PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ
BÀI: CỬA SÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ – Viết đúng CT 4 khổ thơ cuối của bài cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khâu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
II- CHUẨN BỊ:
+ GV: Ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: ( 5 )
- 2 HS lên bảng viết “Tên người, tên địa lí nước ngoài”
Ơ-gien; Pô-chi-ê; Pi-e; Công xã Pa-ri, Chi-ca-gô.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: ( 2 )
- Giới thiệu bài
35 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh làng Hồ” và trả lời các câu hỏi sau:
H: Kể tên một số tranh làng Hồ lấy đề tài cuộc sống hàng ngày?
H: Kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
H: Vì sao tác giả khâm phục và biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: ( 2 )
Cho HS quan sát tranh.
H: Em có nhận xét gì về cảnh vật và màu sắc trong tranh?
GV: Bức tranh gợi cho ta nghĩ đến cuộc sống vui vẻ, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó cũng chính là niềm vui, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi khi đất nước toàn thắng. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hơn về cảm xúc này của tác gia.û
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
-Gọi 1 HS khá đọc bài.
-GV chia đoạn đọc.
+ Khổ 1: Sáng mát đã xa.
+ Khổ 2: Sáng chớm rơi đầy.
+ Khổ 3: Mùa thu thiết tha.
+ Khổ 4: Trời xanh phù sa.
+ Khổ 5: Phần còn lại.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài.
-Lần 1: Theo dõi, sửa phát âm cho học sinh.
-Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ.
-Lần 3: -Gọi 1-2 HS đọc cả bài.
-GV đọc cả bài
20
-1 học sinh khá đọc bài.Cả lớp đọc thầm.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn đọc
-Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
-1 – 2 học sinh đọc cả bài thơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( NDĐC các câu hỏi 1, 2, 3 )
-Khổ thơ 1:Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ thơ 1 – 2 và trả lời câu hỏi:
H: Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?
(Những ngày thu đã xa đẹp: Sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới; Buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng...)
Ý 1+2: Tác giả lưu luyến, ngậm ngùi khi xa quê hương.
-Khổ thơ 3: Học sinh đọc tiếp khổ thơ 3. Trả lời câu hỏi 2:
H: Nêu một hình ảnh đẹp và vui vẻ mùa thu mới trong khổ thơ 3.
(Đẹp: rừng tre phấp phới; trời thu thay áo mới; trời thu trong biếc)
Yù 3: Hà Nội trong cảnh mùa thu đẹp và vui.
Khổ thơ 4-5: Học sinh đọc lướt khổ thơ 4 – 5 trả lời câu hỏi 3.
H: Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.
(Chưa bao giờ khuất, đêm đêm rì rầm tiếng đất.Những buổi ngày xưa vọng nói về.)
Yù 4+5: Lòng tự hào về đất nước.
Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
10
-1 học sinh đọc.Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 1
-1 học sinh đọc thầm, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi 2.
-Học sinh đọc lướt khổ thơ 4 – 5 trả lời câu hỏi 3.
-Học sinh gạch chân các từ ngữ
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
-GV gọi 2 HS đọc bài thơ mỗi hs đọc 2 khổ
-Hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp đúng.
-Cho học sinh đọc bài theo nhóm , thi đọc thi diễn cảm và thuộc lòng bài thơ.
-GV và lớp nhận xét tuyên dương những em đọc đúng hay
13
-2 Học sinh đọc lớp nhận xét cách đọc.
-HS đọc bài theo nhóm 2.
-Học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
-Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
4.Củng cố : ( 3 )
Đọc lại nội dung bài.
GD: Phát huy truyền Thống bất khuất của dân tộc, niềm tự hào về đất nước.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học.
- YC HS về học thuộc lòng bài.
- Chuẩn bị: “Ôn tập”.Nhận xét tiết học
MÔN: LỊCH SỬ
BÀI: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.MỤC TIÊU :
Biết ngày 27/01/1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa – ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyến và toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt nam; có trách nhiệm hàn gắn về thương chiến tranh ở Việt Nam.
+ Ý nghĩa Hiệp định Pa – ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
HS khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà binbh2 ở Việt Nam; thất bại nặng nề ở hai miền Nam – Bắc trong năm 1972
II.CHUẨN BỊ :
Ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: ( 5 )
- 3 HS trả lời các câu hỏi sau
H: Mĩ có âm mưu gì khi énm bom huỷ diệt Hà Nội và các vùng phụ cận?
H: Thậut lại trận chiến ngày 26/12/1972 của nhân dân Hà Nội.
H: Tại sao ngày 30/12/1972, Tổng thống Mĩ tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc.
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Một tháng sau toàn thắng “Điện Biên Phủ trên không”, trên đường phố Pê-lê giữa thủ đô Pa-ri tráng lệ, cờ đỏ sao vàng kêu hãnh đón chào sự kiện quan trọng của Việt Nam: Lễ kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh và lập alịhoà bình ở Việt nam. Trong giờ học lịch sử hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử quan trong này.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ( Khá, giỏi )
- GV yc cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận nội dung:
H: Sự kéo dài của Hiệp định Pa-ri là do đâu ?
( Với dã tâm tiếp tục xâm lược nước ta, Mĩ tìm mọi cách trì hoãn, không chịu kí hiệp định Pa-ri.
H: Tại sao vào thời điểm năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ?
( Sau thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc năm 1972 Mĩ mới buộc phải kí Hiệp định Pa-ri)
9
- HS đọc thông tin SGK và thảo luận nội dung câu hỏi.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung-
Hoạt động 2: Trình bày diễn biến và nội dung Hiệp định Pa-ri
- GV cho HS đọc thông tin SGK và thảo luận nội dung:
H: Thuật lại diễn biến lễ kí kết Hiệp định Pa-ri ?
H: Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri
( Mĩ phải tôn trọng độc lập hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.)
-GV tóm tắt chốt lại nội dung chính của Hiệp định Pa- ri.
9
-HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm bàn.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam
- Cho HS đọc SGK, làm việc cá nhân nội dung sau:
H: Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam ?
- Cho HS nêu, GV thống nhất:
+ Đế quốc Mĩ thừa nhận thất bại ở Việt Nam.
+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
=> Nội dung bài học
10
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
-HS khác nhận xét, bổp sung.
- Đọc nội dung bài học.
4. Củng cố : ( 3 )
- Tóm tắt nội dung bài.
- GD: Xem mục I.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- 1 HS lên bảng tính làm bài 3
Giải
Thời gian xe máy đi từ A-B là: 11 giờ – 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút = giờ
Quãng đường từ A-B là: 42 x = 112 (km)
Đáp số : 112 km
3.Bài mới: ( 2)
Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này, chúng ta cần làm các bài luyện tập về tính quãng đường.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: ( Yếu, TB )
- GV yc học sinh đọc yc đề bài
-Yc HS tự làm bài. 3 HS lên làm bài. Cả lớp làm bài vào vở
GV lưư ý hs không cần kẻ bảng. Gọi hs nêu kết quả.
-Lớp nhận xét, sửa bài
-Với v= 32, 5 km/ giờ; t =4 giờ thì s= 32,5 x 4 = 130 (km)
-Với v= 210m/ phút; t = 7 phút thì s= 210 x 7= 1470(m)= 1,47km
-Với v= 36km/ giờ; t = 40 phút thì s = 36: 60 x 40 = 24 (km)
Bài 2: ( TB )
- GV yc học sinh đọc đề bài, tìm hiểu bài, tóm tắt, làm bài
-HS cả lớp tự làm bài, 1HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét, sửa bài.
A B
XP:7giơ 30phút Đến:12giờ 15phút
v= 46km/ giờ
s AB = km?
Giải
Thời gian đi hết quãng đường AB :
12giờ 15phút -7 giờ 30 phút= 4giờ 45 phút
4giờ 45 phút =4,75 giờ
Độ dài quãng đường AB là: 46 x 4, 75 = 218,5( km)
Đáp số 218,5 km
Bài 3: ( Khá, giỏi )
- GV yc học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề, trao đổi tìm cách giải, giải bài. 1 hs lên bảng làm bài. Lớp nhận xét, sửa bài.
Giải:
Đổi 15 phút 0,5 giớ
Quãng đường ong mật bay trong 15 phút
8 x 0,25 = 2(km)
Đáp số 2 km
Bài 4: ( Khá, giỏi )
- YC học sinh đọc đề bài,HS làm theo nhóm đôi
-Gọi 3 hs lên bảng dán bqì nhóm làm. Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Giải:
1 phút 15 giây= 75 giây
Quãng đường di chuyển của Kăng-gu-ru là:
14 x 75 =1050 (m)
Đáp số 1050m
28
-Học sinh đọc đề bài, 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở, nhận xét, sửa bài
- Học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề, trao đổi tìm cách giải, giải bài
-Học sinh tự làm bài, nêu kết quả và giải thích
-Học sinh đọc đề bài bài
- HS làm bài theo nhóm 2. Cả lớp nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố : ( 3 )
Đọc lại qui tắc tính quãng đường.
Trò chơi: Tìm quãng đường. Tính nhẩm.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học.
- HS về làm bài nếu chưa hoàn thành, chuẩn bị bài thời gian.
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU:
- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
- Viết được một số văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bút dạ, giấy a 4 kẻ nội dung BT 1
-Một số tranh ảnh loài cây, hoa quả giúp các em quan sát làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- 3 HS đọc đoạn văn mà các em đã viết lại tả đồ vật của tuần trước.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Để chuẩn bị cho bài văn tả cây cối, tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập các kiến thức về thể loại văn này.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động củaHS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1
- 2 HS đọc nội dung BT1, cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV dán lên bảng nội dung ghi kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối; gọi 1 hs đọc lại
- Trình tự tả cây cối
-Các giác quan sử dụng khi quan sát.
-Biện pháp tu từ được sử dụng.
-Cấu tạo
-Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì PT của cây. Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.
-Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
-So sánh, nhân hoá.
Ba phần
+ Mở bài:Giới thiệu bao quát về cây sẽ tả.
+Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì PT của cây
+Kết bài:Nêu lợi ích của cây, tình cảm của người tả về cây.
-GV yc cả lớp đọc thầm lại bài Cây chuối mẹ, suy nghĩ trao đổi trả lời lần lượt các câu hỏi - 3 hs làm bài vào phiếu để trình bày trên lớp.
-3 hs làm bài vào phiếu dán bài lên bảng trình bày trên lớp.cả lớp nhận xét bổ sung
a)Trình tự tả cây chuối
-Còn có thể tả theo trình tự nào?
b) Cây chuối tả theo cảm nhận của các giác quan
c) Hình ảnh so sánh
-Hình ảnh nhân hoá
Từng thời kì phát triển của cây: Cây chuối con-> cây chuối to-> cây chuối mẹ.
-Từ bao quat1 đến chi tiết từng bộ phận.
-Theo ấn tượng của thị giác, thấy hình dáng của cây-lá hoa...hay tả = thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
-Tàu là nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác....
-Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc../Chưa...thành mẹ./Cổ....
Bài tập 2:
-HS đọc nội dung bài tập 2. Yc cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc hs :Đề bài yc mỗi hs chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của cây( Lá, hoa, quả, thân...)
-Khi tả có thể chọn cách tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của từng bộ phận đó theo thời gian..
-Gv mời và HS nêu các em chọn tả bộ phận nào
-Cả lớp suy nghĩ viết bài vào vở
-GV gọi vài hs đọc đoạn văn đẽ viết, cả lớp nhận xét góp ý.
43
-2 HS đọc đề bài.
-Cả lớp đọc thầm trong SGK
- 1 HS đọc lại kiến thức cần ghi nhớ.
- Lớp đọc thầm lại bài Cây chuối mẹ, suy nghĩ trao đổi trả lời lần lượt các câu hỏi - 3 HS làm bài vào phiếu để trình bày trên lớp.
-HS làm bài vào phiếu dán bài lên bảng trình bày trên lớp.cả lớp nhận xét bổ sung
- 1HS đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
-Theo dõi hướng dẫn của GV
- HS nêu chọn tả bộ phận của cây.
- Cả lớp suy nghĩ viết bài vào vở
- Vài HS đọc đoạn văn đẽ viết, cả lớp nhận xét góp ý
4.Củng cố : ( 3 )
Đọc lại ghi nhớ.
Tóm tắt cấu trúc bài văn.
5.Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học, dặn HS vềtiếp tục viết lại đoạn văn tả một bộ phận của cây.
- Chuẩn bị cho tiết sau.
MÔN: ÂM NHẠC
BÀI: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
( Bài dạy của thầy Tâm )
Ngày soạn: 26/03
Ngày dạy: Thứ năm ngày 27 tháng 03 năm 2014
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. MỤC TIÊU:
Hiểu hết nào là wliên kết câu bằng phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ nghữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- MRVT: Truyền thống
- 1 HSlàm lại bài tập số 1; 1 hs đọc thuộc lòng 10 câu ca dao tục ngữ trong bài tập 2 .
3.Bài mới: ( 2 )
GV: Tiết học hôm nay, các em cùng tìm hiểu về cách liên kết các câu trong bài bằng từ nối.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: nhận xét=> ghi nhớ
Bài 1:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1. yc học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn đánh số thứ tự 2 câu văn.
-Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn. HS nhìn bảng chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì?
-Gọi 1 học sinh lên bảng phân tích.
-Giáo viên nhận xét chốt :
+ từ “hoặc” có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
+ Cụm từ “vì vậy” có tác dụng nối câu 1 với câu2.
+ Cụm từ “vì vậy” ở ví dụ trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
Bài 2:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2.
-Giáo viên yêu cầu HS thực hiện :
+ Tìm thêm những từ ngữ có tác dụng nối giống như cụm từ “vì vậy” ở đoạn trích trên ?
=> Ghi nhớ.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
15
- 1 học sinh đọc cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân. hoặc trao đổi cùng bạn đánh số thứ tự 2 câu văn. Chỉ rõ mối quan hệ
-Học sinh cả lớp nhận xét.
Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời : tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác.
-2-3 HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: ( NDĐC: Tìm từ ngữ 3 câu đầu hoặc 4 đoạn cuối )
- GV gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
Giáo viên yc học sinh :
+1/2 lớp tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu( đánh số thứ tự từ 1-7)
+1/2 lớp còn lại tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 4 đoạn cuối( đánh số thứ tự từôi16)
-HS làm việc theo nhóm gạch dưới các quan hệ từhoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích mối quan hệ giữa các câu, đoạn...
Đ 1: từ nhưng nối câu 3 với câu 2.
Đ 2: từ vì thế nối câu 4 với câu 3 nối đoạn 2 với đoạn 1, rồi nối câu 5 với câu 4
Đ 3: từ nhưng nối câu 6 với câu 5 nối đoạn 3 với đoạn 2, rồi nối câu 7 với câu 6
Đ 4: Không tìm
Đ 5: Không tìm
Đ 6: Không tìm
Đ7: Không tìm
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh chọn trong những từ ngữ đã cho từ thích hợp để điền vào ô trống.
-Giáo viên phát giấy khổ to đã phô tô nội dung các đoạn văn của BT2 cho 2 học sinh làm bài.
- GV nhận xét sửabài.
13
-1 học sinh đọc cả lớp đọc thầm.
-Học sinh trao đổi nhóm, gạch dưới những quan hệ từ hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích mối quan hệ nội dung giữa các câu, đoạn.
- HS đọc lại mẫu chuyện vui
Học sinh làm bài cá nhân
- HS gạch chân từ nối dùng sai và sửa lại cho đúng
+ Vậy ( vậy thì, nếu vậy thì, thế thì, nếu thế thì ) bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
4.Củng cố : ( 3 )
Đọc lại ghi nhớ.
Tóm lại: Dùng từ ngữ liân kết câu phải phù hợp để câu văn diển đạt đúng nghĩa và hay.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị cho tiết “Ôn tập”
MÔN: KHOA HỌC
BÀI: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA THÂN MẸ
I. MỤC TIÊU :
Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của thân mẹ.
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Hình trang 110, 111 SGK.
- HS :Vài ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, sống đời, củ gừng, riềng, hành tỏi.
Một thùng giấy, ít đất để tròng cây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Ổn định:
2. Bài cũ : ( 5 )
3 HS trả lời yc sau:
H: Nêu điều kiện để hạt nảy mầm?
H: Mô tả quá trình hạt nảy mầm?
3. Bài mới: ( 2 )
H: Em đã tìm hiểu xem những loại cây con nào không mọc lên từ hạt. Hãy giới thiệu cho cả lớp cùng biết.
GV: Tiết học hôm nay chúng tìm hiểu về cây con mọc lên từ một bộ phân của cây mẹ.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Quan sát
-Làm việc theo nhóm. Quan sát vật thật và hình sách giáo khoa trả lời các câu hỏi.
H: Tìm chồi trên vật thật ( hoặc hình vẽ) : ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi?
H: Chỉ vào hình 1 /110 sách giáo khoa và nói cách trồng mía?
=>GV chốt: Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía ( hình 1a)
-Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b). Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía (hình c)
-Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm sẽ mọc lên một chồi. Trên củ gừng cũng có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. Đối với lá bỏng, chồi được mọc lên từ mép lá
H: Kể một số cây khác có thể trồng từ cây mẹ?
(sắn, khoai lang, dâu...)
Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ.
10
-Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Thực hành.
-Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trồng cây vào thùng giấy.
H: Nêu tên loại cây của nhóm trồng và cách trồng cây?
H: Nêu cách trồng của nhóm mình
GV quan sát chỉ dẫn thêm cho HS.
18
-Học sinh trồng cây theo nhóm.
-Nêu cách trồng
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
4.Củng cố : ( 3 )
Chốt lại nội dung bài.
Trò chơi: thi viết tìm một số loại cây mọc lên từ thân, lá, rễ.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học lại bài, chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh một số động vật.
MÔN: ANH VĂN
BÀI:
( Giáo viên chuyên dạy )
MÔN: TOÁN
BÀI: THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:
Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
II. CHUẨN BỊ:
Phiêú học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- 1 HS lên bảng tính S đi được biết:
Giải:
1 phút 15 giây= 75 giây
Quãng đường di chuyển của Kăng-gu-ru là:
14 x 75 =1050 (m)
Đáp số 1050m
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về cách tính thời gian của một chuyển động.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hình thành cách tính thời gian.
Bài toán 1 :
- GV nêu đề toán
- Một ô tô đi quãng đường dài 170 km với vận tốc 42, 5 km/ giờ. Tìm thời gian o âtô đi quãng đường đó ?
- Yc học sinh thảo luận nhóm đôi giải bài toán
-GV theo dõi, gọi đại điện hs lên bảng giải và trình bày cách thực hiện.
(?)Để tính thời gian ô tô đi hết quãng đường ta làm thế nào?
Lưu ý học sinh đơn vị.
Quy tắc:
Công thức: t = s : v
Bài toán 2 :
- Một ca nô đi với vận tốc 36 km/ giờ trên quãng đường sông dài 42 km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó
- Lưu ý : Trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất và đổi : giờ = 1 giờ == 1 giờ 10 phút
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc, công thức tính thời gian : t = s : v
- GV vẽ sơ đồ lên bảng
v = s : t
s = v x t t = s : v
GV lưu ý : Khi biết 2 trong 3 đại lượng : vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ 3.
15
-HS làm việc việc nhóm. Đại điện hs lên bảøng giải và trình bày cách thực hiện.
Thời gian ô tô đi hết quãng đường là :
170 : 42, 5 = 4 ( giờ)
-Cả lớp nhận xét.
Lấy quãng đường đi được chia cho vận tốc đi
-HS theo dõi ví dụ 2, tính thời gian ca nô đi hết quãng đường trên.
- HS lên bảng giải
Thời gian đi của ca nô là :
42 : 36 = (giờ)
giờ = 1 giờ == 1 giờ 10 phút
-Lần lượt đại diện 3 nhóm trình bày.
- Học sinh nêu lại quy tắc và công thức.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: ( Yếu )
- GV cho HS làm bài vào vở , GV có thể cho HS không kẻ bảng làm theo cách sau:
s = 35km; v= 14 km/giờ => t = 35 : 14 = 2,5 giờ
s = 10,35 km; v = 4,6 km/giờ => t = 10,35 : 4,6 = 2,25 giờ
s = 108,5km; v= 62 km/giờ => t = 108,5 : 62 = 1,75 giờ
s = 81km; v = 36km/giờ => t = 81 : 36 = 2,25 giờ
Bài 2: ( Yếu, TB )
- Gọi HS đọc đề, tìm hiểu đề, tự làm bài
a)Thời gian người đi xe đạp đi là:
23,1 : 13,2 = 1,75 giờ = 1giờ 45phút
b)Thời gian người đó chạy là:
2,5 : 10 = 0,25 giờ = 15 phút
Bài3: ( Khá, giỏi )
- Gọi HS đọc đề, Nêu cách giải và làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài, cảc lớp nhận xét sửa bài.
Thời gian máy bay bay hết quãng đường là:
2150 : 860 = 2, 5 giờ = 2 giờ 30 phút
Máy bay đến nơi lúc:
8 giờ 45phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút
Đáp số: 11 giờ 15 phút
13
-Học sinh làm bài theo nhóm-đại diện nhóm lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét sửa bài.
- Đọc đề – tóm tắt.làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét sửa bài.
-HS đọc đề – HS tìm hiểu đề
-Nêu cách giải và làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài, cảc lớp nhận xét sửa bài.
4.Củng cố : ( 3 )
Nêu lại qui tắc tính thời gian.
Trò chơi: tính nhanh về tời gian.
5.Dặn dò:. ( 2 )
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị: “Luyện tập chung ”.
MÔN: KĨ THUẬT
BÀI: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG ( T1 )
( Bài dạy của thầy Toàn )
Ngày soạn: 27/ 03
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 28 tháng 03 năm 2014
PHÂNMÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT )
I. MỤC TIÊU:
Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài ), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp môt số cây cối.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- Vài HS nhắc lại dàn bài chung của bài văn tả cây cối.
- Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: ( 2 )
- GV giới thiệu bài, ghi bảng..
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
-GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.GV chép đề bài lên bảng.
-Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý.
-GV gọi vài học sinh nêu đề đã chọn.
-YC học sinh dựa vào đề bài đã chọn, cùng với dàn bài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 27.doc