Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2

I. MỤC TIÊU:

 Bước đầu làm quen với dãy số liệu.

 Biết xử lý số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản)

 HS có ý thức rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx63 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người -GDKNS: Kĩ năng tự trọng; kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng từ. Phiều bài tập. Vở BT ĐĐ 3. III.CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Thực hành kĩ năng GKII + Vì sao cần phải tôn trọng đám tang? + Em hãy nêu cách ứng xử khi cần thiết khi gặp đám tang? - Nhận xét chung bài cũ 3. Bài mới: a.GV giới thiệu bài - Ghi tựa. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Xử lí tình huống. *Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác Cách tiến hành -GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi thể hiện qua vai trò đóng vai. -GV yêu cầu 1-2 nhóm thể hiện cách xử lí, các nhóm khác (nếu không đủ thời gian để biểu diễn) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình. -Yêu cầu HS cho ý kiến. +Cách giải quyết nào hay nhất? +Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì nếu hai bạn bóc thư? +Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? +Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm thế nào? -Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai. * Mục tiêu: HS hiểu như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng Cách tiến hành -GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những nội dung sau: -Em hãy nhận xét xem hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao? +Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không. +Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Mai rất muốn đọc và hỏi Lan cho mượn. -Yêu cầu một số HS đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến. -GV kết luận: Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác. Hoạt động 3: Trò chơi nên hay không nên. *MT: HS tự đánh giá việc tộn trọng thư từ, tài sản của người khác Cách tiến hành -Đưa ra một bảng liệt kê các hành vi để HS theo dõi. Yêu cầu các em chia thành nhóm đôi, sẽ tiếp sức gắn các bảng từ (có nội dung là các hành vi giống trên bảng) vào 2 cột “nên” hay “không nên” sao cho thích hợp. 1. Hỏi xin phép trước khi bật đài, xem ti vi. 2. Xem thư từ của người khác khi người đó không có ở đó. 3. Sử dụng đồ đạc của người khác khi cần thiết. 4. Nhận giúp đồ đạc, thư từ cho người khác. 5. Hỏi sau, sử dụng trước. 6. Đồ đạc của người khác không cần quan tâm giữ gìn. 7. Bố mẹ, anh chị, xem thư của em. 8. Hỏi mượn khi cần và giữ gìn bản quản. -Yêu cầu HS nhận xét bổ sung. Nếu có ý kiến khác, GV hỏi HS giải thích vì sao. GV kết luận Tài sản, thư từ của người khác dù là trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng. Tôn trọng thư từ, tài sản là phải hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản giữ gìn khi dùng. 4. Củng cố: - Kể lại một vài việc em đã làm thể hiện sự tôn trong tài sản của người khác? -Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản thân? -GDTT cho HS và HD HS thực hiện như những gì các em đã học được. 5.Dặn dò: -Chuẩn bị cho tiết sau (tiết 2). -Nhận xét tiết học. Hát -2 HS lên bảng TLCH - Nghe giới thiệu và nhắc lại tựa. Quan sát - Thảo luận nhóm Các nhóm thảo luận để xử lí tình huống: -Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh: -Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi về từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi. -Trả lời câu hỏi: Chẳng hạn: +Ông Tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép, ông Tư cho Nam là người tò mò. +Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng. -Lắng nghe. Giải quyết vấn đề -HS thảo luận xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao? -Đại diện một vài cặp nhóm báo cáo. Chẳng hạn: Hành vi 1: Sai; Hành vi 2: Đúng. Vì: Muốn sử dụng đồ đạc của người khác phải hỏi xin phép và được đồng ý thì ta mới sử dụng. -Các HS khác theo dõi bổ sung. -Theo dõi các hành vi mà GV nêu ra. -Chia nhóm. Chọn người chơi, đội chơi và tham gia trò chơi tiếp sức. -2 đội chơi trò chơi. Các HS khác theo dõi cổ vũ. Nên Không nên Không nên Nên Không nên Không nên Không nên Nên -Nhận xét bổ sung hoặc nêu ý kiến khác. -Lắng nghe. -HS thi nhau kể. - Hỏi xin phép đọc sách; Hỏi mượn đồ dùng học tập. ------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Luyện thêm một số bài tập về số La Mã; xem đồng hồ. - Luyện thêm để củng cố về sinh về nhân hóa; đặt và trả lời câu hỏi “vì sao?”. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1:Viết các số X, VI, IX, V, XII, XI : a) Theo thứ tự từ bé đến lớn : b) Theo thứ từ bé lớn đến bé : Bài 2: Vào buổi chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian? Nối hai đồng hồ đó Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1 : Gạch dưới các từ ngữ dùng để nhân hoá trong 2 đoạn thơ sau: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. Mặt trời lặn xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên lúng liếng Vườn sau gió chẳng đuổi nhau Lá vẫn bay vàng sân giếng Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao? Trong mỗi câu sau: a. Trẻ em thích đi xem hội vì được biết nhiều điều lạ. b. Trong những ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22, Việt Nam rất vui vì được đón nhiều bạn bè từ khắp nơi đến. c. Vì bị đau chân, Thủ môn của đội bóng đá 5A không ra sân được. Bài 3: Chép lại câu văn có hình ảnh nhân hoá trong đoạn văn: “Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man-gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.” Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, - Các nhận xét, - Giáo viên sửa bài. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Bài 1: a,V; VI; IX; X; XI; XII. b, XII; XI; X; IX; VI; V. Bài 2: HS thực hiện Bài 3: -HS thực hiện Bài 1: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. Mặt trời lặn xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên lúng liếng Vườn sau gió chẳng đuổi nhau Lá vẫn bay vàng sân giếng Bài 2: a. Trẻ em thích đi xem hội vì được biết nhiều điều lạ. b. Trong những ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22, Việt Nam rất vui vì được đón nhiều bạn bè từ khắp nơi đến. c. Vì bị đau chân, Thủ môn của đội bóng đá 5A không ra sân được. . Bài 3: “Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.” Thứ 4 ngày 14 tháng 03 năm 2018 SHTT: -------------------------------------------- TOÁN : LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (TIẾP) I/ MỤC TIÊU: Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột. Biết cách đọc các số liệu của một bảng. Biết cách phân tích các số liệu của một bảng. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài học trong SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV ghi đưa ra số liệu: Bốn bạn Nam, Hương, Huy, Tú có chiều cao theo thứ tự là: 127cm; 132cm; 124cm; 136cm - Nhận xét chung bài cũ 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài - . Ghi tựa b. HD hình thành bảng số liệu -GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu trong phần bài học trong SGK và hỏi: Bảng số liệu có nội dung gì? - GV nêu: Bảng trên là bảng thống kê về số con của các gia đình. -Bảng này có mấy cột và mấy hàng? -Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì? -Hàng thứ hai của bảng cho biết điều gì? -GV giới thiệu: Đây là bảng thống kê số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất. HD đọc bảng số liệu - Bảng thống kê số con của mấy gia đình? - Gia đình cô Mai có mấy người con? -Gia đình cô Lan có mấy người con? - Gia đình cô Hồng có mấy người con? - Gia đình nào có ít con nhất? - Những gia đình nào có số con bằng nhau? c.Luyện tập: Bài 1: -GV kẻ lên bảng -GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu -Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng? -Hãy nêu nội dung của từng hàng trong bảng. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài, sau đó GV lần lượt nêu từng câu hỏi cho HS trả lời. a)Lớp 3B có bao nhiêu HS giỏi? Lớp 3D có bao nhiêu HS giỏi? b) Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A bao nhiêu HS giỏi? - Vì sao em biết điều đó? c)Lớp nào có nhiều HS giỏi nhất? Lớp nào có ít HS giỏi nhất? GV có thể hỏi thêm: *Hãy xếp các lớp theo số HS giỏi từ thấp đến cao? * Cả 4 lớp có bao nhiêu HS giỏi? GV theo dõi – nhận xét Bài 2: -Bảng số liệu trong bài thống kê về nội dung gì? -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu làm vở a) Lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Lớp nào trồng được ít cây nhất? -Hãy nêu tên các lớp theo thứ tự số cây trồng được từ ít đến nhiều. b) Hai lớp 3A và 3C trồng được tất cả bao nhiêu cây? c) Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A bao nhiêu cây? -Lớp 3D trồng được nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu cây? *Cả bốn lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây? -GV nhận xét và cho điểm HS Bài 3: Dành cho HS khá giỏi -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. -Bảng số liệu cho biết điều gì? -Cửa hàng có mấy loại vải? a)Tháng hai cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại? * GV có thể hướng dẫn HS: Muốn tìm số vải của tháng 2 cửa hàng đã bán, trước tiên ta tìm cột tháng 2 trong bảng, sau đó dóng xuống hàng thứ hai là số mét vải trắng, hàng thứ ba là số mét vải hoa. b)Trong tháng 3, vải hoa bán được nhiều hơn vải trắng bao nhiêu mét? -Em làm thế nào để tìm được 100m? c) Mỗi tháng cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa? GV nhận xét 4/ Củng cố: -GDHS đọc chính xác bảng số liệu 1 cách nhanh chóng. 5/Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị: Luyện tập. -Nhận xét giờ học. Hát -1 HS lên bảng thực hiện. a/ Hãy đọc chiều cao tương ứng của từng bạn. + Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? - Cả lớp làm bảng con. b/ Nam cao hơn Huy (3)cm. + Hương thấp hơn Tú (4)cm. - HS nhận xét. -Nghe giới thiệu và nhắc lại. -Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và con số tương ứng của mỗi gia đình. -Bảng này có 4 cột và 2 hàng. -Hàng thứ nhất trong bảng ghi tên của các gia đình. -Hàng thứ hai ghi số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất. -Bảng thống kê số con của ba gia đình, đó là gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng. -Gia đình cô Mai có 2 con. -Gia đình cô Lan có 1 con. -Gia đình cô Hồng có 2 con. -Gia đình cô Lan có ít con nhất. -Gia đình cô Mai và gia đình cô Hồng có số con bằng nhau (cùng là 2 con). -3 HS đọc bảng số liệu - Bảng số liệu có 5 cột và 2 hàng. -Hàng trên ghi tên các lớp được thống kê, hàng dưới ghi số HS giỏi của từng lớp có tên trong hàng trên -Dựa vào bảng số liệu để trả lời các câu hỏi. -Làm bài theo cặp. - Lớp 3 B có 13 HS giỏi. Lớp 3D có 15 HS giỏi. -Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A 7HS giỏi. -Vì lớp 3A có 18 học sinh giỏi, lớp 3C có 25 học sinh giỏi. Ta thực hiện phép trừ (25 – 18 = 7 (học sinh giỏi). -Lớp 3C có nhiều học sinh giỏi nhất. Lớp 3B có ít học sinh giỏi nhất. * HS xếp và nêu: 3B, 3D, 3A, 3C. * Cả bốn lớp có: 18 + 13 + 25 + 15 = 71 (HS giỏi). -Bảng thống kê về số cây trồng được của bốn lớp khối 3 là 3A, 3B, 3C, 3D. -Dựa vào bảng số liệu để trả lời các câu hỏi. -HS làm vở ý b,c. -Lớp 3A trồng được nhiều cây nhất; Lớp 3B trồng được ít cây nhất. -Lớp 3B, 3D, 3A, 3C. -Lớp 3A và lớp 3C trồng được 40 + 45= 85 (cây) -Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A là: 40 – 28 = 12 (cây) -Lớp 3D trồng được nhiều hơn lớp 3B là: 28 – 25 = 3 (cây) *Cả bốn lớp trồng được số cây là: 40 + 25 + 45 + 28= 138 (cây) -HS đọc thầm. -Bảng cho biết số mét vải của một cửa hàng đã bán được trong 3 tháng đầu năm -Cửa hàng có hai loại vải, đó là vải trắng và vải hoa. -Tháng hai cửa hàng bán được 1040m vải trắng và 1140m vải hoa. * HS theo dõi - Trong tháng ba vải hoa bán được nhiều hơn vải trắng là 100m. -Trong tháng 3, cửa hàng bán được: 1475 m vải trắng và 1575m vải hoa. 1575 – 1475 = 100 (m) -Tháng 1 bán được 1875m vải hoa, tháng 2 bán được 1140m vải hoa, tháng 3 bán được 1575m vải hoa. -HS lắng nghe. ------------------------------------------------------ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: I. MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tiền Việt Nam; xem đồng hồ; giải toán rút về đơn vị. - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt ên/ênh; r/d/gi. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài1: Người ta xếp đều 48 chiếc bút vào 8 hộp. Hỏi 5 hộp bút đó có bao nhiêu chiếc bút? Giải .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... Bài 2: . Có 30 l dầu, đổ đều vào 6 can. Hỏi 4 can dầu đó có bao nhiêu lít dầu? Giải .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1: Điền vào chỗ trống r/d hoặc gi rồi giải câu đố sau: Có sắc là trái thơm ngon Có huyền nước ngọt trái tròn trên cao Không ...ấu đố bạn trái nào Nằm ngay ...ữa ...uộng ăn vào mát ghê ! Là những trái ............ Bài 2: Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh rồi giải câu đố sau: Lúc vươn cổ Lúc rụt đầu Hễ đi đ...... đâu Cõng nhà tới đó. Là con ... Bài 3: Điền vào chỗ trống: a) 2 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng gi : ............. b) 3 từ ngữ chứa tiếng có vần ên : . 3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học Thứ hai 1 8 15 22 29 Thứ ba 2 9 16 23 30 Thứ tư 3 10 17 24 31 Thứ năm 4 11 18 25 Thứ sáu 5 12 19 26 Thứ bảy 6 13 20 27 Chủ nhật 7 14 21 28 Thứ hai 1 8 15 22 29 Thứ ba 2 9 16 23 30 Thứ tư 3 10 17 24 31 Thứ năm 4 11 18 25 Thứ sáu 5 12 19 26 Thứ bảy 6 13 20 27 Chủ nhật 7 14 21 28 2050 3628 5678 + - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Bài 1: Giải Số bút có trong 1 hộp là: 48 : 8 = 6 (chiếc) Số bút có trong 5 hộp là: 6 x 5 = 30 (chiếc) Đáp số: 30 chiếc bút Bài 2: Giải Số lít dầu trong mỗi can là: 30 : 6 = 5 (l) Số lít dầu trong 4 can là: 5 x 4 = 20 (l) Đáp số: 20 lít dầu Bài 3: HS thực hiện Bài 1: Có sắc là trái thơm ngon Có huyền nước ngọt trái tròn trên cao Không dấu đố bạn trái nào Nằm ngay giữa ruộng ăn vào mát ghê Là những trái: dứa; dừa; dưa Bài 2: Lúc vươn cổ Lúc rụt đầu Hễ đi đến đâu Cõng nhà tới đó. Là con sên Bài 3: giun; gián; ... sên; mến; ... - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài -------------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 15 tháng 03 năm 2018 TOÁN: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Biết đọc, phân tích và xử lý số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. HS có ý thức rèn luyện tính cẩn thận khi làm BT II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các bảng số liệu trong bài học viết sẵn trên bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Làm quen với thống kê số liệu(tt) -GV gọi HS trả lời: Viết tiếp vào chỗ chấm. Dưới đây là bảng thống kê số quyển vở khối lớp Ba quyên góp được tặng các bạn vùng bị lũ lụt: Lớp 3A 3B 3C 3D Số quyển vở 122 118 145 133 - Nhận xét chung bài cũ 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài - . Ghi tựa b. HD luyện tập: Bài 1: -Yêu cầu HS đọc đề bài. -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Các số liệu đã cho có nội dung gì? -Nêu số thóc gia đình chị Út thu hoạch được ở từng năm. -Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và hỏi: Ô trống thứ nhất ta điền số nào? Vì sao? -Hãy điền số thóc thu được của từng năm vào bảng. -GV sửa bài - nhận xét Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. -Bảng thống kê nội dung gì? -Bản Na trồng mấy loại cây? -Hãy nêu số cây trồng được của mỗi năm theo từng loại. -Năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn? -GV yêu cầu HS làm phần b. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - GV chấm một số vở - nhận xét Bài 3: -Yêu cầu HS đọc đề bài -Hãy đọc dãy số trong bài. - Yêu cầu HS chọn thẻ phù hợp với số liệu đúng -GV nhận xét - tuyên dương Bài 4: Dành cho HS khá giỏi -Yêu cầu HS đọc bài tập -Bảng thống kê về nội dung gì? -Có những môn thi đấu nào? -Có những loại giải thưởng nào? -Em hiểu thế nào về cột văn nghệ trong bảng? -Số giải nhất được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng? -Số giải nhì được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng? -Còn số giải ba được ghi vào hàng thứ mấy? -Khi ghi số giải, ngoài việc chú ý để ghi cho đúng hàng còn phải chú ý ghi cho đúng gì? - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố: -Nhận xét, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. -GDHS: áp dụng thực tế 5. Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị KTGKII. -Nhận xét giờ học. Hát - Lớp nháp. HS trả lời: a/ Lớp quyên góp được nhiều nhất là lớp.. và lớp quyên góp được ít vở nhất là lớp.. b/ Hai lớp 3A và 3C quyên góp được tất cả .quyển vở. c/ Lớp 3D quyên góp được nhiều hơn lớp 3A.quyển vở và nhiều hơn lớp 3B .quyển vở. -Nghe giới thiệu và nhắc lại. -HS đọc thầm. -Bài tập yêu cầu chúng ta điền số liệu thích hợp vào ô trống. -Các số liệu đã cho là số thóc gia đình chị Út thu hoạch được trong các năm 2001, 2002, 2003. -Năm 2001 thu được 4200kg, 2002 thu được 3500kg, 2003 thu được 5400kg. -Ô trống thứ nhất điền số 4200kg, vì số trong ô trống này là số ki-lô-gam thóc gia đình chị Út thu hoạch được trong năm 2001. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. Năm 2001 2002 2003 Số thóc 4200kg 3500kg 5400kg -1 HS đọc cả lớp đọc thầm. -Bảng thống kê số cây Bản Na trồng được trong 4 năm 2000. 2001, 2002, 2003. -Bản Na trồng hai loại cây đó là cây thông và cây bạch đàn. -HS nêu trước lớp. Ví dụ: năm 2000 trồng được 1875 cây thông và 1745 cây bạch đàn. -Số cây bạch đàn năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 là: 2165 – 1745 = 420 (cây) -1 HS đọc cả lớp đọc thầm. -1 HS làm bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở Số cây thông và bạch đàn năm 2003 bản Na trồng được là: 2540 + 2515= 5055 (cây). -HS đọc thầm. Lớp thi đua -1 HS đọc: 90; 80; 70; 60; 50; 40; 30; 20; 10. - HS chọn thẻ phù hợp với số liệu đúng a) Dãy số trên có 9 số. A b) Số thứ tư trong dãy số là 60. C HS tự làm bài -Bảng thống kê số giải mà khối lớp 3 đã đạt được theo từng môn đã thi đấu. -Có văn nghệ, kể chuyện, cờ vua. -Có giải nhất, giải nhì, giải ba cho mỗi môn thi đấu. -Cột này nêu nêu số giải của văn nghệ, có ba giải nhất, không có giải nhì, có hai giải ba. -Số giải nhất được ghi vào trong hàng thứ hai của bảng. -Số giải nhì được ghi vào hàng thứ ba trong bảng. -Số giải ba được ghi vào hàng thứ tư trong bảng. -Ghi cho đúng cột, giải của môn thi đấu nào phải ghi đúng vào cột có tên môn đó. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. -HS lắng nghe -------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I/ MỤC TIÊU: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ . - Hiểu ND: và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau (Trả lời được các CH trong SGK ) II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoa bài tập đọc. bảng phụ viết sẵn câu văn cần hd luyện đọc. III/CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử -GV gọi HS lên bảng: Mỗi em kể một đoạn em thích và nói rõ vì sao em thích đoạn đó? -Nhận xét chung bài cũ 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài Ghi tựa b. HD luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài một lượt. -Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó. -HD phát âm từ khó. -HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. -HD HS chia bài thành 2 đoạn. (Đoạn 2 chia 2 phần: +Chiềucờ con. +phần còn lại -Gọi 3 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS. -Giải nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 3 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm. -Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - GV nhận xét – tuyên dương c. HD tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm cả bài. +Nội dung mỗi đoạn trong bài tả những gì? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 +Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. -Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp? +Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui? d. Luyện đọc lại: -GV đọc lại toàn bài. HD đọc lần hai. -Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó. -Gọi 3-4 HS thi đọc. -Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố: - Bài văn nói về điều gì? -GDHS: Giữ gìn lễ hội dân tộc là giữ gìn bản sắc văn hóa 5. Dặn dò: - Về nhà tập đọc lại bài và chuẩn bị Ôn tập GKII. -Nhận xét giờ học. Hát -3 HS lên bảng thực hiện. -HS lắng nghe và nhắc lại. -HS theo dõi – đọc thầm. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. -HS luyện phát âm từ khó do HS nêu. -Đọc từng đoạn trong bài -HS dùng bút chì đánh dấu phân cách. -3 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng. VD: Chiều rồi đêm xuống. / trẻ con bên hàng xóm / bập bùng trống ếch rước đèn...// Tâm thích nhất / cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm.// Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, / trong suốt, / ngôi sao được gắn giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. //Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.// -HS đọc chú giải SGK để hiểu các từ khó. -3 HS đọc bài cả lớp theo dõi SGK. -Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc -Hai nhóm thi đọc nối tiếp. -Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:. Đoạn 1: Tả mâm cỗ của Tâm. Đoạn 2: Tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn. Tâm và Hà rước đèn rất vui. HS đọc thầm đoạn 1 +Mâm cỗ được bày rất đẹp, rất vui mắt: một quả bưởi có khía đến 8 cánh hoa, mỗi cánh hoa có cài một quả ổi chín để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ bày mấy thứ đồ chơi của Tâm. HS đọc thầm đoạn 2 +Đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. -HS đọc thầm những câu cuối +Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh! ...” -HS theo dõi. -HS tự luyện đọc. -3 đến 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong ngày vui tết trung thu, các em thêm yêu quí, gắn bó với nhau. -HS lắng nghe và ghi nhận ----------------------------------------- THỦ CÔNG: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG( T2) MỤC TIÊU: - Biết cách làm được lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết. - Học sinh để đề dùng ra bàn. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: Thực hành (18 phút) * Mục tiêu: Biết làm lọ hoa gắn tường và trang trí. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy. - Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường . - Cho học sinh thực hành theo nhóm. - Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. b. Hoạt động 2: Trang trí và trưng bày sản phẩm (10 phút) * Mục tiêu: Biết cách trang trí và trưng bày sản phẩm. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS cắt các bông hoa để trang trí - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - GV nhận xét - Tuyên dươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 26.docx