I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe – viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát một bài hát
2. GV giới thiệu bài
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hoạt động cá nhân - Ôn luyện tập đọc và HTL
Việc 1: Gọi hs đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học, trả lời 1 câu hỏi trong đoạn vừa đọc.
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động
1. Ban Văn nghệ tổ chức cho lớp hát một bài hát.
2. GV Giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành
Bài 1: Làm bài cá nhân
Việc 1: Học sinh làm bài
Việc 2: GV chữa bài
(Đáp án)
a. = 12,7 (Mười hai phẩy bảy)
b. = 0,65 (Không phẩy sáu mươi lăm)
c. = 2,005 (Hai phẩy không trăm linh năm)
d. = 0,008 (Không phẩy không trăm linh tám)
Bài 2: Học sinh làm bài theo nhóm đôi
Việc 1: Học sinh làm bài
Việc 2: GV chữa bài
(Đáp án)
a. 11,20km = 11,02 km
b. 11,020km = 11,02km
c. 11km 20m = 11,020km
d. 11020m = 11,020km = 11,02km
Như vậy các số đo độ dài ở câu b ; câu c và câu d đều bằng 11,02km
Bài 3: Học sinh làm bài cá nhân
Việc 1: Cho làm bài cá nhân.
Việc 2: GV Chữa bài.
(Đáp án)
a. 4m 85cm = 4,85m
b. 72ha = 0,72km2
Việc 3: HS giải thích cách làm ?
Bài 4: Hoạt động nhóm
Việc 1: Đọc bài toán.
Việc 2: Thảo luận tóm tắt và giải bài toán.
Việc 3: Trình bày bài giải.
Việc 4: Giáo viên chữa bài.
(Đáp án)
Tóm tắt:
12 hộp : 180 000 đồng.
36 hộp : đồng ?
Bài giải
36 hộp gấp 12 hộp số lần là :
36 : 12 = 3 (lần)
Mua 36 hộp đồ dùng học toán như thế cần số tiền là:
180 000 x 3 = 540 000 (đồng)
Đáp số: 540 000 đồng.
- Có 2 cách giải: Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà nói cho bố mẹ nghe về cách viết các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
---------------------------oOo---------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tình bạn (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đồ dùng đóng vai, sưu tầm truyện, thơ, ca dao tục ngữ nói về tình bạn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Khởi động
1. Gọi hs đọc ghi nhớ của tiết trước.
2. Giới thiệu bài mới.
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hoạt động nhóm: Đóng vai
Việc 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập.
Việc 2: Sau khi đóng vai xong, cho hs thảo luận theo các câu hỏi:
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận , có trách bạn không?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
Việc 3: Gọi hs trình bày kết quả làm việc.
Việc 4: GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều gì sai trái để giúp bạn mau tiến bộ, như vậy mới là người bạn tốt.
HĐ 2: Hoạt động cá nhân: Hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK)
- GV để hs tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em ở nhà.
- Giới thiệu thêm cho hs một số câu chuyện, bài thơ, bài hát,. . . về chủ đề trên
2.2. Tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
- Yêu cầu hs tự liên hệ.
B. Hoạt động thực hành
HĐ 1: Hoạt động cá nhân: Tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
Việc 1: GV yêu cầu hs tự liên hệ.
Việc 2: Gọi một số hs trình bày trước lớp.
Việc 3: Rút ra kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần cố gắng vun đắp, giữ gìn.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà kể cho ba mẹ nghe 1 kỉ niệm đẹp về tình bạn mà em đã có.
---------------------------oOo---------------------------
LUYỆN TOÁN ÔN LUYỆN
Làm bài tập trong sách ôn luyện Toán tuần 10, bài 1, 2 trang 51
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
CHÍNH TẢ Ôn tập giữa HKI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe – viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát một bài hát
2. GV giới thiệu bài
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hoạt động cá nhân - Ôn luyện tập đọc và HTL
Việc 1: Gọi hs đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học, trả lời 1 câu hỏi trong đoạn vừa đọc.
Việc 2: GV nhận xét phần đọc của học sinh.
HĐ 2: Hoạt động cả lớp - Nghe - viết chính tả “Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng”
Việc 1: GV gọi HS đọc đoạn viết (SGK / 95)
Việc 2: Giải nghĩa từ khó như Cầm trịch, Canh cánh, cơ man. Nêu nội dung của đoạn văn ? (Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.)
Việc 3: Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết
Việc 4: HS đổi vở chéo soát lỗi cho nhau
B. Hoạt động ứng dụng
- HS tự liên hệ rừng có vai trò như thế nào đối với môi trường?
- Nói cho ba mẹ nghe về vai trò của rừng đối với môi trường.
---------------------------oOo---------------------------
TOÁN
Ôn tập
I. MỤC TIÊU
* Củng cố cho hs về:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- Viết các số đo dưới dạng số thập phân.
- Giải bài toán liên quan đến Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Khởi động
1.Yêu cầu học sinh thực hiện chuyển đổi.
4kg 175g = ............kg (4,175 kg)
15 tạ 6kg = ..........tạ (1, 506 tạ)
1576m = ...............km (1,576 km)
2. Nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành
HĐ 1: Hướng dẫn HS chuyển các phân số thập phân thành số thập phân.
Việc 1: GV nêu bài tập
*Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân.
; ;
; ;
Việc 2: Học sinh làm bài tập vào vở
Việc 3: GV chữa bài
Đáp án
a. ; ;
b. ; ;
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân
Việc 1: Giáo viên đưa ra bài tập
Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
* Đo độ dài
a. 6m 25cm = .... m
b. 8m 4dm = .... m
c. 5km 25m = .... km
d. 101cm = .... m
* Đo khối lượng
a. 8 tấn 160kg = .... tấn
b. 9kg 800g = .... kg
c. 6 tạ 4kg= ... kg
* Đo diện tích
b. 25ha = ..... km2
c. 4m2 15dm2 = .....m2
d. 17 865m2 =......ha
Việc 2: Học sinh làm bài
Việc 3: Chữa bài
Đáp án a. 6m 25cm = 6,25 m
b. 8m 4dm = m
c. 5km 25m = 5,025 km
d. 101cm = 1,01m
a. 8 tấn 160kg = 8160 tấn
b. 9kg 800g = 9,8kg
c. 6 tạ 4kg= 604kg
a. 25ha = 0,25 km2
b. 4m2 15dm2 = 4,15m2
c.17 865m2 =1, 7865ha
HĐ 3: Hoạt động nhóm – Giải toán có lời văn
Việc 1: GV đưa ra bài toán
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 360m, chiều rộng bằng chiều dài.
Tính diện tích thửa ruộng đó theo đơn vị đo là héc-ta.
Biết trung bình cứ 100m2 của thửa ruộng thu được 75kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng thu được bao nhiêu tấn thóc?
Việc 2: HS thảo luận nhóm giải toán
Việc 3: Giáo viên chữa bài
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà nói cho bạn cùng xóm nghe về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
---------------------------oOo---------------------------
KỶ THUẬT
Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I. MỤC TIÊU
- Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của hs.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Khởi động
1. Kiếm tra bài cũ. Hãy nêu các bước Luộc rau
2. Giới thiệu mục tiêu bài học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
Việc 1: GV nêu vấn đề
+ Mục đích của việc bày món ăn nhằm để làm gì ?
+ Bày món ăn và dụng cụ ăn uống như thế nào ?
+ Tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn là gì ?
+ Hãy nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình em
- Tóm tắt một số cách trình bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố:
Việc 2: Học sinh thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả
Việc 4: Giáo viên kết luận
+ Cách 1 : Sắp xếp món ăn, bát, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất .
+ Cách 2 : Sắp xếp món ăn, bát, đũa trực tiếp lên bàn ăn .
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống .
=> Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
HĐ 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
Việc 1: GV đặt câu hỏi
+ Thu dọn sau bữa ăn được thực hiện khi nào ?
+ Mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn là gì ?
Việc 2: Học sinh trả lời câu hỏi
Việc 3: Hướng dẫn hs cách thu dọn sau bữa ăn
Lưu ý :
+ Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong.
+ Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn.
+ Khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
B. Hoạt động thực hành
- Hướng dẫn hs tập thực hiện bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
D. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà giúp bố mẹ bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
LUYỆN TOÁN ÔN LUYỆN
- Ôn tập đổi đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, đo diện tích dưới dạng số thập phân.
---------------------------oOo---------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN
- HS làm bài tập trong sách ôn luyện Tiếng việt tuần 9 và luyện tập viết đơn.
---------------------------oOo---------------------------
LUYỆN TOÁN ÔN LUYỆN
- Làm bài tập trong sách bài tập toán, sách Luyện toán tuần 10.
---------------------------oOo---------------------------
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập giữa HKI (tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).
- Giáo dục yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh, ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Khởi động
1. Hoạt động nhóm: Học sinh đọc cho nhau nghe đoạn văn mà mình yêu thích nhất ở các bài tập đọc thuộc 9 chủ điểm
2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hoạt động cá nhân - Ôn luyện tập đọc và HTL
Việc 1: GV gọi HS đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học, trả lời 1 câu hỏi trong đoạn vừa đọc.
Việc 2: GV nhận xét, đánh giá
HĐ 2: Hoạt động cá nhân - Ghi lại chi tiết mà em yêu thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học dưới đây:
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa
+ Một chuyên gia máy xúc
+ Kì diệu rừng xanh
+ Đất Cà Mau
Việc 1: HS làm bài cá nhân.
Việc 2: GV gọi HS trình bày nối tiếp kết quả
Việc 3: GV nhận xét
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc cho bố mẹ nghe bài thơ hoặc đoạn văn mà em yêu thích nhất trong những bài tập đọc đã được học.
---------------------------oOo---------------------------
TOÁN
CỘNG HAI SỐ THẠP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS Biết:
+ Cộng hai số thập phân.
+ Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể
2. Giới thiệu bài mới
A. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân
Ví dụ 1:
- GV treo bảng phụ có nội dung như bảng a) trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh nêu cách giải
- GV hướng dẫn học sinh đưa về phép cộng số tự nhiên: Để giải được bài toán ta thực hiện phép tính cộng hai số thập phân, để cộng hai số thập phân ta chuyển về phép cộng hai số tự nhiên bằng cách chuyển đổi đơn vị đo. 1,84m = 184 cm và 2,45m = 245 cm. Sau đó ta thực hiện phép cộng giữa hai số tự nhiên 184 + 245 = 429 (cm) để tìm được kết quả phép cộng hai số thập phân ta lại chuyển đổi đơn vị đo 429 cm = 4,29m.
- GV hướng dẫn học sinh tự đặt tính rồi tính phép cộng hai số thập phân và lưu ý cho học sinh cách đặt dấu phẩy ( Đặt thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng)
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữ hai phép công. 184 + 245 = 429; 1,84 + 2,45 = 4,29
- Yêu cầu học snh nêu cách cộng hai số thập phân
Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ 2 và yêu cầu học sinh tự dặt tính rồi tính
- Yêu cầu học sinh nêu cách cộng hai số thập phân.
B. Hoạt động thực hành
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu học sinh làm cá nhân vào vở bài tập.
- Gọi học sinh trình bày kết quả
- GV chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa bài.
Đáp án
a) 7,8 + 9,6 = 17,4 b) 34,82 + 9,75 = 43,57
Bài 3
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và xác định cái đã cho, cái cần tìm
- Tổ chức cho học sinh làm bài vào vở
- GV chữa bài của học sinh trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài làm của học sinh
Bài giải
Tiến cân nặng là:
32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
Đáp số 37,4kg
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà nói cho bạn cùng xóm nghe về cách thực hiện phép cộng hai số thập phân
---------------------------oOo---------------------------
KỂ CHUYỆN
Ôn tập giữa HKI (tiết 4)
I. MỤC TIÊU
- Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1)
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT 2 .
- Giáo dục hs yêu sự phong phú của Tiếng Việt, áp dụng trong nói, viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu BT kẻ như bài tập 1, 2 theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể
2. Giới thiệu bài.
A. Hoạt đông cơ bản
HĐ 1: Hoạt động nhóm - Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học
Việc 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
Việc 2: Hoàn thành bảng vào phiếu học tập.
Việc 3: Học sinh trình bày kết quả
Việc 4: GV kết luận
Việt Nam - Tổ quốc em
Cánh chim hòa bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Nước non, đồng bào, nông dân, công nhân, tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, quê hương, quê mẹ, đồng bào
Trái đất, cuộc sống, tương lai, hòa bình, tình hữu nghị, niềm mơ ước
Biển cả, núi rừng, sông ngòi, nương rẫy, vườn tược, mương máng, đồng ruộng, nương rẫy
Động từ, Tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, vẻ vang, cần cù, xây dựng,
Bình yên, tự do, sum họp, đoàn kết, hân hoan,
Bao la, vời vợi, mênh mông, hùng vĩ, tô điểm, bát ngát, cuồn cuộn,
Thành ngữ, Tục ngữ
Quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, lá rụng về cội,
Vui như mở hội, nối vòng tay lớn, đoàn kết là sức mạnh,.
Góp gió thành bão, lên thác xuống ghềnh, cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn,
Mưa thuần gió hòa .
HĐ 2: Hoạt động nhóm đôi – Tìm những từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng
Việc 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
Việc 2: Hoàn thành bảng vào phiếu học tập.
Việc 3: Học sinh trình bày kết quả
Việc 4: GV kết luận
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng
nghĩa
Giữ gìn, gìn giữ
Bình an, yên bình, thanh bình,
Kết đoàn, liên kết,
Bạn hữu, bầu bạn, bè bạn,
Bao la, bát ngát, mênh mang,
Từ
trái nghĩa
Phá hoại, phá hủy,
Bất ổn, náo động, náo loạn.
Chia rẽ, phân tán, mâu thuẫn,
Kẻ thù, thù địch,
Chật chội, chật hẹp, hạn hẹp,
B. Hoạt động thực hành
- Học sinh làm bài vào vở
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc cho ba mẹ nghe những câu thành ngữ, tục ngữ mà em sưu tầm được.
---------------------------oOo---------------------------
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016
TẬP ĐỌC
Ôn tập giữa HKI (tiết 5)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
- Giáo dục hs lòng yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để hs tập diễn kịch ở lớp vở kịch Lòng dân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ.
+ Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ?
+ Lấy ví dụ từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ Bảo vệ ?
2. Giới thiệu bài.
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hoạt động cá nhân - Ôn luyện tập đọc và HTL
Việc 1: Gọi hs đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học, trả lời 1 câu hỏi trong đoạn vừa đọc.
Việc 2: GV nhận xét phần đọc của học sinh.
HĐ 2: Hoạt động nhóm – Nêu tính cách một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân? Phân vai trong nhóm để tập diễn lại một trong hai đoạn kịch.
Việc 1: Học sinh thảo luận nhóm nêu tính cách các nhân vật
Việc 2: Học sinh phân vai diễn kịch
Việc 3: Học sinh trình bày kết quả, lên trước lớp diễn kịch
Việc 4: GV nhận xét, kết luận
Tính cách một số nhân vật ?
+ Dì Năm: Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.
+ An: Thông minh, nhanh trí, biết làm kẻ địch không nghi ngờ.
+ Chú cán bộ: Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
+ Lính: Hống hách.
+ Cai: Xảo quyệt, vòi vĩnh.
B. Hoạt động thực hành
- HS phân vai diễn kịch
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà kể lại cho bố mẹ nghe vở kịch Lòng dân mà em đã được học.
---------------------------oOo---------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết:
+ Cộng các số thập phân.
+ Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
+ Giải bài toán có nội dung hình học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân
2. Giới thiệu bài mới.
A. Hoạt động thực hành
Bài 1: Làm bài cá nhân
Việc 1: GV hướng dẫn mẫu
Việc 2: Học sinh làm bài vào vở
Việc 3: GV chữa bài
Việc 4: Cho học sinh nhận xét và tự nêu tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân
Bài 2: Hoạt động nhóm đôi.
Việc 1: Thảo luận nhóm làm bài tập vào vở
Việc 2: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
Việc 3: GV chữa bài
Đáp án
a. Thử lại
13,26 13,26
c. thử lại tương tự phần a
0,16
Bài 3: Làm bài cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và xác định cái đã cho, cái cần tìm
- Tổ chức cho học sinh làm bài vào vở
- GV chữa bài của học sinh trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài làm của học sinh
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi hình chữ nhật là
24,66 + 16,34 = 82 (m)
Đáp số 82m
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà nói cho ba mẹ nghe tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân.
---------------------------oOo---------------------------
TẬP LÀM VĂN
Ôn tập giữa HKI (tiết 6)
I. MỤC TIÊU
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, 2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Khởi động
1. Sinh hoạt văn nghệ
2. Giới thiệu bài mới
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hoạt động nhóm - Tìm từ đồng nghĩa để thay cho các từ in đậm trong đoạn văn.
Việc 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Việc 2: Cho làm bài theo nhóm.
Việc 3: Chữa bài.
Cho hs giải thích miệng: Vì sao cần thay các từ đó ? (Hs khá).
Đáp án
bê thay bằng bưng (vì chén nước nhẹ, không cần bê).
bảo thay bằng mời (vì bảo ông là thiếu lễ độ).
vò thay bằng xoa (vì vò là làm rối, không đúng với hành động của ông là vuốt nhẹ trên tóc cháu).
thực hành thay bằng làm (vì thực hành chỉ chung việc áp dụng lí thuyết vào thực tế, không hợp với việc giải quyết xong bài tập.
Việc 4: Gọi hs đọc lại đoạn văn đã thay từ chính xác. Và nêu khái niệm từ đồng nghĩa. ( Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau)
HĐ 2: Hoạt động cá nhân - Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống.
Việc 1: Gọi đọc yêu cầu bài.
Việc 2: Cho làm bài cá nhân.
Việc 3: Cho HS trình bày kết quả, GV chữa bài.
Việc 4: Yêu cầu học sinh nêu khái niệm từ trái nghĩa ? (Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau)
Đáp án a. no; b. chết; c. bại; d. đậu; e. đẹp
HĐ 3: Hoạt động nhóm đôi - Đặt câu với những từ đã cho để phân biệt nghĩa
Bài 3: Yêu câu học sinh trao đổi nhóm và đặt câu với hai từ đồng âm Giá ( Giá tiền) Giá ( Giá để đừng đồ)
- Mời học sinh chia sẽ câu trả lời trước lớp.
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Cặp hs trao đổi - Làm bài:
Đáp án
a. Đánh bạn là không tốt.
b. Lâm đánh trống rất giỏi.
c. Em thường đánh xoong nồi giúp mẹ.
- Hs nối tiếp nhau đọc câu của mình.
- Yêu câu Hs nêu khái niệm từ nhiều nghĩa ( Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa góc và một hay một số nghĩa chuyển)
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc những câu tục ngữ có chứa những từ trái nghĩa cho bố mẹ nghe
---------------------------oOo---------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN
- Làm bài tập trong sách ôn luyện Tiếng việt tuần 10
---------------------------oOo---------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc Mầm non ; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ.
- Rèn KN đọc – hiểu cho hs.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
*Khởi động
1. Hát tập thể.
2. Giới thiệu bài.
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hướng dẫn hs ôn tập:
- Yêu cầu hs đọc thầm bài thơ Mầm non .
- Cho làm bài cá nhân: Trả lời 10 câu hỏi vào phiếu học tập.
- Chữa bài.
- Củng cố cho hs về từ loại, từ láy.
Đáp án
1. (d): Mùa đông.
2. (a): Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
3. (a): Nhờ những âm thanh rộn ràng, nô nức của cảnh vật mùa xuân.
4. (b): Rừng thưa thớt vì cây không có lá
5. (c): Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6. (c): Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7. (a): Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
8. (b): Tính từ.
9. (c): Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
10. (a): Lặng im.
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc cho ba mẹ nghe bài thơ mà em yêu thích và nêu được nội dung chính của bài thơ đó.
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
- Giáo dục ý thức giữ gìn trường, lớp, tính cẩn thận.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Khởi động
1. Hát tập thể
2. Giới thiệu bài.
A. Hoạt động cơ bản
- Tập làm văn
+ Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua
- Gọi hs đọc đề.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
+ Đề bài thuộc thể loại nào ?
+ Đề bài yêu cầu tả cảnh gì ?
- Gạch dưới những từ quan trọng
- Gọi hs nêu cấu tạo bài văn tả cảnh.
GV chốt lại: Cấu tạo bài văn tả cảnh gồm:
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả (gián tiếp hoặc trực tiếp).
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết (mở rộng hoặc không mở rộng).
GV gợi ý: Để bài văn sinh động, cần dùng từ gợi tả, gợi cảm, dùng biện pháp tu từ, nhân hoá, so sánh để tả, khi tả lồng cảm xúc.
B. Hoạt động thực hành
- Yêu cầu hs viết bài.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc một bài văn em yêu thích nhất cho bố mẹ nghe.
---------------------------oOo---------------------------
TOÁN TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS Biết:
+ Tính tổng nhiều số thập phân.
+ Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
+ Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Bài tập cần làm: Bài 1(a, b); Bài 2; Bài 3(a, c).
- Gd hs tính chính xác, áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kẻ bảng phụ BT2 SGK/ 52.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ
- Hai bạn ngòi cũng bàn nói cho nhau nghe cách thực hiện phép cộng hai số thập phân
2. Giới thiệu bài mới
A. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn học sinh tính tổng nhiều số thập phân
Ví dụ a:
- Gọi đọc bài toán ví dụ a.
- Nêu cách giải ?
- Cho hs thực hiện cá nhân.
- Chữa bài.
- Kết luận.
Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân. Khi đặt tính ta viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau. Sau đó thực hiện phép cộng như cộng hai số tự nhiên. Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Ví dụ b:
- Cho HS hoạt động nhóm đôi, nêu bài toán và nêu cách giải
- Mời học sinh trình bày kết quả
- GV nhận xét
B. Hoạt động thực hành
Bài 1 a, b
- Gọi hs đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân
- Chữa bài.
- Nêu cách cộng nhiều số thập phân?
Đáp án
a. 5,27 b. 6,4
+ 14,35 + 18,36
9,25 52
28,87 76,76
Bài 2:
- Nhóm trao đổi, thảo luận và hoàn thành bài vào bảng phụ
a
B
C
(a + b) + c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
1,34
0,52
4
- Các nhóm trình bày kết quả
- GV chữa bài
Đáp án
a
B
C
(a + b) + c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
10,5
10,5
1,34
0,52
4
5,86
5,86
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng hai số thập phân?
Bài 3 a, c
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm việc nhóm đôi.
- Chữa bài.
- Giải thích đã sử dụng tính chất nào của phép cộng ? (Hs khá).
Đáp án
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89
= 14 + 5,89 = 19,89
(Đã sử dụng tính chât giao hoán khi đổi chỗ 5,89 và 1,3).
b) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 39,6 + ( 2,09 + 7,91)
= 38,6 + 10 = 48,6.
(Đã sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để thay 2,09 + 7,91 bằng tổng của chúng).
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với bạn bè cách cộng nhiều số thập phân?
- Về nhà chia sẽ cho người thân về cách cộng h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 10.doc Lớp 5.doc