Tập làm văn
BÀI 4. LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
- GD tinh thần tự giác trong giờ học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng thống kê số liệu trong bài
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
- HS: Vở BTTV
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách trình bày bài.
- GV đọc chính tả
- Đọc bài lần 2
- Chấm 1 số bài, nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- GV nêu yêu cầu
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
ang, uyên, iên, oa, i
ang, ô, ach, uyên, inh, ang
Bài 3
- Treo bảng phụ: Mô hình cấu tạo vần
- Yêu cầu học sinh đọc lại kết quả bài tập đúng
C. Củng cố - dặn dò: 3p
- Nhận xét giờ học - VN: Luyên viết bài
- HS lên bảng viết, đọc lại.
(ghê gớm, bát ngát, nghe ngóng, kiên quyết, cống hiến.)
- Âm cờ đứng trước i, e, ê viết là k, đứng trước các âm còn lại a,o,ô,ơ,... viết là c.
+ Âm gờ đứng trước i,e, ê, viết là ng đứng trước các âm còn lại viết là g.
+ Âm ngờ đứng trước i, e, ê viết là ngh, đứng trước các âm còn lại viết ng.
- HS lắng nghe
- Ông là nhà yêu nước, tham gia chống Pháp và bị giặc khoét bàn chân, luồn dây thép, buộc vào xích sắt
- 30/8/1917 khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ
- Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, lực lượng, xích sắt, mưu giải thoát
- Học sinh viết
- HS soát lỗi
- HS đối chiếu SGK chữa lỗi
- HS làm vở bài tập
- 1 hs lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh nêu yêu cầu
- Tự làm vở bài tập
- 2 hs làm bảng nhóm
- Lớp nhận xét - chữa bài
- Lắng nghe và ghi nhớ
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/8/2014
Ngày giảng: ................................
Luyện từ và câu
TIẾT 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ TỔ QUỐC
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Tổ quốc.
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc, Đặt câu đúng, hay với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Từ điển học sinh.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, học nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động dạy học
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ: 5p
?: Thế nào là từ đồng nghĩa? Đồng nghĩa hoàn toàn? Không hoàn toàn?
- Nhận xét, cho điểm học sinh
B. Bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1(18)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Chia lớp làm tổ
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng
?: Em hiểu Tổ quốc có nghĩa là gì?
Bài 2(18)
- GV cho HS làm theo cặp
- Nhận xét, kết luận từ đúng:
Bài 3
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo bàn
- Tổ chức thi làm tiếp sức giữa 2 dãy
? Quốc tang có nghĩa là gì? Đặt câu?
? Quốc học có nghĩa là gì? Đặt câu?
Bài 4 (dành cho HS khá, giỏi)
- GV nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Sửa câu, cho điểm học sinh
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa 3 từ đã đặt câu.
C. Củng cố dặn dò: 2p
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà làm bài tập 3, giải nghĩa các từ tìm được.
- 2 HS lên bảng trả lời
- Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, đỏ và đặt câu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Tổ 1: đọc thầm: “Thư gửi các học sinh”
- Tổ 2: đọc thầm bài " Việt Nam"
- Học sinh làm bài cá nhân theo yêu cầu vào vở bài tập
+ Nước, nước nhà, non sông
+ Đất nước, quê hương
- Tổ quốc là đất nước gắn bó với những người dân ở đó. Tổ quốc giống như một ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong đất nước đó.
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- HS trao đổi cặp, làm vở bài tập
- Nêu kết quả bài làm
(Đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà.)
- Quốc ca, quốc tế, quốc doanh, quốc kì, quốc huy, quốc hiệu, quốc khánh, quốc sách, quốc ngữ, quốc dân, quốc phòng, quốc học, quốc tế ca, quốc tế cộng sản, quốc văn, quốc âm, quốc cấm, quốc tang, quốc tịch.
- Là tang chung của đất nước.
Đặt câu: Khi Bác mất, nước ta đã để quốc tang 5 ngày.
- Là nền học thuật của nước nhà
Đặt câu: Em đã từng đến thăm trường quốc học Huế.
- 1 học sinh nhắc lại
- 4 học sinh đặt câu trên bảng
- Lớp làm vở bài tập
- Nhận xét - Nối tiếp nhau đọc câu mình đã đặt
VD :
- Em yêu quảng Ninh quê hương em.
- Ba Chẽ là quê mẹ của tôi.
- Khi đi xa, ai cũng mong được trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
(Tiết 7)
ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các phân số.
- Rèn kĩ năng tính nhanh chính sác
- GD ý thức tự giác học tập cho HS.
II. Đồ dùng:
- GV SGK, phần màu bảng phụ
- HS vở ghi toán, SGK.
III. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, học nhóm.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 3- sgk.
- Nhận xét bổ sung, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập phép cộng, phép trừ hai phân số:
- G viết lên bảng hai phép tính:
.
- Yêu cầu học sinh thực hiện tính.
? Muốn cộng ( trừ ) hai phân số cùng mẫu số, ta làm như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- G viết tiếp hai phép tính lên bảng.
và yêu cầu học sinh tính.
? Khi muốn cộng ( trừ ) hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
3. Thực hành:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn, chữa.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, GV đi giúp đỡ các em yếu:
+ Viết số tự nhiên dạng phân số có mẫu số là 1, sau đó quy đồng mẫu số để tính.
+ Viết thành phân số có mẫu số và tử số bằng nhau.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh đọc đề toán.
? Số bóng đỏ và bóng xanh chiếm bao nhiêu phần của hộp bóng?
? Em hiểu hộp bóng có nghĩa là thế nào?
? Số bóng vàng chiếm mấy phần?
? Hãy đọc phân số chỉ tổng số bóng của cả hộp.
? Hãy tìm phân số chỉ số bóng màu vàng?
- GV kiểm tra một số bài giải của học sinh.
3. Củng cố:
- Tóm nội dung: Cách cộng trừ hai phân số.
- Dặn dò về nhà:
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Khi muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng hai phân số đó rồi thực hiện cộng hoặc trừ như trừ hai phân số cùng mẫu số.
Bài 1( Tr 10 - sgk)
Bài 2: (Tr 10 - Sgk): (phần C không bắt buộc)
Bài 3: ( Tr 10 - sgk)
Số bóng đỏ và xanh chiếm hộp bóng.
- Nghĩa là hộp bánh chia thành 6 phần bằng nhau thì số bóng đỏ và bóng xanh chiếm 5 phần như thế.
- Số bóng vàng chiếm 6 -5 =1 phần.
- Tổng số bóng của cả hộp là .
- Phân số chỉ bóng vàng là: hộp bóng.
Bài giải:
Phân số chỉ tổng số bóng đỏ và bóng xanh là:
( số bóng trong hộp)
Phân số chỉ số bóng vàng là:
( số bóng trong hộp )
Đáp số: hộp bóng
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
TIẾT 3. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Biết phát hiện được những hình ảnh đẹp trong bài văn Rừng trưa và Chiều tối. (BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết trước viết được đoạn văn cố các chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).
- NDTHMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Giấy khổ to, bút dạ.
- Học sinh chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày.
III. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, học nhóm.
Các hoạt động dạy học
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 2 học sinh đứng tại chỗ đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy - học bài mới: 35p
1. Giới thiệu bài.
- Giới thiệu: Tiết học trước các em đã lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh một buổi trong ngày, chúng ta cùng đọc 2 bài văn Rừng trưa và Chiều tối để thấy được nghệ thuật quan sát, cách dùng từ để miêu tả cảnh vật của các nhà văn từ đó học tập để viết được một đoạn văn tả cảnh của mình.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp với hướng dẫn:
+ Đọc kĩ bài văn.
+ Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
+ Giải thích tại sao em lại thích hình ảnh đó.
- Gọi HS trình bày theo các câu hỏi đã gợi ý.
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu cảnh mình định tả.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gợi ý: Sử dụng dàn ý các em đã lập, Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành đoạn văn. Em có thể miêu tả theo trình tự thời gian hoặc miêu tả cảnh vật vào một thời điểm. Đây chỉ là một đoạn trong phần thân bài nhưng vẫn phải đảm bảo có câu mở đoạn, kết đoạn.
- Gọi 3 học sinh đã làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài.
- Cho điểm những học sinh viết đạt yêu cầu.
C. Củng cố - dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà hoàn thành đoạn văn, mượn những bài văn của bạn đã được cô chữa để tham khảo và quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa.
- 2 học sinh đứng tại chỗ đọc dàn ý, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lớp trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
- Lắng nghe
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài theo hướng dẫn.
- Tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi học sinh nêu một hình ảnh mà mình thích.
VD: Hình ảnh: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Tác giả đã QS rất kĩ để so sánh cây tràm với cây nến.
Hình ảnh: Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 đến 5 học sinh nối tiếp nhau giới thiệu cảnh mình định tả
+ Em tả cảnh buổi sáng ở khu phố nhà em.
+ Em tả cảnh buổi chiều ở quê em.
+ Em tả cảnh buổi trưa ở khu vườn nhà bà.
- 2 học sinh làm bài vào giấy khổ to. Các học sinh làm bài vào vở.
- 3 học sinh đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi, sửa chữa bài cho bạn.
- 2 đến 3 học sinh đọc đoạn văn mình viết.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/8/2014
Ngày giảng: .................................
Tập đọc
BÀI 4: SẮC MÀU EM YÊU
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ: Lá cờ, rừng núi, rực rỡ, màu nâu, bát ngát. Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, giữa các khổ thơ. Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu nội dung bài thơ: Tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
- Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
- Giáo dục BVMT qua các khổ thơ: Em yêu màu xanh, ....nắng trời rực rỡ. Từ đó, giáo dục HS ý thức yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước: Trăm nghìn cảnh đẹp,...Sắc màu Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trong SGK trang 20 ( Cho HS QS tranh trên màn hình – đầu chiếu.)
- Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
III. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, học nhóm.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 5p
? Nội dung chính của bài?
- Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới : 32p
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu:
a) Luyện đọc:
- Chia đoạn theo khổ.
- GV sửa lỗi phát âm
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ.
- GV sửa lỗi cho học sinh
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu nội dung bài:
- HS đọc và trả lời CH
? Bạn nhỏ yêu thương sắc màu nào?
? Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
? Mỗi sắc màu đều gắn với những hình ảnh rất đỗi thân thuộc đối với những bạn nhỏ. Tại sao với mỗi màu sắc ấy, bạn nhỏ lại liên tưởng đến những hình ảnh cụ thể ấy?
? Vì sao bạn nhỏ lại nói rằng yêu tất cả những sắc màu VN?
? Bài thơ nói lên điều gì ?
c) Đọc diễn cảm + thuộc lòng:
- GV nêu giọng đọc toàn bài
- Gọi 2 học sinh đọc bài thơ, mỗi em 4 khổ.
? Để đọc bài hay, ta nên nhấn giọng từ nào?
? Đọc với giọng ntn?
- Treo bảng phụ 2 khổ cuối
+ GV đọc mẫu
C. Củng cố dặn dò: 3p
- GV nhận xét giờ học
- VN học thuộc lòng bài thơ. chuẩn bị bài "Lòng dân”.
- 2 học sinh đọc bài " Nghìn năm văn hiến"
- 1 học sinh khá đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp lần 1
- Đọc nối tiếp lần 2
- Đọc nối tiếp lần 3. Lớp nhận xét
- Học sinh luyện đọc.
- HS lắng nghe
- Đọc thầm toàn bài.
- Bạn yêu tất cả những sắc màu VN
- Màu đỏ : Màu máu, màu cờ.
Màu xanh: Đồng bằng, rừng núi,
Màu vàng: Lúa chín, hoa cúc,
- Màu đỏ: Màu máu, màu cờ, màu khăn quàng để chúng ta luôn ghi nhớ công ơn, sự hi sinh của ông cha để dành độc lập tự do cho dân tộc.
- Màu xanh: Của đồng bằng rừng núi, biển cả gợi một cuộc sống thanh bình êm ả.
- Màu vàng: của lúa chín, của hoa và nắng mùa thu, gợi màu săc của sự tươi đẹp, giàu có, trù phú, đầm ấm.Trù phú, đầm ấm
- Màu trắng: trang giấy học trò, mái tóc bà đã bạc trắng vì những năm tháng vất vả.
- Màu đen: Đôi mắt, hòn than than là nguồn tài nguyên quý giá. Than rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.
- Màu nâu: áo mẹ sờm bạc vì mưa nắng. Vì những ngày làm việc vất vả nuôi con, màu đất đai cần cù, chắt chiu màu mỡ nuôi cây.
-Vì mỗi sắc màu đều gắn liền với những cảnh vật, sự vật, con người gần gũi, thân quen với bạn nhỏ.
* Tình yêu tha thiết của bạn nhỏ đối với cảnh vật và con người Việt Nam.
- 2 học sinh đọc lại nội dung.
- HS trao đổi và nêu
- Học sinh lắng nghe, nêu cách đọc
- Nhấn giọng các từ ngữ chỉ màu sắc.
- Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- Luyện đọc thuộc lòng.
- HS ghi bài
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 8: ÔN TẬP: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA 2 PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính nhân và phép tính chia hai phân số.
- Rèn kĩ năng tính nhanh chính xác.
- Giáo dục ý thức HT bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng:
- GV: SGK, bảng nhóm
- HS: Vở ghi toán, SGK.
III. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, học nhóm.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 3 sgk.
? Muốn cộng trừ hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn ôn tập về cách thực hiện phép nhân và phép chia:
a, Phép nhân hai phân số:
- GV viết lên bảng phép nhân và yêu cầu học sinh thực hiện phép tính.
? Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào?
b, Phép chia hai phân số:
- GV viết phép chia và yêu cầu học sinh thực hiện tính.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn..
? Muốn chia một phân số cho một phân số ta làm như thế nào?
3. Thực hành:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Củng cố cách nhân chia hai phân số.
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét.
? Muốn nhân chia hai phân số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
- Nhận xét và chữa bài.
? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
3. Củng cố dặn dò:
Tóm tắt nội dung tiết học: Cách nhân chia hai phân số
- Dặn dò về nhà:
- Hai học sinh lên bảng
- 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Muốn nhân hai phân số với nhau ta lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số.
- 2 Học sinh lên bảng làm.
- Muốn chia một phân số cho một phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Bài 1 ( Tr 11 - SGK)
a,
b,
Bài 2: (Tr11 -sgk)
a,
b,
c,
d,Không bắt buộc
Bài 3 ( sgk)
- Học sinh lên bảng lớp làm bài, học sinh dưới lớp làm vào vở ô li:
Bài giải:
Diện tích của tấm bìa là:
( m2)
Chia tấm bìa thành 2 phần bằng nhau thì diện tích mỗi tấm bìa là: ( m2)
Đáp số:m2
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/8/2014
Ngày giảng: ...................................
Tập làm văn
BÀI 4. LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
- GD tinh thần tự giác trong giờ học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng thống kê số liệu trong bài
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
- HS: Vở BTTV
III. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, học nhóm.
Các hoạt động dạy học
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ: 5p
- Yêu cầu 3 học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh
B. Dạy bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
?. Bài tập đọc nghìn năm văn hiến cho ta biết điều gì?
?. Dựa vào đâu mà em biết điều đó?
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm
+ Đọc lại bảng thống kê
+ Trả lời từng câu hỏi
? Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919?
? Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại?
? Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay?
? Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào?
? Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì?
Kết luận: Các số liệu thống kê giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh, tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, nhận xét
? Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
? Tổ nào có nhiều học sinh khá, giỏi nhất?
? Tổ nào có nhiều học sinh nữ nhất?
? Bảng thống kê có tác dụng gì?
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh
C. Củng cố - dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học
- Về nhà lập bảng thống kê 3 gia đình gần nơi em ở: số người, số con là nam, nữ.
- 3 học sinh đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
- Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
- Dựa vào bảng thống kê số liệu các khoa thi của từng triều đại.
- Học sinh ghi đầu bài.
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu
- Học sinh thảo luận theo nhóm (2 nhóm)
+ Từ năm 1075 đến năm 1919 số khoa thi: 185, số tiến sĩ: 2896
+ Triều đại Lý: Số khoa thi 6; Số tiến sĩ: 11; số trạng nguyên: 0 (SGK trang 15)
+ Số bia: 82, số tiến sĩ: 1006
- Trên bảng số liệu, tên số liệu
- Giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng, dễ so sánh số liệu giữa các triều đại với nhau.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Số tổ trong lớp, số học sinh của từng tổ
- Tổ 2
- Tổ 4
- Giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng, dễ dàng so sánh các số liệu.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
BÀI 4. LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Tìm được từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1), xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT).
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3)
- GD ý thức HT bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn BT 1. khổ to, bút dạ
III. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, học nhóm.
Các hoạt động dạy học
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ: 5p
- Yêu cầu 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Gọi HS đứng tại chỗ dọc các từ có tiếng quốc mà mình tìm được. Mỗi HS đọc 3 từ.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy - học bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Nhắc HS chỉ cần ghi các từ đồng nghĩa vào vở.
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng. Các từ đồng nghĩa : mẹ, má, u, bu, bầm, bủ, mạ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm yêu cầu hoạt động nhóm theo hướng dẫn:
+ Chia giấy thành các cột, mỗi cột là 1 nhóm các từ đồng nghĩa.
+ Đọc các từ cho sẵn.
+ Tìm hiểu nghĩa của các từ.
+ Xếp các từ đồng nghĩa với nhau vào 1 cột trong phiếu
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng đọc, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác lên nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng.
?: Các từ ở từng nhóm có nghĩa chung là gì?
- Nhận xét , khen ngợi những học sinh giải thích đúng.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Gợi ý: Viết đoạn văn miêu tả có dùng các từ ở bài 2, dùng càng nhiều từ càng tốt, không nhất thiết phải là các từ cùng 1nhóm đồng nghĩa.
- Gọi 2 học sinh đã viết bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng đọc đoạn văn cho cả lớp nghe .GV cùng học sinh nhận xét , sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh.
- Cho điểm những học sinh viết đạt yêu cầu.
- Gọi 3 học sinh đọc bài của mình , yêu cầu học sinh khác nhận xét , sau đó sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng học sinh. Cho điểm những học sinh viết đạt yêu cầu.
C. Củng cố - dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và chuẩn bị bài sau
- 3 học sinh lên bảng đặt câu.
- 3 Hs đứng tại chỗ đọc bài.
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 học sinh làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng / sai và sửa lại nếu bạn làm sai.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc 3 nhóm: nhóm 8 người.
Đáp án:
(1) bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang
(2)lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng
(3) vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt
- 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Chữa bài vào vở.
+ Nhóm 1: Đều chỉ một không gian rộng lớn, đến mức như vô cùng, vô tận.
+ Nhóm 2: Đều gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào.
+ Nhóm 3: Đều gợi tả sự vắng vẻ, không có người, không có biểu hiện hoạt động của con người.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 học sinh làm vào vở giấy khổ to, các học sinh khác làm vào vở.
- 2 học sinh lần lượt đọc bài trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
- 2 đến 3 học sinh đọc đoạn văn miêu tả.
VD: + Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. Đứng ở đầu làng nhìn xa tít tắp, ngút tầm mắt. Những làn gió nhẹ thổi qua làn sóng lúa dập dờn. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ bên bờ sông. ánh nắng chiều vàng chiếu xuống mặt sông lấp lánh.
+ Em rất thích ngồi trên sân thượng ngắm trăng. Bầu trời bao la, khoáng đạt với trăm nghìn vì sao lấp lánh. Mặt trăng dịu hiền, lung linh tỏa sáng kì diệu xuống mặt đất. Không gian yên tĩnh. Càng về khuya, cảnh vật càng vắng lặng.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
TIẾT 9. HỖN SỐ ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hỗn số.
- Biết đọc, viết hỗn số.
- Giáo dục ý thức tự giác trong giờ học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ như trong sgk vẽ vào giấy khổ to, hoặc bảng phụ.
III. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, học nhóm.
Hoạt động dạy học
Nội dung
A.Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 3/sgk.
? Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào?
? Muốn chia hai phân số ta làm như thế nào?
- Nhận xét, bổng sung, cho điểm
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu bước đầu về hỗn số:
- GV treo đồng dùng dạy học như phần bài học, cho học sinh quan sát và nêu vấn đề:
? Cô cho bạn An 2 cái bánh và cái bánh. Hãy tìm cách viết số bánh mà cô cho bạn An. Các em có thể dùng số hoặc phép tính.
- GV nhận xét sơ lược về các mà học sinh đưa ra, sau đó giới thiệu:
Trong cuộc sống và trong toán học, để biểu diễn số bánh mà cô đã cho bạn An, người ta dùng hỗn số.
* Có 2 cái bánh và cái bánh ta viết gọn như sau: 2cái bánh.
* Có 2 và hay 2 + viết thành 2
- 2 gọi là hỗn số, đọc hai và ba phần tư ( có thể đọc gọn là: hai, ba phần tư)
2 có phần nguyên là 2 và phần phân số là .
- GV viết phóng to hỗn số và chỉ cho học sinh thấy đâu là phần nguyên và đâu là phần phân số. Sau đó yêu cầu học sinh đọc hỗn số.
- Yêu cầu học sinh viết hỗn số 2.
? Em có nhận xét gì về phân số và 1?
*KL: Phần phân số của hỗn số bao giờ cùng nhỏ hơn 1.
3. Thực hành:
- GV treo tranh 1 hình tròn và hình tròn được tô mầu và yêu cầu học sinh viết hỗn số chỉ phần hình tròn đã được tô màu
? Vì sao em viết đã tô màu 1hình tròn?
- GV treo các hình còn lại của bài và yêu cầu học sinh tự viết và đọc các hỗn số được biểu d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 2-quyen.doc