Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2

I. MỤC TIÊU:

- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.

- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

-GDKNS: KN thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1.

 Tranh ảnh dùng cho hoạt động 2, tiết 2.

 Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx62 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu của bài tập. -Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang. GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c, đ, e là những việc không nên làm. Hoạt động 3: Tự liên hệ. Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang. * KN thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu tự liên hệ. -HS liên hệ trong nhóm nhỏ. -HS trao đổi với các bạn trong lớp. 4. Củng cố: -GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. -GDMT Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. 5. Dặn dò -Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. -Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng đám tang - GV nhận xét tiết học. -3 HS nhắc tựa. -Lắng nghe và sau đó kể lại. Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dừng xe đứng dẹp vào lề đường khi gặp đám tang. Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ. À con hiểu rồi! Chúng con không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang, phải không mẹ? tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất. -HS tự trả lời. HS làm việc cá nhân. o a. Chạy theo xem, chỉ trỏ. o b. Nhường đường. o c. Cười đùa. o d. Ngả mũ, nón. o đ. Bóp còi xe xin đường. o e. Luồn lách vượt lên trước. -3 HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai? - Thảo luận nhóm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. - Thảo luận lớp: HS nêu -Lắng nghe và ghi nhận. -Thực hiện ở nhà. ------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Luyện thêm một số bài tập về về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính; xem lịch. - Luyện thêm để củng cố về sinh về vốn từ “sáng tạo”; dấu phẩy. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1: Viết tên các bán kính, đường kính có trong hình tròn bên dưới: Đường kính: ... Bán kính: N M B A O Bài 2: Vẽ hình tròn có tâm O bán kính 2cm: O 2 cm O Bài 3: Xem tờ lịch tháng 2 năm 2011 rồi điền số hoặc từ thích hợp vào chỗ chấm Tháng 2 Thứ hai 7 14 21 28 Thứ ba 1 8 15 22 Thứ tư 2 9 16 23 Thứ năm 3 10 17 24 Thứ sáu 4 11 18 25 Thứ bảy 5 12 19 26 Chủ nhật 6 13 20 27 a) Tháng 2 có ............................ ngày. b) Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ ..... c) Tháng 2 có ..................... ngày Chủ nhật. Đó là các ngày ....... d) Ngày cuối cùng của tháng 2 là thứ .. ngày ...................... NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1 : Khoanh tròn chữ cái trước các hoạt động đòi hỏi nhiều suy nghĩ và sáng tạo: a. khám bệnh b. thiết kế mẫu nhà c. dạy học d. chế tạo máy e. lắp xe ô tô g. chăn nuôi gia súc h. may quần áo Bài 2: 2. a) Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm với các bộ phận khác trong mỗi câu sau a. Ở trạm y tế xã các bác sĩ đang kiểm tra sức khoẻ cho học sinh trường em. b. Trên bến cảng tàu thuyền ra vào tấp nập. c. Trong bản mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc. 2.b) Ghi dấu phẩy vào chỗ ngăn cách các bộ phận chỉ địa điểm với các bộ phận khác trong câu: “Tết đến hoa đào nở đỏ rực trong nhà. Vào những ngày đầu xuân trời ấm hơn. Trong vườn cây cối bắt đầu nảy lộc non.” Bài 3: Câu nào dưới đây đặt đúng dấu phẩy? Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng rồi luyện đọc câu đó : A. Bên vệ đường Ê-đi-xơn, nhìn thấy một bà cụ đang ngồi nghỉ. B. Bên vệ đường, Ê-đi-xơn nhìn thấy một bà cụ đang ngồi nghỉ. C. Bên vệ đường Ê-đi-xơn nhìn thấy, một bà cụ đang ngồi nghỉ. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, - Các nhận xét, - Giáo viên sửa bài. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Bài 1: Đường kính: ... Bán kính: Bài 2: Bài 3: a)Tháng 2 có 28 ngày. b) Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ 5 c) Tháng 2 có 4 ngày Chủ nhật. Đó là các ngày 6,13,20,27 d) Ngày cuối cùng của tháng 2 là thứ 2 ngày 28 Bài 1: a. khám bệnh b. thiết kế mẫu nhà c. dạy học d. chế tạo máy Bài 2: a. Ở trạm y tế xã, các bác sĩ đang kiểm tra sức khoẻ cho học sinh trường em. b. Trên bến cảng, tàu thuyền ra vào tấp nập. c. Trong bản, mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc. “Tết đến, hoa đào nở đỏ rực trong nhà. Vào những ngày đầu xuân, trời ấm hơn. Trong vườn, cây cối bắt đầu nảy lộc non.” Bài 3: B. Bên vệ đường, Ê-đi-xơn nhìn thấy một bà cụ đang ngồi nghỉ. Thứ 4 ngày 07 tháng 02 năm 2018 SHTT: -------------------------------------------- TOÁN : CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). - Vận dụng trong giải toán có lời văn. HS có ý thức rèn tính cẩn thận khi làm toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Kẻ sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định 2. Bài cũ: Luyện tập -Gọi HS lên bảng làm BT 3 - Nêu cách tìm số bị chia -GV nhận xét chung bài cũ 3. Bài mới: a. GV giới thiệu bài - Ghi tựa. b.Tìm hiểu bài: -HD thực hiện phép chia 6369: 3 =? -Đây là trường hợp chia hết. - HD HS đặt tính và tính. -Thực hiện lần lượt từ trái sang phải. -Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ -HS nêu GV ghi như SGK. - - HD phép chia 1276 : 4 = ? -Chia tương tự như trên lần 1 nhưng lấy 2 chữ số để chia (12 : 4 được 3). c/ Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS tự đặt tính chia và chia. -GV sửa bài - nhận xét -Bài 1 củng cố cho ta điều gì? Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài . -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Yêu cầu HS tự giải. Tóm tắt 4 thùng: 1648 gói bánh 1 thùng: ... gói bánh? - GV chấm 5 vở – nhận xét Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề. -Bài toán yêu cầu gì? -Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? - GV tổ chức cho HS thi đua nhóm đôi -Gv nhận xét – tuyên dương 4. Củng cố : -Các em vừa học xong bài gì? -GDHS: nắm vững các quy tắc để vận dụng tốt 5. Dặn dò: -Về nhà ôn lại bài và làm bài tập vào vở và chuẩn bị bài : Chia số có 4 chữ số cho số có một cữ số ( tiếp theo) - Nhận xét tiết học. Hát -2 HS làm bài tập 3 a) x: 3 = 1527 b) x: 4 = 1823 x = 1527 x 3 x = 1823 x 4 x = 4581 x = 7292 -Lớp theo dõi nhận xét. -3 HS nhắc tựa bài -HS đọc ví dụ. -Nêu cách đặt tính và tính. -HS đọc lại cách tính như SGK. 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0 Hạ 3, 3 chia3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0. Hạ 6, 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0. Hạ 9, 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0. -HS đọc ví dụ 2 và thực hiện tương tự. 12 chia 4 được 3, viết 3. 3 nhân 4 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0. Hạ 7, 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3. Hạ 6 được 36, 36 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36, 36 trừ 36 bằng 0 -1 HS đọc yêu cầu -3 HS lên bảng – Cả lớp làm bảng con. - HS nhận xét bài của bạn. -Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - 2 HS đọc bài toán. -BT cho biết có 4 thùng đựng được 1648 gói bánh? -1 Thùng có bao nhiêu gói bánh. -1 HS giải vào bảng phụ, cả lớp làm vở. Bài giải Số gói bánh trong mỗi thùng là: 1648 : 4= 412 (gói) Đáp số: 412 gói -HS đọc đề, cả lớp đọc thầm -Đi tìm thừa số. -Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. - 2 HS lên bảng thi đua a. x 2 = 1846 b. 3 x = 1578 x = 1846 : 2 x = 1578 : 3 x = 923 x = 526 -2 HS nêu -Lắng nghe ------------------------------------------------------ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: I. MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số; giải toán bằng hai phép tính; xem lịch. - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt ut/uc; l/n; ươc/ươt. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1: Xem tờ lịch tháng 3 năm 2012 rồi điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm: a) Tháng 3 có ngày b) Ngày 8 tháng 3 là thứ c) Ngày 4 tháng 3 là thứ d) Ngày 20 tháng 3 là thứ e) Tháng 3 có ngày chủ nhật. Bài 2: Đặt tính rồi tính: 2010 ´ 3 1401 ´ 5 .. .. .. .. .. .. Bài 3: Có 4 kho, mỗi kho chứa 2150kg lạc. Người ta lấy ra từ các kho đó 3250kg lạc. Hỏi còn lại bao nhiêu ki–lô–gam lạc? Giải .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1: Điền vào chỗ trống ươc hoặc ươt Khóm cúc trồng tr nhà Đẹp tươi trong nắng sớm Lá xanh dịu m mà Tràn đầy bao nhựa sống. Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n : i ti, trong suốt Bay giữa đất trời Hạt đi àm việc Hạt thì rong chơi. Hạt đậu ên cành Cho cây ảy ụ Hạt bám á xanh Giục cành hoa ở. Bài 3: Điền vào chỗ trống uc hoặc ut : a) Đồng làng vương ch heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim. b) Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi, tiếng sáo ngủ vườn tr xinh. 3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học Thứ hai 1 8 15 22 29 Thứ ba 2 9 16 23 30 Thứ tư 3 10 17 24 31 Thứ năm 4 11 18 25 Thứ sáu 5 12 19 26 Thứ bảy 6 13 20 27 Chủ nhật 7 14 21 28 Thứ hai 1 8 15 22 29 Thứ ba 2 9 16 23 30 Thứ tư 3 10 17 24 31 Thứ năm 4 11 18 25 Thứ sáu 5 12 19 26 Thứ bảy 6 13 20 27 Chủ nhật 7 14 21 28 2050 3628 5678 + - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Bài 1: Tháng 3 năm 2018 T2 1 8 15 22 29 T3 2 9 16 23 30 T4 3 10 17 24 31 T5 4 11 18 25 T6 5 12 19 26 T7 6 13 20 27 CN 7 14 21 28 Bài 2: Hs thực hiện Bài 3: Giải Số ki-lô-gam lạc trong 4 kho là: 2150 x 4 = 8600 (kg) Số ki-lô-gam lạc còn lại là: 8600 - 3250 = 5350 (kg) Đáp số: 5350 kg Bài 1: Khóm cúc trồng trước nhà Đẹp tươi trong nắng sớm Lá xanh dịu mượt mà Tràn đầy bao nhựa sống. Bài 2: Li ti, trong suốt Bay giữa đất trời Hạt đi làm việc Hạt thì rong chơi. Hạt đậu lên cành Cho cây nảy nụ Hạt bám lá xanh Giục cành hoa nở. Bài 3: Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim. b)Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi, tiếng sáo ngủ vườn trúc xinh - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài -------------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 08 tháng 02 năm 2018 TOÁN: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(T2) I. MỤC TIÊU: Biết chia số có bốn chữ số với số có một chữ số (trường hợp chia có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số). - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. HS có ý thức rèn tính cận thận khi thực hiện chia II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ,bảng con,VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số -Gọi HS lên làm BT 3/117 -Chấm vở của 5HS -Nhận xét chung bài cũ 3. Bài mới GV giới thiệu bài - Ghi tựa. b.Giảng bài: HD phép chia 9365: 3 =? -HS quan sát VD nêu nhận xét -GV ghi: Viết: 9365:3 =3121(dư 2) * HD phép chia 2249: 4 =? -Thực hiện tương tự như trên. -Ta viết 2249: 4 = 562 dư 1. -Lưu ý: Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số. -Số dư phải bé hơn số chia. c/ HD luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính -Gọi 1HS lên bảng + cả lớp làm bảng con - GV sửa bài nhận xét. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Tóm tắt 4 bánh: 1 ô tô 1250 bánh: ô tô? -Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV chấm 5 vở – nhận xét Bài 3: Thi xếp hình: -1 HS đọc yêu cầu của BT. -Chọn HS tham gia trò chơi. -Nêu thể lệ cuộc chơi. -Yêu cầu HS chơi. Hình mẫu. -GV nhận xét – tuyên dương 4. Củng cố : -Nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số? -GDHS nắm vững quy tắc để thực hiện phép tính đúng 5.Dặn dò: -Về nhà học và chuẩn bị bài: “chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số” -GV nhận xét tiết học. -2 HS lên làm bài tập 3: a.X x 2 = 1846 b. 3 x X = 1578 x = 1846 : 2 x = 1578: 3 x = 923 x = 526 - 1 tổ nộp vở. -3 HS nhắc lại -HS quan sát VD và nhận xét số có 4 chữ số chia cho số có 1 chữ số. -Đặt tính dọc. -Thực hiện từ trái sang phải. Lấy 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0. Hạ 3; 3 chia 3 được 1, 1 nhân 3 được 3, 3 trừ 3 bằng 0. Hạ 6, 6 chia 3 được 2, viết 2, 2 nhân 3 bằng 6. 6 trừ 6 bằng 0. Hạ 5, 5 chia 3 được 1,viết 1, 1 nhân 3 được 3, 5 trừ 3 bằng 2 (dư 2). -HS lần lượt đứng lên nêu miệng nhẩm kết quả từng phép tính. -Lần 1: Phải lấy 22 mới đủ chia cho 4, 22 chia 4 được 5 dư 2. -Lần 2: Hạ 4 được 24, 24 chia 4 được 6. -Lần 3: Hạ 9, 9 chia 4 được 2 dư 1. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. -3 HS làm bảng, cả lớp làm bảng con - HS khác nhận xét. - HS nêu yêu cầu bài. +Mỗi ô tô cần phải lắp 4 bánh +Hỏi có 1250 xe thi lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy bánh -1 HS giải vào bảng phụ –Cả lớp làm vở. Bài giải Số xe ô tô lắp được nhiều nhất là: 1250 : 4 = 312 (xe) dư 2 bánh xe Đáp số: 312 xe thừa 2 bánh -2 HS đọc đề bài. -Mỗi đội cử 8 bạn tham gia trò chơi. -Hai đội thi. -HS lớp quan sát nhận xét chọn đội thắng cuộc. -Xếp hình đúng và nhanh. -2 HS trả lời. -------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC: CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC I. MỤC TIÊU: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài . - Hiểu ND tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặt điểm về nội dung, hình thức trình bày mục đích của một tờ quảng cáo (Trả lời được các CH trong SGK ) -GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo: nhận xét – bình luận ; KN ra quyết định. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc SGK (phóng to). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định 2. Bài cũ: Nhà ảo thuật Gọi HS lên bảng kể lại chuyện “Nhà ảo thuật” và trả lời câu hỏi -GV nhận xét bài cũ 3.Bài mới: a. GV giới thiệu bài - Ghi tựa. b. HD Luyện đọc: -GV đọc bài: giọng kể nhẹ nhàng, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng dấu câu. -GV treo tranh. -Đọc từng câu. -GV rút từ chú giải cuối bài. Viết bảng những con số luyện đọc. 1-6: 50%: 5180360: *HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: -Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: -GV chia bài văn thành 4 đoạn. + Giúp các em hiểu một số từ ngữ chưa hiểu: 19 giờ là 7 giờ tối -Đọc từng đoạn trong nhóm. -GV theo dõi, hướng dẫn -Thi đọc trong nhóm. -Đồng thanh đoạn 4 của bài. Hướng dẫn tìm hiểu bài: -Gọi 1 HS đọc bài. + Rạp xiếc in tờ quảng cáo nầy để làm gì? +Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Nói rõ vì sao? + Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt? ( về lời văn, trang trí) +Em thường thấy quảng cáo ở những đâu? GDMT:những quảng cáo dán ở trên cột điện hay trên tường nhà là những chỗ không đúng, làm xấu đường phố, làm mất vẻ đẹp của đô thị. -GV gt một số tờ quảng cáo đẹp, phù hợp. *Luyện đọc lại: -GV đọc diễn cảm 1 đoạn văn. -GV yêu cầu HS đọc tiếp theo. -Giọng đọc vui nhộn, rõ từng từ ngữ, từng câu, ngắt giọng ngắn, rành rẽ. -Thi đọc theo nhóm. 4.Củng cố : -Qua bài học này các em rút ra được bài học gì? -Giáo dục tư tưởng cho HS. 5.Dặn dò: -Dặn về nhà học bài và xen trước bài của tuần sau. -GV nhận xét tiết học. -4 HS kể 4 đoạn “Nhà ảo thuật” và trả lời các câu hỏi. - 3 HS nhắc lại -Lớp lắng nghe - Trình bày ý kiến cá nhân -Lớp quan sát tranh, nhận xét về đặc điểm, hình thức của tờ quảng cáo - HS nối tiếp nhau đọc từng câu (2 lượt) -Mồng một tháng sáu - Năm mươi phần trăm - Năm một tám không ba sáu không. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. - 3 HS đọc chú giải cuối bài. - Thảo luận nhóm. -HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm. -2 nhóm HS thi đọc cả bài. -Lớp đồng thanh. - 1 HS đọc thành tiếng cả bài. +Phần quảng cáo những tiết mục mới vì để lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc. +Thích phần này cho biết chương trình biểu diễn rất đặc sắc, có cả xiếc thú và ảo thuật là những tiết mục mà em rất thích./ Thích lời mời lịch sự của rạp xiếc. -Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất: tiết mục, điều kiện của rạp, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé. Có tranh minh hoạ làm cho tờ quảng cáo đẹp và thêm hấp dẫn. +Ở nhiều nơi trên đường phố, trên sân vận động, trên ti vi, trên các tạp chí, sách báo, -Lắng nghe. -HS quan sát. -HS có thể giới thiệu quảng cáo mà em sưu tầm được. -HS đọc bài tiếp sau GV. Cả lớp đọc thầm. -2 HS đọc thi đoạn văn -2 HS đọc cả bài -Lớp theo dõi nhận xét – bình chon cá nhân đọc hay nhất. -HS trả lời theo ND bài học. -HS nghe. ----------------------------------------- THỦ CÔNG: ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Biết cách đan nong đôi. - Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết. - Học sinh để đề dùng ra bàn. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét (10 phút). * Mục tiêu: HS đan đúng quy trình và trình bày sản phẩm đẹp. * Cách tiến hành: - Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi và học sinh quan sát (h.1) - Giáo viên gợi ý để học sinh quan sát và so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.(kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau). - Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế. b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (17 phút). * Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được cáh đan nong đôi. * Cách tiến hành: - Bước 1. Kẻ, cắt các nan. + Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô. Đối với tờ giấy bìa không có dòng kẻ cách kẻ như đã làm ở bài 13. + Cắt các nan dọc. + Cắt các nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh. + Cắt nan ngang và nan dọc khác màu (h.3). - Bước 2. Đan nong đôi. + Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc (cùng chiều) giữa 2 hàng nan ngang liền kề. + Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan dọc 2;3;6;7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang khít với đường nối nan dọc. + Đan nan ngang thứ hai: nhấc các nan dọc 3;4;7;8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;4;5;8;9 và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai. + Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;2;5;6;9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba. + Đan nan ngang thứ 5, 6, 7 giống nan thứ ba. - Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan. Dùng 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau. Học sinh quan sát và nhận xét. + Học sinh tập kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi. ------------------------------------------- GDKNS: LỚP HỌC VUI I.MỤC TIÊU CỦA GIÁ VIÊN: -Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động với tốc độ phù hợp -Tạo hứng thú và hướng dẫn để học sinh tham gia trò chơi “ Ban nhạc tổ em” -Hướng dẫn học sinh suy nghĩ và chia sẻ những niềm vui trong lớp - Gợi ý để học sinh thảo luận về những lời nói, việc làm để lớp học thêm vui - Khuyến khích học sinh thể hiện và rèn luyện kĩ năng : lắng nghe, thuyết trinhg, hợp tác, chia sẻ và tự nhận thức II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: HOẠT ĐỘNG ÔN BÀI 1: TRÒ CHƠI : “ BAN NHẠC TỔ EM” Bước 1: Cả lớp lựa chọn và cùng hát 1 bài liên kết đến chủ đề bài học Chia học sinh thành các nhóm theo tổ để chơi rò chơi Giải thích cho ọc sinh hiểu khi chơi mỗi học sinh sẽ tưởng tượng mình đang sử dụng một nhạc cụ và phát ra âm thanh giống như nhạc cụ đó Bước 2: Học sinh hỏi : Để làm tốt hoạt động vừa rồi các em cần những giá trị và kĩ năng nào? Yêu cầu học sinh ghi vào dòng kẻ trống ở trang 8 2. CHIA SẺ NHỮNG NIỀM VUI TRONG LỚP Bước 1: Mở nhạc không lời nhẹ nhàng Vẽ một hình trái tim trên bảng Hỏi học sinh “ Lớp mình có những điều gì vui ?’’ Ghi tóm tắt nội dung trả lời của học sinh vào hình trái tim ở trên bảng Bước 2: Chia học sinh thành các nhóm theo tổ , yêu cầu các nhóm thảo luận vào hình trang 9 Đề nghi một số nhóm chia sẻ nội dung vừa trao đổi Bước 3: Tổng kết hoạt động, kết nối với giá trị Hạnh phúc , viết lên bảng và cho cả lớp cùng đọc thông điệp của bài học HĐ2: EM CẢM THẤY HẠNH PHÚC KHI LỚP HỌC VUI VẺ: 3.NHỮNG LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM ĐỂ LỚP HỌC THÊM VUI: Bước 1: - Mở nhạc không lời nhẹ nhàng - Học sinh thảo luận xử lý 4 tình huống: + Tranh 1: Một nhóm học sinh hợp tác biểu diễn văn nghệ + Tranh 2: Thầy giáo giảng bài hay, vui vẻ + Tranh 3: Ngày chúng em được kết nạp Đội + Tranh 4: Chúng em được cô giáo khen Bước 2: Yêu cầu các nhóm đóng vai tình huống Bước 3: Hỏi học sinh: Hoạt động vừa rồi các em cần những gái trị và kĩ năng nào Yêu cầu học sinh ghi vào dòng kẻ trống dưới mỗi tranh Tổng kết 4. Cả nhà cùng làm 5.Chuẩn bị bài học sau 6.Hoạt động hồi tưởng và tổng kết sau bài học --------------------------------------------------------------- LTVC: NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH NHƯ THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU: Tìm được những vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (BT1). - Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào ? (BT2) - Đặt được câu hỏi cho bộ phận cu trả lời câu hỏi đó ( BT3 a / c /d , hoặc b / c / d) HS khá , giỏi làm được toàn bộ BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập ghi nội dung bài tập 1 Sự vật được nhân hóa Gọi bằng Tả bằng những từ ngữ Kim giờ Kim phút Kim giây Cả 3 kim bác anh bé Thận trọng nhích từng li, Lầm lì, đi từng bước, từng bước, Tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng,.. Cùng tới đích, rung một hồi chuông vang. Bảng phụ viết 4 câu hỏi của bài tập 3. 3 tờ phiếu to kẻ bảng trả lời câu hỏi ở BT3. Một đồng hồ có 3 kim. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định 2. Bài cũ: -Nhân hoá là gì? -Nhận xét chung bài cũ 3.Bài mới: a/Giới thiệu bài: -Ghi tựa b/ Hướng dẫn làm bài: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài tập yêu cầu gì? -GV đọc diễn cảm bài thơ “Đồng hồ báo thức”. -GV giới thiệu đồng hồ, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng: kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh. Những vật được nhân hoá? Cách nhân hoá? Những vật ấy được gọi bằng? Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ? Em thích hình ảnh nào ? vì sao? -GV dán bảng tờ phiếu: -GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài tập yêu cầu gì? -GV nhắc các em đọc kĩ từng câu hỏi -Thi làm bằng cách thảo luận theo nhóm -Yêu cầu từng cặp HS trình bày, một em hỏi, một em trả lời -GV chốt lời giải đúng nhận xét – tuyên dương. Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài tập yêu cầu gì? -Muốn đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm, các em chỉ việc thay bộ phận in đậm ấy bằng cụm từ như thế nào? GV nhận xét sửa chữa cho các em -Cho HS làm bài vào vở (HS khá giỏi làm hết cả bài) GV chấm một số vở – nhận xét 4. Củng cố: -Yêu cầu nhắc lại 3 cách nhân hoá vừa học ? GDHS: biết vận dụng phép nhân hoá để tạo được những hình ảnh đẹp, sinh động khi thực hành bài văn. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài “Đồng hồ báo thức” và chuẩn bị bài sau. -GV nhận xét tiết học. Hát - HS đọc bài tập 1 và 2. - Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả người. - Lớp nhận xét - 3HS nhắc lại HS đọc yêu cầu bài. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi -Cả lớp đọc thầm bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá. -HS thảo luận theo nhóm cặp làm bài vào phiếu – Đại diện nhóm trình bày – cả lớp theo dõi – nhận xét -Câu c: HS tự do nói mình thích hình ảnh nào? Giải thích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 23.docx