Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tuần 6

QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

I. Mục tiêu:

- HS biết và nhớ được ngày 5-6-1911 tại bến cảng Nhà Rồng TP HCM) với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Nguyễn Tất Thành (là Bác Hồ) ta đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước.

- GD các em kính yêu Bác Hồ.

* KNS: Phân tích đối chiếu, so sánh; ra quyết định; xác định giá trị; tự nhận thức; đảm nhận trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV:Tranh ảnh quê hương Bác,bến cảng Nhà Rồng, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bản đồ hành chính VN

 

docx25 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuốc lá, rượu bia? - Nghe, đọc tên bài. - Làm việc theo cặp - HS trao đổi - Lắng nghe - Làm việc cá nhân - Thực hành làm bài tập trang 24 SGK - Đáp án: 1-d ; 2-c ; 3-a ; 4-b - Nêu kết quả bài làm - Cử 3-4 em làm trọng tài - Một bạn làm quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trong mục “Trò chơi” trang 25 SGK. Các nhóm thảo luận nhanhvà viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ rồi đưa lên - HS trả lời 4 câu hỏi GV nêu - HS lắng nghe .. Ngày soạn : 30/09/2017 Ngày dạy : Thứ ba ngày 03 tháng 10 năm 2017 Tiết 1: Toán HÉC - TA I. Mục tiêu - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta, quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích ( trong mối quan hệ héc-ta) - Bài tập cần làm: 1a (2 dòng đầu); 1b (cột 1); 2. - GD tính cẩn thận khi chuyển đổi đơn vị héc-ta II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu tên các đơn vi đo diện tích đã học. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích: Héc - ta - Thông thường khi đo diện tích của 1 mảnh đất người ta thường dùng đơn vị đo là Héc - ta. 1 héc - ta bằng 1 héc - tô - mét vuông. Héc- ta kí hiệu là: ha. ( GV viết lên bảng) - GV cho HS đọc và viết đơn vị đo diện tích Héc -ta. 1ha bảng bao nhiêu mét vuông ? Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: - Y/c HS viết số thích hợp vào chỗ trống. - Y/c HS nêu cách đổi. - Nhận xét, chữa bài. Bài tập 2: - Y/c HS đọc đề toán. - Bài toán y/c các em làm gì ? - Y/c HS làm bài vảo vở. 1 HS làm trên bảng. - Nhận xét, chữa bài. Bài tập 3*: HD HS khá, giỏi. - Gọi HS đọc y/c bài toán. - Y/c HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích. - Nhận xét. Bài tập 4*: HD HS về nhà làm. - Y/c HS đọc bài toán và tóm tắt. - HD HS về nhà làm. 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - HS lên bảng. - Nghe - Nghe, đọc tên bài. - Ghi và đọc nhẩm. 1ha = 1hm2 = 10 000m2 - Hai HS lên bảng viết. - Lớp viết vào bảng con. a. 4ha = 40 000m2 20ha = 200 000m2 km2 = 75ha b. 60 000m2 = 6ha 800 000m2 = 80ha - Nhận xét bài làm trên bảng. - HS đọc đề toán. - Đổi 22200ha ra đơn vị km2. - HS làm bài vảo vở. 1 HS lên bảng làm. Bài giải Diện tích rừng Cúc Phương là: 22200 ha = 222 km2 - HS nêu đề toán - Hai HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. a. S b. Đ c. S - HS nêu đề toán - Theo dõi. Bài giải 12ha = 120000m2 Mảnh đất dùng để xây tòa nhà chính là: 120000 : 40 = 3000 (m2) Đáp số: 3000m2 - HS lắng nghe ----------------------------------------- Tiết 2: Mỹ thuật (GV chuyên soạn và dạy) .. Tiết 3: Chính tả (Nhớ - viết) Ê - MI - LI, CON I. Mục tiêu: - Nhớ, viết đúng, trình bày đúng khổ thơ 2; 3 của bài Ê-mi-li, con - Nhận biết được các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ, nắm được quy tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ ở BT2. - Tìm được tiếng chứa ưa/ươ thích hợp trong 2;3 câu tục ngữ, thành ngữ trong BT3. - HS khá, giỏi làm đầy đủ được BT3; hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên viết lại những từ đã viết sai ở tiết chính tả trước. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *). Hướng dẫn HS viết bài - Gọi HS đọc y/c BT. - Cho HS viết 1 số từ ngữ dễ viết sai: Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng lòa - Lưu ý HS cách trình bày các khổ thơ, những lỗi chính tả dễ mắc, vị trí các dấu câu. - Y/c HS nhẩm thuộc 2 khổ thơ 2 và 3. - Y/c HS nhớ - viết bài. - Chấm 1 số bài. - Nhận xét. c. Thực hành. Bài tập 2: - Gọi HS đọc y/c của bài tập. + Y/c HS đọc 2 khổ thơ. + Tìm tiếng có chứa ưa/ươ trong 2 khổ thơ đó. + Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng đã tìm. - Y/c HS thảo luận nhóm 2, làm bài và trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt kết quả. Bài tập 3: - Gọi HS đọc y/c BT3. - HD HS làm bài: HS tìm tiếng có chứa ưa/ươ để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sao cho đúng. - Y/c HS làm bài. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chữa bài. - Y/c HS về nhà HTL và viết lại vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ vừa học. 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - Thực hiện y/c. - Nghe, đọc tên bài. - Thực hiện y/c. - Một HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. - HS nhẩm thuộc lòng 2 khổ thơ theo y/c. - Viết bài. - Tự soát bài. - HS đọc y/c BT. - Thực hiện y/c. - Trình bày kết quả. + Những tiếng có chứa ưa: lưa thưa, mưa. + Những tiếng có chứa ươ: nước, tưởng - Trong các tiếng lưa thưa, mưa: không có âm cuối nên dấu thanh được đặt trên chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. - Trong các tiếng nước, tưởng: có âm cuối nên dấu thanh được đặt ở chữ thứ hai của nguyên âm đôi. - Thực hiện y/c. + Cầu được, ước thấy. + Năm nắng, mười mưa. + Nước chảy đá mòn. + Lửa thử vàng, gian nan thử sức. - Hs lăng nghe --------------------------------------------------- Tiết 4: Luyện từ - câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC I. Mục tiêu - Hiểu được nghĩa của từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo y/c của BT1; BT2. biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo y/c BT3. - Nội dung điều chỉnh: không làm bài tập 4. II. Đồ dùng dạy học - Từ điển HS. - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng nêu ví dụ về từ đồng âm. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Bài tập 1: - Gọi HS đọc y/c BT. - HD HS làm bài. - Y/c HS làm bài vào vở, 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Cho HS trình bày. - Nhận xét. Bài tập 2: - HD HS làm vào vở. - Nhận xét, chốt kết quả. Bài tập 3: - Gọi HS đọc y/c. HD mỗi em đặt 1 câu. - Cho HS làm bài và trình bày trước lớp. - Nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - Thực hiện y/c. - Lắng nghe - Nghe, đọc tên bài. - HS đọc y/c BT. - Thực hiện y/c. - Trình bày kết quả. a. Hữu có nghĩa là bạn bè - Hữu nghị: tình cảm thân thiết giữa các nước. - Chiến hữu: bạn chiến đấu. - Thân hữu: bạn bè thân thiết. - Hữu hảo: (như hữu nghị) - Bằng hữu: bạn bè. - Bạn hữu: bạn bè thân thiết. b. Hữu có nghĩa là có: - Hữu ích: có ích. - Hữu hiệu: có hiệu quả. - Hữu tình: có tình cảm, tình người... - Hữu dụng: có tác dụng. - Thực hiện y/c a. Hợp có nghĩa là gộp lại, tập hợp thành cái lớn hơn. - Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.. b. Hợp có nghĩa là đúng với y/c đòi hỏi nào đó. - Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp lí. - HS đọc, lớp lắng nghe. - Một số HS trình bày kết quả: VD: - Bác ấy là chiến hữu của bố tôi. - Loại thuốc này rất hữu hiệu. - Công việc này phù hợp với tôi. - Lớp nhận xét. - HS lắng nghe ----------------------------------------------------- Ngày soạn : 30/09/2017 Ngày dạy : Thứ tư ngày 04 tháng 10 năm 2017 Tiết 1: Tập đọc TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT I. Mục tiêu - Đọc đúng các tiếng phát âm nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách 1 bài học sâu sắc ( Trả lời các câu hỏi: 1;2;3) - Không nên hống hách với mọi người, vì đó là một thói xấu. * KNS: Tư duy phê phán; Tự nhận thức; Phân tích đối chiếu; Đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh về nhà văn Đức Si-le. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *). Luyện đọc - HS khá đọc bài. - Chia đoạn: 3 đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn. - Cho HS luyện đọc nhóm 3 - GV đọc mẫu. c. Tìm hiểu bài - Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu? - Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp? - Vì sao ông cụ người Pháp không đáp lời tên sĩ quan bằng tiếng Đức? - Nhà văn Đức Si-le được cụ già người Pháp đánh giá như thế nào? - GV nói thêm: Nhà văn quốc tế là nhà văn vĩ đại mà tác phẩm của nhà văn đó được toàn thế giới yêu thích - Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? - Em hiểu thái độ của ông cụ đối với phát xít Đức và người Đức như thế nào? - Nội dung bài: d. HD HS đọc diễn cảm - Treo bảng phụ viết sẵn đoan 3 để HD HS luyện đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu. HS tìm từ được nhấn giọng, cách ngắt nghỉ - Tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - Thực hiện y/c. - Nghe, đọc tên bài. - HS khá đọc bài. Lớp theo dõi SGK. - Gồm 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “ chào ngài” + Đoạn 2: tiếp theo đến “ điềm đạm trả lời” + Đoạn 3: còn lại. - Đọc nối tiếp lần 1 kết hợp tìm và đọc từ khó: Si-le, Pa-ri, Hít-le, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng - Đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Luyện đọc nhóm 3. 2 nhóm thi đọc. - Nhận xét. - Theo dõi. - Câu chuyện xảy ra trên 1 chuyến tàu. Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô to “ Hít-le muôn năm” - Vì cụ đã đáp lời hắn 1 cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp, mặc dù cụ biết tiếng Đức. - Vì cụ tế nhị bộc lộ thái độ bất bình với lời chào hống hách của hắn. - Cụ già đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế. - Ngụ ý: Si-le xem các người là kẻ cướp. các người không xứng đáng với Si-le. - Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le nhưng căm ghét tên phát xít Đức. - Ca ngợi cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách 1 bài học sâu sắc. - Theo dõi, tìm giọng đọc - Luyện đọc theo cặp. - Một vài nhóm thi đọc. - lớp nhận xét. - Hs lắng nghe -------------------------------------------- Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Vận dụng để chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. - BT cần làm: 1(a,b), 2,3. - GD tính cẩn thận khi chuyển đổi và trình bày bài toán II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra VBT của HS. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Bài 1: (a,b) GV hướng dẫn 1bài mẫu - Yêu cầu HS nêu cách đổi một số bài Bài 2: - Đổi đơn vị đo để 2 vế có cùng đơn vị đo rồi so sánh Bài 3: Các bước: - Tính diện tích căn phòng - Tính số tiền mua gỗ lát căn phòng đó 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - Hát - HS lên bảng - Nghe, đọc tên bài. - HS nêu yêu cầu BT rồi tự làm a. 5ha = 50 000 m2 2km2 = 2000 000 m2 b. 400dm2 = 4 m2 1500dm2 = 15m2 70 000 cm2 = 7 m2 - Một em lên bảng cả lớp làm vở - Chữa bài - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài - HS đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau * HS khá giỏi làm rồi chữa bài Bài giải: Diện tích căn phòng đó là: 6 × 4 = 24 (m2) Số tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng đó là: 280000 × 24 = 6 720 000 ( đồng) Đáp số: 6 720 000 đồng - HS lắng nghe ---------------------------------------------- Tiết 3: Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. Mục tiêu: - HS biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung. - HS biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. - Biết vận dụng bài học để viết đơn với nguyện vọng chính đáng. * KNS: - Ra quyết định ( làm đơn trình bày nguyện vọng). Thể hiện sự cảm thông( chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc da cam) II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về thảm họa mà chất độc da cam gây ra. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở một số HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Bài tập 1: - GV yêu cầu HS đọc, quan sát tranh ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của hội Chữ thập đỏ...và nêu câu hỏi ở SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người ? + Chúng ta phải làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam. Bài tập 2: - Gọi HS đọc y/c BT. - Đưa bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn, HD HS: + Phần quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy ? + Ta cần viết hoa những chữ nào ? - Lưu ý: ngày...tháng...năm viết đơn các em cần viết lùi sang bên phải trang giấy phía dưới tiêu ngữ nhớ cách 1 dong... + Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng, các em cần viết ngắn gọn, xúc tích... - GV HD HS dựa vào bài văn để xây dựng 1 lá đơn hoàn chỉnh. - Y/c HS làm vào phiếu đã viết sẵn mẫu đơn. - GV cùng cả lớp nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. 3 HS đem vở lên để GV kiểm tra - HS lên bảng - Nghe, đọc tên bài. - HS đọc bài “Thần Chết mang theo bảy sắc cầu vồng” trả lời lần lượt các câu hỏi + Hậu quả: phá hủy rừng, diệt chủng muông thú, xói mòn và khô cằn đất, gây ra những bệnh nguy hiểm: quái thai, dị tật bẩm sinh,... + Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, động viên lập quỹ, giúp đỡ các gia đình có người bị nhiễm chất độc màu da cam... - Đọc yêu cầu bài tập và những điểm cần chú ý về thể thức đơn + Ta thường viết giữa trang giấy. + Ta cần viết hoa các chữ: Cộng, Xã, Chủ, Việt Nam, Độc, Tự, Hạnh. - Cả lớp đọc thầm bài văn. - HS điền vào mẫu đơn theo đúng y/c của đơn. - Nối tiếp nhau đọc đơn. - HS lắng nghe ------------------------------------------------ Tiết 4: Lịch sử QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. Mục tiêu: - HS biết và nhớ được ngày 5-6-1911 tại bến cảng Nhà Rồng TP HCM) với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Nguyễn Tất Thành (là Bác Hồ) ta đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước. - GD các em kính yêu Bác Hồ. * KNS: Phân tích đối chiếu, so sánh; ra quyết định; xác định giá trị; tự nhận thức; đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - GV:Tranh ảnh quê hương Bác,bến cảng Nhà Rồng, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bản đồ hành chính VN III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào ? Ai là người lãnh đạo ? Với mục đích là gì ? - Vì sao phong trào Đông Du thất bại ? - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu quê hương gia đình Nguyễn Tất Thành - GV giới thiệu tranh ảnh quê hương Bác Hoạt động 2: Mục đích ra đi của Nguyễn Tất Thành - Y/c HS đọc SGK từ “ Anh khâm phụccũng bị thất bại” + Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì? + Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? Biểu hiện ra sao? + Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để kiếm sống và ra đi nước ngoài? - GV giới thiệu và cho HS xác định vị trí TPHCM. Ảnh bến cảng Nhà Rồng và con tàu đã chở Bác đi. - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? + Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử? * Vì sao Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài tìm con đường mới để cứu nước? 4. Củng cố, dặn dò: + Theo em, Bác Hồ là người như thế nào? + Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì nước ta sẽ như thế nào 5. Nhận xét tiết học. - HS trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét. - lắng nghe - Nghe, đọc tên bài. - Thảo luận nhóm đôi - HS tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ thân yêu - Thảo luận nhóm 4 - Các nhóm thảo luận tìm hiểu mục đích ra đi nước ngoài của Nguyễn Tất Thành + Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước. + Xem nước họ làm ăn như thế nào để trở về giúp đồng bào cứu nước, cứu dân. + Làm phụ bếp cho 1 chiếc tàu buôn của Pháp, sẵn sàng nhận làm bất cứ việc gì. - HS lên chỉ bản đồ TPHCM + Ngày 5/6/1911 tại Bến Nhà Rồng. + Vì nơi đây là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và lấy tên là Văn Ba. - Đại diện nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét bổ sung - HS trả lời * HS khá giỏi: Vì không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó. - Suy nghĩ và hành động vì dân, vì nước - Không được độc lập và chịu cảnh sống nô lệ - HS lắng nghe --------------------------------------- Ngày soạn : 30/09/2017 Ngày dạy : Thứ năm ngày 05 tháng 10 năm 2017 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Tính diện tích các hình đã học - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. BT 1,2 - bài tập cần làm: 1; 2. - GD tính cẩn thận khi chuyển đổi và trình bày bài toán. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập của HS. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Bài 1: - HD HS làm bài. - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 1 HS làm bảng phụ. Bài 2: - Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề bài rồi làm vào vở. - Chấm 1 số bài - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - Hát - Hs lên bảng - Nghe, đọc tên bài. - HS nêu đề và giải Bài giải Diện tích nền căn phòng là: 9 × 6 = 54(m2) 54 m2 = 540000 (cm2) Diện tích một viên gạch là: 30 × 30 = 900 (cm2) Số viên gạch dùng để lát nền là: 540000 : 900 = 600 (viên) Đáp số: 600 viên - Thực hiện y/c Bài giải Chiều rộng thửa ruộng đó là: 80 : 2 = 40 (cm) Diện tích thửa ruộng đó là: 80 × 40 = 3200 (cm2) 3200 cm2 gấp 100 m2 số lần là: 3200 : 100 = 32 ( lần) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là: 50 × 32 = 1600 (kg) 1600 kg = 16 tạ Đáp số: a. 3200 (cm2) b. 16 tạ - hs lắng nghe .. Tiết 2: Luyện từ - câu DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ ( Không dạy) Thay bằng bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu - Ôn tập về từ đồng âm. Nhận biết từ đồng âm qua các bài tập. - GD các em yêu thích môn học *KNS: Lắng nghe tích cực; Giao tiếp. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm ? Nêu 1 số ví dụ về từ đồng âm ? - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm sau: a. - Ấm nước chè tỏa nước nóng. Thơm như hương lúa đồng. - Chị lao công như sắt như đồng. b. Chín năm làm một Điện Biên - Sớm mẹ về thấy khoai đã chín. Bài tập 2: Tìm từ đồng âm trong các câu sau: Ăn bánh đa dưới gốc đa. Đá nhầm cục đá trầy da đau đầu. Đàn em nghe chị gảy đàn. Đã được ăn món bánh canh đã đời. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ đồng âm. - Y/c HS viết vào phiếu. - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - HS trả lời câu hỏi. - Lắng nghe - Nghe, đọc tên bài. a. - “Đồng” ở câu 1: cánh đồng. - “Đồng” ở câu 2: kim loại đồng. b. - “Chín” câu 1: số thứ tự chỉ thời gian. - “Chín” câu 2: trạng thái vật bị làm chín băng cách nấu nướng. Đa. Đá. Đàn Đã - HS viết bài vào phiếu. - Đọc bài, nhận xét - HS lắng nghe -------------------------------------------- Tiết 2: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA (Không dạy) Thay bằng bài: ÔN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu - Ôn tập kể chuyện: kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II. Chuẩn bị: - Một số câu chuyện ngoài SGK về đề tài ca ngợi hòa bình, chống lại chiến tranh. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 hs lên kể chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét,ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Đề bài: Kể lại 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Cho HS đọc yêu cầu đề bài, chú ý các từ quan trọng: ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - HS kể chuyên trong nhóm. - HS kể chuyện trước lớp. - Nhận xét - GV đọc cho HS nghe thêm một số câu chuyện ngoài SGK: Ngọn đuốc sống, Nguyễn Bá Ngọc, Chị Ray-Mông-Điêng lấy thân mình ngăn cản đoàn tàu chở vũ khí sang Việt Nam... 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - hát - Nghe, đọc tên bài. - Hs đọc yêu cầu bài. - HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, - HS kể chuyên trước lớp. - Nhận xét bạn kể. - HS lắng nghe. - HS phát biểu suy nghĩ của mình về nội dung, ý nghĩa từng câu chuyện - HS lắng nghe ---------------------------------------------- Tiết 4: Khoa học PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. Mục tiêu - HS biết và nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản: vệ sinh nhà ở và nơi ngủ không có muỗi, nằm ngủ phải buông màn * KNS: Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét. - Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa (nếu có) III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu tác hại của việc dùng thuốc không đúng liều? - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu hiệu, tác nhân và đường lây truyền bệnh sốt rét - Chia nhóm 3, giao nhiệm vụ + Nêu 1 số dấu hiệu chính bệnh sốt rét? + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? + Tác nhân gây bệnh sốt rét? + Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? - GV chốt kết luận Hoạt động 2: Cách phòng bệnh - Phát phiếu học tập cho nhóm, câu hỏi (tham khảo SGV) được ghi sẵn: + Muỗi A-no-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những nơi nào trong nhà và xung quanh ? + Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? + Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành ? + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản ? + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người ? - GV chốt kết luận 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - Hát - HS trả lời câu hỏi. - Nghe, đọc tên bài. - Thảo luận nhóm 3, trả lời câu hỏi: + Bắt đầu là rét run, nhức đầu, người ớn lanh rét run. Sau là sốt cao, mặt đỏ bừng có lúc mê sảng. + Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chết người. + Bệnh sốt rét do 1 loại ký sinh trùng gây ra. + Đường lây truyền: muỗi A-nô-phen hút máu từ người bệnh trong đó có ký sinh trùng sốt rét rồi truyền sang người lành. + Ẩn náu nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm. đẻ trứng nới nước đọng, bụi rậm, ao tù, mảnh bát, chai, lọ vỡcó chứa nước. + Vào buổi tối và ban đêm, muỗi thường bay ra nhiều để đốt. + Phun thuốc trừ muỗi, tổng vệ sinh không cho muỗi có chỗ ẩn nấp. + Chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước, thả cá để chúng diệt bọ gậy. + Ngủ trong màn, tẩm màn bằng chất phòng muỗi. - HS đọc mục bạn cần biết. - HS lắng nghe ------------------------------------------- Tiết 5: Kỹ thuật CHUẨN BỊ NẤU ĂN I. Mục tiêu HS cần phải : - Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện 1 số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được 1 số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình. - Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở nhà. * KNS: Tự nhận thức; Xác định giá trị; Tự phục vụ bản thân. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh 1 số loại thực phẩm thông thường : rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,... - Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi. - Dao thái, dao gọt. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: HĐ 1: Xác định 1 số công việc chuẩn bị nấu ăn. - Y/c : + Đọc nội dung SGK nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. - Các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi là thực phẩm. Trước khi nấu cần chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, ... HĐ 2 : Tìm hiểu cách thực hiện 1 số công việc chuẩn bị nấu ăn. a. Tìm hiểu cách chọn thực phẩm. - HD HS đọc mục 1, quan sát hình và trả lời câu hỏi: + Mục đích và yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn ? + Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn ? b. Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm - HD HS đọc nội dung mục 2. - Y/c HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó ( luộc rau muống, nấu canh rau ngót, rang tôm, kho thịt) Kết luận: Trước khi chế biến 1 món ăn, ta cần loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch.Ngoài ra ta còn ướp gia vị cho thực phẩm,...Những công việc đó được gọi là sơ chế thực phẩm. - Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm ? + Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào ? + Theo em, cách sơ chế rau xanh có gì khác so với sơ chế các loại củ, quả ? + Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào ?... HĐ 3 : Đánh giá kết quả học tập - Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ? - Khi giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì, và làm như thế nào ? 4. Củng cố, dặn dò: 5. Nhận xét tiết học. - Hát - Nghe, đọc tên bài. - Chọn thực phẩm cho bữa ăn; sơ chế thực phẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 006.doc.docx
Tài liệu liên quan