Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 24 năm 2012

THỰC HÀNH T- VIỆT :

 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẬT TỰ - AN NINH

I/ MỤC TIÊU : Giúp HS :

 1/ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về : Trật tự - an ninh.

 2/ Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Bảng phụ ghi bài tập .Một vài tờ giấy khổ to

 HS : Từ điển tiếng Việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HĐ1 (4) Bài cũ : 1-2 HS làm lại bài tập 1,2 phần luyện tập tiết LTVC trước.

- Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

HĐ2(1): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học va ghi tựa đề

 HĐ3(33): Thực hành.

 Bài1: Hệ thống hoá vốn từ về trật tự- an ninh.

 - 1 Học sinh nêu yêu cầu bài tập .

 - Học sinh làm bài cá nhân vào vở . GV quan tâm đến HS yếu.

 -1 SH nêu kết quả (khuyến khích HS yếu). GV chốt kết quả đúng

Bài 2: Mở rộng vốn từ về trật tự an ninh.

 - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

 - HS làm bài vào vở, 2 HS nêu kết quả (khuyến khích HS yếu) . Lớp nhận xét,

- GV kết luận chốt lời giải đúng.

 Bài 3:.

- 1 H/S đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- HS làm bài cá nhân vào vở, 2 em nêu kết quả.

- HS,GV nhận xét chốt lời giải đúng.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 24 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí : Ôn tập I. Mục tiêu : Giúp HS ; - Ôn tập, củng cố về tên các châu lục, đại dương trên trái đất. - Hiểu biết về các nước láng giềng của Việt Nam. Củng cố về đặc điểm kinh tế, địa hình của Việt Nam. II. đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học : HĐ1 (1’) Giới thiệu bài HĐ2 (32’): Ôn tập Câu 1 : (3đ) Hãy kể tên các châu lục trên thế giới ? 1.......................; 4........................ 2 ..................... ; 5 ...................... 3 ..................... ; 6 ....................... Câu 2 : Hãy điền tiếp vào chỗ trống để trở thành câu trả lời đúng : a - Đại dương lớn nhất là : .......................................................... b- Đại dương sâu nhất là : .......................................................... c - Đại dương bé nhất là : .......................................................... d - Đại dương nông (cạn) nhất là : .......................................................... Câu 3 : (2đ) Hãy đánh kí hiệu đ vào trước câu trả lời đúng và S vào trước câu trả lời sai : Ê Dân cư nước ta tập trung đông đục ở vùng núi và cao nguyên Ê Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam á Ê ở nước ta lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất Ê Phần đất liền ở nước ta có 1/4 diện tích là đồi núi, 3/4 diện tích là đồng bằng. Câu 4 (3đ) : Hãy kể tên các nước láng giềng của Việt Nam. Giới thiệu một số nét cơ bản về nước láng giềng lớn nhất của nước ta . - GV cho HS tự làm bài vào vở sau đó nối tiếp nhau trình bày. Tổ chức nhận xét, bổ sung. HĐ(2’) GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà ôn tập. Thứ ngày tháng 2 năm 2014 Toán(t 118) : Giới thiệu hình trụ,giới thiệu hình cầu I/ Mục tiêu : Giúp HS biết : - Nhận dạng được hình trụ,hình cầu. - Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu trong thực tế. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Một số hộp hình trụ có dạng khác nhau. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học HĐ2(5’): Giới thiệu hình trụ. - GV đưa ra một số hộp hình trụ cho HS quan sát và giới thiệu : Đây là hình trụ. - Yêu cầu học sinh quan sát nêu đặc điểm về đáy,chiều cao,mặt xung quanh - HS nêu kết quả quan sát ; HS,GV nhận xét kết luận (như SGK).1 số HS nhắc lại. HĐ3(5’) : Giới thiệu hình cầu. - GV tiến hành tương tự như giới thiệu hình trụ. - Cho HS quan sát 1 số đồ vật không có dạng hình cầu để HS so sánh nhận biết đúng về hình cầu.( VD : quả trứng, bánh xe ôtô nhựa - Gọi 1 số HS nhắc lại đặc điểm của hình cầu và nêu những đồ vật có dạng hình cầu HĐ4(26’) : Thực hành. Bài 1. Củng cố nhận dạng hình trụ. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , nêu kết quả,giải thích. - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng ( Hình trụ : hình a; hình e ) Bài 2: Củng cốnhận dạng hình cầu. - HS làm bài cá nhân,nêu kết quả. - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng( Đồ vật hình cầu: Quả bóng,viên bi) Bài 3 - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ nêu kết quả. - HS,GV nhận xét kết luận. HĐ5(3’) GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài. Khoa học : Ôn tập I. mục tiêu : Giúp HS : - Ôn tập về sự biến đổi của chất. Đặc điểm của chất. - Củng cố hiểu biết về những yếu tố gây nhiễm nguồn nước - Những việc nên làm để tránh lãng phí năng lượng điện và chất đốt. II đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy học : HĐ1(1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học. HĐ2(36’) Ôn tập Câu 1 (3đ) Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : 1. Sự biến đổi hoá học là gì ? A. Sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại . B. Sự biến đổi từ chất này sang chất khác và ngược lại. 2. Chất lỏng có đặc điểm gì ? a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, nhìn thấy được. b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được. c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được. 3. yếu tố nào nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước ? a. Không khí ; b. Nhiệt độ ; c. Chất thải ; d. ánh sáng mặt trời Bài 2 : (2đ) Hãy viết chữ N vào □ trước việc nên làm, chữ K vào □ trước việc không nên làm để tiết kiệm điện. □ a. Chỉ nên dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi.... □ b. Dùng các loại bóng đèn tiết kiệm điện. □ c.Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo. □ d. Không nên dùng điện nữa. Câu 3 : (3đ) hãy nêu 3 việc bạn và gia đình bạn có thể làm để tránh lãng phí chất đốt ? - HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó nối tiếp nhau trình bày kết quả. Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng. HĐ3(3’): - HS nêu ND tiết học. GV nhận xét giờ học. Thể dục Bài 47 : phối hợp chạy và bật nhảy trò chơi “qua cầu tiếp sức” I- Mục tiêu: - Tiếp tục ôn phối hợp chạy – mang vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Học phối hợp chạy và bật nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu v tham gia chơi tương đối chủ động. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và 2 – 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá. iiI- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu 8 phút - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Chạy chậm theo hàng dọc quanh sân tập .- Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. * Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn). * Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn). Hoạt động 2: (17') Ôn phối hợp chạy – mang vác: Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó từng tổ báo cáo kết quả ôn tập do cán sự điều khiển. - Ôn bật cao: 2 đợt, mỗi đợt bật liên tục 2 – 3 lần, tập đồng loạt cả lớp theo lệnh của giáo viên, giữa hai đợt giáo viên có nhận xét. - Học phối hợp chạy và bật nhảy: Giáo viên nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó giáo viên hoặc cán sự làm mẫu chậm 1 – 2 lần, rồi cho học sinh lần lượt thực hiện chậm 2 – 3 lần (chưa yêu cầu nhanh). Khi học sinh tập, giáo viên đứng ở chỗ các em bật cao để bảo hiểm. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”: 5 phút. Chia số học sinh trong lớp thành 2- 4 đội tùy theo số dụng cụ đã chuẩn bị, giáo viên phổ biến cách chơi, cử học sinh đứng bảo hiểm, sau đó cho các em chơi dưới sự điều khiển của giáo viên hoặc cán sự. Trong quá trình chơi, giáo viên giám sát chặt chẽ, động viên các em và nhắc nhở về tổ chức kỉ luật và vấn đề bảo hiểm để bảo đảm an toàn cho học sinh. Hoạt động 4: Kết thúc 5 phút - Giáo viên cho lớp đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học - Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tập chạy đà bật cao Thể dục Bài 48 phối hợp chạy và bật nhảy trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh” I- Mục tiêu: Giúp HS : - Ôn phối hợp chạy và bật nhảy, chạy – nhảy – mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng nhưng bảo đảm an toàn. - Học mới trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Kẻ sân và chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và các bài tập bật nhảy (2 – 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá hay khăn làm vật chuẩn trên cao). giiI- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu 8 phút - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học - Chạy chậm theo một hàng dọc quanh sân tập - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. * Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): Hoạt động 2: Ôn chạy và bật nháy: 15 phút. Tập theo đội hình 2 – 4 hàng dọc theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàng cách nhau tối thiểu 2m. Giáo viên cùng học sinh nhắc lại nội dung bài tập, giáo viên sử dụng đội hình của trò chơi để tổ chức thi đua giữa các đội: Giáo viên làm trọng tài cho điểm, cử 1 học sinh làm thư kí, mỗi đợt nhảy 2 – 4 học sinh của mỗi hàng. Khi giáo viên cho điểm, thư kí ghi trung thực điểm của từng tổ. Sau mỗi đợt nhảy giáo viên và thư kí tổng hợp, xếp loại và thông báo cho cả lớp biết. Sau 1 -2 đợt thực hiện, giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá. Cuối cùng giáo viên và thư kí tổng hợp điểm, đội nào thua bị phạt (hình thức phạt do giáo viên và học sinh quy định trước khi chơi). Hoạt động 3: Học trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”:6 phút. Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử (chọn những học sinh đã nắm được cách chơi). Tổ chức chơi: Chia số học sinh trong lớp thành 2 – 4 nhóm tương đương nhau về thể lực và tỉ lệ nam, nữ, giáo viên cho cả lớp chơi thử 1 lần. Sau đó, cho thi đấu 2 lần, đội nào thua bị phạt Hoạt động 4: Kết thúc 6 phút - Giáo viên cho học sinh đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát. - Học sinh di chuyển thành 4 hàng theo tổ, giáo viên hệ thống lại bài học. * Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút. - Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tập chạy đà bật cao Thực hành t- việt : Mở rộng vốn từ : trật tự - an ninh I/ Mục tiêu : Giúp HS : 1/ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về : Trật tự - an ninh. 2/ Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu. II/ Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ ghi bài tập .Một vài tờ giấy khổ to HS : Từ điển tiếng Việt. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu HĐ1 (4’) Bài cũ : 1-2 HS làm lại bài tập 1,2 phần luyện tập tiết LTVC trước. - Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. HĐ2(1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học va ghi tựa đề HĐ3(33’): Thực hành. Bài1: Hệ thống hoá vốn từ về trật tự- an ninh. - 1 Học sinh nêu yêu cầu bài tập . - Học sinh làm bài cá nhân vào vở . GV quan tâm đến HS yếu. -1 SH nêu kết quả (khuyến khích HS yếu). GV chốt kết quả đúng Bài 2: Mở rộng vốn từ về trật tự an ninh. - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở, 2 HS nêu kết quả (khuyến khích HS yếu) . Lớp nhận xét, - GV kết luận chốt lời giải đúng. Bài 3:. 1 H/S đọc yêu cầu và nội dung bài tập. HS làm bài cá nhân vào vở, 2 em nêu kết quả. HS,GV nhận xét chốt lời giải đúng. ( a/ Công an, đồn biên phòng, toà án,cơ quan an ninh, thẩm phán. b/ Xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.) - Yêu cầu HS giải nghĩa và đặt câu với mỗi từ trên. GV nhận xét,bổ sung. KL : Giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ thuộc chủ đề trật tự - an ninh. Bài tâp 4: - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS thảo luận làm vào giấy khổ to theo nhóm. -Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng trình bày.HS, GVnhận xét chốt lời giải đúng HĐ4(2’) Củng cố dặn dò - GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài. - Về nhà ghi nhớ các từ vừa học và chuẩn bị bài sau. Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016 Toán Tự kiểm tra Phần 1 Khoanh và trước câu trả lời đúng Câu 1 :Một hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 4dm, và 5 dm, chiều cao 3,5dm. diện tích hình thang đó là : A. 31,5 dm 2 B. 15,75 dm 2 C. 157,5 dm 2 D.70 dm 2 Câu 2 : Diện tích hình tròn bán kính 6cm là : A. 28,6 cm 2 B. 113,04 cm 2 C. 18,84 cm 2 D 37,68 cm 2 Câu 3 : 20,09 m3 = .. dm3 A . 200,9 B. 2009 C. 20090 D. 200090 Câu 4 : Thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 8 cmlà : A. 30 cm3 B. 240 cm3 C. 40 cm3 D.48 cm3 Phần 2 : Câu 1 : Đặt tính rồi tính : 24,75 x 2,04 ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... .. b) 912,8 : 28 ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... .. Câu 2: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,55 m . Mỗi đề -xi –mét khối kim loại đó cân nặng 14 kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu kg? Bài giải . ........ Khoa học : Ôn tập I. Mục tiêu : - Giúp HS củng cố về sự sinh sản của côn trùng . - Sự sinh sản của ếch . II. Đồ dùng dạy học : III Các hoạt động dạy học : HĐ1 (1’) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học HĐ2 (36’) Ôn tập Hoạt động cả lớp : Bài 56 : Kể tên một số côn trùng mà em biết ? - Em biết gì về sinh sản của chúng ? - Nêu quá trình sinh sản của bướm cải ? ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển bướm cải gây thiệt hại nhất đối với cây trồng ? - Trong trồng trọt để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra chúng ta phải làm gì ? - Nêu sự giống nhau và khác nhau trong quá trình sinh sản của gián và của ruồi? Bài 57 : GV nêu câu hỏi về quá trình sinh sản của ếch: ếch thường để trứng vào mùa nào ? ếch thường để trứng ở đâu ? Trứng ếch nở thành gì ? Nòng nọc sống ở đâu ? ếch sống ở đâu ? HS nối tiếp nhau trả lời, tổ chức nhận xét. Hoạt động 3 : (3’) - GV nhận xét giờ học Mĩ thuật: (Bài 24): mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu I- Mục tiêu: - HS hiểu hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt đặc điểm của vật mẫu. - Biết cách vễ mẫu có hai, đến ba vật mẫu. - Vẽ được hai vật mẫu. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mãu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh. II- Đồ dùng: Hình vẽ minh hoạ. III- Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề. HĐ1(3’): Quan sát, nhận xét. - GV hướng dẫn và tạo điều kiện cho HS trình bày mẫu. + Vị trí của các vật mẫu. + Hình dáng, màu sắc của ấm pha trà và cái bát hoặc các vật mẫu khác. + Đặc điểm các bộ phận của mẫu. HĐ2(3’) Cách vẽ. - GV có thể cho HS xem hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ trực tiếp. - Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu cho cân đối. - Vẽ đường trục cảu ấm, lọ... HĐ3(22’): Thực hành. - GV dựa vào thực tế bài vẽ của HS để góp ý bổ sung và điều chỉnh những thiếu sót như: + Bố cục hình trong tờ giấy. + So sánh các tỉ lệ và vẽ hình. + Tìm các độ đậm nhạt và vẽ đậm nhạt. HĐ4: (5’)Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS lựa chọn một số bài. + Bố cục. + Cách vẽ hình. + Vẽ đậm nhạt... HĐ 5(2’): GV nhận xét giờ học. Chiều thứ 3 Thực hành Toán : Luyện tập chung I/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố về: - Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ vẽ hình bài tập 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề HĐ2(35’): Thực hành. Bài 1:.Củng cố cách tìm một số phần trăm của một số - 1 HS đọc yêu cầu bài a,b. - HS làm bài cá nhân ,2 HS lên bảng thực hiện . - Gọi 1 số nêu kết quả và cách thực hiện. - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng ; 2 HS (TB) nhắc lại cách làm. Bài 2: ứng dụng tính nhẩm để giải toán về tỉ số phần trăm, tínhthể tích của hình lập phương. - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi. - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS khá giỏi lên bảng làm ; GV quan tâm HS (Y). - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng. b, Thể tích hình lập phương lớn : - 1,2 HS nhắc lại cách thực hiện. Bài 3: Củng cố cách tính thể tích của hình lập phương, khối lập phương - GV treo bảng phụ vẽ hình hướng dẫn HS phân tích yêu cầu bài toán. - H/S trao đổi nhóm đôi nêu cách làm. - HS làm bài cá nhân, 1 HS khá giỏi lên bảng làm.(GV quan tâm HS yếu) - Gọi 1 số H/S nêu cách làm và kết quả. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. H/S trung bình, yếu nhắc lại cách làm. Hoạt động nối tiếp (3’) GV đàm thoại để củng cố nội dung của bài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 24-2012 dung.doc