CAO BẰNG
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi mảnh đát biên cương và con người Cao Bằng. (trả lời được các CH 1; 2; 3, thuộc ít nhất 3 khổ thơ.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 41, SGK. Bản đồ tình Việt Nam.
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Không dạy phần nhận xét, ghi nhớ, chỉ làm BT 2; 3 phần luyện tập.
- Làm đúng các bài tập đã YC ở trên.
- Giáo dục ý thức HT bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở phần Nhận xét.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập . Bảng nhóm, bút dạ.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả
VD: Vì em bị đau chân nên em không đi học được.
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi và bài bạn làm trên bảng.
Bài 2.
- GV nêu yêu cầu: Tìm thêm những QHT và cặp QHT dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân kết quả.
- Hỏi: Để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể làm thế nào?
2.4. Luyện tập
-Trả lời: Ta có thể nối giữa hai vế câu ghép bằng một qua hệ từ: nếu, kể, giá, thì...... hoặc 1 cặp từ quan hệ từ: nếu ...thì..; nếu như ....thì...;hễ...thì....;....
Bài 2 (39)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- HS tự làm bài
- GV chữa bài.
Bài 3 (39)
-Hướng dẫn tương tự bài 2.
a, Nếu chủ nhật này đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
b, Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c, Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
-VD:
a, Hễ em được điểm tốt thì em và mẹ em rất vui.
b, Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ bị thua quân địch.
c, Nếu Hồng chịu khó thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
3. Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ. Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, đặt 5 câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA
HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu
- Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài toán có liện quan. Làm hết 2 bài tập.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học
- Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 HS lên bảng làm BT trong vở BT
- GV chữa bài, nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.1 Hướng dẫn lập công thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương
+ Tìm điểm giống nhau giữa hình lập phương và hình chữ nhật.
+ Có bạn nói : "Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt". Theo em, bạn đó nói đúng hay nói sai ? vì sao ?
+ Hãy nhắc lại cho cả lớp biết diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì ?
+ Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương là gì ?
+ Diện tích các mặt của hình lập phương có gì đặc biệt ?
+ Vậy để tính diện tích của 4 mặt ta có thể làm như thế nào ?
- GV nêu bài toán : Một hính lập phương có cạnh là 5cm. Tính diện tích xung quanh của hình lập phương đó.
- GV nhận xét bài làm của HS, nhắc các em hai bước tính trên có thể gộp thành một bước tính.
? Hãy nêu quy tắc tính diện tích xúng quanh của hình lập phương ?
2.2 Hướng dẫn lập quy tắc tính diện tích toàn phần của hình lập phương.
+ Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là diện tích của mấy mặt ?
+ Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương là diện tích của mấy mặt?
+ Có thể tính tổng diện tích của cả 6 mặt của hình lập phương như thế nào ?
+ Như vậy, để tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể làm như thế nào ?
- GV nêu bài toán: Một hình lập phương có cạnh dài 5cm, Hãy tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.
+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào ?
2.3 Luyện tập thực hành
Bài 1 (111)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét bài của học sinh.
? Hãy nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ?
Bài 2 (111)
- GV gọi 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài
- GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Dặn HS về nhà học làm BT trong VBT.
+ Hình lập phương có các điểm giống với hình chữ nhật là :
Có 6 mặt. Có 8 đỉnh. Có 12 cạnh.
Các mặt của hình lập phương là hình vuông, mà hình vuông lại là hình chữ nhật đặc biệt.
+ Bạn đó nói đúng.
+ Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của 4 mặt bên.
+ Diện tích xung quanh của hình lập phương cũng là tổng diện tích của 4 mặt bên.
+ Các mặt của hình lập phương có diện tích bằng nhau.
+ Ta có thể lấy diện tích của một mặt nhân với 4.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Diện tích của một hình lập phương đó là : 5 x 5 = 25 (cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 25 x 4 = 100 (cm2)
*Qui tắc: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích của một mặt rồi nhân với 4.
+ Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là diện tích của cả 6 mặt.
+ Diện tích toàn phần của hình lập phương là diện tích của cả 6 mặt.
+ Để tính tích của cả 6 mặt của hình lập phương ta lấy diện tich một mặt rồi nhân với 6.
+ Để tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể lấy diện tích một mặt rồi nhân với 6.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
Diện tích của một hình lập phương đó là : 5 x 5 = 25 (cm2)
Diện tích toán phần của hình lập phương là: 25 x 6 = 150 (cm2)
- Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là :
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (cm2)
Đáp số : Sxq = 9m
Stp = 13,5m2
Bài giải
Diện tích bìa để làm chiếc hộp đó là :
2,5 x 2,5 x 5 = 31,25 (dm2)
Đáp số: 31,25 (dm2)
- 2 HS nhắc lại
- HS chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Bài 10: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG ) EM ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UB nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương. (không làm BT 4 trang 33).
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về UBND phường, xã.
- Bảng nhóm. Bảng phụ ghi tình huống. Bảng phụ các băng giấy.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Những việc làm ở UBND phường, xã
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà: GV ghi lại kết quả lên bảng.
- Yêu cầu HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện giải quyết.
- HS đưa ra kết quả đã tìm hiểu ở nhà: Mỗi HS nêu 1 ý kiến.
- HS nhắc lại những ý đúng trên bảng.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- GV treo bảng phụ ghi 3 tình huống trong bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV hỏi:
+ Đối với những công việc chung công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND xã em có thái độ như thế nào?
- KL: Thể hiện sự tôn trọng với UBND em phải tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động chung của UBND để hoạt động đạt kết quả tốt nhất.
- HS đọc tình huống.
a. Em tích cực tham gia và độg viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
b. Em ghi lại lịch, đăng kí tham gia và tham gia đầy đủ.
c. Em tích cực tham gia: Hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp.
- 1 HS trình bày cách giải quyết
- Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
Hoạt động 3: Em bày tỏ mong muốn với UBND phường, xã
- Yêu cầu HS tiếp tục báo cáo những kết quả làm việc ở nhà: Mỗi HS nêu một hoạt động mà UBND xã đã làm cho trẻ em.
- Yêu cầu HS nhắc lại: UBND xã nơi chúng ta ở đã tổ chức những hoạt động gì cho trẻ em ở địa phương.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm như sau:
+ Phát cho các nhóm giấy, bút làm.
+ Yêu cầu: Mỗi nhóm nêu ra những mong muốn đề nghị UBND xã thực hiện cho trẻ em ở địa phương để trẻ em học tập, vui chơi, đi lại được tốt hơn
- Yêu cầu HS trình bày
- Giúp HS xác định những công việc mà UBND phường, xã có thể thực hiện.
- GV nhận xét tinh thân học tập của HS.
- HS báo cáo kết quả.
- 1 HS nhắc lại kết quả GV ghi trên bảng
- HS làm việc theo nhóm.
+ Nhận giấy, bút
+ Các HS thảo luận, viết ra các mong muốn đề nghị UBND thựchiện để trẻ em ở địa phương học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn.
- HS trình bày kết quả thảo luận
3. Củng cố – Dặn dò
- GV kết luận: UBND xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất ở địa phương. UBND phải giải quyết rất nhiều công việc để đảm bảo quyền lợi của mọi người dân, chăm sóc và giúp đỡ họ có cuộc sống tốt nhất. Ttrẻ em là đối tượng được quan tâm chăm sóc đặc biệt.
- Hỏi: Để công việc của UBND đạt kết quả tốt, mọi người phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Mọi người đều phải tôn trọng UBND, tuân theo các quy định của UBND, giúp đỡ UBND hoàn thành công việc.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngµy so¹n : 18/1/2015
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 1 năm 2015
Tập đọc
CAO BẰNG
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi mảnh đát biên cương và con người Cao Bằng. (trả lời được các CH 1; 2; 3, thuộc ít nhất 3 khổ thơ.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 41, SGK. Bản đồ tình Việt Nam.
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Lập làng giữ biển và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. Ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi : Bức tranh vẽ gì ?
- Giới thiệu: Đây là quang cảnh một vùng đất tỉnh Cao Bằng ......
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ ( 2 lượt )
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Đọc chú giải
- Dùng bản đồ giới thiệu các địa danh trong bài.
- GV đọc mẫu: Chú ý cách đọc như sau:
- Đọc bài và lần lượt trả lời 4 câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét
- Trả lời : Tranh vẽ cảnh những ngôi nhà sàn ở miền núi : Bức tranh toàn màu vàng cho thấy cuộc sống nơi đây thật vui, đầm ấm.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ.
- 1 HS đọc.
- Quan sát, theo dõi.
- Theo dõi
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến núi non, đất đai và con người Cao Bằng.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ : qua, vượt, lại vượt, rõ thật cao, bằng xuống, mật ngọt, rất thương, rất thảo,, như hạt gạo, như suối trong, núi non, đo làm sao, sâu sắc, tận cùng tầm cao, lặng thầm, rì rào, giữ lấy, dải dài...
c. Tìm hiểu bài
* Trả lời những câu hỏi tìm hiểu bài
+ Đến Cao Bằng ta được đi qua những đèo nào ?
+ Cao Bằng có địa thế như thế nào ?
+ Những từ ngữ nào cho em biết điều đó ?
+ Em có nhận xét gì về người Cao Bằng?
+ Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự tôn trọng của người Cao Bằng ?
+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
*GV: Tình yêu đất nước của con ngươi Cao Bằng cao như núi không thể tả được, trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.
+ Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì ?
+ Nội dung của bài thơ là gì ?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
C, Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Yêu cầu HS cả lớp theoi dõi, tìm cách đọc hay.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu :
+ Treo bảng phụ có đoạn thơ. Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo cặp.
- Nhận xét, khen ngợi HS thuộc bài nhanh.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ?
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Phân xử tài tình.
+ Muốn đến Cao bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt đèo Cao Bắc.
+ Cao Bằng rất xa xôi, hiểm trở.
+ Những từ ngữ : Sau khi qua, lại vượt, lại vượt.
+ Người Cao Bằng rất đôn hậu mến khách và yêu nước.
+ Những từ ngữ và hình ảnh : Mật ngọt đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
+ Các hình ảnh thiên nhiên trong hai khổ thơ
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc ngnười Cao Bằng.
Đã dâng đến tận cùng.
Hết tầm cao tổ quốc
Lại lặng thầm trong suối
Như suối khuất rì rào.
+ Cao Bằng có vị trí rất quan trọng
+ Ca ngợi Cao Bằng. mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của tổ quốc.
- HS tiếp nối nhau đọc bài, sau đó 1 HS nêu ý kiến về cách đọc.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.
- 3 HS đọc thuộc lòng toàn bài thơ. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài toán có liên quan. Làm hết 3 BT.
- Giáo dục HS luyện óc tưởng tượng hình.
II. Đồ dùng dạy - học
- Các mảnh giấy như các hình trong bài tập 2, trang 112 SGK (đủ theo cặp).
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 HS lên bảng làm 1 SGK.
Mời 1 HS đứng tại chỗ nêu quy tắc tính tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. GV chữa bài, nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Luyện tập thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Cạnh của hình lập phương được cho ở dạng số đo mấy đơn vị ?
- GV: Vậy để tính toán cho tiện, các em hãy chuyển về số đo có một đơn vị đo.
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào?
- GV nhận xét
Bài 2
- GV mời HS đọc đề bài toán và quan sát kĩ các hình vẽ.
- GV yêu cầu HS dự đoán xem trong 4 mảnh bìa của bài, mảnh nào gấp được hình lập phương.
- GV phát các mảnh bìa đã chuẩn bi cho HS.
- GV mời HS nêu kết quả gấp hình.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó mời một em nêu cách làm trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 1 HS nêu ý kiến
- GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
+ Cạnh của hình lập phương được cho ở dạng số đo hai đơn vị đo.
- 1 HS làm trên bảng lớp
Bài giải
2 m 5 cm = 2,05m
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
2,05 x 2,05 x 4 = 16,81 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là :
2,05 x 2,05 x 6 = 25,215 (m2)
Đáp số : Sxq = 16,81 (m2)
Stp = 25,215 (m2)
- HS đọc và quan sát hình.
- Một số HS dự đoán trước lớp.
- 2 HS tạo thành một cặp cùng gấp hình.
- HS trình bày cách gấp và nêu : Hình 3, 4 có thể gấp thành hình lập phương.
- HS nêu cách làm bài : Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của từng hình, so sánh đối chiếu với các câu nhận xét để chọn được câu đúng.
- 1 HS nêu trước lớp.
a, Sai; b, Đúng
c, Sai; d, Đúng
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.
- Làm đúng các bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa chuyện).
- Giáo dục ý thức tự giác cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung:
1. Thế nào là kể chuyện ?
2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
3. Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?
- Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa
+ Hành động của nhân vật.
+ Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
+ Những đặc điểm ngoaị hình tiêu biểu.
- Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần :
+ Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Diễn biến (thân bài)
+ Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng)
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn tả người đã viết lại.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét câu trả lời đúng.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
- Hoạt động trong nhóm : Trao đổi thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi vào giấy.
- Mỗi HS trình bày một câu hỏi, nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác. Sau khi GV kết luận tiếp tục đến câu hỏi sau.
- 3 HS đọc thành tiếng từng câu hỏi và phần trả lời trước lớp.
+ HS 1 : Đọc lệnh và câu chuyện.
+ HS 2 : Đọc các câu trắc nghiệm.
- Làm bài cá nhân vào phiếu.
a) Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
¨ Hai ¨ Ba ¨ Bốn
b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
¨ Lời nói ¨ Hành ¨ Cả lời nói và hành động
c) ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
¨ Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây gieo hạt.
¨ Khuyên người ta tiết kiệm
¨ Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
3. Củng cố - Dặn dò
- Dặn HS ghi nhớ các kiến thức về văn kể chuyện, kể lại chuyện Ai giỏi nhất .
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Kể chuyện
ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I. Mục tiêu
- Dựa vào tranh vẽ minh hoạ, lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng. Biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.
- Giáo dục HS học tập ông Nguyễn Khoa Đăng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 40 SGK.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể lần 1: Yêu cầu HS lắng nghe.
- Giải thích cho HS hiểu các từ ngữ: truồng, sào huyệt, phục binh.
- GV kể lần 2: Vừa kể chuyện vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.
- Đặt câu hỏi để HS nắm được nội dung truyện.
+ Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?
+ Ông đã làm gì để tên trộm tiền lộ nguyên hình?
+ Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp?
+Ông còn làm gì để phát triển làng xóm?
2.3. Hướng dẫn kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- Gợi ý:
+ Bạn biết gì về ông Nguyễn Khoa Đăng?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
+ Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện?
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp theo 2 hình thức.
+ Kể nối tiếp. Kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét
- Lắng nghe.
+ Ông là một vị quan án có tài xét xử được dân mến phục.
+ Ông cho bỏ tiền vào nước thì biết hắn là kẻ trộm mà kẻ trộm thì phải nhìn thấy chỗ để tiền nên đánh hắn, lột mặt nạ của tên ăn trộm.
+ Ông cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiêng những hòm có quan sĩ bên trong qua truông để dụ bọn cướp rồi vào tận sào huyệt bắt sống chúng.
+ Ông đưa bạn cướp đi khai khẩn đất hoang, lập đồn điền rộng lớn, đưa dân đến lập làng xóm ở hai bên truông.
- HS kể chuyện theo cặp. Nối tiếp từng đoạn, trao đổi với nhau về những biện pháp của ông Nguyễn Khoa Đăng đã làm.
+ 4 HS kể nối tiếp từng đoạn truyện.
+ 2 HS thi kể toàn bộ truyện.
- HS nêu ý kiến nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe, tìm đọc truyện Danh nhân đất Việt và tìm hiểu câu chuyện về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN LÀM VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý của cô giáo. Bài văn rõ cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
- Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình dáng hoạt động của nhân vật trong truyện để khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật ấy, thể hiện tình cảm của mình đối với câu chuyện hoặc nhân vật trong truyện.
- Giáo dục tính chăm học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện em được nghe cô giáo kể (hoặc được đọc) về chủ đề Bảo vệ môi trường.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra giấy bút của HS.
2. Thực hành viết
- Gọi 4 đọc 3 đề kiểm tra trên bảng.
- Nhắc HS:
+ Phần mở đầu: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trog đoạn phải lôgíc, khi kể tên nên xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật.
+ Phần kết thúc: nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
- HS viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà xem lại các kiến thức về lập chương trình hoạt động.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/1/2015
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 1 năm 2015
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp và hình lập phương để giải các bài toán có liên quan. Làm BT 1; 3. Bài 2 cho về nhà.
- Giáo dục ý thức học tập bộ mô cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học
- Mỗi HS chuẩn bị đủ : Một hình tròn bằng giấy bìa bán kính 2cm, thước kẻ, com pa, kéo, sợi chỉ.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng làm bài tập 1 SGK..
- GV chữa bài, nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Luyện tập thực hành
Bài 1 (113)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 2 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 22.doc