ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Mức độ và y/c cần đạt về kĩ năng đọc như tiết 1
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
- HS khá giỏi nhận biết 1 số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tền từng bài tập đọc và học thuộc lòng
- Một vài tờ giấy khổ to, bút dạ để HShọc nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và hoc thuộc lòng (1/5 số HS trong lớp)
- GVtiếp tục kiểm tra HS các bài tập đọc và học thuộc lòng bài đã học.
3. Bài tập
16 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2017 - 2018 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai, ngày 26 tháng 12 năm 2016
Tập đọc: Tiết 35
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1 – tr.173)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo y/c BT 2. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo y/c BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17.
- Vở BT Tiếng VIệt 5 tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra đọc:
a) GVkiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 1/5 số học sinh.
- Gọi HSlên bốc thăm.
- GVnêu câu hỏi.
- GVnhận xét, đánh giá.
2. Luyện tập:
* Bài 2: - Hướng dẫn HSthảo luận.
- GVnhận xét, đánh giá.
- HSnêu nhiệm vụ kiểm tra.
- HSlên bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ chuẩn bị 2- 3 phút.
- HSlên trình bày nội dung mình đã bốc thăm.
- HStrả lời.
- HS đọc y/c bài 2. Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở BT, trình bày, nhận xét.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
2
3
4
5
Chuyện một khu vườn nhỏ
Mùa thảo quả
Hành trình của bầy ong
Người gác rừng tí hon
Trồng rừng ngập mặn.
Vân Long
Ma Văn Kháng
Nguyễn Đức Mậu
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Phan Nguyên Hồng
Văn
Văn
Thơ
Văn
Văn
* Bài 3: Hướng dẫn HS làm cá nhân.
- Nêu nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét của em.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
- HStrình bày cá nhân.
- HSnêu nhận xét về bạn nhỏ (trong truyện Người gác rừng tí hon)
- Lớp quan sát nhận xét.
Toán: Tiết 86
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC (tr.87)
I. Mục tiêu:
- HSnắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 hình tam giác bằng nhau, kéo, giấy bìa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra :
- Hãy nêu các yếu tố của hình tam giác.
- Nhận xét .
B. Hoạt động dạy học:
1. Cắt hình tam giác:
- Hướng dẫn HS cắt hình tam giác.
- Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
- Vẽ đường cao lên hình tam giác đó.
- Cắt theo đường cao, được 2 mảnh tam giác 1 và 2.
2. Ghép thành hình chữ nhật.
- GV hướng dẫn HS ghép 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ đường cao EH.
* So sánh các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- GV nhận xét.
* Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích tam giác.
- Tính diện tich hình chữ nhật ABCD.
- Diện tích tam giác EDC = ?
3. Thực hành
* Bài 1: Hướng dẫn HSlàm cá nhân.
- GVnhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?
- HSnêu
- HS thực hành cắt theo hướng dẫn của giáo viên.
- Trong hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài đáy DC của tam giác EDC.
- Chiều rộng hình chữ nhật AD bằng chiều cao EH của tam giác EDC
- Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích tam giác EDC.
SABCD = DC x AD = DC x EH
g
- Quy tắc, công thức:
hoặc S = a x h : 2
S: là diện tích; a: độ dài đáy; h: chiều cao.
- Đọc, nêu y/c BT.
- HSlàm cá nhân, chữa bài.
a) Diện tích hình tam giác là:
8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
b) Diện tích hình tam giác là:
2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
Đáp số: a) 24 cm2
b) 1,38 dm2
...............................................
Đạo đức:
TuÇn 18: Thùc hµnh cuèi k× I
....................................................
Chính tả: Tiết 17
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 2 – tr.173)
I. Mục tiêu:
- Mức độ y/c về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người” theo y/c BT2
- Biết trình bày cảm nhận về cái hay của 1 số câu thơ theo y/c của BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/5 số HS trong lớp):
* GVcho HS ôn luyện tập và học thuộc lòng.
2. Lập bảng thống kê : các bài tập đọc trong chủ điểm “vì hạnh phúc con người”.
- HS nêu tên bài, tên tác giả và thể loại.
TT
Tên bài
Tên tác giả
Thể loại
1
2
3
4
5
6
Chuỗi ngọc lam
Hạt gạo làng ta
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Về ngôi nhà đang xây.
Thầy thuốc như mẹ hiền
Thầy cóng đi bệnh viện
Phun- tơn O- Xlơ
Trần Đăng Khoa
Hà Đình Cẩn
Đồng Xuân Lan
Trần Phương Hạnh
Nguyễn Lăng
Văn
Thơ
Văn
Thơ
Văn
Văn
* Bài 3:
Trong 2 bài thơ đã học ở chủ điểm :
“Vì hạnh phúc con người”, em thích những câu thơ nào nhất?
- GVnhận xét bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Ôn tập các bài tập đọc.
+ Bài thơ: “Hạt gạo làng ta”
- HSt ự tìm câu thơ hay nhất rồi trình bày cái hay của câu thơ ấy.
+ Bài thơ: Về ngôi nhà đang xây
- HS tự tìm câu thơ hay nhất rồi trình bày cái hay của câu thơ ấy.
..
Thứ ba, ngày 27 tháng 12 năm 2016
Toán: Tiết 87
LUYỆN TẬP (Tr.88)
I. Mục tiêu: Biết:
- Tính diện tích hình tam giác.
- Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài 2 cạnh góc vuông.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?
- Tính diện tích hình tam giác biết cạnh đáy 24 cm, chiều cao 16 cm.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
1. GT bài : Nêu nội dung, y/cầu tiết học.
2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi 2 HSlên bảng làm.
- Nhận xét.
* Bài 2:
- Hướng dẫn HSquan sát hình tam giác vuông chỉ ra đáy và đường cao tương ứng.
* Bài 3:
- Hướng dẫn HS quan sát tam giác vuông:
+ Gọi độ dài BC là độ dài đáy thì độ dài AB là chiều cao tương ứng.
+ Diện tích tam giác ABC bằng độ dài đáy x chiều cao rồi chia 2.
- Gọi 2 HSlên bảng làm.
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tich tam giác vuông.
- Nêu quy tắc, công thức
- Tính : Đáp số : 192 cm
- Đọc yêu cầu bài.
- 2 HS làm trờn bảng, cả lớp làm vào vở, chữa bài
a) 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)
b) 16 dm = 1,6 m
1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
- Nêu y/c BT
- Hình tam giác ABC có AC là đáy thì BA là đường cao tương ứng với đáy AC
SABC = AC x BA : 2
- Hình tam giác DEG có DG là đáy thì ED là đường cao tương ứng với đáy DG
S tam giác DEG = DG x ED : 2
Nhận xét: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông, ta lấy tích độ dài 2 cạnh góc vuông chia cho 2.
- Quan sát và chỉ ra đáy và chiều cao của mỗi tam giác.
- Nêu cách tính diện tích của mỗi tam giác.
- Làm bài vào vở, chữa bài.
a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
b) Diện tích hình tam giác vuông DEG là:
5 x 3 : 2 = 7,6 (cm2)
Đáp số: a) 6 cm2
b) 7,5 cm2
..................................
Luyện từ và câu: Tiết 35
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Mức độ và y/c cần đạt về kĩ năng đọc như tiết 1
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
- HS khá giỏi nhận biết 1 số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tền từng bài tập đọc và học thuộc lòng
- Một vài tờ giấy khổ to, bút dạ để HShọc nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và hoc thuộc lòng (1/5 số HS trong lớp)
- GVtiếp tục kiểm tra HS các bài tập đọc và học thuộc lòng bài đã học.
3. Bài tập
* Bài 2:
- GVgiải thích rõ thêm các từ sinh quyển, thủy quyển, khí quyển.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HSlàm việc theo nhóm đôi : trao đổi, làm bài vào vở bài tập.
- 2 nhóm làm vào bảng phụ.
- Đại diện nhãm tr×nh bµy kÕt qu¶.
- Nhãm kh¸c nhËn xÐt.
Tæng kÕt vèn tõ vÒ m«i trêng
Sinh quyÓn
(m«i trêng ®éng, thùc vËt)
Thuû quyÓn
(M«i trêng níc)
KhÝ quyÓn
(m«i trêng không khÝ)
Các sự vật trong môi trường.
Rừng, con người, thú (hổ, báo, cáo,...) chim (cò, vạc, bồ nông, sấu ...) cây ăn quả, cây rau, cỏ,...
Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, rạch, mương, ngòi,
Bầu trời, vũ trụ , mây, không khí, ánh sáng, khí hậu,
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương. Bảo vệ động vật,
Giữ sạch nguồn nước, xây dung nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp.
Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải chống ô nhiễm bầu k khí
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Kể chuyện: Tiết 18
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4 – tr.174)
I. Mục tiêu:
- Mức độ và y/c cần đạt về kĩ năng đọc như tiết 1
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ ta- sken
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu, nội dung tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng : (1/5 số học sinhh lớp)
3. Hướng dẫn HSnghe- viết bài: Chợ Ta- sken.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần viết.
- Nhắc HSchú ý cách viết tên riềng (Ta- sken)
- Y/c HS viết từ khó.
- GVđọc chậm cho HS viết bài
4. Nhận xét đánh giá:
- Nhận xét 1/3 số bài của HS.
- Ghi nhớ các bài học thuộc lòng đã học.
- HS bốc thăm, chuẩn bị bài, đọc bài
- 1 HSđọc, cả lớp đọc thầm.
- nẹp thêu, xung xính, chờn vờn, ve vẩy,....
- HSviết, soát bài.
.
Tập làm văn:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5 – tr.175)
I. Mục tiêu:
- Viết được lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ ba phần, đủ nội dung cần thiết.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những hành động bảo vệ môi trường.
- Nêu các phần của một bức thư.
B. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- GVchép đề bài lên bảng:
Đề bài: Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I
b. Viết thư.
- GVgạch chân từ trọng tâm.
* Lưu ý: - Cần viết chân thực kể đúng những thành tích và cố gắng của mình trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.
- Viết đúng theo cấu tạo một bức thư.
- GVnhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài luyện từ và câu.
- HSđọc đề bài, phân tích yêu cầu của đề.
- Vài HSđọc gợi ý trong sgk.
- HSviết thư.
- HSđọc nối tiếp nhau lá thư đã viết.
- Lớp nhận xét và bình chọn bài hay nhất.
.
Hoạt động NGLL:
EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN
I. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Trần Quốc Toản
- Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức tác phong tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể.
- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ ra sức phấn đấu rèn luyện , học tập để trở thành đội viên, đoàn viên , công dân tốt cho xã hội
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
III. Tài liệu phương tiện
- Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực hiện phong trào trần quốc toản từ khi ra đời đến nay.
- Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được của chi đội và liên đội nhà trường, của cá nhân học sinh trong thực hiện phong trào Trần Quốc Toản.
- Âm thanh, loa đài.
IV. Các bước tiến hành.
1) Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV: Phối hợp với chi đoàn , liên đội nhà trường, GV Tổng phụ trách và chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động như chăm sóc công trình măng non chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng
- Thành lập ban tổ chức thực hiện phong trào Trần Quốc Toản gồm: GV chủ nhiệm lớp, Đại diện hội cha mẹ HS, Ban chỉ huy chi đội, Tổ trưởng các tổ ;
- Ban tổ chức tiến hành họp và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- HD học sinh thu thập tư liệu tranh ảnh, bài viết về các hoạt động của phong trào Trần Quốc Toản do chi đội mình phụ trách .
* Đối với HS
- Tham gia tích cực vào phong trào em làm công tác Trần Quốc Toản do chi đội phát động.
- Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về hoạt động của phong trào theo sự hướng dẫn của ban tổ chức.
2) Bước 2: Tổ chức thực hiện
* Phát động phong trào: Buổi sáng phát động phong trào Trần Quốc Toản nên được tổ chức trong lớp học (chi đội), sân trường (liên đội)
+ Ổn định tổ chức tạo không khí cho buổi phát động phong trào bằng một bài hát.
+ Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Trần Quốc Toản.
* Tiến hành hoạt động:
Thăm nghĩa trang liệt sĩ (hoạt động này diễn ra ngay sau khi nghe nói chuyện về hoàn cảnh ra đời của phong trào Trần Quốc Toản)
- Hướng dẫn các em thăm nghĩa trang liệt sĩ .
- Tại nghĩa trang liệt sĩ hướng dẫn các em xếp hàng trước đài tưởng niệm.
- Đại diện HS lên đặt hoa trên tượng đài, tất cả dành một phút tưởng niệm.
- HS chia nhóm thăm các khu vực của nghĩa trang.
- Làm cỏ, dọn vệ sinh trồng hoa cây cảnh xung quanh các mộ liệt sĩ.
3) Bước 3: Tổng kết đánh giá hoạt động
- Sau các hoạt động này, ban tổ chức tiến hành tổng kết đánh giá, tuyên dương các em tích cực tham gia hoạt động.
- Nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể.
Thứ tư, ngày 28 tháng 12 năm 2016
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Tập đọc:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6 – tr.176)
I. Mục tiêu:
- Mức độ và y/c cần đạt về kĩ năng đọc như tiết 1
- Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi của BT2.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Giới thiệu bài:
B. Kiểm tra tập đọc và hoc thuộc lòng
( số HScòn lại chưa kiểm tra)
* Bài 1:
- GVtiếp tục kiểm tra HScác bài tập đọc và học thuộc lòng bài đã học.
* Bài 2:
- GVgiải đáp:
a) Từ: biên giới.
b) Từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c) Đại từ xưng hô: em, ta.
C. Củng cố - dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét giờ học.
- Bốc thăm, chuẩn bị bài, đọc bài.
HSđọc yêu cầu bài 2.
- HSlàm việc theo nhóm đôi, làm bài vào vở bài tập.
- HS lần lượt trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét.
.
Toán: Tiết 88
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 89)
I. Mục tiêu: Biết:
- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Cá nhân, lớp, nhóm
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
B. Luyện tập:
- Phần 1: Hãy khoanh vào trước những câu trả lời đúng.
* Bài 1: Cho học sinh tự làm.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời miệng.
* Bài 2: Cho học sinh tự làm
* Bài 3: Giáo viên cho học sinh tự làm
Phần 2:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa và nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
* Bài 2:
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
- Nhận xét giờ học.
- Nêu
- Học sinh làm bài rồi chữa có thể trình bày miệng chữ số 3 trong số thập phân 72, 364 có giá trị là: B
- Học sinh làm bài rồi trả lời miệng.
Tỉ số % của cá chép và cá trong bể là:
C 80%
- Học sinh làm bài rồi trả lời miệng 2800g bằng: C. 2,8 kg
- 4 nhóm làm bảng nhóm
- Học sinh tự đặt tính rồi tính kết quả.
a) b)
Học sinh làm bài rồi chữa.
a) 8 m 5 dm = 8,5 m
b) 8 m2 5 dm2 = 8,05 m2
- HS nêu
Luyện từ và câu: Tiết 36
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 7)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra Đọc - Hiểu, Luyện từ và câu (HS tự đọc thầm bài văn SGK (tr 177) chọn câu trả lời đúng và vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 1)
II. Hoạt động dạy – học:
1. Nêu yêu cầu kiểm tra:
- HS tự đọc bài văn, trả lời các câu hỏi (phần B: gồm 10 câu hỏi)
2. Học sinh làm bài:
3. Nhận xét – chữa bài.
- Đáp án:
+ Câu 1: Ý b (Những cánh buồm)
+ Câu 2: Ý a (Nước sông đầy ắp)
+ Câu 3: Ý c (Màu áo của những người thân trong gia đỡnh)
+ Câu 4: Ý c (Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm...)
+ Câu 5: Ý b (Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ)
+ Câu 6: Ý b (Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay)
+ Câu 7: Ý b ( Hai từ. Đó là: lớn, khổng lồ).
+ Câu 8: Ý a (Một cặp. Đó là: ngược / xuôi)
+ Câu 9: Ý c (Đó là hai từ đồng âm)
+ Câu 10: Ý c (Ba quan hệ từ. Đó là: còn, thì, như)
4. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Ôn tập các kiển thức đó học.
..
Thứ năm, ngày 29 tháng 12 năm 2016
Toán:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
(Kiểm tra theo đề chung của trường)
..............................................
Tập làm văn: Tiết 36
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ
( Đề kiểm tra theo đề chung của trường )
.........................................................
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
B.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV tổ chức chữa bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong các câu sau:
a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.
b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.
c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.
Bài tập 2: Các từ được gạch chân trong các câu sau, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng nghĩa, từ nào là từ đồng âm?
a) Trời trong gió mát.
Buồm căng trong gió.
b) Bố đang đọc báo.
Hai cha con đi xem phim.
c) Con bò đang kéo xe.
Em bé bò dưới sân.
Bài tập 3: Gạch chân các động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa lao xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.
b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.
c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.
Lời giải:
a)Từ “trong” là từ đồng âm.
b) Từ “cha”, “bố” là từ đồng nghĩa.
c) Từ “bò” là từ nhiều nghĩa.
Lời giải:
Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào
ĐT ĐT ĐT
bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai
ĐT
run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt,
TT ĐT TT
ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống
TT ĐT ĐT ĐT
sầm sập, giọt ngã, giọt bay.
TT ĐT ĐT
- HS lắng nghe và thực hiện.
..
Kĩ thuật : Tiết 18
THỨC ĂN NUÔI GÀ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: HS biết:
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà, tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra:
- Kể một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta?
- Kể một số giống gà được nuôi ở địa phương em?
- Nhận xét
B. Tìm hiểu bài:
1. Giới thiệu bài :
- Tìm hiểu về thức ăn nuôi gà.
2. Tìm hiểu nội dung:
* HĐ 1: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
- Chia nhóm, y/c : thảo luận, nêu tóm tắt tác dụng và cách sử dụng thức ăn
+ KL : Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Nên nuôi gà bằng thức ăn tổng hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ trứng nhiều.
* HĐ 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS.
?Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà ?
? Vì sao khi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp sẽ giúp gà khỏe mạnh, lớn nhanh và đẻ trứng to và nhiều ?
* Liên hệ:
? Kể tên và nêu tác dụng từng loại thức ăn nuôi gà ở gia đình, địa phương em?
- GD học sinh biết lựa chọn thức ăn nuôi gà cho gia đình.
C. Củng cố, dặn dò :
- Chuẩn bị bài tiết sau Nuôi dưỡng gà.
- Nhận xét tiết học.
- Lần lượt trả lời.
- Các nhóm thảo luận, nêu tóm tắt tác dụng và cách sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Đảm bảo cung câp đủ chất dinh dưỡng cho gà.
- Nối tiếp nhau kể.
.
Thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Toán : Tiết 90
HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
- Nhận biết hình thang vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
- Nêu các yếu tố của hình tam giác.
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?
B. Hoạt động dạy và học:
1. Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Vẽ hình “cái thang” SGK.
gđưa hình vẽ hình thang ABCD trên bảng có: - Cạnh đáy AB và CD
- Cạnh bên AD và BC
- Nhận dạng một số đặc điểm của hình thang
+ Hình thang có mấy cạnh?
+ Hai cạnh nào song song với nhau?
* Kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối xứng song song gọi là 2 đáy (đáy lớn DC, đáy bé AB): hai cạnh kia gọi là 2 cạnh bên (AD và BC )
- GT đường cao AH và chiều cao của hình thang (độ dài AH)
*GVkết luận
2. Thực hành
* Bài 1: GVYêu cầu HS quan sát từng hình - Báo cáo kết quả
- Yêu cầu HS giải thích vì sao hình đó là hình thang và hình đó không phải hình thang.
- GVchữa và kết luận:
* Bài 2:
- GVvẽ hình lên bảng.
-
- GVchữa bài.
- Vậy hình nào là hình thang? Vì sao?
* Bài 4:
- GVYêu cầu HS quan sát hình thang ABCD
+ Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông?
+ Cạnh nào vuông góc với hai đáy?
* Kết luận: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với 2 đáy gọi là hình thang vuông.
C. Củng cố:
- Hình như thế nào gọi là hình thang?
- Thế nào là hình thang vuông
- Lần lượt nêu
- HS quan sát g hình thang.
- HSquan sát và trả lời.
+ 4 cạnh
+ AB // DC g HStự nhận xét.
- HS trao đổi nhóm đôi, làm bài
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
+ Các hình thang là: H1, H2, H4, H5, H6. (vì có đầy đủ các yếu tố của hình thang)
+ Hình không phải hình thang là: H3 (Vì không có cặp cạnh đối diện song song với nhau).
* HSđọc yêu cầu bài.
- HStrao đổi nhóm đôi.
- Một vài nhóm chữa bài
- 2 HS lần lượt lên bảng chỉ vào từng hình và nêu:
+ Hình có 4 cạnh và 4 góc là : H1, H2, H3
+ Hình có 2 cặp cạnh đối diện song song: H1, H2.
+ Hình chỉ có một cặp cạnh đối diện song song: H3
+ Hình có 4 góc vuông: H1
- H3 là hình thang vì: có một cặp cạnh đối diện song song.
- Đọc y/c BT
- HSnhận xét đặc điểm hình thang vuông:
+ Hình thang ABCD có góc A và góc D là hai góc vuông.
+ Cạnh AD vuông góc với hai đáy AB và DC
Sinh hoạt lớp:
SINH HOẠT LỚP : TUẦN 18
I. Mục tiêu :
1. Sơ kết hoạt động tuần 18
- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần qua.
- Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
2. Triển khai kế hoạch tuần 19
III. Các hoạt động
* Nội dung sinh hoạt
Hoạt động 1: Sơ kết hoạt động tuần 18
1. Lớp trưởng báo cáo chung về tình hình hoạt động của lớp:
- Số học sinh nghỉ học (có phép, không phép trong tuần)
- Số học sinh đi học muộn, nghỉ học không phép
- Việc thực hiện nề nếp tác phong của lớp.
- Cờ thi đua của lớp trong tuần qua (cụ thể từng buổi học, số điểm trừ, lý do bị trừ điểm).
2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp:
- Nhận xét chung về tình hình học tập của lớp (ưu điểm, hạn chế)
3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình vệ sinh lớp học và sắp xếp xe đạp:
- Tình hình trực nhật của tổ trực nhật.
4. Các tổ trưởng báo cáo hoạt động cụ thể của tổ:
- Nêu cụ thể tên các bạn trong tổ vi phạm, hành vi vi phạm.
- Nêu cụ thể tên các bạn trong tổ đạt thành tích tốt, thành tích đạt được
5. Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- GV nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua; đánh giá tình hình hoạt động của từng tổ; xếp loại thi đua tổ.
- GV tuyên dương tổ xuất sắc, tuyên dương học sinh có thành tích xuất sắc.
- GV nhắc nhở tổ yếu kém và học sinh vi phạm nội qui của trường, của lớp.
Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần 19
- Thực hiện tốt nề nếp học tập.
- Học chương trình tuần 19
- Thực hiện nghiêm túc giờ truy bài
- Tham gia vệ sinh sạch sẽ lớp học, sân trường.
- Ôn tập để củng cố kiến thức.
- Luyện tập cho HS thi năng khiếu, điền kinh .
- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
IV. Dặn dò:
Ban cán sự lớp tiếp tục phát huy vai trò của mình để đôn đốc các bạn thực hiện tốt mọi nề nếp. Theo dõi thi đua của lớp.
Tất cả các thành viên phải có ý thức thực hiện tốt mọi nề nếp đã đề ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 18.docx