Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2015 - Tuần học 7

KHOA HỌC : BÀI 14:

PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO

I- MỤC TIÊU :Sau bài học, giúp HS biết:

 - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não .

 - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não

 - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.

II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Hình trang 30,31 SGK , VBT khoa học .

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ1 (5phút) KTBC; Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết ? Cách phòng bệnh ?

1 HS trả lời. Tổ chức nhân xét .

HĐ2 (1phút ) GTB : GV nêu mục tiêu bài học .

HĐ3(12 phút) Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”

* Mục tiêu: -HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.

 - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.

* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm :

 Mỗi nhóm 1 tờ giấy A4 và 1 bút dạ .

 

doc59 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2015 - Tuần học 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. HS tập hợp hàng nhanh và thao tác thành thạo các kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. - Chơi trò chơi “trao tín gậy” nhanh nhẹn, bình tĩnh, trao tín gậy cho bạn, hào hứng nhiệt tình, chơi đúng luật. II. địa điểm và phương tiện: GV : Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, 4 tín gậy, kẻ sân chơi trò chơi. III. các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Mở đầu ( 8 phút ) Hs tập hợp 2 hàng dọc. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. HS khởi động xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông. Cả lớp đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài . Kiểm tra bài cũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái : Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ : (15 phút) Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - GV điều khiển cả lớp tập 1-2 lần Chia 4 tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển tập 3-4 lần , GV quan sát, nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. hợp lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ 1-2 lần Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 2-3 lần để củng cố. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Trao tín gậy” : (7') - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. - Cho cả lớp cùng chơi theo tổ, thi đua giữa các tổ`. GV quan sát, nhận xét, biểu dương. Hoạt động 4: Kết thúc (5') - HS thực hiện một số động tác thả lỏng. Cho HS đứng tại chỗ hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. thể dục : (bài 13) đội hình, đội ngũ. Trò chơi: " trao tín gậy " I. mục tiêu: Giúp HS : - Ôn tập để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. HS tập hợp hàng nhanh, trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái đúng kĩ thuật, tới vị trí bẻ góc không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Chơi trò chơi “trao tín gậy” nhanh nhẹn, bình tĩnh, trao tín gậy cho bạn. II. địa điểm và phương tiện: GV :chuẩn bị sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, 4 tín gậy, kẻ sân chơi trò chơi. III. các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Mở đầu ( 8 phút ) Hs tập hợp 2 hàng dọc. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. HS khởi động chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100 – 200 m rồi đi thường hít thở sâu, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông. Chơi trò chơi “chim bay, cò bay” . Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ : 15 phút *Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - GV điều khiển cả lớp tập. Chia 4 tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển tập 4, GV quan sát, nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. Tập hợp lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét., biểu dương thi đua giữa các tổ 1-2 lần. Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập . Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Trao tín gậy” : 7 phút - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. - Cho cả lớp cùng chơi theo tổ, thi đua giữa các tổ`. GV quan sát, nhận xét, biểu dương. Hoạt động 4: Kết thúc : 5 phút - HS thực hiện một số động tác thả lỏng. Cho HS đứng tại chỗ hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học . Toán : luyện tập chung I - mục tiêu : Giúp HS : - Củng cố kỹ năng so sánh phân số, thực hiện phép tính với phân số và làm bài toán có lời văn liên quan đến phân số, số TBC. II- đồ dùng dạy học : HS: VBT toán 5 trang 12- 13 . III - các hoạt động dạy học : HĐ1 (1 phút ) GTB : GV nêu mục tiêu bài học . HĐ2 (37 phút)Làm bài tập Bài 1: ( trang 42, ) Củng cố mối quan hệ 1 và 1/10 ..... -HS tự làm bài .yêu cầu các " Đôi bạn cùng tiến "HĐ giúp nhau trong học tập . GV theo dõi nhắc chung. - 3 HS nốitiếp nhau nêu kết quả, giải thích cách làm . Tổ chức nhận xét, GV chốt kết quả . Bài 2 : Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính. - HS tự làm bài cá nhân, 4HS lên bảng chữa bài (Kh- khích HS yếu lên bảng ). Tổ chức chức nhận xét, yêu cầu HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết . GV kết luận . Bài 3 : Củng cố giải toán về tìm số trung bình cộng - HS thảo luận nhóm đôi - nêu cách làm - làm bài vào vở .Tổ chức chữa bài. GV kết hợp chấm 1 số bài . Đáp án : ( 3/ 10+ 1/5 ):2 = 1/4( công việc) Bài 4 : Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ - HS tự làm bài . GV giúp đỡ HS yếu . 1 HS lên bảng chữa bài Tổ chức nhận xét kết luận . Đáp số :a) 28 000 đồng b) 5 lít . Củng cố dặn dò (2 phút) Củng cố mục tiêu từng bài tập . 1HS điểm lại nội dung ôn tập. GV nhận xét chung. Dặn HS hoàn thiện bài tập, chuẩn bị bài sau. Thực hành tiếng việt (LTVC) Từ nhiều nghĩa I- mục tiêu : Giúp HS : -Hoàn thành các bài tập trang 41,42 (VBTTV) nhầm củng cố khái niệm từ nhiều nghĩa. II- đồ dùng dạy học : HS: Vở BTTV III. Các hoạt động dạy học : HĐ1 : (1phút ) GTB : GV nêu mục tiêu bài học HĐ2 ( 11 phút ) Làm bài tập phần nhận xét. MT: HS hoàn thiện bài tập 1, 2, 3 và ghi nhớ khái niệm về từ nhiều nghĩa, phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ . - HS làm nhanh bài tập1, 1 HS nêu đáp án. Tổ chức nhận xét, kết luận . Bài 2 : HS nêu miệng đáp án và ghi nhanh vào vở . Bài 3: làm tương tự bài 2 HĐ3 (25 phút ) Làm bài tập phần luyện tập -1,2 HS nhắc lại nghĩa gốc, nnghĩa chuyển của từ . Bài 1 : Luyện phát hiện từ "may" nghĩa gốc , từ "may" nghiã chuyển . - HS tự làm bài, đổi chéo vở kiểm tra cho nhau theo đáp án (do 1 HS gạch ) . -1 HS nhắc lại mối quan hệ giữa các từ nhiều gnhĩa . Bài 2 : Lấy VD về sự chuyển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể người :lưỡi, miệng, cổ ,tay, lưng. ( chân) - HS tự làm bài (HS khá giỏi tìm mỗi loại > 5 từ ). - HS thi nhau đọc đáp án .Tổ chức nhận xét tìm hiểu một số từ hoặc sửa sai (nếu cần ). Củng cố dặn dò (3phút) : Củng cố khái niệm từ nhiều nghĩa. -Vài HS nhắc lại. GV nhận xét giờ học . Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau. Thực hành Toán : Khái niệm số thập phân (tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: -Đọc, viết các số thập phân (ở các dạng đơn giản thường gặp). - Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân. II. Đồ dùng dạy học - HS: Vở bài tập toán 5 tập 1 III. Các hoạt động dạy học : HĐ1 (1' )GTB: GV giới thiệu và ghi tựa đề HĐ2 (35'): Thực hành (VBT) Bài 1: Luyện đọc số thập phân. - HS nối tiếp nhau đọc các số ở bài tập 1 . GV ghi bảng, gọi HS lên bảng chỉ rõ cấu tạo từng số .(đọc phần nguyên/dấu phẩy/phần thập phân). *KH- khích HS yếu đọc . Bài 2: Luyện viết hỗn số thành số thập phân. - HS tự làm bài , 3 HS lên bảng chữa bài Bài 3 : - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài , ( Củng cố MQHệ chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân với chữ số ở phần thập phân ) Củng cố dặn dò(4 phút) Củng cố cấu tạo số thập phân -1, 2 HS nhắc lại. - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau Thực hành TV: luyện tập tả cảnh I- mục tiêu : Giúp HS : - Rèn kỹ năng viết đoạn văn miêu tả. - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh biển buổi sáng . II- đồ dùng dạy học : -GV : một số tranh ảnh về cảnh biển buổi sáng . III- các hoạt Động dạy học : HĐ1 (1phút) GTB : GV nêu mục tiêu bài học . HĐ2 (10phút) Nhận xét ghi nhớ . MT: HS nêu được những nhận xét đáng ghi nhớ khi làm bài văn tả cảnh : - Chọn thời điểm quan sát cụ thể . - Lựa chọn, tả những chi tiết, đặc điểm nổi bật của cảnh - Dùng biện pháp liên tưởng linh hoạt khi miêu tả . HS nối tiếp nhau đọc các đoạn văn tả cảnh biển, cảnh kênh mặt trời SGK ( trang 62) và nêu những chi tiết nổi bật được tả trong mỗi đoạn văn. GV vấn đáp - HS trả lời và định hướng khắc sâu lưu ý khi làm văn tả cảnh. HĐ3 (15 phút) Thực hành viết đoạn văn tả cảnh MT: HS viết được đoạn văn miêu tả cảnh biển buổi sáng . - GV treo một số tranh vẽ cảnh biển . HS quan sát nêu ý kiến về nội dung, màu sắc, hình ảnh trong mỗi tranh (hình thức tả lại quang cảnh trong tranh ) - yêu cầu HS lưu ý trọng tâm 1 tranh " Cảnh biển buổi sáng "và viết đoạn văn tả cảnh biển . - HS thực hành viết- GV theo dõi nhắc nhở . HĐ4 (12’) Trình bày đoạn văn - rút kinh nghiệm : -Lần lượt gọi HS trình bày. Tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm : Cách chọn hình ảnh, cách liên tưởng... Củng cố dặn dò(2phút) Củng cố ghi nhớ . Vài HS nêu. GVnhận xét . Thực hành luyện viết : bàn tay mẹ I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Viết đúng, trình bày đúng, đẹp bài luyện viết : Bàn tay mẹ - Trình bày đúng theo hai kiểu : chữ nghiêng. II/ Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ để ghi bài luyện viết. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : HĐ1 (1’) Giới thiệu bài . HĐ2(5’) Tìm hiểu nội dung bài luyện viết - 1 HS đọc toàn bài luyện viết . - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết. -HS viết hoa vào bảng con các con chữ viết hoa :B, T , H - 1 số HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. Tổ chức nhận xét. HĐ3(7’) Hướng dẫn HS viết chữ viết hoa đầu câu : Bình,Tay, Bàn ,Hai 2-3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. GV nhận xét. HĐ4 (25’) Luyện viết bài vào vở - HS viết bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn. - Chấm chữa 10 bài; nhận xét chung bài viết. Hoạt động nối tiếp (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS viết chưa đẹp về nhà viết lại. Tuần 7 Thứ 2 ngày 30 tháng 9 năm 2013 toán ( tiết 31) luyện tập chung I - mục tiêu : Giúp HS củng cố về: Mối quan hệ giữa 1 và1/ 10, 1/10 và 1/00 , 1/100 và 1/1000 Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. Giải toán liên quan đến số trung bình cộng. GD cho HS biết vận dụng trong thực tế. II. Đồ dùng dạy học III Các hoạt động dạy học HĐ1 (1 phút ) GTB : Để củng cố về mối quan hệ giữa hai số , tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số, giải toán liên qua đến số trung bình cộng, hôm nay chúng ta sẽ học bài Luyện tập chung. Cô mời cả lớp mở SGK trang 32. - GV ghi đầu bài. HĐ2 (35phút) Làm bài tập Bài 1 : Củng cố quan hệ giữa 1 và 1/10, 1/10 và 1/100 ; 1/100 và 1/1000 . - GV vấn đáp : Muốn biết số A gấp mấy lần số B ta làm thế nào ?( lấy số A chia cho số B) HS tự vận dụng làm bài tập 1 3 HS lên bảng chữa bài. Tổ chức nhận xét, củng cố cách làm . VD : a) 1: 1/10 = 1 x10/1 = 10 ( lần) Vậy 1 gấp 10 lần 1/10. ? Muốn biết số A gấp mấy lần số B ta làm thế nào ? ?( lấy số A chia cho số B) Bài 2 : Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính HS thảo luận nhóm đôi nêu thành phần của phép tính, cách tìm thành phần chưa biết (2') HS tự làm bài – 2 HS làm vào bảng phụ, mỗi em làm 2 phép tính .Gv theo dõi giúp HS yếu, kém. . - HS trình bày kết quả. Tổ chức nhận xét, HS đàm thoại nêu thành phần đã biết , thành phần phải tìm, cách tìm thành phàn chưa biết, HS yếu nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. Kết quả : A 1/10 b)24/35 c) 3/5 D) x = 2 Bài 3 : Rèn kỹ năng giải toán có liên quan đến trung bình cộng HS đọc hiểu đề, GV hỏi – 2 HS nêu tóm tắt bài toán GV xuất hiện tóm tắt. HS tự làm bài, 2 HS đại diện 2 nhóm trình bày ở bảng phụ theo 2 cách lên bảng chữa bài .(kh- khích HS khá giỏi giải bằng cách làm gộp ). Tổ chức lớp nhận xét, kết luận. Gọi 2 HS nhắc lại cách tìm số TBC . Đáp số : 1/6 bể Củng cố dặn dò (4 phút) :Muốn biết số A gấp mấy lần số B ta làm thế nào ?( lấy số A chia cho số B) cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, tìm số TBC ? Muốn tìm số TB cộng của nhiều số ta làm thế nào ? . - GV vấn đáp - HS nhắc lại . - GV nhận xét tiết học. Tập đọc Những người bạn tốt I - Mục tiêu : Giúp HS : 1.Bước đầu biết đọc diễn cảm được bài văn . 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người. II- Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học HĐ 1( 5 phút ) KTBC: Kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. - 1 HS thực hiện. Tổ chức lớp nhận xét, ghi điểm . HĐ2 (1 phút ) Giới thiệu bài : GV cho HS quan sát tranh chủ đề, nêu nội chủ đề, GT bài . HĐ3( 32 phút ) : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc : MT: HS đọc lưu loát toàn bài, phát âm đúng các từ, tiếng phiên âm và tiếng khó đọc . - GV ghi bảng 2 từ phiên âm - 3-5 HS đọc . - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn ( 2 lượt ) Đoạn 1: đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm. Đoạn 2: giọng sảng khoái, thán phục cá heo. -1 HS đọc chú giải . HS luyện đọc theo cặp .1 HS khá đọc lại bài. - GV đọc mẫu toàn bài . B) Tìm hiểu bài : MT : HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài. - HS đọc thầm đoạn 1 và cho biết : - Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông). HS khác nhắc lại . ý1: An-ri-ôn gặp nạn. - HS đọc đoạn 2 . GV vấn đáp câu hỏi 2 - HS trả lời. - Điều kỳ lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? - Hs trả lời. Tổ chức nhận xét, kết luận . ý2: Sự thông minh và tình cảm của cá heo với con người. - Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? - HS thảo luận nhóm đôi, nêu ý kiến. Tổ chức nhận xét . GV kết luận . ý3: A-ri-ôn được trả tự do. - Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? ý4: Tình cảm của con người với loài cá heo thông minh. - GV vấn đáp - HS nêu ý nghĩa của truyện (như phần mục tiêu hiểu ) - Câu hỏi bổ sung: Ngoài câu chuyện trên, em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? - HS kể những điều em đã được đọc, được nghe kể, được tận mắt chứng kiến về loài cá heo. b)Hướng dẫn HS đọc diễn cảm MT : HS đọc diễn cảm đoạn 2 với với giọng sảng khoái thán phục cá heo. Nhấn giọngTN: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, nhanh hơn. - GV nêu yêu cầu đọc diễn cảm .2 HS đọc nối tiếp lại 2 đoạn câu chuyện. - HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.Tổ chức nhận xét, ghi điểm . Củng cố dặn dò( 2 phút )Củng cố ý nghĩa bài học - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài " Tiếng đàn Ba la- lai ca trên sông Đà" đạo đức: Nhớ ơn tổ tiên(Tiết 1) I - Mục tiêu : Giúp HS biết ; -Biết được con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên . - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên - Biết những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên . II – Tài liệu và phương tiện III- Các hoạt động dạy – học HĐ1:( 5 phút) Kể 1 câu chuyện về nhân vật " Có chí thì nên " 1 HS kể. Tổ chức nhận xét, GV ghi điểm . HĐ2 (1 ' )GTB : GV nêu MT bài học. HĐ3 ( 12phút) Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ * Mục tiêu: Giúp HS biết được biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên. * Cách tiến hành 1. GV mời 1-2 HS đọc truyện Thăm mộ 2. Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau: - Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên? - Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên? - Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Tổ chức nhận xét. 3. GV kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể. HĐ4 (10phút )2: Làm bài tập 1, SGK. * Mục tiêu: Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. * Cách tiến hành: 1. HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. 2. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 3. GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc (a), (c), (d), (đ). HĐ5 (5 phút) Tự liên hệ * Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. * Cách tiến hành 1. GV yêu cầu HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được. 2. HS làm việc cá nhân. 3. HS trao đổi trong nhóm nhỏ 4. GV mời một số HS trình bày trớc lớp. 5. GV nhận xét, khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn. 6. GV mời một số HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK . Hoạt động6 (2phút) Củng cố ghi nhớ bài học . - 2, 3 HS đọc ghi nhớ SGK. GV nhận xét giờ học -Dặn các nhóm HS sưu tầm các tranh ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên. - Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. khoa học :(tiết 13) phòng bệnh sốt xuất huyết I - mục tiêu : Giúp HS : - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. đồ dùng dạy – học -Thông tin và hình trang 28,29 SGK III-Hoạt động dạy – học HĐ1 (5phút ) KTBC ? Tác nhân gây bệnh sốt rét? Cách phòng bệnh sốt rét ? 1 HS trả lời. Tổ chức nhận xét, ghi điểm . HĐ2 (1phút) : GTB GV nêu mục tiêu bài học . HĐ3 (10 phút): Thực hành làm bài tập trong SGK. Mục tiêu: -HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Cách tiến hành: -HS làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK. - GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân. Tổ chức nhận xét Đáp án: 1-b; 2-b; 3-a; 4-b; 5 –b. GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao? GV kết luận: HĐ4(20phút): Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu:: - Biết thực hiện cách cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK trả lời các câu hỏi - Chỉ nói về nội dung của từng hình. - Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. HS nối tiếp nhau trả lời. Tổ chức nhận xét. Bước 2: GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi trả câu hỏi: - Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết. Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy.? 1số đại diện trình bày kết quả . Tổ chức nhận xét. GV kết luận: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh , diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn , kể cả ban ngày . HĐ nối tiếp (4 phút ): Củng cố khắc sâu các nội dung bài học . 2 HS lần lượt đọc mục bạn cần biết . GV nhận xét giờ học . Dặn HS thực hành phòng tránh muỗi. Chuẩn bị bài Phòng bệnh viêm não. Thứ 3 ngày 9 tháng 10 năm 2012 Toán :(tiết 32) khái niệm số thập phân I- mục tiêu : Giúp HS : - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản). - Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản. II. Đồ dùng dạy học Các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp). Hình vẽ bài tập1, bảng phụ bài tập3. III. Các hoạt động dạy học HĐ 1:(1 phút) GTB : Gv nêu vấn đề" Loại số mới .." HĐ2(15 phút) Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân a. Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a để nhận ra, chẳng hạn: - Có 0m 1dm tức là có 1dm; viết lên bảng: 1dm = m. GV giới thiệu: 1dm hay m = 0,1m ; viết 0,1m lên bảng cùng hàng với m (nh SGK). Tương tự với 0,01m; 0,001m. - GV nêu hoặc giúp HS tự nêu: Các phân số thập phân , , (dùng thớc chỉ khoanh vào các phân số này ở trên bảng) đợc viết thành 0,1; 0,01; 0,001 (chỉ khoanh vào 0,1; 0,01; 0,001 ở trên bảng). GV vừa viết lên bảng vừa giới thiệu: 0,1 đọc là không phẩy một (gọi vài HS chỉ vào 0,1 và đọc). GV giúp HS tự nêu rồi viết lên bảng: 0,1 = . Giới thiệu tương tự với 0,01; 0,001. * Nhận biết 5 dm hay m ; m = 0,5 m HĐ3:(22’) Thực hành đọc, viết các số thập phân (dạng đã học) Bài 1: Luyện đọc các P.số thập phân và các số thập phân trên vạch của tia số. GV hướng dẫn HS đọc các số thập phân. Nhiều HS nối tiếp nhau đọc cácP. số và các số thập phân. Bài 2: Luyện cách viết PSTP và số thập phân. VD : 7 dm = m = 0, 7 m GV hướng dẫn HS hiểu bài mẫu - HS tự làm bài, 2 HS lần lượt chữa bài . Tổ chức nhận xét, ghi điểm . HS tự làm bài cá nhân .1 số em nối tiếp nhau lên bảng điền kết quả. Tổ chức nhận xét . Khi chữa bài, gọi HS viết rồi đọc phân số thập phân và số thập phân thích hợp ở từng hàng của bảng. HĐ 4 (2 phút) :Củng cố cách đọc số thập phân . Vài HS đọc số thập phân. - GV nhận xét giờ học. Luyện từ và câu Từ nhiều nghĩa I - Mục tiêu : Giúp HS : 1. nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ ) 2. Phân biệt được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1 mục III). Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.(BT2) II- Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ ghi ND bài tập 1,2 ( luyện tập ) III. Các hoạt động dạy - học HĐ1 ( 4 phút ): KTBC :Củng cố kỹ năng đặt câu để phân biệt nghĩa của một số cặp từ đồng âm. - HS nối tiếp nhau đặt câu .Tổ chức nhận xét, ghi điểm. HĐ2 (1phút)- Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu bài học HĐ3 . Làm bài tập phần nhận xét. ( 12 phút ) MT: HS hoàn thiện bài tập1, 2, 3 và ghi nhớ khái niệm về từ nhiều gnhĩa . Phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ. Bài tập 1: Giúp HS hiểu nghĩa gốc của từ :răng, tai, mũi -HS hoạt động cá nhân . -GV treo bảng phụ - 1HS làm trên bảng -HS khác NX .-GV chốt đúng : + Lời giải: tai - nghĩa a; răng - nghĩa b; mũi - nghĩa c - GV nhấn mạnh: các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ. Bài tập 2 : Giúp HS phân biệt nghĩa chuyển của từ . - HS thảo lận nhóm đôi trả lời. Tổ chức nhận xét. + Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật + Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được. + Tai của cái ấm không dùng để nghe được. -HS nhắc lại nghĩa khác nhau của 3 từ : răng , mũi , tai - GV chốt : những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai (BT1). Ta gọi đó là nghĩa chuyển. Bài tập 4 : Nêu sự giống nhau của nghĩa các từ ở bài tập 1 và bài tập 2 - HS thảo luận nhóm đôi, trình bày ý kiến . Tổ chức nhận xét . GV kết luận : Nghĩa của những từ đồng âm khác hẳn nhau (VD, treo cờ - chơi cờ tướng). Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ - vừa khác vừa giống nhau. Nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một nghĩa gốc, Tiếng Việt trở nên hết sức phong phú HĐ4. Phần ghi nhớ ( 3 phút ) HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK. HĐ5. Phần luyện tập ( 18 phút ) Bài tập 1: Luyện kỹ năng xác định nghĩa gốc ,nghĩa chuyển của từ: mắt ,chân, đầu trong câu văn . - HS làm việc độc lập. gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc, hai gạch dưới từ mang nghĩa chuyển. 3 HS lần lượt gạch trên bảng phụ. Tổ chức nhận xét, kết luận. Bài tập 2 : Lấy VD về sự chuyển nghĩa của từ :lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng. - HS làm việc theo nhóm. GV tổ chức cho các nhóm thi. HS nối tiếp nhau tìm từ , HS ghi vở các từ tìm được. - HS khá giỏi làm được toàn bọ BT2 mục III - Một số vd: + lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa lưỡi rìu + miệng: miệng bát, miệng hũ, miệng bình, miệng túi, miệng hố, miệng núi lử + cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay.. + tay: tay áo, tay ghế, tay quay, tay tre (một) tay bóng bàn (cừ khôi).. + lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê HĐ nối tiếp ( 2 phút ) Củng cố ghi nhớ về từ nhiều nghĩa . - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết thêm vào vở ví dụ về nghĩa chuyển của các từ lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng - BT 2, phần luyện tập. Dặn HS chuẩn bị bài sau . kể chuyện (tuần 7) cây cỏ nước nam (Mức độ tích hợp GDMT : Bộ phận) I - Mục tiêu: Giúp HS : 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào tranh minh hoạ trong SGK, kể lại từng đoạn và bước đầu kể toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu ý nghĩa chính của từng đoạn , hiểu ý nghĩa câu chuyện. - GD thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BV MT. II- Đồ dùng dạy - học - GV:Tranh minh hoạ truyện trong SGK - ảnh hoặc vật thật - những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1 (1’)GTB : GV nêu mục tiêu bài học . HĐ2 . Giáo viên kể chuyện ( 10 phút ) MT: HS nhớ nội dung truyện - GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. - GV kể lần 2, kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ. - Chú ý viết lên bảng tên một số cây thuốc quý (sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam) và giúp HS hiểu những từ ngữ khó được chú giải cuối truyện (trưởng tràng, dược sơn) HĐ3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ( 24 phút ) - Ba HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập. - Kể chuyện theo nhóm (2 - 3 em) - Thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Thi kể toàn bộ câu chuyện - Nội dung chính của t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA tuan 7da sua 2013.doc