Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 18

KỸ THUẬT BÀI 19

THỨC ĂN NUÔI GÀ (TIẾT 2)

I.MỤC TIÊU :- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Có nhận thức bớc đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1 (1) GTB : GV nêu mục tiêu bài học

Hoạt động 2(23) Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.

- Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.

- Lần lượt đại diện các nhóm còn lại lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- HS trong lớp và GV theo dõi, nhận xét.

- GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK. Chú ý liên hệ thực tiễn và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp. GV nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà. Vì vậy, nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.

- Kết luận hoạt động 4: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều thức như thức ăn cung cấp chất bột đường, chất đạm, cũng có những vi-ta-min nhưng không thể thiếu được. Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú. Có thể cho gà ăn thức ăn tự nhiên, cũng có thể cho ăn thức ăn đã qua chế biến tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần môn toán lớp 5 tên bài: luyện tập (tiết 87) Người thực hiện: Lê Thị Lý - GV Trường Tiểu học Quảng Lĩnh Ngày dạy: 23 -12- 2014 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính diện tích hình tam giác (trường hợp chung). - Biết tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh vuông góc của hình tam giác vuông). - Vận dụng tính diện tích mảnh vườn,thửa ruộng trong thực tế cuộc sống. II. đồ dùng dạy học - GV: Phiếu học tập III.Các hoạt động dạy học HĐ1(4phút) KTBC: Củng cố quy tắc tính diện tích hình tam giác. - TBHT vấn đáp – 2 HS nêu cách tính diện tích hình tam giác - Tổ chức nhận xét . HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa đề : HĐ3 (32phút) Luyện tập Bài 1: Củng cố kỹ năng tính diện tích hình tam giác. -Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc nội dung bài, tự làm bài theo nhóm. GV quan sát các nhóm. - GV kiểm tra kết quả của các nhóm. Đáp án : a) 183 dm2 b) 4,24 m2 Bài 2 : Củng cố nhận biết đáy và đường cao tương ứng có trong tam giác vuông. 1HS đọc yêu cầu. Tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi: Ai nhanh –ai đúng. GV nêu cách chơi. Các nhóm làm bài,nhóm nào làm xong dán bài lên bảng. Trưởng ban học tập điều khiển các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. GV kết luận: Trong hình tam giác vuông,hai cạnh góc vuông nếu cạnh này là đáy thì cạnh kia là đường cao. Bài 3 : Rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác vuông. (Tiến hành như bài 1.) Đáp số: a. 6 cm2 b. 7,5dm2 GV: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta có thể làm như thế nào? HĐ4(3phút) Củng cố nội dung bài học. - GV vấn đáp – HS nêu , GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. đạo đức : (tiết 18) Thực hành cuối kỳ. I. mục tiêu : Giúp HS : - Vận dụng các hiểu biết đã học vầ thực tế cuộc sống để giải quyết và đóng vai xử lý một số bài tập, tình huống về các nội dung đã học( bài 6,7,8) II. đồ dùng dạy học : - GV: Một số phiếu bốc thăm cho nhóm (mỗi phiếu 1 ND) III. các hoạt động dạy học: HĐ1 ( 1 phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học . HĐ2 ( 4phút) Tổ chức bốc thăm thảo luận nhóm. - Mỗi nhóm 4 HS cử đại diện lên bốc thăm 1 nội dung để thảo luận. HĐ3 (25phút) Thảo luận nhóm. Trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm thảo luận theo nội dung bốc thăm . - Từng nhóm theo thứ tự lên trình bày hoặc đóng vai theo tình huống trong phiếu. Trước khi trình bày yêu cầu nhóm trưởng đọc to câu hỏi của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét tuyên dương . Lớp bình chọn nhóm có ý kiến hay trình diễn giỏi . HĐ 4(5) Củng cố nội dung chính được ôn theo từng bài. - GV vấn đáp – HS nêu . - GV nhận xét giờ học, dặn HS thực hiện những điều tốt trong cuộc sống hàng ngày. Bổ sung: Phiếu thảo luận nhóm: Phiếu 1 : BT2 Bài 6 Phiếu 2 : BT 3,4 Bài 6 Phiếu 3 : BT3 Bài 7 Phiếu 4 : Bài tập : 2,3 Bài 7 Phiếu 5: BT 2,3 Bài 8 Phiếu 6 : BT 4 Bài 8 Kỹ thuật Bài 19 Thức ăn nuôi gà (Tiết 2) I.Mục tiêu :- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Có nhận thức bớc đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà. II.đồ dùng dạy học : III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 (1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học Hoạt động 2(23’) Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp. - Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1. - Lần lượt đại diện các nhóm còn lại lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - HS trong lớp và GV theo dõi, nhận xét. - GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK. Chú ý liên hệ thực tiễn và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp. GV nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà. Vì vậy, nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng. - Kết luận hoạt động 4: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều thức như thức ăn cung cấp chất bột đường, chất đạm, cũng có những vi-ta-min nhưng không thể thiếu được. Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú. Có thể cho gà ăn thức ăn tự nhiên, cũng có thể cho ăn thức ăn đã qua chế biến tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà. Hoạt động 3(8’). Đánh giá kết quả học tập - GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng mọt số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS làm bài tập. - GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV n/ xét, đánh giá kết quả học tập của HS. Hoạt động 4 (3’)- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS. Hướng dẫn HS chuẩn bị các loại thức ăn của gà để thực hành bài “Phân loại thức ăn nuôi gà”. Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2015 Toán Chữa bài kiểm tra I Mục tiêu: Học sinh nhận ra được hạn chế khi làm bài kiểm tra, củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh. II. Nhận xét kĩ năng làm bài của học sinh Học sinh làm bài tốt, thực hiện thành thạo các phép chia số thập phân, nắm vững dạng toán giải và làm bài tốt. III. Chữa bài GV ghi từng bài lên bảng cho học sinh làm. ưu tiên số học sinh làm bài đạt mức điểm 5-6 – 4 lên bảng thực hiện. Lớp theo dõi nhận xét sửa sai nếu có, củng cố cách làm. Tiếng Việt Chữa bài kiểm tra( đọc hiểu và LTVC) Tiếng Việt Chữa bài kiểm tra( chính tả và tập làm văn) Khoa học, Lịch sử- Địa lí Chữa bài kiểm tra Tiếng việt : Tiết 7 ôn tập đọc – hiểu, luyện từ và câu (Thời gian làm bài khoảng 30 phút) 1. Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề). Các bước tiến hành như sau: - GV phát đề kiểm tra cho từng HS - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài: khoanh tròn vào kí hiệu hoặc đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng (hoặc ý đúng nhất, tuỳ theo đề). Hoặc HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để trả lời. Câu 1: ý b (Những cánh buồm) Câu 2: ý a (Nước sông đầy ắp) Câu 3: ý c (Màu áo của những người thân trong gia đình ) Câu 4: ý c (Thể hiện được tình yêu của tác giả đốivới những cánh buồm) Câu 5: ý b (Lá buồn căng phồng như ngực người khổng lồ) Câu 6: ý b (Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay) Câu 7: ý b (Hai từ. Đó là các từ: lớn, khổng lồ) Câu 8: ý a (Một cặp. Đó là các từ : Ngược / xuôi) Câu 9: ý c (đó là hai từ đồng âm) Câu 10: ý c (Ba quan hệ từ: Đó là các từ: còn, thì, như) Tiết 8 : Bài luyện tập Tập làm văn : Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ : đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay làm vườn. Thứ ngày tháng12 năm 2015 toán (tiết 90 ) : Hình thang I. mục tiêu : Giúp HS : - Có biểu tượng về hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. - Nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang. - Nhận biết hình thanh vuông. II. đồ dùng dạy học : - GV : Kẻ ô vuông 1cm x 1cm, thước kẻ, e ke, kéo cắt. - 4 thanh nhựa để có thể lắp ghép thành thành hình thang. III. các hoạt động dạy học : HĐ1( 1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề HĐ2 (5phút) Hình thành biểu tượng về hình thang. - GV cho HS quan sát hình vẽ cái thang SGK nhận ra những hình ảnh của hình thang, sau đó quan sát hình thang ABCD HĐ3 (10phút) Nhận biết một số đặc diểm của hình thang - Yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ thang - GV kết luận : Hình thang có một cặp cạnh song song - HS quan sát hình thang ABCD trong SGK (ở dưới) GV giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang (độ dài AH) - GV kết luận về đặc điểm của hình thang . - Vài HS kên bảng chỉ hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang. HĐ4 (22phút) Thực hành Bài 1 : Củng cố biểu tượng về hình thang. - HS tự làm bài, đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nêu nhận xét. - 1 HS nêu miệng, GV nhận xét chốt kết quả đúng . Bài 2 : Củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang. - HS tự làm bài, 1 HS nêu kết quả. Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4 : Rèn kỹ năng nhận xét đặc điểm của hình thang vuông - GV làm mẫu để HS quan sát. - HS lên bảng làm như GV, HS khác lên kiểm tra, nêu nhận xét. HĐ5(2phút) Củng cố đặc điểm của hình thang. GV vấn đáp – HS nêu. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. Mĩ thuật Bài 18: Vẽ trang trí TRang trí hình chữ nhật I - Mục tiêu - HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn. - HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật . - HS cảm nhận được vẽ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí . II đồ dùng dạy học : - GV : Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh ; một số hình ảnh hay một vài đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí: - Một số bài trang trí hình chữ nhật của HS lớp trước (nếu có). - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động 1 (1’)Giới thiệu bài GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. Hoạt động 2(3’): Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và gợi ý để HS thấy được sự giống và khác nhau của ba dạng bài . Hoạt động 3(4’): Cách trang trí - Vẽ hình chữ nhật cân đối với khổ giấy . - Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng: Có mảng to, mảng nhỏ (H1a,b). - Dựa vào hình dáng của các mảng, tìm và vẽ hoạ tiết cho phù hợp (H. 1c) - Vẽ màu theo ý thích, có đậm nhạt thay đổi giữa màu nền và màu hoạ tiết (nên dùng từ 4 đến 5 màu ; các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu, cùng độ đậm nhạt). Hoạt động (22’): Thực hành - GV quan sát chung, gợi ý HS: + Kẻ trục. + Tìm hình mảng: Mảng chính lớn và các mảng phụ nhỏ hơn. Chú ý đến khoảng chống giữa các mảng (HS thường vẽ mảng chính nhỏ và các khoảng trống rộng nên bài trang trí không có trọng tâm, hình mảng rời rạc,...). + Tìm hoạ tiết và vẽ hoạ tiết vào các mảng đối xứng qua trục. - GV gợi ý cụ thể hơn với những HS còn lúng túng và động viên những HS có khả năng để các em tự tin phát huy được tính sáng tạo. Hoạt động 4(5’) Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS lựa chọn một số bài và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại: + Bài hoàn thành + bài chưa hoàn thành + Bài đẹp, chưa đẹp vì sao? - GV bổ sung nhận xét, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp . Dặn dò : Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo. Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2015 Toán : ôn tập I. mục tiêu : Giúp HS : - Củng cố các phép tính với số thập phân. - Rèn kĩ năng giải toán II. đồ dùng dạy học : III. các hoạt động dạy học : HĐ1 (1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học HĐ2 (35’) Ôn tập Bài 1: Đặt tính rồi tính : a) 100 – 9,99 ; b) 268,3 + 96,28 ; c) 625 x 2,05 ; d) 308 : 5,5 Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Một đội bóng rổ đã thi đấu 20 trận. Như thế tỉ số phần trăm của các trận thắng của các đội bóng đó là : A. 12% B.32% C40% D. 60% Bài 3 : Một thửa ruộng hình chữ nật có chiều dài 75 m, chiều rộng bằng 4/5 chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng. Tính số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng, biết rằng cứ bình quân100m2 thì thu hoạch được 60 kg thóc. - HS làm bài – GV theo dõi giúp đỡ HS kết hợp chấm bài. HĐ3(3')Củng cố dặn dò:- HS nêu ND bài.GV nhận xét tiết học. Thực hành luyện viết : Bài 20 I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Viết đúng, trình bày đúng, đẹp bài luyện viết theo hình thức thơ. - Trình bày đúng bài thơ theo hai kiển chữ : kiểu chữ nghiêng và kiểu chữ đứng. II/ Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ để ghi bài luyện viết. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : HĐ1 (1’) Giới thiệu bài . HĐ2(5’) Tìm hiểu nội dung bài luyện viết - 1 HS đọc toàn bài luyện viết . - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết. - HS viết vào bảng con các chữ viết hoa : T, L, N, G theo hai kiểu chữ nghiêng và chữ đứng. HĐ3(7’) Hướng dẫn HS viết chữ viết hoa đầu câu theo kiểu chữ đứng và nghiêng : Trong, Lá, Nhị, Gần. 2-3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. GV nhận xét. HĐ4 (25’) Luyện viết bài vào vở - HS viết bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn. - Chấm chữa 10 bài; nhận xét chung bài viết. Hoạt động nối tiếp (3’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS viết chưa đẹp về nhà viết lại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA tuan 18.doc