biết điều đó? + Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu? + Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? -GV giảng- kết hợp GDMT: Mỗi làng quê ở nông thôn Việt Nam thường có đầm sen. Mùa hè sen nở, gió đưa hương sen bay đi thơm khắp làng. Ngày mùa, những người nông dân gặt lúa, họ tuốt lấy hạt thóc vàng rồi mang rơm ra phơi ngay trên đường làng, những sợi rơm vàng thơm làm cho đường làng trở nên rực rỡ, sáng tươi. Ban đêm ở làng quê, điện không sáng như ở thành phố nên chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được ánh trăng sáng trong. +Về quê, bạn nhỏ không những được thưởng thức vẻ đẹp của làng quê mà còn được tiếp xúc với những người dân quê. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về họ? Hoạt động 3: Luyện đọc, HTL bài - Treo bảng phụ chép sẵn bài thơ. Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng. - Xoá dần bài thơ. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ, - Nhận xét tuyên dương. 4/ Củng cố : -Bạn nhỏ cảm thấy điều gì sau lần về quê chơi? -GDHS: trân trọng sản phẩm do người lao động làm ra và yêu quý họ. 5/Dặn dò: Về nhà học thuộc 10 cu thơ đầu và chuẩn bị bài: Mồ côi xử kiện. - Nhận xét tiết học. - 3 HS lên bảng đọc 3 đoạn trả lời câu hỏi 1,2,3. -2 HS trả lời -HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài. -Theo dõi GV đọc. -HS đọc đúng các từ : nghỉ hè, sen nở, tuổi, những lời, lá thuyền. -Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. - Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV. - 2 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ. VD: Em về quê ngoại / nghỉ hè/ Gặp đầm sen nở/mà mê hương trời// Gặp bà / tuổi đã tám mươi/ Quên quên / nhớ nhớ / những lời ngày xưa.// - 1 HS đọc trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. HS đặt câu với từ: Hương trời, chân đất. -2 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK. - Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn. - 2 nhóm thi đọc nối tiếp. - Cả lớp đọc ĐT. - 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK -Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Nhờ sự ngạc nhiên của bạn nhỏ khi bắt gặp những điều lạ ở quê và bạn nói “ Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu” mà ta biết điều đó. -Quê bạn nhỏ ở nông thôn. -Mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý: Bạn nhỏ thấy đầm sen nở ngát hương mà vô cùng thích thú; bạn được gặp trăng, gặp gió bất ngờ, điều mà ở trong phố chẳng bao giờ có; Rồi bạn lại đi trên con đường rực màu rơm phơi, có bóng tre xanh mát; Tối đêm, vầng trăng trôi như lá thuyền trôi êm đềm. - Bạn nhỏ ăn hạt gạo đã lâu nhưng bây giờ mới được gặp những người làm ra hạt gạo. Bạn nhỏ thấy họ rất thật thà và thương yêu họ như thương bà ngoại mình - Cả lớp đọc lại bài - HS tự nhẩm, sau đó 1số HS đọc thuộc lòng trước lớp. - 2 – 3 HS thi đọc trước lớp cả bài. -Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy thêm yêu cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân làm ra lúa gạo. - Lắng nghe ghi nhận. ---------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: I. MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chia số có ba chữ số cho số có một chữ số; bảng nhân; giải toán có lời văn bằng hai phép tính - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt ưi/ươi; tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1: Thừa số 6 8 8 Thừa số 4 4 6 3 3 Tích 24 24 24 24 7 4 4 7 7 4 4 7 28 28 Bài 2: Dùng bảng nhân để điền số thích hợp vào ô trống : Bài 3: Một người có 135kg khoai đã bán hết trong hai buổi. Buổi sáng người đó bán số khoai. Hỏi buổi chiều người đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam khoai ? Giải ........................................................ ......................................................... ......................................................... NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1: Điền vào chỗ trống ưi hoặc ươi : g quà ; t...... rau ; cái l.. ; khung c. ; cười t.; lò s.............. Bài 2: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch, sau đó viết lời giải câu đố vào chỗ trống: Còn bé cong như iếc sừng Lớn lên òn tựa một vầng sáng ong Về già lại hoá sừng cong Mỗi tháng một vòng quanh ái đất ơi. Là ............ Bài 3: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã, sau đó viết lời giải câu đố vào chỗ trống: Hai chân giư chặt thân cây Mo luôn go go ca ngày tìm sâu. Là ............ 3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Bài 1: Thừa số 6 6 4 8 8 8 Thừa số 4 4 6 3 3 Tích 24 24 24 24 24 24 Bài 2: Bài 3: Giải Số khoai bán trong buổi sáng là: 135 : 3 = 45 (kg) Số khoai bán trong buổi chiều là: 135 - 45 = 90 (kg) Đáp số: 90 kg khoai Bài 1:Điền vào chỗ trống ưi hoặc ươi : g quà ; t...... rau ; cái l.. ; khung c. ; cười t.; lò s.............. Bài 2: Còn bé cong như chiếc sừng Lớn lên tròn tựa một vầng sáng trong Về già lại hoá sừng cong Mỗi tháng một vòng quanh trái đất chơi. Là mặt trăng Bài 3: Hai chân giữ chặt thân cây Mỏ luôn gõ gõ cả ngày tìm sâu. Là chim gõ kiến - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài Thứ 5 ngày 21 tháng 12 năm 2017 TOÁN: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC( TIẾP) I. MỤC TIÊU: Biết tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức. HS có ý thức cẩn thận khi làm toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 8 hình tam giác - Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Bài cũ :Tính giá trị biểu thức -GV gọi 2HS lên bảng làm - Nêu cách tính giá trị biểu thức - GV KT vở một số em. -Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Các em đã biết khi tính giá trị của BT chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. Vậy Nếu trong biểu thức có cả các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện ntn qua bài học hôm nay - ghi tựa Hoạt động 2: HD tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân chia. -Viết lên bảng: 60 + 35 : 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này. - Yêu cầu HS tính:60 + 35 : 5. -Gv nêu: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện phép tính cộng, trừ sau. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức trên. - Yêu cầu HS áp dụng để tính giá trị của biểu thức 86 – 10 x 4. -Yêu cầu HS nhắc lại cách tính Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán - Yêu cầu HS làm bài. -GV sửa bài – nhận xét Bài 2: -HD HS tính giá trị của biểu thức, sau đó đối chiếu với KQ SGK để biết biểu thức đó tính đúng hay sai rồi mới ghi Đ hoặc S vào ô trống. -Yêu cầu HS tìm nguyên nhân của các biểu thức bị tính sai và tính lại cho đúng. -Chữa bài và cho điểm HS. -Vì sao các BT tính sai? GV sửa bài – nhận xét Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. Tóm tắt Mẹ: 60 quả Xếp: 5 hộp Chị 35 quả Mỗi hộp:quả? -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? -Để biết mỗi hộp có bao nhiêu quả táo ta phải tính được gì? -Sau đó làm tiếp thế nào? -Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV chấm 5 bài, nhận xét Bài 4: Dành cho HS khá giỏi -Gọi HS đọc đề bài. -YC HS thảo luận cặp đôi để xếp hình. -Tuyên dương những cặp xếp nhanh. 4/Củng cố : -Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức: -GDHS: nắm chắc quy tắc để áp dụng 5/ Dặn dò: - Về học bài Chuẩn bị bài sau:TGTBT(tt) - Nhận xét giờ học Hát -2 HS lên bảng làm BT a/ 97 - 17 + 20 = 80 + 20 =100 b/ 6 x 3 : 2=18 : 2 = 9 -Nghe giới thiệu và nhắc lại: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo). -Biểu thức 60 cộng 35 chia 5. 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 -Nhắc lại qui tắc. -60 cộng 35 chia 5 bằng 60 cộng 7 bằng 67. -1 HS lên bảng, lớp làm nháp. 86 – 10 x 4 = 86 – 40 = 46 - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con- vở nháp. a/ 253 + 10 x 4 = 253 + 40 = 293 41 x 5 – 100 = 205 - 100 = 105 93 - 48 : 8 = 93 - 6 = 87 b/ 500 + 6 x 7 = 500 + 42 = 542 30 x 8 + 50 = 240 + 50 = 290 69 + 20 x 4 = 69 + 80 = 149 - HS Làm bài: a/ 37– 5 x 5 = 12 Đ 13 x 3 – 2 = 13 S 180 : 6 + 30 = 60 Đ180 + 30 : 6 = 35 S 30 + 60 x 2 =150 Đ 30 + 60 x 2= 180 S 282 – 100 : 2 = 91 S 282 –100: 2= 232 Đ -Do thực hiện sai qui tắc. 282 –100:2 = 232 180 + 30 :6 = 185 13 x 3 – 2 = 37 30 + 60 x 2 =150 -1 HS đọc đề SGK. -Tính mỗi hộp có bao nhiêu quả táo. -Phải biết cả chị và mẹ hái được bao nhiêu quả táo. -Sau đó lấy tổng số táo chia cho số hộp. -1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. Bài giải: Số quả táo cả chị và mẹ hái được là: 60 + 35 = 95 (quả) Số quả táo mỗi hộp có là: 95 : 5 = 19 ( quả) Đáp số: 19 quả táo. -1 HS đọc -HS dùng các hình tam giác xếp theo HD của GV. -HS nêu : Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện phép tính cộng, trừ sau. ------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ,NÔNG THÔN. DẤU PHẨỶ I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số từ nói về chủ điểm thành thị và nông thôn (BT1, BT2). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 2 . Sự vật Công việc Thành phố Đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bệnh viện, công viên, cửa hàng, xe cộ, bến tàu, bến xe, đèn cao áp, nhà hát, rạp chiếu phim.... Buôn bán, chế tạo máy móc, may mặc, dệt may, nghiên cứu khoa học, chế biến thực phẩm, biểu diễn thời trang,.. Nông thôn Đường đất, vườn cây, ao cá, cây đa, lũy tre, giếng nước, nhà văn hoá, quang, thúng, cuốc, cày, liềm, máy cày.... Trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa, gặt hái, vỡ đất, đập đất, tuốt lúa, nhổ mạ, bẻ ngô, đào khoai, nuôi lợn, phun thuốc sâu, chăn trâu, chăn vịt, chăn bò.... Tranh ảnh minh hoạ thành thị và nông thôn. Bản đồ (nếu có) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỌNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/Ổn định: 2/Bài cũ:MRVT: Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh 1. Dòng nào sau đây ghi tên các dân tộc thiểu số? a/ Mường, Tày, Thái, Ê-đê, Nùng, Khơ-me, Dao, Chăm. b/ Mường, Kinh, Vân Kiều, Tày, Hmông, Gia-rai, Ba-na. c/ Cả 2 ý trên. 2. Em hãy đặt hai câu có hình ảnh so sánh? -KT vở 3 em BT4 -Nhận xét chung 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Trong tiết học hôm nay, gắn với chủ điểm Thành thị và nông thôn, các em sẽ được mở rộng vốn từ để biết tên nhiều thành phố, nhiều vùng quê trên đất nước ta; biết tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn. Sau đó, các em tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy -ghi bảng Hoạt động 2: HD làm bài tập Bài tập 1: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài -GV treo bản đồ, chỉ tên từng TP trên bản đồ theo thứ tự từ Bắc vào Nam GV nhận xét – tuyên dương -Kể tên vùng quê? GD: Qua bài tập trên các em thấy cảnh vùng quê đất nước ta như thế nào? GV: Chúng ta càng yêu mến vùng quê mình. Bài tập 2: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài: Hãy kể tên các sự vật và công việc ở thành phố và nông thôn mà em biết. -GV tổ chức các nhóm trình bày GV nhận xét – tuyên dương nhóm làm nhanh nhất GD: Các em biết các sự vật thành phố nông thôn thật phong phú, ta càng trân trọng những công việc của mỗi người. Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp. -GV hướng dẫn: muốn tìm đúng các chỗ đặt dấu phẩy, các em có thể đọc đoạn văn một cách tự nhiên và để ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên, những chỗ đó có thể đặt dấu phẩy. Khi muốn đặt dấu câu, cần đọc lại câu văn xem đặt dấu ở đó đã hợp lý chưa. - GV chấm 5 bài, nhận xét. - Gọi HS đọc lại BT 3 4/ Củng cố: -GDTT: Cần phải yêu thương nhau, đoàn kết với nhau giữa các dân tộc trong nước. 5/Dặn dò: -Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài : Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy. - Nhận xét tiết học Hát + Cả lớp theo dõi, nhận xét. Dòng a - 1 HS đặt. - HS nhắc lại. -1 HS đọc trước lớp. -Làm việc theo nhóm đôi a/ + Các thành phố ở miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Lạng Sơn, Điện Biên, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định.... + Các thành phố ở miền Trung: Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Plây-cu, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột.... + Các thành phố ở miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn... -HS theo dõi – Nhận xét. -HS kể b/ Em thấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 16.docx