I. MỤC TIÊU:
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.
- Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.
- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* NL: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh: một số rác như rau, củ, quả, . có thể làm phân bón, một số rác có thểtais chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng có hiệu quả (bộ phận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
(Sử dụng máy chiếu )
65 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em lên kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1 : Quan sát tranh (15 phút)
* Mục tiêu : Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát cá nhân
Bước 2: GV yêu cầu các em nói những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. + Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu,)
+ Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ?
- Các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận.
* NL: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh: một số rác như rau, củ, quả, ... có thể làm phân bón, một số rác có thểtais chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng có hiệu quả.
b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (15 phút)
* Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : GV chia nhóm HS và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu trrong hình.
Bước 2 : Thảo luận
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Ở địa phương bạn sử dụng loại nhà tiêu nào ?
+ Bạn và gia đình cần phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ?
* MT + BĐ: Giáo dục học sinh biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 70, 71.
- HS tiến hành thảo luận nhóm
- HS quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
------------------------------------------------------------------------
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA N (TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Nh) R, L (1 dòng) viết đúng tên riêng (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhớ sông lô ... nhớ sang Nhị Hà (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp.
- Yêu thích môn học; có thức “Rèn chữ, giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa N (Nh), các chữ Nhà Rồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng các con chữ, hiểu từ và câu ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- Hát đầu tiết.
- Viết bảng con.
- Nhắc lại tên bài học.
F Luyện viết chữ hoa.
- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài
- Cho HS nêu cách viết hoa chữ: Nh, R
- Viết mẫu, kết hợp với nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS viết chữ “N (Nh) R” vào bảng con.
F Cho HS luyện viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Nhà Rồng.
- Giới thiệu: Nhà Rồng là một bến cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con
F Luyện viết câu ứng dụng.
- Gọi 1HS đọc câu ứng dụng.
- Cho HS nêu nội dung câu thơ
- Giải thích câu ca dao: Ca ngợi những địa danh lịch sử, những chiến công của quân dân ta.
- Cho HS viết bảng con Ràng, Nhị Hà
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết (17 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu:
+ Viết chữ Nh: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ R, L: 1 dòng.
+ Viết chữ Nhà Rồng: 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết câu tục ngữ 2 lần.
- Yêu cầu HS viết vào vở
- Theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Thu 7 bài để chấm và nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Hướng dẫn học sinh sửa lỗi sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- Theo dõi
- Viết bảng con
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
- Viết chữ Nhà Rồng vào bảng con
- 1 HS đọc: Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng. Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
- 2 HS nêu
- Viết trên bảng con.
Ràng Ràng
Nhị Hà Nhị Hà
- Sửa lỗi theo HD của GV
----------------------------------------------------------------------
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG: HẠNH PHÚC VÀ TRÁCH NHIỆM
I.MỤC TIÊU:
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động với tôc độ phù hợp
- Hướng dẫn học sinh khởi dộng tiết học qua hoạt động tập thể
- Dẫn dắt, tạo hứng thú để các em tham gia và hoan thành những hoạt đọng trải nghiệm và rèn các kỹ năng cơ bản
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: ÔN BÀI
1.Tấm thiệp tình yêu:
Bước 1:
Cho hs khởi động bằng cách quay sang chúc bạn bên cạnh câu” Tớ chúc bạn một ngày học thật vui”
Bươc 2:
Những em nào nhớ sinh nhật bố mẹ?
Ngày đó các em thường chúc bố mẹ như thế nào?
Các em thường làm những gì?
Bước 3:
Hướng dẫn học sinh làm thiệp để tặng sinh nhật bố mẹ
Cho các em giơ lên để cả lớp quan sát
Bước 4:
Gợi ý cho HS điền vaò chỗ trống trong thông điệp cuối hoạt động
2. Bộ thẻ hạnh phúc của em:
Bước 1:
Nhớ lại những tình huống mang niềm vui
Ghi lên bảng các phát biểu phù hợp
Bước 2:
Cho hs tự suy nghĩ về những việc đã thực hiện
YC học sinh chép thẻ phù hợp
Bước 3: Cho học sinh đếm và ghi số thẻ vào
3.Bộ thẻ trách nhiệm của em
Bước 1:
Nhớ lại những việc các em almf hằng ngày đẻ thể hiện trách nhiệm
Ghi lên bảng phát biểu phù hợp
Bước 2:
Cho hs suy nghĩ xem mình đã thực hiện được gì?
Yêu cầu học sinh chép thẻ phù hợp
Bước 3:
Cho học sinh tự đếm và ghi lên bảng
4.Cả nhà cùng làm
5.Chuẩn bị cho bài học sau
6.Hoạt động hồi tưởng và tổng kết
-------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Luyện thêm một số bài tập về hình chữ nhật, hình vuông; chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- Luyện thêm để củng cố về sinh về so sánh, dấu chấm, dấu phẩy.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng như hình:
12 cm
8cm
Bài 2: Tính chu vi thửa vườn hình vuông có cạnh 15 m.
Giải
....................................................................
....................................................................
...................................................................
Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 45m, chiều rộng 30m. Tính chu vi mảnh đất đó
Giải
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1 :Gạch dưới những từ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong các câu sau:
a. Bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.
b. Con tàu trườn mình vào ga. Nhả khói như ống hút.
c. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón khách gần xa đi về thăm bả
Bài 2: Gạch chân những từ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn:
a. Tiếng cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang êm, nhẹ như tiếng gió thoảng.
b. Tiếng sấm khan đuổi dồn nhau khắp bốn phương, y như tiếng những con rồng đang gầm lên, phun ra những luồng lửa sáng rực ngoằn ngoèo.
c. Theo với tiếng chim chiền chiện bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu dì, thơ thới, thanh thản như tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất
Bài 3: Điền dấu chấm câu thích hợp vào ô trống:
Một tối £ Nam đi xem phim. Sợ muộn giờ, Nam hỏi một cụ già qua đường:
- Cụ ơi! Bây giờ là mấy giờ ạ?
Cụ già lấy đồng hồ ra xem, cất đi. Sau đó £ lại lấy đồng hồ ra xem, cất đi £ Cuối cùng, cụ lấy đồng hồ ra xem một lần nữa:
- 7 giờ £ 10 phút 20 giây.
Nam ngạc nhiên:
- Cụ xem đồng hồ ba lần ạ?
- Cụ có 3 chiếc đồng hồ £ Mỗi đồng hồ cụ chỉ có 1 kim.
Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày,
- Các nhận xét,
- Giáo viên sửa bài.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
Chu vi hình chữ nhật là:
(12 + 8) x 2 = 40 (cm)
Đáp số: 40 cm
Bài 2:
Giải
Chu vi thửa vườn hình vuông là:
15 x 4 = 60 (m)
Đáp số: 60 m
Bài 3:
Giải
Chu vi hình chữ nhật là:
(45 + 30) x 2 = 150 (cm)
Đáp số: 150 cm
Bài 1:
a. Bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.
b. Con tàu trườn mình vào ga. Nhả khói như ống hút.
c. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón khách gần xa đi về thăm bản
Bài 2:
a. Tiếng cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang êm, nhẹ như tiếng gió thoảng.
b. Tiếng sấm khan đuổi dồn nhau khắp bốn phương, y như tiếng những con rồng đang gầm lên, phun ra những luồng lửa sáng rực ngoằn ngoèo.
c. Theo với tiếng chim chiền chiện bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu dì, thơ thới, thanh thản như tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
Bài 3:
Một tối, Nam đi xem phim. Sợ muộn giờ, Nam hỏi một cụ già qua đường:
- Cụ ơi! Bây giờ là mấy giờ ạ?
Cụ già lấy đồng hồ ra xem, cất đi. Sau đó, lại lấy đồng hồ ra xem, cất đi. Cuối cùng, cụ lấy đồng hồ ra xem một lần nữa:
- 7 giờ, 10 phút 20 giây.
Nam ngạc nhiên:
- Cụ xem đồng hồ ba lần ạ?
- Cụ có 3 chiếc đồng hồ. Mỗi đồng hồ cụ chỉ có 1 kim.
Thứ 4 ngày 10 tháng 01 năm 2018
TOÁN : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ( TIẾP)
I.MỤC TIÊU:
Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số đó của số có bốn chữ số.
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
HS có ý thức cẩn thận khi đọc, viết các số có 4 chữ số
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ kẻ sẵn
Hàng
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
0
0
0
2000
hai nghìn
2
7
0
0
2700
hai nghìn bảy trăm
2
7
5
0
2750
hai nghìn bảy trăm năm mươi
2
0
2
0
2020
hai nghìn không trăm hai mươi
2
4
0
2
2402
hai nghìn bốn trăm linh hai
2
0
0
5
2005
hai nghìn không trăm linh năm
-Phiếu bài tập ghi ND bài tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: Luyện tập
-GV kiểm tra bài tiết trước: Đọc viết các số có bốn chữ số.
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi tựa lên bảng.
b.Giới thiệu số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0:
- HD HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số.
-Ở dòng đầu ta phải viết như thế nào?
Chú ý: HD HS khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải (từ hàng cao đến hàng thấp). Không sử dụng cách đọc không phù hợp với qui định của SGK.
Tương tự như vậy ta có bảng sau:
c) Luyện tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS đọc theo mẫu để làm bài rồi chữa bài.
Mẫu: 7800 : bảy nghìn tám trăm
GV cùng HS theo dõi – nhân xét
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Sau đó chia lớp thành 3 nhóm cùng làm bài thi đua, nhóm nào làm xong trước, đúng sẽ thắng
GV nhận xét tuyên dương
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm và tự làm bài.
GV nhận xét
4. Củng cố :
-Yêu cầu HS nêu tên các hàng trong số có 4 chữ số (7952)
-GDHS: áp dụng thực tế
5.Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về đọc, viết số có bốn chữ số. Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
Hát
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
-HS trả lời
-Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. Rồi viết 2000 và viết ở cột đọc số: hai nghìn.
Gọi HS đọc yêu cầu bài
5 HS tiếp nối đọc số.
3690: Ba nghìn sáu trăm chín mươi.
6504: Sáu nghìn năm trăm linh năm
4081:Bốn nghìn không trăm tám mươi mốt
5005: Năm nghìn không trăm linh năm
HS đọc yêu cầu bài tập.
3 nhóm cùng thi đua làm bài,
HS đọc yêu cầu.
- 1 HS làm bảng phụ + lớp làm vào vở.
a. 3000; 4000; 5000; 6000; 7000; 8000.
b. 9000;9100; 9200; 9300; 9400; 9500.
c. 4420; 4430; 4440; 4450; 4460; 4470.
-1 HS nêu: 7 nghìn, 9 trăm, 5 chục, 2 đơn vị.
-Lắng nghe
--------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC:
BÁO CÁO KẾT QỦA THÁNG THI ĐUA ”NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Hiểu ND một báo cáo hoạt động của tổ , lớp (Trả lời được các CH trong SGK )
- Rèn cho HS thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp.
- GDKNS: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
4 băng giấy ghi chi tiết nội dung các mục (Học tập, lao động, các công tác khác, khen thưởng) của báo cáo, bảng phụ
Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: Hai Bà Trưng
-Gọi HS đọc bài, TLCH của từng đoạn
-Nhận xét HS.
-Nhận xét chung
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài -Ghi tựa.
b.Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD phát âm từ khó.
-Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-HD HS chia bài thành 3 đoạn.
Đoạn 1: 3 dòng đầu;
Đoạn 2: Nhận xét các mặt;
Đoạn 3: đề nghị khen thưởng
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, GV theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS.
-Giải nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu 3 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
c. HD tìm hiểu bài:
-HS đọc cả bài trước lớp.
-Theo em báo cáo trên là của ai?
-Bạn lớp trưởng báo cáo với những ai?
-Bản báo cáo gồm những nội dung nào?
-Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
d. Luyện đọc lại:
-GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS tự luyện đọc lại các đoạn, sau đó gọi một số HS đọc bài trước lớp.
-Gọi HS đọc bài trước lớp.
-Nhận xét .
4. Củng cố :
-Bản báo cáo gồm có mấy nội dung?
- GDTT cho HS biết làm bản báo cáo tổ hàng tuần, tháng.
5.Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc lại bài, nhớ những gì tổ, lớp mình đã làm được trong tháng vừa qua để chuẩn bị học tốt tiết TLV cuối tuần 20.
-Nhận xét giờ học.
-4 HS lên bảng thực hiện.
-Lắng nghe và nhắc lại
-Theo dõi GV đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài.
-HS luyện phát âm từ khó do HS nêu.
-Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
-HS dùng bút chì đánh dấu phân cách.
-3 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng.
-HS hiểu: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22/12).
-3 HS đọc bài, cả lớp theo dõi SGK.
-Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc trong nhóm.
-3 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Trình bày một phút
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-Đọc thầm và TLCH:
-....của bạn lớp trưởng.
-...với tất cả các bạn trong lớp.
-Gồm ND: Nhận xét các mặt: Học tập, lao động, các công tác khác và Đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân tốt nhất.
-Để tổng kết thành tích của lớp, của tổ. Để biểu dương những tập thể và cá nhân xuất sắc đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế
Làm việc nhóm
-HS theo dõi
-3 đến 4 HS đọc lại các đoạn, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
-HS luyện đọc.
-HS tự trả lời.
-HS lắng nghe và ghi nhận.
----------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
I. MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về bảng nhân; nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số; giải toán bằng hai phép tính; chu vi hình chữ nhật
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt l/n; iêc/iêt; s/x..
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Tính:
Bài 2: Tính chu vi sân trường hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng 80m.
Giải
........................................................
.........................................................
.........................................................
Bài 3: Một thùng dầu chứa 90l dầu, đã lấy đi số dầu trong thùng đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu?
Giải
........................................................
.........................................................
.........................................................
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1: Điền vào chỗ trống l hoặc n :
Mùa đông: Trời ......à cái tủ ướp ......ạnh
Mùa hạ: Trời ......à cái bếp ......ò nung
Mùa thu: Trời thổi ......á vàng rơi lả tả
Gọi ......ắng; gọi mưa.
......ở ra Mùa xuân.
Bài 2: Điền vào chỗ nhiều chấm iêc hoặc iêt:
Người ta gọi cô là Gió. V............ của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời t............ Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng b............ ngay.
Bài 3: Điền vào chỗ nhiều chấm s hoặc x:
Vườn ôn ao hoa nở
Năm cánh òe vàng tươi
Ngỡ ao đêm uống đậu
Mải vui, quên về trời.
3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
HS thực hiện
Bài 2:
Giải
Chu vi sân trường hình chữ nhật là:
(120 + 80) x 2 = 400 (m)
Đáp số: 400 m
Bài 3:
Giải
Số lít dầu đã lấy đi là:
90 : 6 = 15 (l)
Số lít dầu còn lại là:
90 - 15 = 75 (l)
Đáp số: 75 lít dầu
Bài 1:
Mùa đông: Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hạ: Trời là cái bếp lò nung
Mùa thu: Trời thổi lá vàng rơi lả tả
Gọi nắng; gọi mưa.
Nở ra Mùa xuân.
Bài 2:
Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay.
Bài 3:
Vườn xôn xao hoa nở
Năm cánh xòe vàng tươi
Ngỡ sao đêm xuống đậu
Mải vui, quên về trời.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài
Thứ 5 ngày 11 tháng 01 năm 2018
TOÁN: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TIẾP)
I.MỤC TIÊU:
Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
HS có ý thức cẩn thận khi đọc và viết số có 4 chữ số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:Các số có 4 chữ số (tt)
-Gọi HS lên bảng đọc số
- GV nhận xét bài cũ
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
b. HD HS viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
-GV gọi HS ghi bảng số và đọc: 5247.
-Số 5247 gồm có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
-GV HD HS viết số 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
-Làm tương tự với các số tiếp theo. Lưu ý HS, nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi.
-GV nêu VD: 3095= 3000+ 0 + 90 + 5
= 3000 + 90 + 5
-GV cho HS viết : 7070 =?
-Nhật xét tuyên dương.
c. Luyện tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài tập yêu cầu gì?
HD HS bài mẫu cho HS tự làm bài
9731 = 9000 + 700 + 30 + 1
GV nhận xét
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài tập yêu cầu gì?
- HD HS bài mẫu tổ chức cho HS thi đua
Mẫu: 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567
-Chia 2 nhóm: làm bài vào bảng phụ, nhóm nào xong đính bảng
GV nhận xét tuyên dương
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài tập yêu cầu gì?
Hướng dẫn HS làm bài vào vở.
GV nhận xét
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
4/ Củng cố:
-GV nhắc thêm: Nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi.
5/Dặn dò:
-Về nhà làm lại bài 1/96 và chuẩn bị tiết sau: Số 10 000. Luyện tập
-Nhận xét tiết học.
Hát
-3 học sinh lên bảng đọc số
a/6000, 7000, 8000, 9000.
b/ 9300, 9400, 9500
c/4450, 4460, 4470
-Nghe giới thiệu.
-HS ghi và đọc: Năm nghìn hai trăm bốn mươi bảy.
-Số 5247 gồm có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
-HS viết: 5247 = 5000 +200 + 40 +7.
9683 = 9000 + 600 + 80 + 3
8102 = 8000 + 100 + 2
8790 = 8000 + 700 + 90
4400 = 4000 + 400
2005 = 2000 + 5
-1 HS viết: 7070 = 7000 + 0 + 70 + 0
= 7000 + 70.
HS đọc yêu cầu bài
Viết các số ( theo mẫu)
-3 HS lên bảng, cả lớp làm nháp
a) 1925 = 1000 + 900 + 20 + 5.
6845 = 6000 + 800 + 40 + 5
5757 = 5000 + 700 + 50 + 7
9999 = 9000 + 900 + 90 + 9
b) 6006 = 6000 + 6.
2002 = 2000 + 2
4700 = 4000 + 700
8010 = 8000 + 10
7508 = 7000 + 500 + 8
HS đọc yêu cầu bài
Viết các tổng ( theo mẫu)
HS 2 nhóm thi đua
a/4000 + 500 +60 + 7 = 4567
3000 + 600 +10 + 2 = 3612
7000 + 900 + 90 + 9 = 7999
b/9000 + 10 + 5 = 9015
4000 + 400 + 4 = 4404
(Dành cho HS khá giỏi)
a) 8000 + 100 + 50 + 9 = 8159
5000 + 500 + 50 + 5 = 5555
b)6000 + 10 + 2 = 6012
2000 + 20 = 2020 5000+ 9 = 5009
HS đọc yêu cầu bài và làm vào vở + 1HS làm bảng phụ
a. 8555;
b. 8550;
c. 8500.
-HS tự làm bài vào vở: 1111; 2222; 3333; 4444; 5555; 6666; 7777; 8888; 9999.
-HS lắng nghe.
-------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
NHÂN HOÁ.ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH: KHI NÀO?
I.MỤC TIÊU:
Nhận biết được hiện tượng nhân hóa , các cách nhân hóa ( BT1, BT2 )
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? trả lời được câu hỏi Khi nào? ( BT3, BT4 )
HS yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng từ viết sẵn bài tập 3 trên bảng.
Máy chiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: Ôn tập và kiểm tra HKI
-GV nhận xét bài KT HKI
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học. GV ghi tựa.
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
-Con đom đóm được gọi bằng gì?
-Tính nết của con đom đóm được tả = từ nào?
-Hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào?
ÄGV: Tác giả đã dùng từ chỉ người (Anh), những từ tả tính nết của người (chuyên cần), những từ chỉ hoạt động của của người (lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ) để tả về con đom đóm. Như vậy là con đom đóm đã được nhân hoá.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
-GV nhắc lại: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn những con vật nào nữa được gọi và tả như người?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm.
-Cho HS trình bày, GV đưa bảng phụ đã viết sẵn bài tập 3.
-Chữa bài .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở BT.
Bài tập 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm.
- Yêu cầu HS trình bày bài.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng
- Yêu cầu HS sửa bài
4/ Củng cố :
- Nhân hoá là gì?
-GDHS: khi đặt câu nên có hình ảnh nhân hóa để câu văn thêm hay
5/Dặn dò:
-Về nhà học bài Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc. dấu phẩy.
-Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu bài và nhắc lại.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK.
-HS làm bài vào giấy nháp – trình bày
-Con đom đóm được gọi bằng Anh.
-.....chuyên cần.
-..... lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.
-Lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài theo cặp.
-2 HS trình bày trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung. Sau đó chép vào vở.
-Trong bài thơ Anh Đom Đóm còn có Cò Bợ, Vạc được nhân hoá (Cò Bợ được gọi bằng Chị, Vạc được gọi bằng thím)
-Những từ ngữ tả Cò Bợ như tả người là:
Cò Bợ ru con: Ru hỡi! Ru hời!
Hỡi bé tôi ơi
Ngủ cho ngon giấc”
Thím Vạc thì lặng lẽ mò tôm.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân.
-3 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở BT.
a.Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b.Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
c.Chúng em học bài thơ anh Đom Đóm trong học kì I.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS phát biểu. Lớp nhận xét.
nghỉ hè.
-HS làm bài vào VBT.
Câu a: Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 30 tháng12.
Lớp em bắt đầu vào học kì II từ tuần 19.
Lớp em bắt đầu vào học kì II từ đầu tuần trước.
Câu b: Ngày 31 tháng 5, học kì II kết thúc.
Khoảng cuối tháng 5, học kì II kết thúc.
Câu c: Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.
2 HS trả lời: Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối....bằng những từ ngữ v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 19.docx