Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 13

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU

- Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.

- Giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần dũng cảm.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A. Hoạt động khởi động

 1. Kiểm tra bài cũ: Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.

 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài dạy.

B. Hoạt động cơ bản

HĐ 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.

- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.

+Gọi hs đọc đề bài - GV viết lên bảng.

+ GV gạch chân từ trọng tâm. Câu chuyện các em kể phải là một câu chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc những người xung quanh.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóc tìm mẹ, em sẽ làm gì? => Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình em bé.... 2. Em sẽ làm gì khi thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành một quả bóng? => Em sẽ đứng ra hòa giải, khuyên răn hai em bé đó.... 3. Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu là Lan em sẽ làm gì? => Em sẽ chào hỏi lễ phép sau đó nếu biết thì em sẽ chỉ đường giúp bà cụ..... - Gọi hs lên sắm vai các giải quyết các tình huống trê. - GV nhận xét và đưa ra kết luận: Khi gặp người già, các em cần nói năng, chào hỏi lễ phép. Khi gặp các em nhỏ chúng ta phải nhường nhịn giúp đỡ. HĐ 2: Làm bài tập 3 - 4 trong SGK - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. - Gọi đại diện nhóm lên trả lời. - Nhận xét, kết luận: + Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 - 10 hàng năm. + Ngày dành cho trẻ em là ngày quốc tế thiếu nhi 1 - 6. + Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi. + Các tổ chức dành cho trẻ em là ĐTNTPHCM. sao nhi đồng... HĐ 3: Tìm hiểu về truyền thống kính già yêu trẻ của địa phương. - Cho hs thảo luận theo cặp câu hỏi: Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc ta. - Mời 1 -2 HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét. - GV kết luận: Một số phong tục tập quán đẹp của người Việt Nam: + Người già luôn được chào hỏi. + Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, tặng quà cho bố mẹ ông bà. + Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà cha mẹ + Trẻ em được mừng tuổi được tặng quà vào dịp lễ tết. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà các em ãy giúp đỡ những cụ già neo dơn và các em nhỏ mồ côi. Tuyên truyền cho mọi người không nên xa lánh, kì thị trẻ mồ côi. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện toán ÔN LUYỆN HS làm bài trong sách ôn luyện phần vận dụng tuần 12 và phần khởi động, ôn luyện tuần 13. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016 Chính tả HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG (Nhớ – Viết) I. MỤC TIÊU - Nhớ – viết đúng bài CT; không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. - Gd hs ý thức rèn chữ đúng, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2 vào từng phiếu nhỏ để hs bốc thăm và tìm từ ngữ chứa tiếng đó. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - Viết Việc 1: Tìm hiểu bài (Hoạt động nhóm) - Một HS đọc 2 khổ thơ cuối của bài Hành trình của bầy ong cần viết chính tả. Cả lớp theo dõi SGK. - Hai học sinh tiếp nối nhau dọc thuộc lòng hai khổ thơ. - Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ trong sách giáo khoa để ghi nhớ. Xem lại cách trình bày các câu thơ lục bát, những chữ các em dễ viết sai chính tả như: Rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm,... - Lưu ý hs tư thế ngồi viết. - Yêu cầu hs nhớ – viết chính tả - Cặp hs đổi vở cho nhau để soát lỗi + SGK/ 118. - GV nhận xét một số bài của HS. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Đáp án Bài 2: a ) Tìm các từ ngữ chứa các tiếng trong bảng. - GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài. - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. - Nêu cách chơi: Bốc thăm phiếu. Trong phiếu ghi sẵn một cặp tiếng (vần) có âm đầu s/ x (VD: sâm – xâm) viết nhanh lên bảng. - HS bốc phiếu, mở phiếu, đọc to cho cả lớp nghe. Viết 2 từ ngữ có chứa tiếng (vần) vừa bốc thăm được lên bảng. Đọc từ vừa viết . - Hs khác nhận xét, bổ sung thêm từ khác. - GV nhận xét, tuyên dương. Đáp án Củ sâm, chim sâm cầm, sâm sẩm tối, Sương giá, sương mù, sương muối, sương gió, Say sưa, răng sưa, Cao siêu, siêu âm, siêu sao, Xâm nhập, xâm lược, xâm hại, xâm lăng, Xương tay, xương sườn, xương cẳng tay, xương sống, Ngày xưa, xưa kia, xa xưa, Xiêu vẹo, xiêu lòng, liêu xiêu, nhà xiêu, C. Hoạt động ứng dụng - Dặn HS luôn chú ý phân biệt x/s trong cách đọc và viết. Về nhà tìm thêm các từ chứa âm x/s. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết: + Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân. + Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3b; Bài 4. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ: HS nêu lại quy tắc cộng, trừ, nhân số thập phân 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS làm cá nhân. - HS làm bài vào vở. Đọc kết quả bài làm - Chữa bài. Đáp án a. 375,84 – 95,69 + 36,78 = 375,84 – 132,47 = 243,37 b. 7,7 + 7,3 x 7,4 = 7,7 + 54,02 = 61,72 Bài 2 Tính bằng hai cách - Yêu cầu HS cặp trao đổi làm bài. - Chữa bài. - Mời HS nêu cách làm? Đáp án a. Cách 1: (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 42. Cách 2: 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2 = 28,35 + 13,65 = 42 b. Cách 1: (9,6 – 4,2) x 3,6 = 5,4 x 3,6 = 19,44 Cách 2: 9,6 x 3,6 – 4,2 x 3,6 = 34,56 – 15,12 = 19,44. Bài 3b: Tính nhẫm kết quả tìm x. - Cho HS làm bài cá nhân. - GV chữa bài. - Giải thích cách làm ? 5,4 x = 5,4 à x = 1 (Vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó) 9,8 x = 6,2 × 9,8 à x = 6,2 (Vì hai tích này bằng nhau, mỗi tích đều có hai thừa số. Trong đó đã có một thừa số bằng nhau nên thừa số còn lại cũng bằng nhau) Bài 4: GV gọi HS làm đọc nội dung bài tâp. - Cho làm theo nhóm, nhóm trưởng tổ chức cho các bạn tìm hiểu đề bài. Cá nhân hoàn thành bài vào vở: - GV chữa bài. Đáp án Bài giải Giá tiền mỗi mét vải là: 60 000 : 4 = 15 000 (đồng) 6,8 m vải nhiều hơn 4m vải là: 6,8 – 4 = 2,8 (m) Mua 6,8 m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4 m vải (cùng loại) là: 15 000 x 2,8 = 42 000 (đồng) Đáp số: 42 000 đồng. (Cách giải khác: HS có thể tính ra số tiền mua 6,8m vải rồi sau đó tính số tiền nhiều hơn.) C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẻ cách giải bài tập 3 b và bài tập 4 với các bạn cùng xóm. ---------------------------oOo--------------------------- Kỹ thuật CẮT, KHẨU, THÊU TỰ CHỌN (T1) I. MỤC TIÊU - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích. - Gd hs tính cần cù, yêu lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số sản phẩm khâu, thêu đã học . - Tranh ảnh các bài đã học . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. Giới thiệu mục tiêu bài học A. Hoạt động thực hành HĐ 1: HS thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV kiểm tra sự chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành của hs. - GV đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn thêm. - HS để dụng cụ thực hành lên bàn. - Các nhóm thực hành. HĐ 2: Đánh giá kết quả thực hành . - Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý SGK . - Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà các em tập cắt, khâu, thêu một sản phẩm em yêu thích để tặng cho những người thân yêu. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp hs luyện tập về: - Trừ hai số thập phân. - Rèn kĩ năng tính. - Gd hs tính chính xác, cẩn thận. II. Hoạt động dạy - học A. Hoạt động khởi động 1. Cùng ôn bài: - Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân ? nêu tính chất kết hợp của phép nhân ? 2. Giới thiệu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính: 427,08 + 181,53 76,275 – 27,038 25,18 x 5,2 - GV ghi bài lên bảng, yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở nháp. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Chữa bài. - Nêu cách tính công, trừ, nhân số thập phân ? Đáp án a. 608,61 b. 49,237 c. 130,936 Bài 2: Tính nhẩm 65,78 x 10 = ? 65,78 x 0,1 = ? 635,84 x 100 = ? 635,84 x 0,01 = ? - Yêu cầu. - Chữa bài. - Củng cố nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 0,1; 0,01 - Yêu cầu cặp trao đổi, thảo luận làm bài. Đọc bài làm - Chữa bài. Đáp án 65,78 x 10 = 657,8 65,78 x 0,1 = 6,578 635,84 x 100 = 63584 635,84 x 0,01=6,3584 - Củng cố nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 0,1; 0,01 Bài 3 : Mua 8m dây điện phải trả 96 000 đồng. Hỏi mua 9,5m dây điện cùng loại phải trả nhiều hơn bao nhiêu tiền? - GV giao nhiệm vụ thảo luận nhóm để làm bài. - GV chữa bài. Đáp số : 18 000 đồng. Bài 4: Tính (Hs khá, giỏi) 27,5 + 62,8 – 30,69 - GV cho hs làm bài cá nhân. - GV chữa bài. Đáp án: 27,5 + 62,8 – 30,69 = 90,3 - 30,69 = 59,61 C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn tập các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU - Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3. - Gd hs ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ hoặc 2 – 3 tờ giấy trình bày nội dung bài tập 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là quan hệ từ ? Đặt câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối từ ngữ nào trong câu ? Đặt câu với mỗi quan hệ từ mà, bằng. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Đọc đoạn văn và cho biết “Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?” - Gọi HS đọc nội dung bài tập 1, đọc cả phần chú thích. - Thảo luận nhóm đọc thầm bài giải nghĩa cụm từ Khu bảo tồn đa dạng sinh học. - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến - GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. => Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú. Bài 2: Xếp các từ ngữ chỉ hành động nếu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp - Mời HS đọc nội dung bài tập 2 - Thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập 2 - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV kết luận Đáp án Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. - GV đưa ra câu hỏi mở rộng: + Hằng ngày các em đã có những hành động nào để bảo vệ môi trường? - HS phát biểu ý kiến. Bài 3: Chọn một cụm từ ở bài tập 2 làm để tài. Hày viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó. - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV gợi ý cho HS cách viết, cách chọn đề tài (Nên chọn các đề tài bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn các em viết cần nêu lên việc làm thiết thực để bào vệ môi trường) - Cho viết bài cá nhân. - Đọc đoạn văn của mình vừa viết cho cả lớp nghe - Cả lớp chia sẽ ý kiến đoạn văn mà bạn viết. - GV tuyên dương, khen ngợi. - Trong đoạn văn bạn viết, việc làm nào thể hiện ý thức bảo vệ môi trường? C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ cho gia đình cùng nghe về các việc làm để bảo vệ môi trường. - Chia sẽ với bạn bè thông qua hộp thư bè bạn về nội dung và hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường. ---------------------------oOo--------------------------- Toán CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU - Biết thực hiên phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính. - Rèn kĩ năng tính chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Cùng ôn bài: Nêu quy tắc cộng, trừ, nhân số thập phân sis một số thập phân. 2. Giới thiệu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên Ví dụ 1: - Yêu cầu 1 HS đọc bài toán ở ví dụ 1. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và nêu hướng giải. - GV nêu ra phép tính. 8,4 : 4 = (m2) - Thảo luận nhóm đưa về phép nhân hai số tự nhiên. - Hướng dẫn đặt tính với số thập phân. 8,4 4 0 4 2,1 (m) 0 8 chia 4 được 2 viết 2; 2 nhân 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0, viết, 0. Viết dấu phẩy vào bên phải 2. Hạ 4, 4 chia 4 được 1, viết 1; 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0 viết 0. - Gọi hs nêu nhận xét về cách thực hiện phép chia 8,4 : 4 = ? một số thập phân với một số thập phân. Ví dụ 2: - GV ghi bảng: 72, 58 : 19 = ? - Cá nhân HS thực hiện phép tính. - Rút nhận xét chia một số thập phân cho một số tự nhiên? - GV chốt lại quy tắc. - Gọi 1 – 2 HS nhắc lại. HĐ 2: Thực hành, luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính. - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV chữa bài. - Củng cố chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Đáp số a. 5,28 4 b. 95,2 68 1 2 1,32 27 2 1,4 08 0 0 0 c. 0,36 9 d. 75,52 32 0 3 0,04 11 5 2,36 36 1 92 0 00 Bài 2: Tìm x - GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi. Đọc kết quả bài làm: - GV chữa bài. - Nêu cách tìm thừa số chưa biết ? Đáp án a. x 3 = 8,4 b. 5 x = 0,25 x = 8,4 : 3 x = 0,25 : 5 x = 2,8 . x = 0,05. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn tập lại quy tắc thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Giải bài tập 3. ---------------------------oOo--------------------------- Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh. - Giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần dũng cảm. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài dạy. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài. +Gọi hs đọc đề bài - GV viết lên bảng. + GV gạch chân từ trọng tâm. Câu chuyện các em kể phải là một câu chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc những người xung quanh. Thảo luận nhóm, đọc thầm các gợi ý trong SGK. - Mời 1 số hs tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện các em chọn để kể. - HS chuẩn bị để kể lại câu chuyện. HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện - HS kể chuyện trong nhóm. Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn xem câu chuyện nào hay và ý nghĩa nhất để tuyên dương. - GV đưa câu hỏi mở rộng: - Trong câu chuyện em vừa kể việc làm nào thể hiện nội dung bảo vệ môi trường? - Em học tập được điều gì qua các câu chuyện bạn vừa kể? C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà kể lại cho người thân nghe Câu chuyện hay hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. - Nêu những hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường cho bạn bè, người thân nghe. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2016 Tập đọc TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. MỤC TIÊU - Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học. - Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Cung cấp cho hs một số hiểu biết về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. HS đọc cho nhau nghe đoạn văn mình yêu thích trong bài “NgưỜI gác rừng tí hon”. 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Luyện đọc - HĐ cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, Hướng dẫn giọng đọc. HS theo dõi và đọc thầm - HĐ cá nhân: Đọc thầm phần chú giải - HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ở phần chủ giải: Rừng ngập mặn, Quai đê, Phục hồi. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài. - Đọc bài theo nhóm ( Mỗi bạn đọc 1 đoạn – lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn). - Cùng bạn chia sẻ các từ khó đọc và cùng luyện đọc trong nhóm. HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp tổ chức hoạt động đọc giữa lớp. - Đại diện 1 – 2 nhóm đọc bài - Các nhóm khác nhận xét cách đọc của nhóm bạn, chia sẻ cách đọc của nhóm mình. - GV điều chỉnh cách phát âm cho HS. - Mời một HS đứng dậy đọc lại toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài HĐ cá nhân: Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi với nhau trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. - HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp trả lời các câu hỏi: ? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? (+ Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm. + Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn.) ? Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? (Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.) ? Kể tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? (Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.) ? Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? (Bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân hờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.) - HĐ cặp đôi: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe nội dung của bài tập đọc. GV chốt nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.Bài văn còn là một văn bản phố biến khoa học giúp ta hiểu trồng rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập co người dân, nhờ tăng sản lượng thu hoạch hải sản. HĐ 3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3. - Cho hs luyện đọc theo cặp. - HĐ nhóm: Thi đọc diễn cảm trong nhóm - Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn 3 - Các nhóm khác nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà chia sẽ cho cả gia đình cùng nghe về vai trò và tác dụng của rừng ngập mặn. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Luyện tập cho hs về chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính. - Rèn kĩ năng tính chia một số thập phân cho một số tự nhiên. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ: Yêu cầu Hs nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên. a. 50,56 : 3 = 16,853, b. 95,2 : 34 = 2,8 , c. 0,72 : 8 = 0,09, d. 55,2 : 32 = 1,725. 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bái cá nhân vào vở. - Mời HS lên bảng làm bài. - GV chữa bài. Đáp án a. 9, 6 b. 0,86 c. 6,1 d. 5,203 Bài 3: Đặt tính rồi tính. - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV phân tích mẫu và hướng dẫn HS cách thực. - Cho HS làm bài theo cặp. - GV chữa bài. Đáp án a. 26,5 25 b. 12,24 20 1 50 1,06 0 24 0,612 00 040 00 C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn lại cách thực hiện phép chiamột số thập phân cho một số tự nhiên. ---------------------------oOo--------------------------- Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I. MỤC TIÊU - Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn (BT1). - Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà (bài Bà tôi); của nhân vật Thắng (bài Chú bé vùng biển). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn lại bài cũ: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe về cấu tạo bài văn tả người. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Đọc lại bà Bài tôi của Mac – xim Go – rơ – ki vừa học tuần trước và trả lời câu hỏi. - HS đọc nội dung bài tập 1 - GV giao cho mỗi nhóm làm một câu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. a. Đoạn 1: Tả mái tóc của người bà (3 câu). Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu. Câu 2: tả mái tóc của bà: đen, dài, dày kì lạ. Câu 3: tả độ dày của mái tóc: nâng mái tóc lên, ướm trên tay, đưa khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày. ð Ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. Đoạn 2: Tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà (4 câu). Câu 1: giọng nói: trầm bổng, ngân nga. Câu 2: tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé: khắc sâu vào trí nhớ.. Câu 3: sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười (2 con ngươi đen sẫm nở ra), tình cảm chứa trong đôi mắt (long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên tia sáng ấm áp, tươi vui). Câu 4: tả khuôn mặt của bà: hình như vẫn tươi trẻ, dù trên má đã có nhiều nếp nhăn. ð Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau à Tính tình bà dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời, lạc quan. b. Ngoại hình: (7 câu) Câu 1: giới thiệu về Thắng: con cá vược, tài bơi lội. Câu 2: chiều cao của Thắng, hơn hẳn bạn một cái đầu. Câu 3: tả nước da: rám đỏ. Câu 4: tả thân hình: rắn chắc, nở nang Câu 5: tả cặp mắt : to, sáng. Câu 6: tả cái miệng: tươi, hay cười. Câu 7: tả cái trán dô, bướng bỉnh. Tính tình: Thông minh, bướng bỉnh, gan dạ. GV chốt ý: Tả ngoại hình, các chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau ð tính tình, nội tâm nhân vật. Khi tả ngoại hình cần lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau.Giiups khắc họa rõ nét hình ảnh của nhân vật. Bằng cách tả như vậy chúng ta sẽ thấy rằng không chỉ không chỉ ngoài hình nhân vật mà cả nội tâm, tính cách cũng nhờ những chi tiết đó làm nỗi bật lên. Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp. GV củng cố trọng tâm đề bài. - Nêu cấu tạo bài văn tả người. - Hỏi HS đối tượng định tả. - Cho hs làm bài cá nhân - Cá nhân đọc bài trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung, chữa bài. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà tập viết một bài làm văn: Tả người một người khiến em ấn tượng nhất. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Tiếng Việt Ôn Luyện HS làm bài trong sách luyện tuần 12, tuần 13 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU - Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1. - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. Thế nào là quan hệ từ ? Cho ví dụ? 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành * Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Tìm các cặp quan hệ từ trong những câu sau. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Hoạt động nhóm đôi để giải bài tập. - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chữa bài. Đáp án - Nhờ ... mà - không những mà còn Bài tập 2: Chuyển câu có sử dụng cặp quan hệ từ. - GV gọi HS đọc yêu cầu cảu bài tập 2 - Hoạt động nhóm trao đổi xem các từ in đậm biểu thị quan hệ gì? - Các nhóm trình bày kết quả. - HS giải thích vì sao lại sử dụng cặp quan hệ từ đó. - GV chữa bài Đáp án a. Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt bảo vệ đê điều nên ở ven biển . ngập mặn. b. Chẳng những ở ven biển đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng (Nam Định), Bài tập 3: Đọc đoạn văn và chỉ ra sự khac biết để thấy đoạn văn nào hay hơn. - Hoạt động cá nhân – điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống. - Cá nhân làm bài vào vở - Mời 1 -2 HS đọc lại đoạn văn đã điền quan hệ từ - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV chữa bài Đáp án a. và. b. và, ở, của. c. thì, thì. d. và, nhưng. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà đặt câu với các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ đã học. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2016 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát, chọn lọc chi tiết) I. MỤC TIÊU - Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. - Rèn kĩ năng viết văn, kĩ năng diễn đạt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết sẵn gợi ý d. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. Gọi Hs đọc dàn ý (tiết trước) em đã chuẩn bị. 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành HĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề - Gọi 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu Hs nêu trọng tâm của đề bài. - Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp. - Gọi HS đọc gợi ý SGK/ 132. - Hỏi hs chọn ý nào để chuyển thành đoạn văn ? - Hs nối tiếp nói ý trong dàn ý em chọn viết đoạn văn. HĐ 2: Viết đoạn văn. - GV gọi HS đọc gợi ý d trên bảng phụ. - Cho làm bài cá nhân. - GV gọi HS trình bày. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà viết viết một bài văn miêu tả người thân của em. ---------------------------oOo--------------------------- Toán CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 13 .doc chuẩn.doc
Tài liệu liên quan