Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 12

MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được nghĩa của câu một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.

- Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên giúp hs hiểu các cụm từ (BT1a).

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1b.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A. Hoạt động khởi động

 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi.

 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100, 1000, ... - Áp dụng để chuyển đổi một số đơn vị đo đã học. ---------------------------oOo--------------------------- Đạo đức KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (T1) I. MỤC TIÊU - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. - Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể? 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học A. Hoạt động cơ bản HĐ 1: - Tìm hiểu nội dung truyện sau đêm mưa. - GV đọc truyện: Sau đêm mưa - Cho hs kể lại câu chuyện trong nhóm - Gọi hs kể lại truyện - Yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi: + Các bạn đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé? (Các bạn trong truyện đã đứng tránh sang một bên đường để nhường đường cho bà cụ và em bé, bạn Sâm dắt em nhỏ, bạn Hương nhắc bà đi lên cỏ để khỏi ngã.) + Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn? (Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.) + Em có suy nghĩ gì về việc Các bạn trong truyện? (Các bạn đã làm một việc tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già yêu trẻ. các bạn đã quan tâm giúp đỡ người già. ) + Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện? Ÿ Phải quan tâm giúp đỡ người già em nhỏ. Ÿ Kính già yêu trẻ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người là biểu hiện của người văn minh lịch sự. - GV kết luận: B. Hoạt động thực hành Bài 1 - Yêu cầu hs làm bài tập 1 - Gọi các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét Ä Kết luận: Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ Hành vi d, chưa thể hiện sự quan tâm yêu thương chăm sóc em nhỏ. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà các em kể lại cho cả nhà nghe câu chuyện hôm nay mình đã học được về kính già yêu trẻ. - Cùng bạn bè trao đổi cách đối xử với người già và trẻ em. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện toán ÔN LUYỆN HS làm bài trong sách ôn luyện phần vận dụng tuần 11 và phần khởi động, ôn luyện tuần 12. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2016 Chính tả MÙA THẢO QUẢ (Nghe – Viết) I. MỤC TIÊU - Viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm được BT (2)a / b, hoặc BT (3)a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2 vào từng phiếu nhỏ để hs bốc thăm và tìm từ ngữ chứa tiếng đó. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết Việc 1: Tìm hiểu bài (Hoạt động nhóm) - Một HS đọc đoạn văn trong bài Mùa thảo quả cần viết chính tả. Cả lớp theo dõi SGK. - Thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe nội dung đoạn văn: Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái. Và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt. - Yêu cầu HS đọ thầm lại đoạn văn, Chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai. Những từ như “ Nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng...” - GV đọc từng câu hoặc cùm từ cho HS viết, GV chỉ đọc 2 lượt. - GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài, từ phát hiện lỗi và sửa - GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu học sinh đổi vở chéo cho nhau theo từng cặp để sửa lỗi cho nhau bằng bút chì. - GV chấm bài của tổ 2, nhận xét cách trình bày và sửa lại. HĐ 2: Luyện tập Bài 2a - Gọi đọc yêu cầu, nội dung bài. - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? - Nêu cách chơi: Bốc thăm phiếu. Trong phiếu ghi sẵn một cặp tiếng có âm đầu s/ x (VD: sổ – xổ) viết nhanh lên bảng - HS bốc phiếu, mở phiếu, đọc to cho cả lớp nghe. Viết 2 từ ngữ có chứa tiếng vừa bốc thăm được lên bảng. Đọc từ vừa viết . - Nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm từ khác. Đáp án Sổ sách, vắt sổ, sổ mũi, cửa sổ, Sơ sài, sơ lược, sơ qua, sơ sơ, sớ sinh, Su su, su hào, cao su, Bát sứ, đồ sứ, sứ giả, Xổ số, xổ lồng, Xơ múi, xơ mít, xơ xác, Đồng xu, xu nịnh, xu thời, Xứ sở, tứ xứ, biệt xứ, C. Hoạt động ứng dụng - Dặn HS luôn chú ý phân biệt x/s trong cách đọc và viết. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết: + Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, + Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm. - giải được các bài tập: Bài 1(a); Bài 2 (a, b); Bài 3. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ: HS nêu lại quy tắc nhâm nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ... 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành Bài 1: - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm cá nhân. - Làm bài vào vở. Đọc kết quả bài làm: - Chữa bài. - Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, ? Đáp án a. 1,48 × 10 = 14,8 0,9 × 100 = 90 15,5 ×10 = 155 5,12 × 100 = 512 2,571 × 1000 = 2571 0,1 × 1000 = 100 Bài 2 a, b - Yêu cầu HS cặp trao đổi làm bài. - Chữa bài. - Nhận xét về cách nhân một số thập phân với một số tròn chục? Đáp án x x a. 7,69 b. 12,6 50 800 384,50 10080,0 Bài 3 - GV giao nhiệm vụ: - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình tìm hiểu đề bài. Sau đó, cá nhân tự làm bài vào vở. Báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - Chữa bài. Bài giải Trong 3 giờ đầu người đó đi quãng đường là: 10,8 x 3 = 32,4 (km) Trong 4 giờ sau người đó đi quãng đường là : 9,52 x 4 = 38,08 (km) Người đó đã đi được tất cả quãng đường là : 32,4 + 38,08 = 70,48 (km) Đáp số: 70,48 km. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẻ cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, cho bạn bè cùng xóm. ---------------------------oOo--------------------------- Kỹ thuật CẮT, KHẨU, THÊU TỰ CHỌN (T1) I. MỤC TIÊU - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích. - Gd hs tính cần cù, yêu lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số sản phẩm khâu, thêu đã học . - Tranh ảnh các bài đã học . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. Giới thiệu mục tiêu bài học A. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Ôn lại những nội dung đã học trong chương 1 - Đặt câu hỏi yêu cầu hs nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương 1. - Thảo luận nhóm nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân - GV nhận xét, tóm tắt những nội dung hs vừa nêu. HĐ 2: Thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành . - Nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn: + Củng cố kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn. + Nếu chọn sản phẩm nấu ăn, các nhóm sẽ tự chế biến món ăn được học. + Nếu chọn sản phẩm khâu, thêu ; mỗi em hoàn thành 1 sản phẩm. - Các nhóm thảo luận, chọn sản phẩm, phân công công việc. - Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn, những dự định sẽ tiến hành. - Giao nhiệm vụ. - Ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn ở bảng. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà các em tập cắt, khâu, thêu một sản phẩm em yêu thích. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp hs luyện tập về: - Trừ hai số thập phân. - Rèn kĩ năng tính. - Gd hs tính chính xác, cẩn thận. II. Hoạt động dạy - học A. Hoạt động khởi động 1. Cùng ôn bài: Nêu quy tắc Cộng, trừ hai số thập phân 2. Giới thiệu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính a. 37,8 - 9,63 ; b. 60,4 – 31,536 c. 481 - 39,8 ; d. 45 – 12,67 - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS làm bài cá nhân. - Chữa bài. - Nêu cách làm ? Đáp án a. 28,17 b. 28,864 c. 441,2 d. 32,33 Bài 2 a, b: Tìm x x + 17,6 = 64,5 236 –x = 197,3 176 –x= 37,95 205,7 + x = 387,64 - Yêu cầu cặp trao đổi, thảo luận làm bài. Đọc bài làm - Chữa bài. Đáp án a. 46,9 b. 38,7 c. 138,05 d. 181,94 Bài 3 : Trong kho có 38,5 tấn xi măng, lần I đã bán 15,35 tấn, lần II bán tiếp 9,8 tấn nữa. Hỏi sau hai lần bán , trong kho còn lại bao nhiêu tấn xi măng? - Giao nhiệm vụ - Nhóm trưởng điều hành các bạn tìm hiểu, phân tích đề toán sau đó tự làm vào vở. - Đổi vở với nhóm bạn để kiểm tra kết quả. Đáp án Đáp số : 13,35 tấn. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn tập các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Tiếng Việt ÔN LUYỆN HS làm bài tập trong sách ôn luyện tuần 10 và tuần 11 ---------------------------oOo--------------------------- Luyện toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp hs luyện tập về: - Nhân một số thập phân với số tự nhiên, nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, - Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. II. Các hoạt động dạy - học A. Hoạt động khởi động 1. Cùng ôn bài: Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên ? Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... 2. Giới thiệu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính a. 53,6 x 4 9,26 x 36 c. 1,42 x 34 2,346 x 9 - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm bài cá nhân. - Chữa bài. Đáp án a. 214,4 b. 333,36 c. 48,28 d. 21,114 Bài 2 : Viết các số đo sau theo đơn vị tương ứng: 21,8 km=...hm 3,8m= ...cm 42,9m= ...cm 23km= ...m - Yêu cầu cặp đôi trao đổi làm bài. Đọc bài làm. Giải thích cách làm. - Chữ bài Đáp án a. 21,8 km=218 hm b.3,8m= 380 cm c.42,9m=4290cm d. 23km= 23000m Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 25m, chiều dài gấp 2,5 chiều rộng. Tính diện tích thửa ruộng đó. Người ta cấy khoai trên thửa ruộng đó , cứ 1m2 thu được 5kg khoai. Hỏi số khoai thu hoạch được trên thửa ruộng đó là bao nhiêu ki-lô-gam? - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình tìm hiểu đề bài, thảo luận, đưa ra cách làm. Sau đó, mỗi cá nhân tự hoàn thành bài tập vào vở của mình - GV theo dõi các nhóm làm bài. - Gọi hs đọc bài làm - Chữa bài. Đáp án Đáp số: a. 1 562,5m2 b. 7812.5 kg C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn tập các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2016 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU - Hiểu được nghĩa của câu một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. - Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh, ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên giúp hs hiểu các cụm từ (BT1a). - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1b. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: - Gọi đọc yêu cầu bài. - GV treo tranh, ảnh về khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên. - Cho thảo luận nhóm đôi . - Cặp hs quan sát, trao đổi và trình bày bài làm. a) + Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt. + Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. + Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài. - GV nêu câu hỏi mở rộng: - Hãy kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên mà em biết? (Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chùa, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long - Hạ Long, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sân chim Đầm Dơi (Cà Mau), vườn chim Bạc Liêu....) - Cần làm gì để bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên này? (Không phá rừng, săn bắt các loài động vật hoang dã, bảo vệ môi trường...) b) GV treo bảng phụ: - Cho hs nối trên bảng phụ. - Chữa bài. sinh vật: tên gọi chung các vật sống. sinh thái: quan hệ giữa sinh vật với. hình thái: hình thức biểu hiện ra bên ngoài Bài 2: - Mời HS đọc nội dung bài tập 2 - Thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập 2 - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV kết luận Đáp án + Bảo đảm: Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được. + Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt + Bảo hiểm: Giữ gìn đề phòng tai nạn, Trả khoản tiền thỏa thuận khi có tai nạn xảy ra đối với người đóng bảo hiểm. + Bảo tàng: Nơi cất giữ những hiện vật, tài liệu có ý nghĩa lịch sử. + Bảo toàn: Giữ cho nguyên vẹn, không để mất mát. + Bảo tồn: Giữ lại không cho mất đi. + Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ + Bảo vệ: Chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn. Bài 3: - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm bài cá nhân. - Chữa bài. Đáp án Chúng em giữ gìn môi trường sạch, đẹp. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tìm thêm hiểu thêm về các khu bảo tồn thiên nhiên, và chi sẽ cho người thân về những hiểu biết của em về các khu bảo tồn đo. ---------------------------oOo--------------------------- Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU HS biết: - Nhân một số thập phân với một số thập phân. - Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán. - Bài tập cần làm: Bài 1(a, c); Bài 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Cùng ôn bài: Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên ? Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... 2. Giới thiệu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân Ví dụ 1: - Yêu cầu 1 HS đọc bài toán ở ví dụ 1. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và nêu hướng giải. - GV nêu ra phép tính. 6,4 x 4,8 = (m2) - Thảo luận nhóm đưa về phép nhân hai số tự nhiên. - Hướng dẫn đặt tính với số thập phân. - Gọi hs nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân. Ví dụ 2: - GV ghi bảng: 4,75 x 1,3 = ? - Cá nhân HS thực hiện phép tính. - Rút nhận xét nhân một số thập phân với một số thập phân? - GV chốt lại quy tắc: Nhấn mạnh ba thao tác, Nhân, đếm, tách - Gọi 1 – 2 HS nhắc lại. HĐ 2: Thực hành, luyện tập Bài 1 - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm bài cá nhân - Chữa bài. - Nêu cách làm? Bài 2 a. Gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc yêu cầu bài. - Nhóm thảo luận và làm bài vào phiếu bài tập: - Chữa bài. a b a x b b x a 2,36 4,2 9,912 9,912 3,05 2,7 8,235 8,235 - Cho HS phát biểu tính chất giao hoán ? a x b = b x a b. - HS làm bài cá nhân - Cho hs nêu ngay kết quả ở dòng thứ 2 - giải thích vì sao? Đáp án 4,34 x 3,6 = 15,624 9,04 x 16 = 144,64 3,6 x 4,34 = 15,624 16 x 9,04 = 144,64 C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn tập lại quy tắc thực hiện nhân một số thập phân cho một số thập phân. - Giải bài tập 3. ---------------------------oOo--------------------------- Kể chuyện KỂ CHUYỆN Đà NGHE Đà ĐỌC I. MỤC TIÊU - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: Kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai cho bạn trong nhóm cùng nghe. 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài dạy. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS kể chuyện - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài. +Gọi hs đọc đề bài - GV viết lên bảng. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường + GV gạch chân từ trọng tâm. Thảo luận nhóm, nêu các gợi ý SGK. - Nêu những câu chuyện đã học về đề tài bảo vệ môi trường? - Yêu cầu hs nêu tên câu chuyện mình sẽ kể ? - Mời 1 số hs tiếp nối nhau giới thiệu (nói rõ chuyện em đọc ở đâu) – Kết hợp giới thiệu quyển truyện (nếu có). HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện - Gọi HS đọc lại gợi ý 2 . - Gọi hs khá kể trước lớp. - Cho hs kể chuyện theo cặp. - Tổ chức thi kể chuyện trước lớp. - Tổ chức cho HS nói về ý nghĩa của câu chuyện bạn vừa kể - Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất và người kể chuyện xuất sắc nhất để tuyên dương. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà kể lại cho người thân nghe những hoạt động đã làm ở lớp, kể lại câu chuyện cho gia đình cùng nghe. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016 Tập đọc HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. MỤC TIÊU - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài). - Gd hs yêu thiên nhiên, yêu con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài tập đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. HS đọc cho nhau nghe đoạn văn mình yêu thích trong bài “Mùa thảo quả”. 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Luyện đọc - HĐ cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, theo dõi và đọc thầm - HĐ cá nhân: Đọc thầm phần chú giải - HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ở phần chủ giải: Đẫm, Rong ruổi, nối liền mùa hoa, men, hành trình, thăm thẳm, bập bùng - HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài. - Đọc bài theo nhóm ( Mỗi bạn đọc 1 khổ thơ – lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn). - Cùng bạn chia sẻ các từ khó đọc và cùng luyện đọc trong nhóm. HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp tổ chức hoạt động đọc giữa lớp. - Đại diện 1 – 2 nhóm đọc bài - Các nhóm khác nhận xét cách đọc của nhóm bạn, chia sẻ cách đọc của nhóm mình. - GV điều chỉnh cách phát âm cho HS. - Mời một HS đứng dậy đọc lại toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài HĐ cá nhân: Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi với nhau trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. - HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp trả lời các câu hỏi: ? Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ? (Cánh đẫm nắng trời, không gian là nẻo đường xa, bay trọn đời, thời gian vô tận.) - Những chi tiết thể hiện sự vô tận của không gian là: Đôi cánh của bầy ông đẫm nắng trời, không gian là nẻo dường xa. ? Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ? (Rong ruổi trăm miền: nơi rừng sâu, bờ biển, quần đảo xa, nối các mùa hoa, nối rừng hoang với đảo xa, nếu hoa ở trời cao thì ong cũng đến.) ? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? (Rừng: bập bùng hoa chuối, trắng hoa ban. Biển xa: hàng cây chắn bão, dịu dàng mùa hoa. Quần đảo: loài hoa nở không tên.) ? Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào? (Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.) ? Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói gì về công việc của loài ong ? (Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp, lớn lao: Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn. Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sống lại, không phai tàn.) - HĐ cặp đôi: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe ý nghãi của bài thơ. GV chốt nội dung: Ca ngợi loài ong cần cù làm việc để góp ích cho đời. Nối các mùa hoa, giữ hộ cho con người những mùa hoa đã tàn phai. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm a) Đọc diễn cảm: - Hướng dẫn giọng đọc khổ thơ cuối. + Nên đọc với giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất đẹp cảu bầy ông + Nên nhấn giọng ở các từ ngữ như: Lặng thầm, say, giữ hộ, mùa hoa. - HĐ nhóm: Thi đọc diễn cảm trong nhóm - Tổ chức thi đọc diễn cảm - Các nhóm khác nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và đọc bài thơ cho cả gia đình cùng nghe. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; - Bài tập cần làm: Bài 1. - Gd hs tính tự giác trong học tập. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ: - Yêu cầu hs làm vở nháp đặt tính rồi tính: 12,09 x 1,5 13,45 x 2,3 1,234 x 0,65 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học B. Hoạt động thực hành Bài 1 a. Nêu phép nhân ví dụ a, yêu cầu hs làm. - Rút nhận xét? - 142,57 x 0,1 = 14,257 (thực hiện như SGK/60). - Tìm kết quả phép nhân: 531,75 x 0,01 = ? - HS làm bài. - Nêu cách nhân một số thập phân với 0,1; 0,01;? b. - Thảo luận nhóm để làm bài. - Đại diện nhóm lên bảng làm bài. GV chữa bài. Đáp án 579,8 x 0,1 = 57,98; 38,7 x 0,1 = 3,87 805,13 x 0,01 = 8,0513 ; 6,7 x 0,1 = 0,67 67,19 x 0,01 = 0,6719 ; 3,5 x 0,01 = 0,035 362,5 x 0,001 = 0,3625 20,25 x 0,001 = 0,02025 5,6 x 0,001 = 0,0056. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn lại cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên, một số thập phân với một số thập phân, một số thập phân với 10, 100, 1000, ... ---------------------------oOo--------------------------- Tập làm văn CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU - Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người (ND Ghi nhớ). - Lập được dàn ý chí tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình. - Giáo dục hs óc quan sát, tình cảm gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Viết bảng phụ tóm tắt dàn ý ba phần của bài Hạng A Cháng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Phần nhận xét - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài Hạng A Cháng - Mời 1 HS đọc bài văn, cả lớp theo dõi - HĐ nhóm để tìm hiểu cấu tạo của bài văn. - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. ? Xác định phần mở bài? (Mở bài: Từ đầu Đẹp quá ! Giới thiệu người định tả bằng cách Giới thiệu bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về Hạng A Cháng.) ? Ngoại hình của Hạng A Cháng có gì nỗi bật? (Ngoại hình: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ, vóc cao, vai rộng, đứng như cột đá trời trồng, đeo cày trông hùng dũng như hiệp sĩ ra trận. A Cháng là người khỏe, giỏi, cần cù, say mê lao động, chăm chắm vào công việc.) ? Tìm phần kết bài và nêu ý chính của bài văn? (Kết bài: câu văn cuối. - Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.) - Từ bài văn trên nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người. - Mời HS đọc phần ghi nhớ HĐ 2: Luyện tập - Gọi HS đọc đề bài. - GV củng cố trọng tâm đề. + Cần bám sát cấu tạo 3 phần của bài văn tả người. + Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc, nỗi bật về ngoài hình, tính cách hoạt dộng của người đó. - HS nói về đối tượng tả. - Cho làm bài cá nhân ra nháp. - Gọi đọc miệng dàn ý trong vở - Cả lớp nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà tập viết một bài làm văn: Tả người thân mà em thương yêu nhất trong gia đình. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Tiếng Việt Ôn Luyện HS làm bài trong sách luyện tuần 10, tuần 11 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU - Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2). - Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. Thế nào là quan hệ từ ? Cho ví dụ? Đặt câu với từ: bảo đảm, bảo vệ ? 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành * Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Hoạt động nhóm đôi để giải bài tập. - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chữa bài. Đáp án của nối cái cày với người Hmông. bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen. như nối vòng với hình cánh cung. như nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. Bài tập 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu cảu bài tập 2 - Hoạt động nhóm trao đổi xem các từ in đậm biểu thị quan hệ gì? - Các nhóm trình bày kết quả. - GV chữa bài Đáp án - Nhưng biểu thị quan hệ tương phản. - Mà biểu thị quan hệ tương phản. - Nếu thì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết, kết quả. Bài tập 3: - Hoạt động cá nhân – điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống. - Cá nhân làm bài vào vở - Mời 1 -2 HS đọc lại đoạn văn đã điền quan hệ từ - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV chữa bài Đáp án a. và. b. và, ở, của. c. thì, thì. d. và, nhưng. Bài tập 4 - Hoạt động cá nhân - HS thi đặt câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng). - HS nêu nối tiếp các câu có quan hệ từ - Cả lớp nhận xét cách đặt câu của bạn - GV nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà đặt câu với các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ đã học. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát, chọn lọc chi tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài mẫu trong SGK. - Rèn kĩ năng quan sát chọn lọc chi tiết tiêu biểu để tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết đặc điểm ngoại hình của người bà (BT1). - Chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc (BT2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. - Nêu cấu tạo của bài văn tả người? Kiểm tra dàn ý (tiết trước) trong vở của một số hs. 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành * Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc bài - Trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời các câu hỏi. + Bài văn tả ai? Tả đặc đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 12.lớp 5.doc