I.MỤC TIÊU:
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
- Hiểu ND: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo (Trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 – 3 khổ thơ )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh MH bài TĐ, bảng phụ ghi bài thơ.
-Ghi khổ thơ cần luyện đọc.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
59 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ Ô: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ L, Q: 1 dòng.
+ Viế chữ Lãn Ông: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết câu tục ngữ 1 lần.
- Yêu cầu HS viết vào vở
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Thu 5 bài để chấm.
- Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS tìm và phát biểu
- 1 HS nêu cách viết
- Quan sát
- Viết các chữ vào bảng con.
- 1 HS đọc tên riêng: Lãn ông.
- Phát biểu
- Viết trên bảng con.
- 1 HS đọc câu ứng dụng
- 3 HS nêu
- Lắng nghe
- Viết bảng con: Lãn Ông.
-----------------------------------------
ĐẠO ĐỨC: ÔN LUYỆN VỀ CÁC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC (T1)
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh biết thể hiện các hành vi phù hợp .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Ôn tập :*GV nêu lần lượt từng câu hỏi
- Con đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? Còn những điều nào chưa thực hiện tốt , vì sao?
- Vừa qua con có hứa với ai điều gì không ? Có thực hiện được điều đã hứa chưa?
- Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện đúng lời hứa với người khác?
- Em cảm thấy mọi người trong gia đình đã chăm sóc và dành tình cảm cho em như thế nào?
- Em cần có thái độ và bổn phận gì đối với những người trong gia đình?
* Nhận xét tiết học – Dặn dò.
Thực hiện tốt những điều đã học
* HS liên hệ bản thân và nêu ý kiến.
- Hs tự liên hệ đến bản thân và trả lời trước lớp.
- Hs tự liên hệ bản thân , lần lượt nói trước lớp.
- HS nêu ý kiến.
- Em thấy mọi người trong gia đình em rất yêu thương, quan tâm chăm sóc và lo lắng cho em.
- Em biết ơn kính trọng, yêu thương và làm những việc vừa sức để giúp đỡ những người trong gia đình.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét ý kiến của bạn.
--------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Luyện thêm một số bài tập về điểm ở giữa; trung điểm của đoạn thẳng.
- Luyện thêm để củng cố về sinh sinh từ ngữ về “Tổ quốc”; dấu chấm, dấu phẩy.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A
B
A
B
M
A
B
A
B
M
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Cho đoạn thẳng AB (như hình):
A B
a) Đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết số đo vào chỗ chấm.
Độ dài đoạn thẳng AB là .................
b) Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB rồi viết số đo thích hợp vào chỗ chấm :
AM = ....... ; MB = .
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
3 cm
3 cm
A E B
a) E là trung điểm của AB
3cm
3cm
E
A B
b) O là điểm giữa của hai điểm C và D
Bài 3: Viết các số 3024 ; 3402 ; 3240 ; 3420 theo thứ tự :
a) Từ bé đến lớn :
b) Từ lớn đến bé : .....
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1 : Các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhân dân ta nhớ mãi vì:
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
Bài 2: . Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp và chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả:
Các đấu thủ bơi trải ăn mặc đẹp, chít khăn đỏ trên đầu sau hiệu lệnh bằng ba tiếng trống, các thuyền hối hả đua tài tiếng hò reo cổ vũ, tiếng trống giục rộn rã cả một khúc sông người cầm lái phải giữ khéo cho thuyền không nghiêng ngả, vòng quay hẹp để rút ngắn thời gian, đi đúng đường đua quy định người bơi phải đưa đều nhịp, đẩy thuyền lướt nhanh trên đường đua xanh.
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
“Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò trắng đang bay là bầu trời xanh trong và cao vút.”
Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày,
- Các nhận xét,
- Giáo viên sửa bài.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
A M B
Độ dài đoạn thẳng AB là 6 cm.
AM = 3 cm ; MB = 3cm.
Bài 2:
a .Đ
b.S
Bài 3:
a) Từ bé đến lớn: 3024; 3240; 3402; 3420.
b) Từ lớn đến bé: 3420; 3402; 3240; 3024.
Bài 1:
Gợi ý: Các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhân dân ta nhớ mãi vì các chiến sĩ đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc
Bài 2:
Các đấu thủ bơi trải ăn mặc đẹp, chít khăn đỏ trên đầu. Sau hiệu lệnh bằng ba tiếng trống, các thuyền hối hả đua tài. Tiếng hò reo cổ vũ, tiếng trống giục rộn rã cả một khúc sông. Người cầm lái phải giữ khéo cho thuyền không nghiêng ngả, vòng quay hẹp để rút ngắn thời gian, đi đúng đường đua quy định. Người bơi phải đưa đều nhịp, đẩy thuyền lướt nhanh trên đường đua xanh.
Bài 3:
“Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh Còn trên tầng cao, cánh chú là đàn cò trắng đang bay, là bầu trời xanh trong và cao vút.”
Thứ 5 ngày 25 tháng 01 năm 2018
TOÁN : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số
- Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ – phiếu bài tập..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Ổn định:
2/Bài cũ:
-Yêu cầu học sinh làm BT2.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi tựa
b. Luyện tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Bài tập yêu cầu gì?
HD bài mẫu - yêu cầu HS nhẩm tiếp nối nhau nêu kết quả
- GV sửa bài – nhận xét
Bài 2:
-HD HS làm bài tương tự như BT 1.
- GV sửa bài – nhận xét
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện tính trừ các số có đến 4 chữ số.
-Yêu cầu HS làm bài tập trên bảng. HS cả lớp làm vào bảng con
- GV sửa bài – nhận xét
Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và làm bài vào vở:
Có: 4720kg
Chuyển lần 1: 2000kg
Chuyển lần 2: 1700kg
Còn lại: kg?
- GV chấm 5 bài và ghi điểm
4. Củng cố:
- Nêu cách cộng trừ các số có 4 chữ số?
GV nhận xét
5. Dặn dò:
- Về nhà luyện tập thêm về các phép tính đã học. Chuẩn bị bài :Luyện tập chung.
-Nhận xét giờ học.
-Phép trừ các số trong phạm vi 10000.
-2 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
HS đọc yêu cầu bài.
Tính nhẩm
HS nhẩm tiếp nối nhau nêu kết quả
7000 – 2000= 5000 ; 9000 - 1000= 8000
6000–4000=2000 10000 - 8000= 2000
-Một số HS lên trình bày trước lớp.
3600 - 600 = 3000 6200 – 4000 = 2200
7800 - 500 = 7300 4100 – 1000 = 3100
9500 - 100 = 9400 5800 – 5000 = 800
- HS đọc yêu cầu bài
-Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
-1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-2 HS làm bài tập trên bảng. HS cả lớp làm vào bảng con
HS đọc yêu cầu bài tập
-Trong kho có 4720kg muối. Người ta chuyển đi 2 lần: lần 1 chuyển 2000kg; lần 2 chuyển 1700kg.
-Trong kho còn lại bao nhiêu kg muối?
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số muối cả hai lần chuyển được là:
2000 + 1700 = 3700 (kg)
Số muối còn lại trong kho là:
4720 – 3700 = 1020 (kg)
Đáp số: 1020 kg
-HS khá giỏi tự giải cách 2.
Bài giải
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1:
4720 - 2000 = 2720 (kg)
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2:
2720 - 1700 = 1020 (kg)
Đáp số: 1020 kg
- 2HS nêu
---------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC: BÀN TAY CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU:
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
- Hiểu ND: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo (Trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 – 3 khổ thơ )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh MH bài TĐ, bảng phụ ghi bài thơ.
-Ghi khổ thơ cần luyện đọc.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Ổn định:
2/ Bài cũ:
- Yêu cầu HS kể chuyện và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Ông tổ nghề thêu.
- Nhận xét chung bài cũ
3/Bài mới:
a.Giới thiệu bài và ghi tựa
b/ Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tha thiết, tình cảm. HD HS cách đọc.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.
c/ HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã làm ra gì?
+Từ tờ giấy đỏ, cô giáo đã làm ra những gì?
+Thêm tờ giấy xanh, cô giáo đã làm ra những gì?
+Với giấy trắng, xanh, đỏ cô đã tạo ra được cảnh gì?
- GV gọi HS đọc 2 dòng thơ cuối.
+Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?
GV chốt:Bàn tay cô giáo thật khéo léo, mềm mại. Đôi bàn tay ấy như có phép nhiệm màu. Chính đôi bàn tay cô đã đem đến cho HS biết bao niềm vui và bao điều kì lạ.
d/ HD học thuộc lòng bài thơ:
- Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng.
- Xoá dần bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi HS đọc trước lớp.
- Nhận xét .
4/Củng cố:
-Bài thơ ca ngợi điều gì?
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị cho bài sau: Nhà bác học và bà cụ.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.
-Theo dõi GV đọc.
-Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
- Đọc từng khổ thơ trong bài.
- 4 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ.VD:
Một tờ giấy trắng /
Cô gấp cong cong /
Thoắt cái đã xong //
Chiếc thuyền xinh quá !//
- 1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. 2 HS đặt câu.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK
+Cô đã gấp được chiếc thuyền xinh xắn.
+Cô đã làm ra được ông mặt trời với nhiều tia nắng toả
+Cô đã tạo ra được mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh con thuyền.
+Cô đã tạo ra được trước mặt HS cảnh biển vào buổi bình minh.
+Cô giáo có đôi bàn tay thật khéo léo. Đôi bàn tay cô giáo như có phép nhiệm màu.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân.
- 2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp.
-Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo.
-------------------------------------------------------
THỦ CÔNG: ĐAN NONG MỐT (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- Học sinh để đề dùng ra bàn.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét (12 phút)
* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được các vật dụng được đan nong mốt.
* Cách tiến hành:
+ Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt (h.1) và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
+ Giáo viên liên hệ thực tế: đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ rá
+ Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa
+ Trong thực tế, người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa
+ Học sinh làm quen với việc đan nong mốt bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất (h.1).
b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (17 ph)
* Mục tiêu: HS biết cắt nan và đan được nong mốt theo đúng quy trình, kỹ thuật.
* Cách tiến hành:
- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.
+ Đối với loại giấy bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô (đã học ở lớp 1).
+ Cắt nan dọc, cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô,cắt các nan theo đường kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 được 9 nan dọc.
+ Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bước 2. Đan nong mốt bằng giấy bìa.
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2;4;6;8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1; 3; 5; 7; 9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba giống đan nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ tư giống đan nan ngang thứ hai.
+ Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy.
- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.
+ Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại làm nẹp (h.1).
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.
+ Học sinh quan sát hình.
9ô
------------------------------------------------------
GDKNS: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I.MỤC TIÊU:
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động với tốc độ phù hợp
- Hướng dẫn, đọng viên học sinh cùng trao đổi và đống vai.Thể hiện lời bói và hành dộng rõ ràng từng nhân vật
- Gợi ý để hóc inh suy nghĩ và làm tấm thiệp tặng bạn nhân dịp năm mới
-Định hướng để học sinh hiểu và làm bản đồ tâm trí :” Làm gì để trở thành người bạn tốt”
- Khuyến khích học sinh thể hiện và rèn luyện kĩ năng: Hợp tác , chia sẻ, đồng cảm, biểu đạt cảm xúc và tự nhận thức
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Mình cùng đóng kịch
Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm
+ Một học sinh đang đỡ bạn bị đau chân
+ Một học sinh giúp bạn làm bài
+ Một học sinh đnag lau vết mực trên má bạn
Khuyến khích một số nhóm xung phong lên diễn lại 4 tình huống
Yêu cầu cả lớp tập trung theo dõi, ghi nhớ tình huống để nhận xét
Bước 2: Cả lớp ghi vào giấy kỹ năng mình vừa thể hiện
Bước 3: Tổng kết và gợi ý để học sinh nêu rõ điểm tốt ở bạn trong các tình huống
HĐ2: Tấm thiệp tặng bạn
Bước 1:
Gợi ý học sinh nghĩ về người mình yêu quý
Bước 2:
Mở nhạc không lời nhẹ nhàng
Yêu cầu học sinh trang trí thiệp và ghi lời chúc gửi bạn nhận dịp năm mới. Học sinh có thể vẽ, cắt dán hoặc làm thiệp bằng giấy màu.
Khuyến khích học sinh chia sẻ tấm thiệp với các bạn
Lưu ý: trước khi dừng hoạt động cần nhắc ít nhất hai lần: “Còn 3 phút nữa các em nhé”; “Còn 1 phút nữa nhé”.
Bước 3:
Hỏi học sinh: “Để làm tốt hoạt động vừa rồi các em cần những giá trị và kỹ năng nào?”. Ghi tóm tắt nội dung trả lời của học sinh lên bảng.
Yêu cầu học sinh ghi vào dòng kẻ trống ở trang 5 (SHS)
Tổng kết hoạt động, kết nối với giá trị Hạnh phúc, viết lên bảng và cho cả lớp cùng đọc to thông điệp của bài học: “Hạnh phúc là khi bạn bè cùng nhau chia sẻ niềm vui, nõi buồn”.
HĐ3: Làm gì để trở thành người bạn tốt?
Bước 1:
Vẽ hình bản đồ tâm trí ở trang 6 (SHS) lên bảng.
Hướng dẫn học sinh làm bản đồ tâm trí theo gợi ý.
Giải thích để học sinh hiểu “Làm gì để trở thành người bạn tốt”.
Khuyến khích học sinh phát biểu và vẽ thêm các nhánh, ghi những ý kiến đó.
Bước 2:
Mở nhạc không lời nhẹ nhàng.
Yêu cầu học sinh làm bản đồ tâm trí ở trang 6 (SHS). Chia sẻ bản đồ tâm trí của mình với bạn ngồi đối diện. Có thể cho học sinh vẽ biểu tưởng minh họa hoặc tô màu nếu còn thời gian.
Đề nghị một số học sinh chia sẻ bản đồ tâm trí của mình trước lớp.
Lưu ý: Trước khi dừng hoạt động cần nhắc ít nhất 2 lần: “Còn 3 phút nữa kết thúc các em nhé”; “Còn 1 phút nữa các em nhé”.
Bước 3:
Tổng kết, nhấn mạnh những việc làm thể hiện mình là người bạn tốt.
HĐ4: Cả nhà cùng làm
Giáo viên nhắc học sinh cùng gia đình thực hiện hoạt động trải nghiệm này theo gợi ý ở trang 7 (SHS).
HĐ5: Chuẩn bị cho bài bọc sau (xem hướng dẫn chung ở trang 8)
HĐ6: Hoạt động hồi tưởng và tổng kết bài học (xem hướng dẫn chung ở trang 8)
---------------------------------------------------------------
LTVC:
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : Ở ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được 3 cách nhân hóa ( BT2)
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? ( BT3) .
- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học ( BT4a / b hoặc a / c )
*HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng; 3 tờ giấy khổ to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: MRVT:Tổ quốc-Dấu phẩy.
+Xếp các từ sau nay vào các nhóm thích hợp: Đất nước, dựng xây, nước nhà,giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn.
- Nhận xét chung bài cũ
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa.
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1:
-GV đọc bài thơ Ông trời bật lửa.
-GV nhận xét.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
-Cho HS làm bài.
-Cho HS làm bài trên bảng phụ trình bày.
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
-HS chép vào vở BT.
- Qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật.
Bài tập 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS làm bài vào VBT (2 HS lên làm bài trên bảng phụ).
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài tập 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Bài tập yêu cầu gì?
+ Câu chuyện trong bài diễn ra khi nào và ở đâu?
+ Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu?
Dành cho HS khá giỏi
+ Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?
-GV nhận xét
4 . Củng cố:
-Có mấy cách nhân hoá? Đó là cách nào?
5. Dặn dò:
- Học bài vàchuẩn bị cho bài sau
-Nhận xét tiết học.
Hát
-2 học sinh nêu, lớp theo dõi nhận xét.
+Câu a: Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc là: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
+Câu b: Những từ cùng nghĩa với bảo vệ là: giữ gìn, gìn giữ.
+Câu c: Những từ cùng nghĩa với xây dựng là: dựng xây, kiến thiết.
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-2 HS đọc lại.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Tìm những sự vật được nhân hoá trong bài thơ và chỉ rõ chúng được nhân hoá bằng những cách nào?
-HS làm bài cá nhân .
-Các nhóm lên bảng thi theo hình thức tiếp sức.
Bài giải: Trong bài thơ trên có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
-Các sự vật được gọi bằng ông, chị (chị mây, ông mặt trời, ông sấm).
-Các sự vật được tả bằng những từ ngữ: bật lửa (ông trời bật lửa), kéo đến (chỉ mây kéo đến), trốn (trăng sao trốn), nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước (đất nóng lòng), xuống (mưa xuống) vỗ tay cười.
-Tác giả nói với mưa thân mật như nói với một người bạn “Xuống đi nào, mưa ơi!”.
-Có 3 cách nhân hoá.
+Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: Ông, chị.
+Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng,
+Nói với sự vật thân mật như nói với con người: gọi mưa như gọi bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.
-HS phát biểu nhiều ý kiến.
Câu a: Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Câu b: Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
Câu c: Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
- HS đọc yêu cầu của bài BT 4.
- Đọc lại bài tập đọc “ Ở lại với chiến khu” và TLCH
-Câu chuyện diễn ra ở chiến khu vào thời kì kháng chiến chống Pháp.
-Các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong lán.
-Trung đoàn trưởng khuyên họ về sống với gia đình.
-Có 3 cách nhân hoá: Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người.
Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người. Nói với sự vật thân mật như nói với con người.
--------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
I. MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về viết, so sánh các số có 4 chữ số; thực hiện phép tính; giải toán có lời văn.
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt l/n; iu/iêu; d/v/gi.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Với bốn chữ số 9, 8, 1, 9 ta viết được:
a. Số lớn nhất có đủ bốn chữ số đó là: ..............
b. Số bé nhất có đủ bốn chữ số đó là: ...............
c. Số lớn nhất có đủ bốn chữ số đó và có chữ số 1 ở hàng nghìn là: ......................
d. Số bé nhất có đủ bốn chữ số đó và có chữ số 9 ở hàng trăm là: .......................
Bài 2: Viết các số 9450; 9504; 9540; 9405
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn:..............................
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé:..............................
Bài 3: Trường Tiểu học Đoàn kết có 1070 học sinh, trường tiểu học Thành Công có 1130 học sinh. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh.
Giải
....................................................................
....................................................................
....................................................................
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1: Điền vào chỗ trống iu hoặc iêu :
Ch về nhè nhẹ
Đứng trên lưng trâu
Bé thả cánh d
Lên cao, cao nhé!
Cái nắng đến đậu
Nhuộm đỏ cánh d
Gió nâng cao mãi
D cả buổi chiều
Bài 2: .Điền vào chỗ nhiều chấm d/v hoặc gi:
Quạt ...ó rất ...ày
Cánh ...iều no ...ó
Tiếng nó chơi ...ơi
...iều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
Bài 3 :Điền vào chỗ nhiều chấm l hoặc n:
tấp .........ập ; thành ...ập ; ........ơ thơ ;
cái ............ơ;cái ........ọ ; ngày ......ọ ;
thuyền ...an ; hoa .......an ...ong ...anh
3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
a. Số lớn nhất có đủ bốn chữ số đó là: 9981.
b. Số bé nhất có đủ bốn chữ số đó là: 1899.
c. Số lớn nhất có đủ bốn chữ số đó và có chữ số 1 ở hàng nghìn là: 1998.
d. Số bé nhất có đủ bốn chữ số đó và có chữ số 9 ở hàng trăm là: 1989.
Bài 2:
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn:
9405; 9450; 9504; 9540.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé:
9540; 9504; 9450; 9405.
Bài 3:
Giải
Số học sinh cả hai trường có là:
1070 + 1130 = 2200 (học sinh)
Đáp số: 2200 học sinh
Bài 1:
Chiều về nhè nhẹ
Đứng trên lưng trâu
Bé thả cánh diều
Lên cao, cao nhé!
Cái nắng đến đậu
Nhuộm đỏ cánh diều
Gió nâng cao mãi
Dịu cả buổi chiều
Bài 2:
Quạt gió rất dày
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
Bài 3:
tấp nập ; thành lập ; lơ thơ ;
cái nơ; cái lọ ; ngày nọ ;
thuyền nan ; hoa lan; long lanh
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài
Thứ 6 ngày 26 tháng 01 năm 2018
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I . MỤC TIÊU:
- Biết cộng, trừ (và nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000
- Giải toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- HS rèn kĩ năng làm tính đúng, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ. Bộ ĐDDH.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
-GV đọc phép tính cho HS làm bảng con
4283 - 1634 9652 - 3817
- Nhận xét chung.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi tựa
b. Luyện tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Bài tập yêu cầu gì?
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc phép tính và nhẩm trước lớp.
(Cột 3 dành cho HS kh, giỏi)
- GV sửa bài - Nhận xét
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Bài tập yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài + cả lớp làm bảng con
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
-GV theo dõi – sửa bài.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết những gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
948 cây
Đã trồng :
Thêm: cây?
-Chấm 5 bài, ghi điểm cho HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Bài tập yêu cầu gì?
-GV tổ chức cho HS lên bảng thi đua làm bài + HS cả lớp làm vào vở nháp
-GV sửa bài - Nhận xét
Bài 5:(Cột 3 dành cho HS khá, giỏi)
Yêu cầu hs cả lớp lấy các hình tam giác mà đã chuẩn bị để trước mặt bàn, quan sát hình SGK mà xếp.
-Gọi 1 hs lên bảng xếp
-GV cho HS nhận xét
4/Củng cố:
-Nêu cách cộng trừ.
5/Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và giải vào vở BT.
-Ôn lại các bài toán về các phép tính đã học.
-CBB:Tháng-Năm.
-Nhận xét tiết học.
Hát
Luyện tập
-1 học sinh lên bảng làm bài.
-Nghe giới thiệu.
HS đọc yêu cầu của bài
Tính nhẩm
-HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm, nêu kết quả.
- Các bạn khác lắng nghe , nhận xét.
a/ 5200+400=5600; 6300 + 500=6800;
5600 - 400=5200 ; 6800 - 500 =6300
* 8600 + 200 = 8800 8800 - 200 = 8600
b/4000+3000= 7000 6000+ 4000=10000
7000-4000 = 3000 10000 - 6000=4000
7000–3000 =4000 10000– 4000= 6000
* 9000 + 1000 = 10000
10000 - 9000 = 1000
10000 - 1000 = 9000
HS đọc yêu cầu của bài
- Đặt tính rồi tính:
-2 HS lên bảng làm bài + cả lớp làm bảng con
-1 HS đọc yêu cầu bài toán.
-Cho biết đã trồng được 948 cây, trồng thêm được bằng một phần ba số cây đó.
-Số cây trồng được cả hai lần.
1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở
Bài giải:
Số cây trồng thêm là:
948 : 3 = 316 (cây)
Số cây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 21.docx