TÔN TRỌNG PHỤ NỮ(T2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lưa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể?
2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
B. Hoạt động thực hành
HĐ 1: Xử lí tình huống ở bài tập 3
- Đưa 2 tình huống trong SGK bài tập 3 lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại quy tắc đã học về các phép tính chia với số thập phân.
---------------------------oOo---------------------------
Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ(T2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lưa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể?
2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
B. Hoạt động thực hành
HĐ 1: Xử lí tình huống ở bài tập 3
- Đưa 2 tình huống trong SGK bài tập 3 lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó
- Hs thảo luận theo nhóm.
Tình huống 1: Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn ấy, không nên chọn Tiến vì bạn ấy là con trai.
Vì trong XH con trai hay gái đều bình đẳng như nhau.
Tình huống 2: Em sẽ gặp riêng bạn Tuấn và phân tích cho bạn hiểu phụ nữ hay nam giới đề có quyền bình đẳng như nhau.
Việc làm của bạn là thể hiện sự không tôn trọng phụ nữ. mỗi người đề có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe ý kiến của các bạn nữ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ 2: Làm bài tập 4
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài 4 và thảo luận hoặc giao phiếu bài tập cho các nhóm để hs điền vào phiếu.
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Các nhóm nhận xét bổ sung kết quả cho nhau.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20-10 là ngày phụ nữ VN.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
HĐ 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
- Tổ chức cho hs hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi đua giữa các nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng
Về nhà tuyên truyền cho mọi người không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ, phải tôn trọng và biết bảo vệ phụ nữ.
---------------------------oOo---------------------------
Luyện toán
ÔN LUYỆN TUẦN 15
A. Khởi động
- HS Hoạt động nhóm với nhau.
B. Ôn luyện
Bài 1: Em và bạn cùng đặt tính.
a. 13,1,6 2,8 b. 0,53,6 0,08
196 4,7 156 6,7
00 00
c. 4,8,1 0,37
111 13
0
Bài 2: Em đọc bạn viết kết quả vào chỗ chấm.
a) 600 + 70 + 0,08 = 670,08
b) 200 + 5 + 7 = 205,07
100
Bài 3: Viết các phân số thành tỉ số phần trăm
a) 48/200 = 24/100 = 24%
b) 85/ 500 = 17/100 = 17%
c) 84/600 = 14/100 = 14%
Bài 4: Tính tỉ số phần trăm của hai số.
a) 48: 64 = 75%
b) 76 : 152 = 50%
Bài 5: Đặt tính rồi tính.
153, 36 : 27 = 5,68
a. 153,36 27 b. 667 46
183 5,68 207 14,5
216 230
0 0
c. 97,6,5 3,5
276 27,9
315
0
Bài 6:
Bài giải
Số gạo người đó ăn hết là:
20 : 0,8 = 25 (ngày)
Đáp số: 25 ngày
Bài 7: Chọn đáp án đúng
a) Đáp án đúng là: C 46%
b) Đáp án đúng là: C 54%
Bài 8:
Bài giải
Tỉ số phần trăm số viên bi xanh là:
18 : 40 = 45%
Đáp số: 45%
C. Vận dụng
Bài giải
Tỉ số phần trăm giữa tiền lãi và tiền góc là:
28.000.000 : 25. 000.000 = 1,12 = 112%
Lãi suất bác An nhận được sau một năm là
28.000.000 - 25. 000.000 = 3.000.000 (đông)
Vậy % lãi suất một năm là:
3.000.000 : 25.000.000 x 100 = 12%
Lãi suất một tháng là:
3.000.000 : 12 = 250.000 ( đồng)
Vậy theo bài giải ta biết được rằng: Bác An nhận được 112% tiền góc và nhận được 12% lãi suất ngân hàng theo kì hạn 1 năm.
---------------------------oOo---------------------------
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2016
Chính tả
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Nhớ – Viết)
I. MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT (2)a/b hoặc BT(3) a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
- Gd hs ý thức rèn chữ đúng, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi.
2. Gv Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV gọi HS đọc đoạn văn cần viết (SGK/ 145)
- GV yêu cầu HS nêu nội dung đoạn viết ? (Y Hoa viết chữ cho mọi người xem...)
- Cho hs viết từ khó ra nháp: phăng phắc, trải, reo.
- Nêu chữ cần viết hoa ? Vì sao ? (Danh từ riêng : Y Hoa, Bác Hồ.)
- Hình thức trình bày ? (Văn xuôi, 2 câu cuối là 2 câu hội thoại, có dấu chấm cảm.)
- Lưu ý hs tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu hs nhớ – viết chính tả
- GV đọc từng cụm từ, câu cho HS nghe viết.
- Gv đọc lại cả bài để HS soát lỗi chính tả.
- Cặp hs đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- GV nhận xét một số bài của HS.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2a
- GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài.
- Cho hoạt động nhóm để làm bài.
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức. Bằng cách một bạn trong nhóm đứng dậy nêu một từ, thì các bạn khác đứng lên nói từ tiếp theo k lặp lại từ bạn vừa nêu. Chơi như vậy cho đến khi nhóm nò không có câu trả lời thì dừng lại.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS viết vào vở một số từ.
a. tra – cha, trào – chào, trà – chà, trồng – chồng, tro – cho, .
C. Hoạt động ứng dụng
- Dặn HS luôn chú ý phân biệt, viết đúng từ ngữ có tiếng chứa tr/ ch. Phân bieeth thanh hỏi, thanh ngã khi viết.
---------------------------oOo---------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- HS biết:
+ Thực hiện các phép tính với số thập phân
+ So sánh các số thập phân.
+ Vận dụng để tìm x.
- Bài tập cần làm: Bài 1(a, b, c); Bài 2 (cột 1); Bài 4 (a, c).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ: Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân ?
2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành
Bài 1: Tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS làm bài vào vở. Đọc kết quả bài làm
- Chữa bài.
- Củng cố đổi phân số thập phân ra số thập phân; phép cộng số thập phân.
Đáp án
a) 400 + 50 + 007 = 450,07 b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54
c) 100 + 7 + 8 = 100 + 7 + 0,08 = 107,08. 100
Bài 2 Điền dấu thích hợp.
- GV gọi nêu yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài cá nhân .
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- Củng cố cách so sánh số thập phân.
- Cách chuyển hỗn số về số thập phân.
Đáp án
a. 4 > 4,35 . Vì 4 = 4,6 mà 4,6 > 4,35.
14,09 < 14 . Vì 14 = 14,1
mà 14,09 < 14,1
Bài 4: Tìm x.
- Cho HS làm bài cá nhân làm vào vở nháp, sau dó trao đổi kết quả với các bạn trong nhóm.
- GV mời 4 HS lên bảng làm 4 câu.
- GV chữa bài.
Đáp án
a. 0,8 x =1,2 10 c. 25 : x = 16 : 10
0,8 x = 12 25 : x = 1,6
x = 12 : 0,8 x = 25 : 1,6
x = 15 x = 15,625
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ cách giải bài tập 2 b và bài tập 4 với các bạn cùng xóm.
---------------------------oOo---------------------------
Luyện Toán
LUYỆN TẬP
Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số:
26 và 104
18 và 24
Đáp án:
a. 26: 104 =0,25 = 25%
b. 18 : 24 = 0,75 = 75%
Bài 2: Một đội sản xuất có 42 nam và 28 nữ. Hỏi số nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số người của cả đội sản xuất đó?
Tóm tắt:
Nam : 42 người
Nữ : 28 người
Nữ so với người cả đội sản xuất : % ?
Bài giải
Số người của cả đội sản xuất đó là:
42 + 28 = 70 ( người)
Nữ chiếm số phần trăm số người của cả đội sản xuất đó: 28 : 70 =0, 4 = 40 %
Đáp số: 40%
Bài 3: Lớp 5A có 35 học sinh, trong đó có 28 học sinh thích học môn toán. Hỏi số học sinh thích học môn toán chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh lớp 5A?
Đáp số: 80%
---------------------------oOo---------------------------
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2016
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. MỤC TIÊU
- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc(BT2); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.
- Giáo dục hs ý thức tạo niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: Nói cho bạn trong nhóm nghe về các khái niệm như Động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa cho từ hạnh phúc.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài cá nhân, suy nghĩ để tìm ra định nghĩa đúng về từ hạnh phúc.
- GV mời HS đứng tại chỗ nêu câu trả lời của mình.
- Cả lớp nhận xét bổ sung cho bạn.
- GV chữa bài, nêu kết luận đúng.
+ Ý b: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Bài 2: Tìm các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
- Mời HS đọc nội dung bài tập 2
- Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 2
- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh tay hơn”, cho các nhóm nêu thứ tự các từ đồng nghãi và trái nghĩa với từ hạnh phúc. Các nhóm nối tiếp nhau nêu nhóm nào không nêu được sẽ là nhóm thua cuộc.
- GV kết luận
Đáp án
Ä Từ đồng nghĩa: sung sướng, may mắn,
Ä Từ trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực,
Bài 3: Tìm các từ ngữ chứa tiếng phúc.
- HS hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả, nhóm nào nêu được nhiều tiếng nhóm đó sẽ là nhóm thắng cuộc.
- Các nhóm nêu lết quả
- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.
Đáp án
phúc đức, phúc hậu, phúc lợi, phuc lộc, phúc thần, phúc phận, phúc tinh,...
Bài 4: Tìm các yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS tranh luận để đưa ra ý kiến của bản thân và kiến giải cho phát biểu đó.
- GV chốt ý.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẽ cho gia đình cùng nghe về nghĩa của từ hạnh phúc và các yếu tố tạo nên một gia đình hạnh phúc.
- Chia sẽ với bạn bè thông qua hộp thư bè bạn về việc tạo nên một môi trường học tập, hòa đồng, hạnh phúc.
---------------------------oOo---------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- HS biết:
+ Thực hiện các phép tính với số thập phân.
+ Vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: Bài 1(a, b, c); Bài 2(a); Bài 3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Cùng ôn bài: - Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân ? Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân ?
2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài cá nhân.
- GV viết 4 phép tính lên bảng và mời 4 HS lên bảng thực hiện.
- GV chữa bài.
- Củng cố quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên và chia một số thập phân cho một số thập phân.
Đáp án
a. 266,22 34 b. 483 35
28 2 7,83 133 13,8
1 02 280
0 0
c. 91,0,8 3,6
19 0 25,3
1 0 8
0
Bài 2: a Tính.
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi. Đọc kết quả bài làm:
- GV chữa bài.
- Nêu cách thực hiện biểu thức ?
Đáp án
a. (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32
= 55,2 : 2,4 – 18,32
= 23 – 18,32
= 4,68
Bài 3:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm tìm hiểu bài và nêu cách giải bài toán. Cá nhân giải bài toán vào vở nháp.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng giải bài tập.
- GV chữa bài.
Bài giải
Số giờ mà động cơ đó chạy được là:
120 : 0,5 = 240 (giờ)
Đáp số: 240 giờ.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà ôn tập lại quy tắc thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Giải bài tập 4.
---------------------------oOo---------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK;
- Biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Gd hs ý thức mình vì mọi người.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện Pa – xtơ và em bé theo tranh
2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài dạy.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV gọi hs đọc đề bài – GV viết bảng.
+ Bổ sung ý bài tập 1: Bác Hồ chống giặc dốt, Bác Hồ tát nước khi về thăm bà con nông dân. (Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ)
- GV gạch chân từ trọng tâm.
- Gọi đọc nối tiếp gợi ý SGK/ 147.
- Nêu những câu chuyện đã học về những người góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân?
HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm. Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn xem câu chuyện nào hay và ý nghĩa nhất để tuyên dương.
- GV đưa câu hỏi mở rộng:
- Trong câu chuyện em vừa kể việc làm nào thể hiện việc chống đói nghèo, lạc hậu?
- Em học tập được điều gì qua các câu chuyện bạn vừa kể?
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện về những con người đã đấu tranh vì hạnh phúc của nhân loại chống lại đói nghèo, lạc hậu.
---------------------------oOo---------------------------
Thứ năm ngày 01 tháng 12 năm 2016
Tập đọc
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục HS yêu lao động.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ. HS đọc cho nhau nghe đoạn văn mình yêu thích trong
bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”.
2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Luyện đọc
- HĐ cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, hướng dẫn giọng đọc. HS theo dõi và đọc thầm
- HĐ cá nhân: Đọc thầm phần chú giải.
- HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ở phần chủ giải: Giàn giáo, trụ bê tông, cái bay.
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài.
- Đọc bài theo nhóm (Mỗi bạn đọc 1 khổ thơ – lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn).
- Cùng bạn chia sẻ các từ khó đọc và cùng luyện đọc trong nhóm.
HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp tổ chức hoạt động đọc giữa lớp.
- Đại diện 1 – 2 nhóm đọc bài
- Các nhóm khác nhận xét cách đọc của nhóm bạn, chia sẻ cách đọc của nhóm mình.
- GV điều chỉnh cách phát âm cho HS.
- Mời một HS đứng dậy đọc lại toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
HĐ cá nhân: Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi với nhau trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
- HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp trả lời các câu hỏi:
? Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
(Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc. Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát)
?Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
(Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.)
? Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
(Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Làn gió mang hương ủ đầy những rãnh tường chưa trát. Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.)
?Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
(Sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta. Đất nước ta đang trên đà phát triển. Đất nước đang thây đổi từng ngày.)
?Bài thơ cho em biết điều gì?
(Vẻ đẹp của những ngôi nhà đang xâythể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước chúng ta.)
- HĐ cặp đôi: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe ý nghĩa của bài thơ.
GV chốt nội dung: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ 3 và 4.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- HĐ nhóm: Thi đọc diễn cảm trong nhóm
- Tổ chức thi đọc diễn cảm khổ thơ 3 – 4.
- Các nhóm khác nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà chia sẽ cho cả gia đình cùng nghe về ý nghãi của bài thơ.
---------------------------oOo---------------------------
Toán
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.
- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ: Yêu cầu HS nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân, Nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân ?
2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Giới thiệu tỉ số phần trăm xuất phát từ tỉ số.
Ví dụ 1:
- GV gọi HS đọc ví dụ 1 SGK/ 73.
- GV đưa bảng phụ có hình vẽ.
- GV giới thiệu tỉ số phần trăm.
+ Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu?
+ 25 : 100 hay
+ Ta viết: 25 : 100 = = 25 %; 25% là tỉ số phần trăm.
- GV cho HS đọc, viết kí hiệu %.
- GV cho HS nêu ý nghĩa của tỉ số.
GV kết luận: Cứ 100 m2 vườn hoa thì có 25 m2 trồng hoa hồng.
Ví dụ 2:
- GV ghi tắt lên bảng
+ Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi.
- GV yêu cầu HS:
+ Viết tỉ số của số HS giỏi và số HS toàn trường.
+ Đổi thành phân số thập phân có mẫu số là 100.
+ Viết thành tỉ số phần trăm. ( 20%)
- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của tỉ số phần trăm bằng cách điền vào chỗ trống.
+ Số HS giỏi chiếm ..... số HS toàn trường.
GV kết luận: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 HS trong trường thì có 20 HS giỏi.
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu).
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV phân tích mẫu và hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Cho HS làm bài theo cặp.
- GV mời 3 HS lên bảng làm 3 câu.
- GV chữa bài.
Đáp án
Bài 2:
- GV gọi 1 HS ddocj nội dung bài tập 2.
- Làm việc cá nhân, giải bai ftaapj 2 vào vở nháp.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài giải
Tỉ số phần trăm giữa số sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:
95 : 100 = = 95%
Đáp số: 95%
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẽ cách hiểu của em về tỉ số phần trăm và ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
Giải bài tập 3 trong SGK.
---------------------------oOo---------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết lời giải BT 1b - Phiếu BT (BT1).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn lại bài cũ: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe về cấu tạo bài văn tả người. Kiểm tra việc lập dàn ý của học sinh.
2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Đọc đoạn văn “ Công nhân sửa đường” và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài văn ở bài tập 1
- Thảo luận nhóm – Trình bày phiếu BT
- GV gọi HS trả lời. Bằng cách dán phiếu trả lời mà nhóm mình đã làm lên bảng.
- GV kết luận.
- Treo lời giải đúng – gọi hs đọc lại.
Lời giải:
a. Bài văn có 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu cứ loang ra mãi.
Đoạn 2: Tiếp như vá áo ấy.
Đoạn 3: Còn lại.
b. Nội dung chính từng đoạn:
Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường.
Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
c. Chi tiết tả hoạt động của bác Tâm:
- Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh
- Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.
Bài 2: Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà e yêu mến.
- GV gọi HS đọc đề bài đề bài.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV gợi ý cho HS đối tượng mình muốn tả.
- Cho hs làm bài cá nhân
- Cá nhân đọc bài trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chữa bài.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà tập viết một bài làm văn: Tả hoạt động của một người khiến em ấn tượng nhất.
---------------------------oOo---------------------------
Luyện Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TUẦN 15
A. Khởi động
- HS tự thảo luận với nhau.
B. Ôn luyện
Bài 2: Đọc bài văn “Ê – đi – xơn và mẹ” và trả lời câu hỏi.
? Mẹ Ê – đi – xơn gặp chuyện gì nguy hiể đến tính mạng?
- Mẹ Ê – đi – xơn đau bụng dữ dội do cơn đau ruột thừa.
? Bác sĩ gặp khó khăn gì khi tìm cách cứu mẹ Ê – đi – xơn?
- Thiếu ánh sáng để mổ ruột thừa cho mẹ Ê – đi – xơn, do trời quá tối mà ánh sáng đèn dầu thì k thể mổ được.
? Viết lại một hai câu nêu sáng kiến của Ê – đi – xơn được nói đến trong bài?
“ Sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn sáng hơn nhiều”.
? Qua bài đọc em có suy nghĩ gì về Ê – đi – xơn?
( Câu hỏi mở, HS tự nêu cảm nhận của bản thân)
Bài 3: Điền vào chỗ trống.
a) 4 Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng Tr:
- Trong trẻo, Trăng sáng, Treo tranh, trồng trọt
b) 4 từ ngữ bắt đầu bằng ch:
- Cheo leo, chồng chềnh, chanh chua, chông chanh
c) 4 từ ngữ có tiếng chứa thanh ngã:
- Suy nghĩ, lãng mạn, lãng tử, bác sĩ, thành ngữ
Bài 4: Đánh dấu X vào trước câu thành ngữ, tục ngữ nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
- Kính thầy yêu bạn.
- Chị ngã, em nâng.
- Học thầy không tày học bạn.
- Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Bài 5: Sắp xếp từ ngữ vào bảng theo nhóm.
Từ ngữ miêu tả mái tóc của con người
Từ ngữ miêu tả đôi mắt của con người
Từ ngữ miêu tả khuôn mặt của con người
Từ ngữ miêu tả làn da của con người
Từ ngữ miêu tả vóc người
Mượt mà
Đen nhánh
Đen nhánh
bồ câu
long lanh
hai mí
Bầu bĩnh
Phúc hậu
Xơ xác
Trắng hồng
Mịn màng
Ngăm ngăm
Cao lớn
Cân đối
Thanh tú
Gầy đét
C. Vận dụng
Bài 6: Viết một đoạn văn tả hoạt động của người thân yêu.
( GV gợi ý cho HS tự viết bài)
---------------------------oOo---------------------------
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2.
- Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là hạnh phúc ? Yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc ? Tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa với từ hạnh phúc ?
2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành
* Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: Liên kết các từ ngữ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hoạt động nhóm đôi để giải bài tập.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chữa bài.
Lời giải
a. Cố, cụ, cháu, chắt, chút, dượng, chị dâu,
b. Anh chị lớp trên, chị phụ trách đội,
c. Thợ xây, thợ điện, thợ cấy, thợ gặt,
d. Mường, Hmông, Khơ-mú, Giáy, Gia-rai,
Bài tập 2: Tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- Hoạt động nhóm đổi để đưa ra các thành ngữ, tục ngữ, ca dao nòi về quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè?
- Các nhóm lần lượt nêu ra các câu tục ngữ, thành ngữ, cao dao.
- GV cùng các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Lời giải
+ Về quan hệ gia đình:
- Anh em như thể tay chân - Công cha như
- Con có cha như nhà có nóc. - Con hơn cha là
- Cá không ăn muối - Con hát, mẹ khen hay.
- Chim có tổ, người có tông.
- Cắt dây bầu dây bí.
Ai nỡ cắt dây chị dây em.
- Khôn ngoan đá đáp người ngoài
- Máu chảy ruột mềm.
- Tay đứt ruột xót.
+ Về quan hệ thầy trò:
- Không thầy
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
- Kính thầy yêu bạn.
- Tôn sư trọng đạo.
+ Quan hệ bè bạn:
- Học thầy không tày học bạn - Một con ngựa đau
- Một cây làm chẳng - Bán anh em xa, mua
- Bạn bè con chấy cắn đôi. - Bạn nối khố.
- Bốn biển một nhà. - Buôn có bạn, bán có
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng con người.
- Hoạt động nhóm .
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Ai nhanh ai đúng” Cho các nhóm lần lượt nêu lên các từ ngữ tả hình dáng con người. Nhóm nào nêu nhiều từ và đúng sẽ là nhóm chiến thắng.
- GV nhận xét.
Lời giải
a. Tả mái tóc: đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, óng mượt, lơ thơ, dày dặn, cứng
b. Tả đôi mắt: bồ câu, hai mí, đen nhánh, nâu đen, xanh lơ, linh lợi, linh hoạt, sinh động, tinh anh, láu lỉnh, long lanh, trầm tư, trầm tĩnh, trầm lặng, hiền hậu, mờ đục, gian giảo, soi mói, mơ màng, tinh ranh, lờ đờ, lim dim,
c. Tả khuôn mặt: thanh tú, nhẹ nhõm, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, bánh đúc, mặt choắt, mặt ngựa, mặt lưỡi cày,
d. Tả làn da: trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, mịn màng, mát rượi, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, sần sùi, xù xì, thô nháp,
e. Tả vóc người: mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh, còm nhom, gầy đét, tầm thước, cao lớn, thấp bé, lùn tịt, cao cao,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuần 15.doc