BÀI: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng các kiểu câu, phân biệt được lời các nhân vật và lời kể, lời thầy giáo và lời bạn nhỏ.
- Hiểu nội dung bài: Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý, nhưng người lao động là quý nhất, vì người lao động mới làm ra lúa gạo, vàng bạc và mới biết sử dụng thì giờ thật hữu ích. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 trong SGK ).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép sẵn đoạn luyện đọc.
Không có người lao động/ thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và/ thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi//.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS đọc thộc bài thơ trước cổng trời. Gọi 1 HS đọc đoạn thơ tự chọn và trả lời câu hỏi 3 trong SGK.
Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
GV dùng cách giải nghĩa từ để giới thiệu. VD: Tranh luận để bàn cải để tìm ra lẻ phải hoặc sự thống nhất. Xoay quanh vấn đề Cái gì quý nhất? Các bạn nhỏ trong bài học hôm nay, đã đưa ra các ý kiến trái ngược nhau, ai cũng có lý riêng của mình. Vì vậy, phải cấn đến một ai đó phân giải, tức là giải thích rõ đâu là đúng - sai; trái - ngược; lợi - hại để thống nhất ý kiến. Đọc bài chúng ta sẽ rõ.
31 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
- Nhận xét.
3.Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay, các em nhớ – viết bài tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và làm bài tập chính tả.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động1: HD chung.
GVyêu cầu -2 HS đọc thuộc bài thơ:Tiếng đàn ba-lai-ca trên sông Đà.
H: Bài thơ cho em biết điều gì?
- YC HS luyện đọc và viết các từ khó.
H: Em hãy cho biết bài thơ gồm mấy khổ? Viết theo thể thơ nào?
H: Theo em, viết tên loại đàn nêu trong bài như thế nào? trình bày tên tác giả ra sao?
GV: Các em nhớ lại bài thơ và lời thầy dặn rồi viết chính tả.
-GV đọc một lượt bài chính tả.
-GV chấm 5-7 bài.
-GV nhận xét chung về những bài chính tả.
15
-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
Đ: Bài thơ ca ngợi vẽ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của con người chinh phục dòng sông với sự gắn bó, hoà nguyện với con người với thiên nhiên.
- Từ khó: ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng, bỡ ngỡ.
Đ: Bài thơ gồm 3 khổ viết theo thể thơ tự do.
Đ: Tên loại đàn không viết hoa, có gạch nối giữa các âm.
-Tên tác giả viết phía dươí bài thơ.
-HS nhớ lại bài thơ và viết chính tả.
-HS rà soát lỗi.
-HS đổi tập cho nhau sửa lỗi ghi ra bên lề.
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả.
-GV cho HS đọc bài 2a.
-GV giao việc: Thầy sẽ tổ chức trò chơi: Tên trò chơi là “Ai nhanh hơn.” Cách chơi như sau:
-5 em sẽ cùng lên bốc thăm. Phiếu thăm đã được thầy ghi sẵn một cặp tiếng có âm đầu l-n. Em phải viết lên bảng lớp 2 từ ngữ có chứa tiếng em vừa bốc thăm được. Em nào tìm nhanh viết đúng, viết đẹp là thắng.
-Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ các em tìm đúng, và khen những HS tìm nhanh, viết đẹp
-BT 2b.( GV cho HS làm tương tự bài 2a)
-Câu 3a.
-Cho HS làm bài tập 3a.
-GV giao việc: BT yêu cầu các em tìm nhanh các từ laý có âm đầu viết bằng l
-Cho HS làm việc theo nhóm(GV phát giấy khổ to cho các nhóm).
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và khen nhóm tìm được nhiều từ, tìm đúng, là liệt, la lối, lạ lẫm.
-Câu 3b: Cách tiến hành như câu 3a một số từ láy: Loáng thoáng, lang thang, chàng màng, trăng trắng, sang sáng.
13
-1 HS đọc bài 2a.lớp đọc thầm.
-5 HS lên bốc thăm cùng lúc và viết nhanh từ ngữ mình tìm được lên bảng.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc bài 3a. Lớp đọc thầm
-Các nhóm tìm nhanh từ láy có âm đầu viết bằng l. Ghi vào giấy.
-Đaị diện các nhóm đem dán giấy ghi kết quả tìm từ của nhóm mình lên bảng .
-Lớp nhận xét.
-HS chép từ đúng vào vở.
-HS chép từ làm đúng vào vở.
4. Củng cố: ( 3 )
Viết lại những từ hay mắc bao nhiêu lỗi
5. Dặn dò: ( 2 )
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở. Mỗi em viết ít nhất 5 từ láy.
Ngày dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2015
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: ĐẤT CÀ MAU
I. MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiễu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh phóng to “ Đất cà Mau “.
+ HS: Sưu tầm hình ảnh về về thiên nhiên, con người trên mũi Cà Mau
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- GV gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
H: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- Giáo viên nhận xét.
3.Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Cà Mau là vùng tận cùng phía tây nam của Tổ quốc. Thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt, các em cùng tìm hiểu bài văn Đất Cà Mau để hiểu thêm về điều này.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HS luyện đọc
-GV gọi 1 HS đọc toàn bài
-GV phân đoạn đọc:4 đoạn
Đoạn 1: Cà mau....cơn dông
Đoạn 2: Cà Mau.....cây đước
Đoạn 3:Còn lại
-HS đọc nối tiếp đọc bài
Lần 1: HS đọc nối tiếp bài kết hợp sửa lỗi phát âm sai.mưa dông, đổ ngang, hối hả,
Lần 2: HS đọc nối tiếp bài kết hợp giảng nghĩa từ.
Lần 3: đọc lại toàn bài
-GV đọc cả bài
12
-1 học sinh khá đọc cả bài. Lớp đọc thầm theo
-Học sinh lần lượt đọc nối tiếp đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm sai.mưa dông, đổ ngang, hối hả,
- HS đọc nối tiếp bài kết hợp giảng nghĩa từ.
-2 HS đọc toàn bài
-HS lắng nghe
Hoạt động 2: HS tìm hiểu bài.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
H: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
Ý1: Những cơn mưa bất thường ở Cà Mau.
-Đoạn 2.
H: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ?
H: Người dân Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ?
Ý2: Nhà cửa dựng dọc theo bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
H: Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ?
H: Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn?
Ý3:Tính cách người dân Cà Mau.
-Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa cả bài.
6
-1học sinh đọc đoạn 1- lớp đọc thầm theo.
Đ: Mưa ở Cà Mau là mưa dông:đột ngột,dữ dội nhanh chóng.
-1 học sinh đọc đoạn 2.
Đ: Cây cối mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt
Đ: Nhà cửa dựng dọc bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước
- 1 học sinh đọc đoạn 3.
Đ: Thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể chuyện và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người
Đoạn 1:Mưa ở Cà Mau,....
Đoạn 2:Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
Đoạn 3:Người Cà Mau kiên cường
Ý nghĩa: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau .
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thi đọc diễn cảm.
-GV gọi 3 HS đọc bài.
H: Nêu cách đọc diễm cảm của bài?
-GV đọc 1 đoạn cho HS theo dõi.
-HS đọc nhóm đôi, thi đọc
13
-3 HS khá đọc cả bài, cả lớp nhận xét cách đọc
Đ: Đọc chậm rãi, tình cảm nhấn giọng hay kéo dài ở các từ ngữ gợi tả.
-HS đọc bài theo nhóm 2
-Học sinh thi đọc diễnđoạn.
-Cả lớp nhận xét – Chọn giọng đọc hay nhất.
4. Củng cố : ( 3 )
- Đọc lại ý nghĩa.
- Học sinh yêu quý thiên nhiên và sự kiên cường của người dân nơi đây.
5. Dặn dò. ( 2 )
- GV nhận xét tiết học.
- HS về chuẩn bị bài:“Ôn tập”.
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN:
BÀI: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU:
Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
KNS: - Thể hiện sự tự tin ( nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ th63 , thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin. )
- Lắng nghe tích cực ( lắng nghe tôn trọng người cùng tranh luận ).
- Hợp tác ( Hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận ).
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 1.
- Một số tờ giấp photo nội dung bài tập 3a
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- Gọi 3 HS đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: ( 2 )
Trong cuộc sống bất kì trong cuộc họp nào, chúng ta cũng phải thuyết trình, hay tranh luận để cùng làm sáng tỏ vấn đề nào đó. Làm thế nào để bài thuyết trình, tranh luận có sức hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục người nghe? Bài học hôm nay giúp các em điều đó.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập. ( KNS: Phân tích, rèn luyện theo mẫu )
Bài 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao treo bảng phụ và giao nhiệm vụ: Đọc lại bài “Cái gì quý nhất” và nêu nhận xét theo yêu cầu của câu hỏi a, b, c.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét và chốt lại.
a. Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: “Cái gì quý nhất trên đời ?”
b. Ý kiến và lời lẽ của mỗi bạn:
Ý kiến của mỗi bạn
Lý lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến
Hùng: Quý nhất là lúa gạo.
Quý: Quý nhất là vàng.
Nam: Quý nhất là thì giờ.
- Có ăn mới sống được.
- Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
- Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
c. Ý kiến, lý lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo.
-Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì ?
-Thầy đã lập luận như thế nào ?
-Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
- Người lao động là quý nhất
- Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị.
- Thầy tôn trọng người đối thọai, lập luận có tình có lý:
+ Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý (lập luận có tình)
+ Nêu câu hỏi: “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ ?”, rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh (Lập luận có lý).
GV nhấn mạnh: Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lý, có tình thể hiện sự tôn trọng người đối thoại.
Bài 2:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
GV cho HS đóng vai Hùng, Quý hoặc Nam để tranh luận với hai bạn còn lại bằng lí lẽ của mình để khẳng định điều mình nói là đúng và đưa thêm dẫn chứng để các bạn tin điều mình khẳng định .
- Cho các nhóm thảo luận .
- Cho HS các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá cao những nhóm biết tranh luận sôi nổi
Bài 3:
-Cho HS đọc yêu cầu.
+ GV cho HS đọc lại toàn bộ ý a.
- Dùng bút chì đánh dấu vào câu trả lời đúng.
- Sắp đặt các câu đã chọn theo trình tự hợp lý.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
+Cho HS đọc yêu cầu b.
- Cho HS trao đổi và trình bày ý kiến
- GV nhận xét và chốt lại: Khi thuyết trình tranh luận ta cần: có thái độ vui vẻ, hòa nhã, tôn trọng người nghe. Tránh nóng nảy bảo thủ khi ý kiến của mình chưa đúng.
43
+ HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm theo .
+ Nhóm bàn thảo luận và làm bài
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ 1 HS nêu yêu cầu bài .
+ Các nhóm xem lại ví dụ .
+ Các nhóm chọn vai mình đóng, trao đổi thảo luận thống nhất ý kiến
+ Đại diện các nhóm lên đóng vai thể hiện ý kiến của nhóm
+ Lớp nhận xét .
+ HS đọc yêu cầu đề bài .
+ HS làm bài cá nhân
+ Một số HS trình bày ý kiến của mình, lớp nhận xét bổ sung
+1 HS đọc câu b . Từng cặp trao đổi và trình bày ý kiến, lớp nhận xét
4.Củng cố: ( 3 )
- Tóm lại nội dung bài.
- HS có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học, khen những nhóm làm bài tốt.
- Nhắc HS nhớ các điều kiện thuyết trình, tranh luận.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
MÔN: TOÁN :
BÀI: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng mét vuông ( có chia các ô dm2 )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
Gọi 2 HS làm bài tập 2b
b) 2 tạ 50kg = tạ = 2,05ta; 3tạ 3kg = tạ = 3,03tạ; 34kg = tạ = 0,34tạ
450 kg = = 4,5tạ
Nhận xét.
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em cùng ôn lại bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị thông dụng, học cách viết số đo dưới dạng số thập phân.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Ôn tập về các đơn vị đo diện tích
a) Bảng đơn vị đo diện tích
-GV treo bảng đơn vị đo diện tích, yêu cầu HS nêu các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn.
-GV gọi 1 HS lên bảng viết các số đo diện tích vào bảng kẻ sẵn.
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề.
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa m2 với dm2, giữa m2 với dam2
- GV ghi: 1m2 = 100dm2 = dam2 vào cột m2
-GV hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
H: Hãy nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau?
c) Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng:
-GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa km2, ha với m2; quan hệ km2 với ha.
d.Hướng dẫn viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
a) Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-3 m2 5 dm2 =m2
-GV yêu cầu HS thảo luận tìm số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm trên.
-GV gọi 1 số HS phát biểu, nhận xét ý kiến của HS, cho HS có kết quả điền đúng nêu cách là để cả lớp cùng nắm được cách làm
b)Ví dụ 2:
-GV tổ chức cho HS cả lớp làm ví dụ 2 tương tự cách làm như ví dụ 1.
13
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
-1 HS lên bảng viết . HS cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
Lớn hơn m2
m2
Bé hơn m2
km2
hm2ï
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
-HS nêu: 1 m2= 100dm2 = dam2
Đ: + Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị đo bé hơn tiếp liền nó.
+Mỗi đơn vị đo diện = đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS nêu:1 km2 = 1000000 m2;
1ha = 10 000 m 2
1 km2= 100 ha
1 ha = km2 = 0, 01 km2
-HS theo dõi ví dụ, thảo luận,1 HS nêu cách làm của mình, HS theo dõi thống nhất cách thực hiện.
3 m2 5 dm2 =m2= 3,05 m2
Vậy 3m2 5 dm2= 3,05m2
- 42 dm2= m2= 0,42m2
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1: ( Y-TB 8’; K-G 6’ )
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài
-GV gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
-GV chữa bài.
Bài 2: ( Y-TB 7’; K-G 5’ )
- GV gọi HS đọc đề bài toán
-GV yêu cầu HS làm bài.GV hướng dẫn thêm cho HS yếu.
-Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng
- GV nhận xét.
15
-HS đọc bài trong SGK. 2 HS lên bảng làm bài . HS cả lớp làm bài vào vở
-a) 56 dm2= m2 = 0,56 m2
-b) 17dm2 23cm2= m2 = 17,23m2
- c) 23 cm2= dm2 = 0,23dm2
-d) 2cm25mm2= cm2 = 2,05cm2
- HS đọc đề bài toán. 2 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở.
a)1654 m2= ha = 0,1654 ha
b) 5000m2 = ha = 0,5ha
c) 1ha = km2 = 0,01km2
d) 15ha = km2 = 0,15km2
-1 HS nhận xét bài của bạn, HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
4. Củng cố
- Nêu lại mối quan hệ đơn vị đo diện tích.
5.Dặn dò: ( 2 )
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về xem trước bài mới: “Luyện tập chung”.
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: ÔN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
- Củng cố ôn luyện cách viết đoạn mở bài, viết đoạn kết bài văn tả cảnh.
- Thực hiện viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ hai cách kiểu mở bài, hai cách kiểu kết bài.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài
Yêu cầu HS đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em đã viết ở tiết TLV trước.
2. Giới thiệu bài:
Trong bài học này, em sẽ được cũng cố kiến thức về mở bài, kết bài và thực hành viết đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt dộng 1: Hướng dẫn làm bài 1
a. Hướng dẫn HS xác định yêu cầu
b. Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- Yêu cầu HS trình bày cách mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả.
- Treo bảng phụ viết 2 cách mở bài.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn mở bài trong SGK và thảo luận để xác định cách mở bài.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
H: Trong hai đoạn mở bài trên, đoạn mở bài nào giới thiệu ngay đối tượng miêu tả? Đoạn mở bài nào nói chuyện khác rồi dẫn dắt vào giới thiệu đối tượng miêu tả?
H: Đối chiếu hai đoạn mở bài ( trên bảng phụ ) và cho biết: Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài gián tiếp?
- Hướng dẫn HS làm bài 2
- Đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Mở bài trực tiếp: giới thiệu nagy đối tượng được tả.
- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đối tượng được tả.
- Đọc thầm từng đoạn mở bài, đối chiếu với hai cách mở bài, trao đổi, nêu cách mở bài cho từng đoạn.
Đ: Đoạn mở bài a, giới thiệu ngay đối tượng được tả.
Đ: Đoạn mở bài b, nói chuyện khác rồi mới giới thiệu con đường từ nhà đến trường.
- Đoạn a mở bài trực tiếp, đoạn b là mở bài gián tiếp.
Hoạt động 2: Làm bài tập 3
a. Hướng dẫn xác định yêu cầu.
b. Hướng dẫn HS viết đoạn mở bài và kết bài.
H: Cảnh thiên nhiên em định tả là cảnh gì?
- Hãy viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên và em đã chọn.
Gợi ý:
H: Em hãy nêu cách viết mở bài gián tiap61 cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
- Yêu cầu HS viết mở bài gián tiếp.
H: Để có kết bài mở rộng, em sẽ viết như thế nào?
- Yêu cầu HS viết kết bài mở rộng.
- Đọc yêu cầu BT trong SGK
Đ: Cánh đồng; hồ, vườn hoa
- HS làm bài.
Đ: Không giới thiệu ngay cảnh thiên nhiên ở quê hương mà nói về kỉ niệm tuổi thơ đối với cảnh vật quê hương rồi giớ thiệu cảnh thiên nhiên sẽ tả. Hoặc nói về cảnh đẹp của đất nước rồi nới giới thiệu cảnh thiên nhiên ở địa phương.
Đ: Không nói lên tình cảm với cảnh mà không liên hệ thực tế: nêu những việc cần làm để giữ gìn, làm đẹp thêm cho cảnh thiên nhiên ở địa phương.
c. Hướng dẫn HS hoàn chỉnh đoạn mở bài, kết bài.
- Yêu cầu HS đọc lại và đối chiếu với cách mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng để sữa chữa, hoàn chỉnh.
- Tổ chức HS nhận xét.
* Dành cho HS khá, giỏi:
Đối với HS khá giỏi, có thể yêu cầu các em viết hay hơn, diễn đạt khác đi so với mở bài, kết bài đã hoàn chỉnh.
3. Củng cố - Dặn dò:
H: Có mấy cách viết mở bài và kết bài? Kiểu nào hay hơn?
Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Ngày dạy: Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: ĐẠI TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu đại tứ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính
từ ) trong câu để khỏi lặp ( ND ghi nhớ ).
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế ( BT1, BT2 ); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần ( BT3 ).
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Viết sẵn bài tập 3 vào giấy A 4.
+ HS: Bài soạn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- Gọi 3 học sinh đọc đoạn văn bài tập 4.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới : ( 2 )
Giới thiệu baì:
Viết bảng câu: Con mèo nhà em rất đẹp. Chú khoác mình tấm áo màu tro, mượt như nhung.
H: Từ chú ở câu văn thứ hai muốn nói đến đối tượng nào?
GV: Từ chú là nói đến con mèo . nó được gọi là Đại từ. Đại từ là gì? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Bài 1:
- Gọi 1HS đọc bài 1
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn
H: Tìm những từ in đậm trong đoạn a,b
H: Từ “tớ, cậu” “nó” trong đề bài thay cho từ nào ? Sự thay thế đó nhằm mục đích gì?
H: Những tư trên thay thế cho danh từ khỏi lặp lại được gọi là gì?
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
-GV giao việc cho cả lớp: Thảo luận nhóm trả lời yêu cầu sau:
H: Từ “vậy” được thay thế cho từ nào trong câu a?
H: Từ “thế” thay thế cho từ nào trong câu b?
• Giáo viên chốt lại:
• Những từ in đậm thay thế cho động từ, tính từ => không bị lặp lại => đại từ.
+ Yêu cầu học sinh rút ra ghi nhớ.
15
-HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh nêu ý kiến :a-(tớ,cậu) b-(nó).
Đ: “tớ, cậu” dùng để xưng hô – “tớ” chỉ ngôi thứ nhất là mình – “cậu” là ngôi thứ hai là người đang nói chuyện với mình.
Đ: “Nó” dùng để xưng hô Dùng để thay thế cho danh từ chích bông để khỏi lặp lại từ đó trong câu.
Đ: Những từ đó gọi là đại từ .
-1HS đọc bài 2
-HS thảo luận nhóm 2
Đ: Thay cho từ thích
Đ: Thay cho từ quý
-HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc bài 1
-GV giao việc cho cả lớp: thảo luận nhóm nội dung sau:
H: Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai?
H: Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
Giáo viên chốt lại.
Bài 2:
Học sinh đọc yêu cầu bài 2
GV: HD HS như bài tập 1
Gọi HS đọc lại bài làm.
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- GV yêu cầu HS Tìm đại từ thích hợp thay thế cho danh từ chuột.
-Chỉ thay đại từ câu 4, 5 không thay ở tất cả các câu khác.
-GV phát phiếu cho HS làm theo nhóm, -GV cho HS nhận xét sửa bài
13
-Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
-HS thảo luận nhóm 2
Học sinh nêu – Cả lớp theo dõi.
Đ: Dùng để chỉ Bác Hồ.
Đ: Thái độ tôn kính Bác.
-Cả lớp nhận xét.
-Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Học sinh làm bài vào vở
Đại từ đó là :mày,ông,tôi ,nó
- Học sinh sửa bài – Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài 3
- HS đọc câu chuyện, thực hiện yêu cầu của GV theo nhóm:
-Các nhóm trình bày kết quả thực hiện, nhận xét.
Danh từ lặp lại nhiều lần “Chuột”ta dùng từ “nó” để thay thế.
4.Củng cố : ( 3 )
- Đọc lại gi nhớ.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học.
- Học nội dung ghi nhớ. Chuẩn bị: “Ôn tập”.
PHÂN MÔN: KỂ CHUYỆN :
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
( Không dạy )
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưói dạng số thập phân.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Phấn màu.
+ HS: Bảng con, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
2 Học sinh lần lượt sửa bài 3.
a)5,34 km2= km2 = 5km2 34 ha = 534ha b) 16,5m2 = m2 = 16m2 50dm2
c) 6,5 km2= 650 ha d) 7,6256 ha = 76256 m2
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay, các em viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dười dạng số thập phân. Sau đó giải bài toán có số đo độ dài và diện tích của một hình.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: ( Y-TB 9’; K-G 6’ )
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
H: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
H: 2 đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Yêu cầu HS làm bài
-GV gọi HS chữa bài, nhận xét.
Bài 2: ( Y-TB 9’; K-G 6’ )
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
H: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
H: 2 đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Yêu cầu HS làm bài
-GV gọi HS chữa bài, nhận xét.
Bài 3: ( Y-TB 10’; K-G 8’ )
-GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa km2 , hm2, dm2 với m2.
-GV yêu cầu HS làm bài
-Gọi HS chữa bài, nhận xét.
28
-Viết số đo độ dài dưới dạng STP.
Đ: Gấp kém nhau 10 lần
Đ: 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 42m 34cm = 42,34m
b) 56m29cm = 562,9 dm
c) 6m2cm = 6,02m
d) 4352m = 4,352km
1 HS chữa bài trên bảng , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
-HS đọc đề bài
-HS trả lời yêu cầu. 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bt.
-a) 500g = kg = 0,5 kg
b) 347g = = 0,347kg
1,5 tấn= kg =1500 kg
-1 HS đọc yêu cầu đề bài, nêu mối quan hệ
giữa km2 , hm2, dm2 với m2.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
a)7km2=7000000m2; 4 ha= 40000m2;8,5ha=85000
b)30dm2 = 0,3 m2; 300 dm2= 3m2;515 dm2 = 5,15 m2
-1 HS chữa bài, lớp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 9.doc